Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Tằng Dếnh Thoòng

Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Tằng Dếnh Thoòng

Tập đọc –Kể chuyện

Tiết 1+ 2: CẬU BÉ THÔNG MINH

I. Mục đích – yêu cầu

 Tập đọc :

Đọc đúng rành mạch, ngắt nghỉ hơi hơp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm tư ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé ( Trả lời các cu hỏi trong SGK )

Kể chuyện :

Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

*Các kỹ năng cần được giáo dục:

- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Biết dùng lời lẽ, đưa ra tình huống thuyết phục người khác.

- Ra quyết định: Tìm cc lựa chọn đúng đắn, phù hợp.

- Giải quyết vấn đề: Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn, giải quyết đầy thuyết phục làm cho nhà vua phải chấp nhận.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 1 - GV: Tằng Dếnh Thoòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
Tập đọc –Kể chuyện
Tiết 1+ 2: CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục đích – yêu cầu
 Tập đọc :
Đọc đúng rành mạch, ngắt nghỉ hơi hơp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm tư ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
Hiểu nội dung và ý nghĩa bài : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu bé ( Trả lời các cu hỏi trong SGK )
Kể chuyện :
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
*Các kỹ năng cần được giáo dục:
Kỹ năng tư duy sáng tạo: Biết dùng lời lẽ, đưa ra tình huống thuyết phục người khác.
Ra quyết định: Tìm cc lựa chọn đúng đắn, phù hợp.
Giải quyết vấn đề: Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn, giải quyết đầy thuyết phục làm cho nhà vua phải chấp nhận.
II. Đồ dùng dạy học
GV : Tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn
HS : SGK 
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
GV giới thiệu 8 chủ điểm của SGK TV3, tập 1
Giáo viên yêu cầu học sinh mở Mục lục SGK, gọi học sinh đọc tên chủ điểm
Giáo viên kết hợp giới thiệu nội dung từng chủ điểm 3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Luyện đọc 
Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ, ...
GV đọc mẫu toàn bài
Giáo viên gọi từng dãy đọc hết bài
Giáo viên nhận xét từng học sinh về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 3 đoạn
Đoạn 1:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1
+ Cậu bé thưa với cha đưa cậu đi đâu?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Kinh đô nghĩa là gì ?
Đoạn 2:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 2
+ Cậu bé đã làm gì trước cung vua?
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Om sòm nghĩa là gì ?
Đoạn 3:
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 3.
Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ :
+ Trọng thưởng nghĩa là gì ?
Giáo viên gọi tiếp học sinh đọc từng đoạn.
Giáo viên cho học sinh đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
Giáo viên gọi từng tổ đọc
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 1
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc lại đoạn 2
Cho cả lớp đọc lại đoạn 3
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi sự thông minh, tài trí của cậu be
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và hỏi :
+ Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài ?
+ Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi :
+ Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ?
Gọi học sinh 3 nhóm trả lời
Giáo viên cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và hỏi :
+ Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ?
+ Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ?
Giáo viên cho học sinh đọc thầm cả bài, thảo luận nhóm đôi và trả lời:
+ Câu chuyện này nói lên điều gì?
Hát
1 – 2 học sinh đọc
HS theo dõi
Học sinh đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài
Cậu bé thưa với cha đưa cậu đi lên kinh đô
Học sinh đọc phần chú giải
Cậu bé kêu khóc om sòm trước cung vua
Học sinh đọc phần chú giải
Học sinh đọc phần chú giải
3 học sinh đọc
Học sinh đọc theo nhóm đôi
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối
Cá nhân 
Cá nhân 
Đồng thanh 
Học sinh đọc thầm
Lệnh cho mỗi làng nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
Vì gà trống không đẻ trứng được
Học sinh đọc thầm, thảo luận nhóm đôi
Học sinh trả lời 
Kể chuyện
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại 
Mục tiêu: Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật (nhà vua)
Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 2 và lưu ý học sinh đọc với giọng oai nghiêm, bực tức của nhà vua
Giáo viên chia học sinh đọc theo vai: người dẫn chuyện, cậu bé, vua.
Giáo viên cho thi đọc truyện theo vai
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất
Hoạt động 4 : Hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh
Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện. Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung
Giáo viên nêu nhiệm vụ : trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy quan sát và dựa vào 3 tranh minh họa, tập kể từng đoạn của câu chuyện: “Cậu bé thông minh” một cách rõ ràng, đủ ý.
Gọi học sinh đọc lại yêu cầu bài
Giáo viên cho học sinh quan sát 3 tranh trong SGK nhẩm kể chuyện
Giáo viên treo 3 tranh lên bảng, gọi 3 học sinh tiếp nối nhau kể 3 đoạn của câu chuyện
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu học sinh kể lung túng
Tranh 1:
+ Nhà vua đã nghĩ ra cách gì để thử tài dân làng?
Tranh 2:
+ Cậu bé nghĩ ra cách gì ?
+ Cậu bé đã nói những gì với Vua ? Và kết quả như thế nào ?
Tranh 3:
+ Lần sau, Vua nghĩ ra cách gì để thử tài cậu bé?
+ Cậu bé làm gì để đáp ứng yêu cầu của nhà Vua ?
Giáo viên cho cả lớp nhận xét mỗi bạn sau khi kể xong từng đoạn với yêu cầu :
Giáo viên khen ngợi những học sinh có lời kể sáng tạo
Củng cố Dặn dò : 
Giáo viên hỏi :
+ Qua câu chuyện em thích nhất nhân vật nào? Vì sao ?
-GV nhận xét tiết học.
-Giáo viên động viên, khen ngợi học sinh kể hay.
-Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Học sinh đoc theo vai
Họcthi đọc
Bạn nhận xét
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn
Học sinh quan sát
Học sinh kể tiếp nối
Lớp nhận xét
Học sinh trả lời
Toán
Tiết 1: ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. Mục đích – yêu cầu:
-Biết đọc, viết so sánh các số có ba chữ số.
-Thực hiện được các bài tập 1,2,3,4
II. Đồ dùng dạy học:
	GV : trò chơi qua các bài tập, bảng phụ
 HS : vở bài tập Toán 3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2.Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra vở và đồ dùng học Toán của HS
Giáo viên nhận xét
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : đọc, viết so sánh các số có ba chữ số 
Hoạt động 1: ôn tập về đọc, viết số
-Mục tiêu: Củng cố kĩ năng đọc, viết so sánh các số có ba chữ số
GV đưa số 160. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
Giáo viên nhận xét : các em đã xác định được hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm của số có ba chữ số 
Giáo viên gọi học sinh đọc số 
GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn
GV tiến hành tương tự với số : 909. Yêu cầu học sinh xác định trong số này chữ số nào thuộc hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm
Giáo viên gọi học sinh đọc số 
GV cho HS viết số theo lời đọc của bạn
Giáo viên lưu ý cách đọc 909: chín trăm lẻ chín hay chín trăm linh chín
GV tiến hành tương tự với số : 123
Bài 1 : viết ( theo mẫu )
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự ghi chữ và viết số thích hợp vào chỗ trống
Cho HS sửa bài miệng. 
Hoạt động 2 : ôn tập về thứ tự số 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc, viết các số có ba chữ số
Bài 2 : điền số
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự điền số thích hợp vào chỗ trống
Cho HS sửa bài qua trò chơi “tiếp sức”: cho 2 dãy thi đua, mỗi dãy cử ra 4 bạn lên điền số
GV hỏi :
+ Vì sao điền số 422 vào sau số 421 ?
GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ số 420 đến số 429 được xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó cộng thêm 1
+ Vì sao điền số 498 vào sau số 499 ?
GV : đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ số 500 đến số 491 được. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng trước nó trừ đi 1
Hoạt động 3 : ôn luyện về so sánh số và thứ tự số 
Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh các số có ba chữ số
Bài 3 : điền dấu >, <, = 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS tự điền dấu thích hợp vào chỗ chấm
Cho HS sửa bài qua trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” : cho 2 h/s thi đua, mỗi dãy cử ra 3 bạn lên điền dấu.
GV hỏi :
+ Vì sao điền 404 < 440 ?
+ Vì sao 200 + 5 < 250 ?
Bài 4 : 
Cho HS đọc yêu cầu bài và đọc dãy số của bài
Yêu cầu HS làm bài
Cho HS sửa bài miệng
+ Số lớn nhất trong dãy số trên là số nào?
+ Vì sao số 762 là số lớn nhất?
+ Số bé nhất trong dãy số trên là số nào?
+ Vì sao số 762 là số bé nhất?
GV Nhận xét 
4.Củng - Dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài 2: cộng, trừ các số có 3 chữ số (không nhớ
Hát
Học sinh xác định: số 0 thuộc hàng đơn vị, số 6 thuộc hàng chục, số 1 thuộc hàng trăm 
Cá nhân 
HS lên viết trên bảng và cả lớp viết vào bảng con 
Học sinh xác định: số 9 thuộc hàng đơn vị, số 0 thuộc hàng chục, số 9 thuộc hàng trăm
Cá nhân 
HS lên viết trên bảng và cả lớp viết vào bảng con 
HS nối tiếp nhau đọc
Bạn nhận xét
HS đọc.
HS làm bài
Lớp nhận xét 
HS đọc
HS làm bài
2 dãy thi đua tiếp sức
Lớp nhận xét 
Vì số 421 là số liền sau của số 420, số 422 là số liền sau của số 421
Vì số 499 là số liền trước của số 500, số 498 là số liền trước của số 499
HS đọc
HS làm bài
2h/s thi đua tiếp sức
Lớp nhận xét
Vì 2 số có cùng số trăm là 4 nhưng số 404 có 0 chục, còn 440 có 4 chục nên số 404 < 440
Vì 200 + 5 = 205, 2 số có cùng số trăm là 2 nhưng số 205 có 0 chục, còn 250 có 5 chục nên 200 + 5 < 250
HS đọc
HS làm bài
HS sửa bài
Số lớn nhất trong dãy số trên là số 762
Vì số 762 có số trăm lớn nhất
Số bé nhất trong dãy số trên là số 267
Vì số 267 có số trăm nhỏ nhất
Đạo đức 
Tiết 1: KÍNH YÊU BÁC HỒ(T1) 
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước dân tộc.
 - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi của thiếu nhi đối với Bc Hồ.
- Thực hiện theo 5 điều Bac Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- HS khá giỏi Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
II. Đồ dùng dạy học:
 -Giáo viên : vở bài tập đạo đức, các bài thơ, bài hát, truyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi, Năm điều Bác Hồ dạy.
	Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: ( 1’ ) Giáo viên cho học sinh hát bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng”, nhạc và lời của Phong Nhã. 
2.Các hoạt động :
a.Giới thiệu bài : ( 1’ )
b. Hoạt động 1: thảo luận nhóm (13’)
*Mục tiêu : học sinh biết được :
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, với dân tộc.
Tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ.
*Cách tiến hành :
GV cho học sinh quan sát tranh trang 2 trong vở bài tập đạo đức tìm hiểu nội dung và đặt tên phù hợp cho từng bức ảnh. 
Giáo viên thu kết quả thảo luận.
Nhận xét, b ... bảng để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng/sai ), chữ viết ( đúng/sai, sạch/bẩn, đẹp/xấu ), cách trình bày ( đúng/sai, đẹp/xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. 
	Bài tập 2 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
	Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu 
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 3 bạn thi tiếp sức.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
4. Củng cố- Dặn dò : 
 - GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Hát
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc thầm
Viết bài thơ ở giữa trang vở 
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS nghe Giáo viên đọc bài chính tả và viết vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Điền vào chỗ trống : vần ao hoặc oao
Tìm các từ : chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n, có vần an hoặc ang
Thứ sáu ngày 23 tháng 8 năm 2013
Toán
Tiết 5: LUYỆN TẬP
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
- Biết giải toán về tìm x, giải toán có lời văn ( có một phép trừ)
- Làm các bài tập : 1,2,3
II. Đồ dùng dạy học:
GV : đồ dùng dạy học : trò chơi, bìa hình tam giác vuông cân ở bài tập 4
HS : vở bài tập Toán 3.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: 
2.Bài cũ : cộng, trừ các số có 3 chữ số ( không nhớ ) 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
3.ài mới :
Giới thiệu bài : luyện 
Luyện tập : 
 Bài 1 : đặt tính rồi tính
-GV gọi HS đọc yêu cầu 
-GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
-GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài -qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
-GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
-GV Nhận xét
-GV yêu cầu HS nêu cách tính
 Bài 2 : Tìm x
-GV gọi HS đọc yêu cầu 
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV cho HS cử đại diện 2 dãy lên thi đua sửa bài 
-GV hỏi :
+ Trong phép trừ x – 322 = 415, x là số gì ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào ?
+ Trong phép cộng 204 + x = 355, x là số gì ?
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
 Bài 3 : 
-GV gọi HS đọc đề bài 
-GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV Nhận xét, tuyên dương
4.Củng cố – Dặn dò : 
- GV nhận xét tiết học.
 - Chuẩn bị : bài 4 : cộng các số có 3 chữ số ( có nhớ một lần ) 
Hát
-HS đọc.
-HS làm bài
-HS thi đua sửa bài
-Lớp nhận xét về cách đặt tính và kết quả phép tính 
-HS nêu
-HS đọc.
-HS làm bài
-HS thi đua sửa bài
-Trong phép trừ x – 322 = 415, x là số bị trừ.
-Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
-Trong phép cộng 204 + x = 355, x là số hạng đã biết
-Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
-HS đọc 
-Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả 468 HS, trong đó khối lớp Một có 260 HS.
-Hỏi khối lớp Hai có bao nhiêu -HS ?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
-Lớp nhận xét 
Tập làm văn
Tiết 1: NÓI VỀ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục đích – yêu cầu
- Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh BT1.
- Điền đúng nội dung vào mẫu Đơn xin cấp thẻ đọc sách BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
GV : huy hiệu Đội, khăn quàng, băng nhạc, máy 
HS : phiếu luyện tập, bảng Đ - S
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ổn định tổ chức : 
Bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : 
Ghi bảng.
 b. Hoạt động 1 : nói về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
Bài tập 1 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài.
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của yêu cầu bài.
Cho đại diện các nhóm thi nói về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Giáo viên nhận xét, bổ sung, bình chọn bạn am hiểu nhất, diễn đạt tự nhiên, trôi chảy nhất về tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 
Giáo viên treo băng giấy ghi những điều gợi ý của BT1.
Cho học sinh đọc các gợi ý.
Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 1.
+ Bạn nào có thể trả lời câu hỏi này ?
Giáo viên kết hợp ghi bảng.
Giáo viên nhận xét, bổ sung : Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941 tại Pác Bó, Cao Bằng. Tên gọi lúc đầu là Đội Nhi Đồng Cứu quốc
Cho học sinh nhắc lại câu trả lời 
Giáo viên gọi học sinh đọc lại gợi ý 2.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm tấm bìa rời có ghi tên 9 đội viên, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, chọn tên những đội viên đầu tiên của Đội.
Cho các nhóm cử 5 bạn thi đua chọn tên 5 đội viên đầu tiên.
Giáo viên nhận xét, giáo dục tư thế khi hát : Khi hát phải nghiêm túc, không đùa giỡn, không đội mũ nón, đứng ở tư thế nghiêm, không nói chuyện.
+ Sau khi tìm hiểu về Đội em có suy nghĩ gì về Đội?
Giáo viên : Đội là một tổ chức tốt. Trong năm học này, các em sẽ được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đội
+ Em sẽ làm gì để xứng đáng đứng vào hàng ngũ Đội ?
c. Hoạt động 2 : Điền vào giấy tờ in sẵn 
Bài tập 2 :
Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài
GV hướng dẫn học sinh nêu hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Gọi học sinh đọc 2 dòng đầu
Giáo viên cho học sinh nêu lại hình thức của mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
Giáo viên cho học sinh làm bài vào VBT
Giáo viên lưu ý học sinh : đọc kĩ từng dòng để điền cho chính xác
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Cho học sinh nêu nguyện vọng và lời hứa của bản thân mình ( khác mẫu )
Giáo viên nhận xét, kết luận
Củng cố – Dặn dò : 
- Yêu cầu học sinh nhớ đơn, thực hành điền chính xác vào mẫu đơn in sẵn để xin cấp thẻ đọc sách khi tới các thư viện.
	- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : tìm hiểu về gia đình
-Hát
-Hãy nói những điều em biết về Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
-Học sinh thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm thi nói
-Lớp nhận xét và bình chọn.
a) Đội thành lập ngày nào?
b) Những đội viên đầu tiên của Đội là ai 
c) Đội được mang tên Bác Hồ từ khi nào 
-Học sinh trả lời : Đội thành lập vào ngày 15 – 05 – 1941.
3 học sinh nêu lại.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi
-Các nhóm thi đua
-Lớp nhận xét.
-Học sinh đọc.
-Tên đơn
-Học sinh làm bài
-Học sinh đọc
-Lớp nhận xét bạn đã điền đúng và đủ nội dung của từng dòng chưa.
 - Cá nhân
Tự nhiên xã hội
Tiết 2: NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục đích – yêu cầu
- Hiểu được nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ có hại cho sức khoẻ.
- HS khá giỏi biết được khi hít vào, khí ô xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các- bô- níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
*GDKNS:
 - Biết quan sát, tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi, vệ sinh mũi.
 - Biết phân tích đối chiếu để biết được vì sao nên thở bằng mũi mà không thở bằng miệng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK
- Gương soi nhỏ đủ cho các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
+ Cơ quan hô hấp là gì? (Cơ quan thực hiện việc trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài được coi là cơ quan hô hấp.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: 
Thảo luận 
- Hướng dẫn thực hiện và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
	+ Các em nhình thấy gì trong mũi? (lông mũi)
HS lấy gương ra để quan sát phía trong của lỗ mũi mình và trả lời câu hỏi.
	+ Khi bịt lỗ mũi em thấy có gì xảy ra từ hai lỗ mũi? (Nước mũi)
	+ Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì? (Bụi, cát, chất bẩn)
	+ Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
GV giảng:
	Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
	Ngoài ra, trong mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sưởi ấm không khí hít vào.
Kết luận:
	Thở bằng mũi là hợp vệ sinh có lợi cho sức khỏe vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi.
c. Hoạt động 2:
Làm việc SGK
	Gợi ý:
HS mở SGK trang 7 và thảo luận theo gợi ý:
	+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
- 2 HS cùng quan sát các hình 3, 4, 5 và trả lời theo gợi ý của GV.
- Bức tranh 3 thể hiện không khí trong lành. Tranh 4, 5 có nhiều khói bụi.
	+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thất thế nào?
- Khỏe mạnh.
	+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi
- Khó chịu.
* Bước 2:
- Chỉ định một số cặp HS lên trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi.
- Làm việc cả lớp. HS lên trình bày kết quả thảo luận theo cặp
	+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
	+ Thở không khí có nhiều khó bụi có hại gì?
- HS xung phong trả lời theo gợi ý của GV.
Kết luận:
	Không khí trong lành là không khí ôxy, ít khí cacbonnic và khói bụi ... Khí ôxy cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khỏe mạnh, không khí chứa nhiều khí cac - bon - nic, khói bụi, ... là không khí bị nhiễm, có hại cho sức khỏe.
- Vài HS đọc lại SGK trang 7: “Khi hít ... sức khỏe”.
4. Củng cố- Dặn dò:
	Hỏi tựa bài.
	GV tại sao ta nên thở bằng mũi là hợp vệ sinh và có lợi cho sức khỏe.
+ Vì sao thở bằng mũi có lợi cho sức khỏe?
- Vì trong mũi có lông mũi giúp cản bớt bụi, không khí, vào phổi sạch hơn.
+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
- Giúp chúng ta khỏe mạnh.
+ Thế nào là không khí bị ô nhiễm?
- Có nhiều khí cac - bon - nic và khói bụi.
	Các em về xem lại bài thực hành theo những điều đã học.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I. Mục đích- yêu cầu:
Nhận xét, đánh giá về việc thực hiện nền nếp sinh hoạt trong tuần 1.
Triển khai công việc tuần 2.
II. Đồ dùng :
III. Nội dung sinh hoạt:
Ổn định tổ chức: Cho lớp hat một bài.
Tiến hành:
* Sơ kết tuần 1:
- Cho lớp trưởng báo cáo công việc , nền nếp sinh hoạt của lớp trong tuần.
- GV nhận xét chung:
3. Phương hướng tuần 2:
Ký duyệt
.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tua 1 cktknkns.doc