Giáo án lớp 3 Từ tuần học 17

Giáo án lớp 3 Từ tuần học 17

. Mục tiêu:

 Tập đọc:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 Kể chuyện: Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

 * HS khá-giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

+ Lồng ghép GD KNS: Ra quyết định giải quyết vấn đề.

 II. Chuẩn bị:

 GV: SGK - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc

 HS: SGK - Vở - bút

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Từ tuần học 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ hai 
Tập đọc - Kể chuyện
MỒ CÔI XỬ KIỆN
I. Mục tiêu:
 Tập đọc:
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 Kể chuyện: Kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
 * HS khá-giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
+ Lồng ghép GD KNS: Ra quyết định giải quyết vấn đề.
 II. Chuẩn bị:
 GV: SGK - bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc
 HS: SGK - Vở - bút
 III. Các hoạt động dạy - học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định:
2. KTBC: Về quê ngoại
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài 
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài lần 1
- Treo bảng phụ hd HS luyện đọc câu văn dài:
“ Nói xong,/ Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân/ rồi tuyên bố/ kết thúc phiên xử.//” 
- Nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
- Gọi 1HS đọc bài
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Câu 1: Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
+ Câu 2: Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân.
+ Câu 3: Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc hai đồng bạc đủ 10 lần ?
+ Câu 4: Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Đọc bài lần 2
- Yêu cầu HS luyện đọc phân vai theo nhóm 4 ( Người dẫn chuyện, chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi)
- Gọi 1-2 nhóm đọc trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
Kể chuyện
- Nêu nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS kể:
- YC HS quan sát các tranh minh hoạ
- Gọi 1HS khá giỏi kể đoạn 1
- Nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát tranh luyện kể theo nhóm đôi 1 đoạn câu chuyện
- Gọi 3HS thi kể trước lớp, mỗi HS kể
 1 đoạn
- Nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố - dặn dò:
- Giảng: Qua câu chuyện, ta thấy được sự thông minh, tài trí của mồ côi. Nhờ sự thông minh, tài trí mà mồ côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà.
 - Dặn HS về nhà đọc lại bài và đọc trước bài: “ Nhớ Việt Bắc”
 - Nhận xét giờ học.
- hát
- Đọc bài 
- Nhận xét
- lắng nghe. 
- dò bài.
- nối tiếp nhau đọc từng câu.
- đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
+ phát âm từ khó, đọc chú giải .
- đọc đoạn trong nhóm 4.
- thi đọc trước lớp: từng đoạn, cà bài.
- nhận xét: đọc đúng, ngắt nghỉ hơi ?
- 1HS đọc - Lớp đọc thầm
+ Có 3 nhân vật: Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán.
+ Chủ quán kiện bác nông dân vào quán ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền.
+ Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm, tôi không mua gì cả.
+ Vì tên chủ quán đòi bác nông dân phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng ( 2 x 10 = 20 ).
- thảo luận nhóm đôi: Vị quan tòa thông minh/ Phiên tòa đặc biệt/...
- Theo dõi
- Luyện đọc phân vai 
- 1-2HS đọc
- Nhận xét
- 1HS đọc
- Quan sát
- 1HS kể
- Nhận xét
- Luyện kể theo nhóm đôi
- 3HS thi kể
- Nhận xét 
- lắng nghe.
Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này. Bài tập cần làm: 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị:	 	
 GV: Sách giáo khoa, bảng nhóm 
 HS: Sách giáo khoa, bút chì, vở ghi, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập, mỗi HS làm 1 phần
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới : GTB, ghi tựa.
Hoạt động 1: HD tính giá trị biểu thức.
- Viết biểu thức 30+ 5 : 5 lên bảng
+ Với biểu thức này ta thực hiện phép tính nào trước, phép tính nào sau ?
- Gọi HS thực hiện, GV ghi bảng: 
 30 + 5 : 5 = 30 + 1 
 = 31
- Viết biểu thức (30+5): 5 lên bảng
+ So sánh biểu thức này với biểu thức thứ nhất ?
- Giảng: Đối với những biểu thức có dấu ngoặc, người ta quy ước thực hiện phép tính trong ngoặc trước. Biểu thức (30+5): 5 đọc là: Mở ngoặc, 30 + 5, đóng ngoặc, chia cho 5.
- Gọi 2-3 HS đọc lại biểu thức 
- HD HS thực hiện, ghi bảng: 
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5
 = 7
+ So sánh kết quả của 2 biểu thức 
30 + 5 : 5 và (30 + 5) : 5 ?
+ Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc ta thực hiện như thế nào?
- Rút ra quy tắc, viết bảng
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1(82): Gọi 1HS nêu YC BT. 
- Yêu cầu HS làm miệng
- Nhận xét.
Bài 2 (82): Gọi 1HS nêu YC BT. 
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét 
Bài 3 (82): Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn và gọi 1HS giải vào bảng nhóm, lớp giải vào vở.
- Hướng dẫn HS giải theo cách 2: Tìm tổng số ngăn tủ rồi tìm số sách trong từng ngăn
- Nhận xét 
4. Củng cố-dặn dò:
- Gọi 1HS nhắc lại quy tắc
- Nhận xét giờ học
Hát
- Lên bảng làm bài tập:
a)89+10x2 = 89+20 
 = 109 
b)106-80:4 = 106-20
 = 86 
- Nhận xét
- lắng nghe.
+ Ta thực hiện chia trước cộng sau.
- Thực hiện miệng
+ Cả 2 biểu thức đều có các số và phép tính giống nhau nhưng biểu thức thứ nhất không có dấu ngoặc, biểu thức thứ 2 có dấu ngoặc.
- lắng nghe.
- 2-3HS đọc 
- thực hiện
+ Kết quả khác nhau
+ Ta thực hiện tong dấu ngoặc trước.
- nhiều HS đọc (CN - ĐT)
+ Tính giá trị của biểu thức
- Làm miệng:
a)25-(20-10)=25-10
 =15 
 80-(30+25)=80-55
 =25 
b)125+(13+7)=125+20
 = 145
416-(25-11)=416-14
 = 402
+ Tính giá trị của biểu thức
- Làm bảng con:
a)(65+15)x2=80 x 2
 = 160
 48 : (6 : 3) = 48: 2
 =24 
b)(74-14):2 = 60 : 2 
 = 30 
 81:(3 x 3) = 81 : 9
 = 9 
+ Bài toán
- 2HS nêu
- 1HS giải vào bảng nhóm, lớp giải vào vở:
 Bài giải:
 Số quyển sách mỗi tủ có là:
240 : 2 = 120 (quyển)
 Số quyển sách mỗi ngăn tủ có là: 
120 : 4 = 30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển sách.
- Nhận xét 
- 1HS nêu
- lắng nghe.
Đạo đức
BIẾT ƠN THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:	(như tiết đạo đức trước). 
II. Chuẩn bị:
GV: Vở bài tập Đạo đức 
HS: Vở bài tập Đạo đức, vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định:
2. KTBC: Biết ơn thương binh, liệt sĩ (tiết 1)
+ Thương binh là những người như thế nào ? Liệt sĩ là người như thế nào ?
+ Chúng ta cần có thái độ và những việc làm gì đối với họ ?
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
 Hoạt động 1: Xem tranh và kể về những người anh hùng.
- Chia nhóm và phát cho mỗi nhóm một tranh (hoặc ảnh) về một số anh hùng trẻ tuổi: Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Kim Đồng.
- Tóm tắt lại gương chiến đấu hy sinh của các anh hùng liệt sĩ trên và nhắc nhở HS học tập theo những tấm gương đó.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra, tìm hiểu về các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa các thương binh và gia đình liệt sĩ.
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- Cho cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhắc nhở HS tích cực ủng hộ, tham gia hoặc ủng hộ các hoạt động đó.
 Hoạt động 3: Múa hát, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ.
- Yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 2 tiết mục 
- Yêu cầu các tổ lần lượt lên trình bày
- Tuyên dương
4. Củng cố - dặn dò :
- Cho HS nhắc lại câu ghi nhớ cuối bài.
- Dặn HS về tìm hiểu về nền văn hoá, về cuộc sống và học tập, về nguyện vọng,... của thiếu nhi một số nước để phục vụ cho bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- nêu tựa bài cũ.
- 2HS TLCH.
- lắng nghe.
- quan sát tranh, ảnh thảo luận và cử đại diện lên trình bày (mỗi nhóm một phần) theo các câu hỏi gợi ý.
+ Người trong tranh hoặc ảnh là ai ?
+ Em biết gì về gương chiến đấu hy sinh của anh hùng đó 
+ Hãy hát hoặc đọc thơ về anh hùng đó ?
- nghe giảng
- trình bày các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương.
- nghe giảng
- Các tổ chuẩn bị
- Các tổ trình bày
- Nhắc lại 
- lắng nghe.
 Thứ ba 
Chính tả (Nghe - viết)
VẦNG TRĂNG QUÊ EM
 I. Mục tiêu: 
 - Nghe – viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT 2a).
 II. Chuẩn bị:
 GV: SGK - bảng phụ 
 HS: SGK – bảng con - vở chính tả - bút - giấy nháp.
 III. Các hoạt động dạy - học
GIÁO VIÊN
HỌC SINH.
1. Ổn định:
2. KTBC: Nhớ - viết : Về quê ngoại.
- Gọi 2HS lên bảng viết các từ: con trâu, châu chấu
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
Hoạt dộng 1: HD nghe-viết.
a) Hướng dẫn chuẩn bị:
 - Đọc bài chính tả lần 1
 - Gọi 1 HS đọc
+ Những chữ nào cần viết hoa?
+ Chữ đầu đoạn được viết như thế nào?
 - Hướng dẫn HS viết từ dễ lẫn vào giấy nháp – theo dõi, sửa sai
b) Viết bài:
 - Đọc bài chính tả lần 2
 - Hướng dẫn HS cách trình bày bài
 - Đọc bài chính tả cho HS viết vào vở 
 - uốn nắn, nhắc nhở
c) Chấm, chữa bài:
 - Đọc bài cho HS soát lỗi
 - Chấm điểm 1 số vở, nhận xét
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 2a).
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập (2)a 
-Chia thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài
- Nhận xét 
- Gọi HS đọc lại câu đố đã hoàn chỉnh
4. Củng cố - dặn dò:
 - Dặn HS về tập viết những từ dễ lẫn
 - Nhận xét giờ học. 
- hát
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào nháp
- Nhận xét
- lắng nghe
- dò bài S/ 142.
- 1HS đọc
+ Viết hoa chữ đầu câu, đầu đoạn
+ Viết hoa và lùi vào 1 ô so với lề
- viết từ mình cho là khó vào giấy nháp.
- dò lại bài SGK.
- nghe GV dặn dò trước khi viết.
- viết bài vào vở
- soát bài
- 1HS đọc
- Các nhóm thảo luận + báo cáo:
Cây gì gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên
Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền
Làm ra bàn ghế đẹp duyên bao người.
 ( Là cây mây )
 Cây gì hoa đỏ như son
 Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền.
 Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên
 Ríu ran đến đậu đầy trên các cành.
 ( Là cây gạo )
- Nhận xét
- 2 HS đọc
- lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
 - Áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng BT điền dấu “=”, “”. 
 Bài tập cần làm: 1, 2, 3 (dòng 1), 4.
II. Chuẩn bị:
 GV: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng
 HS: Sách giáo khoa, vở ghi, bộ đồ dùng, bảng con.
III. Các hoạt động dạy- học:
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
1. Ổn định:
2 KTBC: 
- Gọi 2HS lên bảng làm:
+ HS Y : (12 + 11) x 3
+ HS K-G : 484 : (2 + 2)
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
Bài tập 1 (82): Gọi HS nêu yêu cầu của BT. 
- Yêu cầu HS làm bảng con
- Nhận xét 
Bài tập 2 (82): Gọi HS nêu yêu cầu của BT 
- Yêu cầu HS làm vào vở, nhắc nhở
- YC HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau - Chấm điểm 1 số bài
+ Em có nhận xét gì về 2 biểu thức trong 1 phần?
Bài tập 3 (82): Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- Chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài
Bài tập 4 (82): Gọi 1HS nêu YC của BT 
- YC HS qs  ... những chữ cái nào?
+ Khoảng cách giữa các con chữ này như thế nào ?
+ Nêu lại cách kẻ, cắt, dán chữ V, U, E.
- Nhận xét, nhắc lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
- Làm mẫu kết hợp giảng giải:
Bước 1: Kẻ cắt chữ cái VUI VẺ và dấu hỏi.
- Kích thước các chữ VUI VẺ giống như đã học ở bài 7, 8, 9, 10.
- Cắt kẻ dấu hỏi ngược trong 1 ô vuông cắt theo đường kẻ bỏ phần gạch chéo lật sang mặt màu ta được dấu hỏi.
Bước 2: Dán thành chữ: VUI VẺ.
- Kẻ một đường chuẩn, sắp xếp các chữ đã cắt trên đường chuẩn như sau: 
+ Khoảng cách giữa các chữ cách nhau một ô, giữa chữ VUI và chữ VẺ cách nhau 2 ô, dấu hỏi dán trên chữ E.
+ Lật phần giấy bỏ đi, dán các chữ trước, dán dấu hỏi sau.
- YC HS tập kẻ, cắt, dán các chữ và dấu hỏi.
- Quan sát theo dõi, giúp đỡ HS KK.
4. Củng cố, dặn dò :
- Gọi 1HS nhắc lại các bước Cắt, dán chữ VUI VẺ.
- Dặn dò HS về tập kẻ, cắt, chữ VUI VẺ, chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau.
- Nhận xét giờ học.
- Hát 
- lắng nghe.
- Quan sát
+ chữ V, U, I, E.
+ Khoảng cách giữa các con chữ là một ô.
- 3HS nêu
- Theo dõi
- tập kẻ, cắt chữ VUI VẺ trên giấy nháp.
+ 1HS nhắc lại các bước
- lắng nghe.
Thứ sáu 
Tập làm văn
VIẾT VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN
I. Mục tiêu:
- Viết được một bức thư ngắn cho bạn (khoảng 10 câu) để kể những điều đã biết về thành thị, nông thôn.
II. Chuẩn bị:
 GV: sách giáo khoa, bảng phụ viết các gợi ý về trình tự một bức thư.
 HS: Sách giáo khoa, vở
III. Các hoạt động dạy - học:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Gọi 1HS kể lại câu chuyện “ Kéo cây lúa lên”
- Gọi 1HS kể những điều mình biết về thành thị (hoặc nông thôn)
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của BT
- Treo bảng phụ gọi HS đọc trình tự một bức thư
- Giảng: + Các em hãy dựa vào bài Tập làm văn miệng của mình tuần trước để viết lại những điều đã kể dưới hình thức một bức thư ngắn gửi bạn.
+ Các em cần dựa vào gợi ý để viết đúng thể thức một bức thư, dùng từ đặt câu phù hợp, diễn đạt trôi chảy. Mỗi bức thư các em viết khoảng 10 câu hoặc dài hơn.
- Gọi 1HS nói mẫu đoạn đầu bức thư của mình. 
- Nhận xét
- Yêu cầu cả lớp viết thư.
- Gọi 4-5 HS trình bày trước lớp
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố - dặn dò :
- Dặn HS về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn cuối học kỳ I.
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- 1HS kể
- 1HS kể
- Nhận xét
- lắng nghe.
- 1HS đọc YC .
- 1HS đọc trình tự bức thư.
- nghe giảng
- 1HS nói mẫu.
- Nhận xét, bổ sung
- Thực hành viết thư
- đọc thư của mình.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- lắng nghe.
Toán
HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số yếu tố (đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ được hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
 Bài tập cần làm: 1, 2, 3, 4.
II. Chuẩn bị:	 	
 GV: + Sách giáo khoa, mô hình hình vuông
 + ê-ke, thước kẻ, bảng phụ
 HS: 	Sách giáo khoa, vở ghi, bảng con, phấn.
III. Các hoạt động dạy học:
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH
1. Ổn định:
2 KTBC: Hình chữ nhật.
- Gọi 1 HS nêu đặc điểm của hình chữ nhật
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: GTB, ghi tựa.
Hoạt động 1: HD HS nhận biết hình vuông. 
- Vẽ 1 hình vuông A B 
lên bảng
- Gọi 1HS lên bảng
 dùng thước để kiểm 
tra 4 góc của hình
 vuông. 
 D C
- Gọi 1HS khác lên đo cạnh của hình vuông
- Giảng: Hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
+ Tìm điểm giống và khác nhau giữa hình vuông và hình chữ nhật. 
- Đưa ra một số mô hình cho HS nhận biết về hình vuông
+ Trong thực tế, em thấy có những đồ vật nào có dạng hình vuông?
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài tập 1 (86): Gọi HS nêu yêu cầu của BT .
- Vẽ hình lên bảng: 
+ Trong các hình trên bảng, hình nào là hình vuông?
+ Hình nào không là hình vuông?
A B N E G 
 M P
D C Q
 I H
- Giảng: Như vậy hình vuông bao giờ cũng là hình có đủ 2 đặc điểm: có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Bài tập 2 (86): Gọi HS nêu yêu cầu của BT 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân: Dùng thước đo độ dài các cạnh mỗi hình vuông.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- Nhận xét
Bài tập 3 (86): Gọi HS nêu yêu cầu của BT 
- Treo bảng phụ vẽ hình vuông lên bảng
- Gọi 2 HS lên bảng dùng thước để kẻ, gọi HS khác kiểm tra
- Nhận xét
Bài tập 4 (86): Gọi HS nêu yêu cầu của BT 
- Yêu cầu HS quan sát hình
- Hướng dẫn và yêu cầu HS vẽ vào vở, GV quan sát nhắc nhở.
- Chấm điểm 1 số bài, nhận xét
4. Củng cố-dặn dò:
+ Hình vuông có những đặc điểm nào?
- Nhận xét giờ học.
- Hát
- 1HS nêu 
- Quan sát
- Kiểm tra và nêu kết quả: Cả 4 góc đều vuông
- Đo và nêu kết quả: Cả 4 cạnh có độ dài bằng nhau
- nghe giảng.
+ Giống: đều có 4 góc vuông.
+ Khác: Hình chữ nhật có 2 cặp cạnh bằng nhau từng đôi một, hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
- Nhận biết
+ khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền,...
+ Trong các hình sau đây, hình nào là hình vuông ?
+ Hình EGIH là hình vuông vì có 4 cạnh= nhau và có 4 góc vuông.
+ Hình ABCD và MNPQ
+ Đo rồi cho biết độ dài cạnh của mỗi hình vuông sau: 
- Làm việc cá nhân -> Nêu kết quả:
+ Hình vuông ABCD có cạnh dài: 3cm
+ Hình vuông MNPQ có cạnh dài: 4cm
- Nhận xét
+ Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông:
- thực hiện
- Nhận xét
+ Vẽ theo mẫu:
- Quan sát 
- Vẽ vào vở
+ Hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
- lắng nghe.
Mĩ thuật
Tiết 17: - TËp vÏ tranh 
ĐÒ tµi Chó bé ®éi
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: 
- Hs biết tìmhiểu về hình ảnh cô, chú bộ đội.
Kỹ năng: 
Vẽ đựơc tranh về cô (chú) bộ đội.
Thái độ: 
 - Hs yêu quí, kính trọng cô (chú) bộ đội .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh vẽ cô (chú) bộ đội.
 Một số bài vẽ của HS.
 Hình gợi ý cách vẽ tranh.
	* HS: Giấy vẽ, bút chì , màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ:Vẽ màu vào tranh.
- Gv gọi 2 Hs lên vẽ màu vào tranh. 
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Phát triển các hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Mục tiêu: Giúp Hs quan sát nội dung các bức tranh.
- Gv giới thiệu một số tranh.
- Gv hỏi:
+ Tranh , ảnh về đề tài cô, chú bộ đội;
+ Nội dung: bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân,
+ Ngoài hình ảnh cô (chú) bộ đội còn có thêm các hình ảnh khác để tranh sinh động hơn.
- Gv kết luận.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- Mục tiêu: Giúp Hs vẽ được bức tranh đẹp đúng nội dung.
- Gv yêu cầu Hs nhớ lại hình ảnh cô hoặc chú bộ đội :
+ Quân phục: quần áo, mũ và màu sắc.
+ Trang thiết bị: vũ khí, xe, pháo, tàu thủy, máy bay.
- Gv gợi ý cách vẽ.
+ Chân dung cô (chú) bộ đội.
+ Bộ đội trên xe tăng hoặc trên mâm pháo.
+ Bộ đội luyện tập trên thao trường hay đứng gác;
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi;
+ Bộ đội giúp dân;
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Hs tự bức tranh vào vở.
- Hs thực hành vẽ.
- Gv quan sát và gợi ý cho từng nhóm.
- Hướng dẫn Hs cách vẽ.
+ Vẽ hình ảnh chính, phụ;
+ Gợi ý vẽ thêm cảnh vật cho sinh động.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- Mục tiêu: Củng cố lại cách vẽ cái chai.
- Gv hướng dẫn Hs nhận xét:
+ Cách thể hiện nội dung đề tài?
+ Bố cục, hình dáng?
+ Màu sắc.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm :
- Sau đó Gv cho Hs thi giới thiệu các bức tranh với nhau.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp.
Hs quan sát.
Hs trả lời.
PP: Quan sát, lắng nghe.
Hs quan sát.
Hs quan sát.
Hs quan sát, lắng nghe.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs thực hành vẽ cái chai
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs nhận xét các tranh.
Hai nhóm thi với nhau.
 Hs nhận xét.
5.Tổng kềt – dặn dò.
Về tập vẽ lại bài.
Chuẩn bị bài sau: Vẽ theo mẫu.
Nhận xét bài học.
Thể dục
BÀI 34: ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ 
VÀ KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN 
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc; yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu h/s thực hiện các động tác thuần thục.
- Chơi trò chơi: mèo đuổi chuột, yêu cầu biết cách chơi, tham gia một cách tương đối chủ động.
II. Địa điểm- Phương tiện.
1. Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đủ điều kiện để tập luyện.
2. Phương tiện: Còi, dụng cụ tập luyện.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
 1. Phần mở đầu:
 - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học:
 + Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1-4 hàng dọc.
 + Ôn vượt chướng ngại vật thấp.
 + Chơi trò chơi: mèo đuổi chuột.
 - Cho cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
 - Cho học sinh chơi trò chơi: kéo cưa lừa xẻ.
 2. Phần cơ bản:
 a. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều theo 1 – 4 hàng dọc.
 - Giáo viên chia tổ, yêu cầu học sinh luyện tập theo tổ ở khu vực đã quy định.
 - Giáo viên đi từng tổ kiểm tra, nhắc nhở giúp đỡ học sinh.
 b. Ôn đi chướng ngại vật thấp, đi chuyển hướng phải trái.
 - Cho cả lớp thực hiện theo đội hình hàng dọc do GV điều khiển.
 - Yêu cầu từng tổ trình diễn.
 - GV nhận xét, khen ngợi những tổ thực hiện đúng đẹp.
 c. Cho học sinh chơi trò chơi: mèo đuổi chuột.
 - Giáo viên điều khiển cho học sinh chơi.
 - Cần chú ý đảm bảo an toàn khi chơi.
 3. Phần kết thúc.
 - Cho học sinh đứng tại chỗ, vỗ tay hát.
 - Giáo viên cùng HS hệ thống lại bài học.
 - Về nhà ôn bài đội hình, đội ngũ, rèn luyện tư thế cơ bản.
 - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra.
5’
25’
5’
- Cán sự lớp tập hợp, điểm danh, báo cáo sĩ số.
- Nghe giáo viên phổ biến.
- Khởi động chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Chơi trò chơi.
- Tập luyện theo tổ và nơi đã quy định.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng:
- Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc:
- Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp:
- Học sinh chơi trò chơi.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
SINH HOẠT TẬP THỂ
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP TUẦN 17.
KẾ HOẠCH TUẦN 18.
I. Mục tiêu: 
- Tổng kết được tuần 17. Khắc phục tình hình học tập.
- Nắm được kế hoạch tuần 18.
II.Đồ dùng: 
III. KTBC: 
IV. Giảng bài mới
Tg
Hoạt động dạy
Hoạt động học
2p
33p
HĐ1: Gv giới thiệu nội dung .
HĐ2: tiến trình
Gv theo dõi các tổ họp .
- Gv nêu nhận xét chung.
-Kế hoạch tuần 18
+ Tiếp tục củng cố nề nếp học tập đầu năm.
+ Lao động phân trường phụ.
HS lắng nghe.
- Các tổ tiến hành họp và áo áo.
- Hs lắng nghe và tự đề ra hướng khắc phục.
- HS lắng nghe.
V. Sinh hoạt chung:
Duyệt ngày tháng năm 2012
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 3 TUAN 17 CT 1 BUOI NGAY.doc