Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường TH Hoài Hải

Tập đọc-kể chuyện:

NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN

I- MỤC TIÊU:

A- Tập đọc.

1. Đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:Bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, huân chương, Bok Hồ, làng Kông Hoa.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

2. Đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa của các TN trong bài: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng .

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngọi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc 35 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 13 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
*********
LỊCH BÁO GIẢNG 
Thứ ngày
Môn học
Tên bài dạy
ĐDDH
2 – 15
Tập đọc
Kể chuyện
Mĩ thuật
 Toán
Người con Tây Nguyên
Nt
Có giáo viên chuyên
So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
 Tranh
Mô hình
3 - 16
 Tiếng anh
 Chính tả
 Toán
 Đạo đức
Thủ công
Có giáo viên chuyên
 Nghe viết: Đêm trăng trên Hồ Tây
Luyện tập
Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (T.2)
Cắt, dán chữ H, U
Tranh
Mẫu chữ
4 - 17
Tập đọc
Thể dục
Toán
TN-XH
Nhạc 
Cửa Tùng
Thể dục
Bảng nhân 9
Một số hoạt động ở trường ( TT)
Có giáo viên chuyên
Mô hình
Tranh
5 - 18
LT và câu
Toán
Tiếng anh
 Chính tả
Tập viết
Từ ngữ địa phương. Dấu chấm hỏi, chấmthan
Luyện tập
Có giáo viên chuyên
 Nhớ viết: Vàm Cỏ Đông
Ôn chữ hoa I
Tranh
Mẫu chữ
6 - 19
Tập làm văn
Thể dục
 Toán
TN-XH
Sinh hoạt
Viết thư
Có giáo viên chuyên
 Gam
Không chơi trò chơi nguy hiểm
Sinh hoạt lớp tuần 13
Cân
 Tranh
*********************************
 Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc-kể chuyện:	
NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN
I- MỤC TIÊU: 
A- Tập đọc.
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:Bok Pa, trên tỉnh, càn quét, hạt ngọc, làm rẫy giỏi lắm, huân chương, Bok Hồ, làng Kông Hoa.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
2. Đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các TN trong bài: bok, càn quét, lũ làng, sao Rua, mạnh hung, người Thượng .
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện ca ngọi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập được nhiều chiến công trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
B- Kể chuyện.
- Biết kể một đoạn truyện theo lời một nhân vật.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1-GV: Tranh minh họa bài tập đọc. Ảnh chụp anh hùng Núp, sau năm 1975 (nếu có).Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
5’
1’
18’
15’
6’
32’
2’
1- Ổn định lớp:
2- Kiểm tra bài cũ.
-Gọi HS lên bảng yêu cầu đọc và TLCH về nội dung bài TĐ Cảnh đẹp non sông
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b- Vào bài: 
 A- TẬP ĐỌC
* Luyện đọc.
+ Đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt với giọng chậm rãi, thong thả. 
+ HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa .
- HDHS đọc từng câu và luyện phát từ âm từ khó, dễ lẫn.
- Yêu cầu cả lớp luyện phát âm các từ khó, dễ lẫn.
- HD đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- HDHS chia đoạn 2 thành 2 phần:
Phần 1: Núp đi dự Đại hội vềcầm quai súng chặt hơn.
Phần 2: Anh nói với lũ làngĐúng đấy!.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ khó. GV giảng thêm nghĩa của các từ: kêu (gọi, mời), coi (xem, nhìn).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Tìm hiểu bài 
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
H: Anh Núp được tỉnh cử đi đâu?
H: Vì lãnh đạo dân làng Kông Hoa lập được nhiều chiến công nên anh Núp được cử đi dự Đại hội thi đua. H: Ở Đại hội về, anh Núp kể cho dân làng nghe những gì?
H: Chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân làng Kông Hoa?
H: Cán bộ nói gì với dân làng Kông Hoa và Núp?
H: Khi đó, dân làng Kông Hoa thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào?
- Điều đó cho ta thấy dân làng Kông Hoa rất tự hào về thành tích của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài để biết được Đại hội đã tặng những gì cho dân làng Kông Hoa và Núp.
H: Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?
H: Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao?
* Luyện đọc lại bài.
- Tiến hành tương tự các bài TĐ trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn tả tình cảm của dân làng ở đoạn 3.
B- KỂ CHUYỆN
a- Xác định yêu cầu.
- Gọi HS đọc yêu cầu của phần KC.
- Yêu cầu HS đọc đoạn kể mẫu.
H: Đoạn này kể lại nội dung của đoạn nào trong truyện, được kể bằng lời của ai?
H: Ngoài anh hùng Núp, em có thể kể lại truyện bằng lời của những nhân vật nào?
b- Kể theo nhóm.
- Chia HS thành nhóm nhỏ và yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
c- Kể trước lớp.
- GV cho 2 nhóm HS kể trước lớp.
- Tuyên dương HS kể tốt.
4- Củng cố - dặn dò.
H: Em biết được điều gì qua câu chuyện trên?
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng đọc bài và TLCH 1 trong SGK. Lớp nhận xét.
- Theo dõi GV đọc.
- Mỗi HS đọc 1 câu tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc các từ đã nêu ở mục trên.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc theo đoạn
- Thực hiện yêu cầu của GV.
-Thi đọc nhóm.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm.
- Anh Núp được tỉnh cử đi dự Đại hội thi đua.
- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Núp kể với dân làng rằng đất nước mình bây giờ mạnh lắm, mọi người đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm.
- Đại hội mời anh Núp lên kể chuyện làng Kông Hoa cho Đại hội nghe, nghe xong mọi người mừng không biết bao nhiêu đã đặt Núp trên vai công kênh đi khắp nhà.
- Cán bộ nói: “Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đ/c Núp và làng Kông Hoa đâu!”
- Dân làng Kông Hoa vui quá, đứng hết cả dậy và nói “Đúng đấy, đúng đấy”.
- 1 HS đọc đoạn cuối bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- Đại hội tặng dân làng Kông Hoa một cái ảnh Bok Hồ và cuốc đi làm rẫy 1 bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, 1 cây cờ có thêu chữ, 1 huân chương cho cả làng và 1 huân chương cho Núp.
- Mọi người coi những thứ Đại hội tặng cho là thiêng liêng nên trước khi xem đã đi rửa tay thật sạch, sau đó cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm.
- Các nhóm thi đọc đoạn 3.
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Đoạn kể lại nội dung đoạn 1, kể bằng lời của anh hùng Núp.
- Có thể kể theo lời của anh Thế của cán bộ, hoặc của người trong làng Kông Hoa.
- Mỗi nhóm 3 HS. Mỗi HS chọn 1 vai để kể lại đoạn truyện mà mình thích. Các HS trong nhóm theo dõi và góp ý cho nhau.
- 2 nhóm HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm kể hay nhất.
- HS tự do phát biểu ý kiến: 
RÚT KINH NGHIỆM
.
 Toán
SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN
I- MỤC TIÊU
Giúp HS
- Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Áp dụng để giải bài toán có lời văn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1- GV: Viết sẵn VD lên bảng.
2- HS: VBT
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
1’
17’
20’
2’
1- Ổn định lớp
2- KTBC:
- Kiểm tra các bài tập đã giao về nhà của tiết 60.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm HS.
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài-ghi đề lên bảng.
b- Vào bài
* Hướng dẫn thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
+ VD: 
- Nêu bài toán: SGK (Vẽ hình minh họa).
- Khi có độ dài đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB, ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng CD.
+ Bài toán:
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
H: Mẹ bao nhiêu tuổi?
H: Con bao nhiêu tuổi?
H: Vậy tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi con ?
H: Vậy tuổi con bằng 1 phần mấy tuổi mẹ?
- HDHS cách trình bày bài giải.
- Bài toán trên được gọi là bài toán so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
* Luyện tập - Thực hành.
BT1:
- Yêu cầu HS đọc dòng đầu tiên của bảng.
H: 8 gấp mấy lần 4 ?
H: Vậy 2 bằng 1 phần mấy 8?
-Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
BT2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
H: Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
BT3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Yêu cầu HS quan sát hình a và nêu số HV màu xanh, số HV màu trắng có trong hình này.
H: Số HV màu trắng gấp mấy lần số HV màu xanh ?
H: Vậy trong hình a, số HV màu xanh bằng một phần mấy số HV màu trắng?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
4- Củng cố - dặn dò.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.
- Nhận xét tiết học.
-2 HS lên bảng làm bài.
- Độ dài đoạn thẳng CD gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB.
- 1 HS đọc.
- Mẹ 30 tuổi.
- Con 6 tuổi.
- Tuổi mẹ gấp tuổi con: 30:6=5 lần.
- Tuổi con bằng tuổi mẹ.
ĐS: 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
- 8 gấp 4 lần 2
- 2 bằng ¼ của 8.
- 1 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc.
- Bài toán thuộc dạng toán so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
Vậy số sách ngăn trên bằng ¼ số sách ngăn dưới. ĐS: ¼ .
- 1 HS đọc.
- Hình a có 1 HV màu xanh và 5 HV màu trắng.
- Số HV màu trắng gấp 5 : 1 = 5 lần số HV màu xanh.
- Số HV màu xanh bằng 1/5 số HV màu trắng.
- Làm bài và TLCH.
RÚT KINH NGHIỆM
. 
Đạo đức: 
TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (T.2)
I- MỤC TIÊU
- Củng cố kiến thức đã học ở tiết 1.
- Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ có mặt đúng 
giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Nội dung câu chuyện “Tại con chích chòe”-Bùi Thị Hồng Khuyên-Lạc
 Sơn-Hòa Bình”-hoạt động 1. Các bài hát-hoạt động 3.
2- HS: VBT
IIICÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
10’
8’ ... ät quả cân 1 kg, một túi đường (hoặc vật khác) có khối lượng nhẹ hơn 1kg.
-Thực hành cân gói đường và yêu cầu HS quan sát.
H: Gói đường ntn so với 1kg?
H: Chúng ta đã biết chính xác cân nặng của gói đường chưa?
-Giới thiệu đơn vị gam
. Gam viết tắt là g, đọc là gam.
- Giới thiệu các quả cân 1g, 2g, 5g, 10 g, 20g,
- Giới thiệu 1000g = 1kg.
- Thực hành cân lại gói đường lúc đầu và cho HS đọc cân nặng của gói đường.
- Giới thiệu chiếc cân đồng hồ, chỉ và giới thiệu các số đo có đơn vị là gam trên cân đồng hồ.
* Luyện tập - Thực hành.
BT1:
- GV có thể chuẩn bị một số vật (nhẹ hơn 1kg) và thực hành cân các vật này trước lớp để HS đọc số cân.
- Hoặc yêu cầu HS quan sát hình minh họa bài TĐ để đọc số cân của từng vật.
H: Hộp đường cân nặng bao nhiêu gam?
H: 3 quả táo cân nặng bao nhiêu gam?
- Vì sao em biết 3 quả táo cân nặng 700g.
- Tiến hành tương tự như trên với các cân còn lại.
BT2:
H: Quả đu đủ, nặng bao nhiêu gam?
H: Vì sao em biết quả đu đủ nặng 800g?
- Làm tương tự với phần b.
BT3:
- Viết lên bảng 22g +47 g và yêu cầu HS tính.
H: Em đã tính thế nào để tìm ra 69 g?
H: Vậy khi thực hành tính với các số đo khối lượng ta làm ntn?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
BT4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
H: Cả hộp sữa cân nặng bao nhiêu gam?
H: Muốn tính số cân nặng của sữa bên trong hộp ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
BT5:
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và ghi điểm HS. 
4- Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc, viết cân nặng 
- 2 HS lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét xem 2 bạn đã học thuộc bảng nhân chưa.
- Nghe giới thiệu.
- HS quan sát.
- Gói đường nhẹ hơn 1kg.
- Chưa biết.
- HS quan sát
- HS thực hành.
-Đọc số cân.
- Hộp đường cân nặng 200gam.
- 3 quả táo cân nặng 700g.
- Vì 3 quả táo cân nặng bằng 2 quả cân 500 g và 200 g, 500g+200g=700g
-Quả đu đủ nặng 800g.
- Vì kim trên mặt cân chỉ vào số 800g.
- Tính 22 g + 47 g = 69 g.
- Lấy 22 + 47 =69, ghi tên đơn vị đo là g vào sau số 69.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc.
- Cả hộp sữa cân nặng 455 g.
- Ta lấy cân nặng của cả hộp sữa trừ đi cân nặng của vỏ hộp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
-1 HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 
 Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Tập làm văn	
VIẾT THƯ
I- MỤC TIÊU
-Viết được một bức thư cho bạn miền Nam (hoặc miền Trung, miền Bắc) theo gợi
ý của SGK. Biết trình bày đúng hình thức thư như bài TĐ thư gửi bà.
-Viết thành câu, dùng từ đúng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
1- GV: Viết sẵn nội dung gợi ý của bài lên bảng lớp.
2- HS: VBT
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
5’
1’
12’
20’
1’
1- Ổn định lớp
2- KTBC:
- Gọi 2-3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước.
3- Bài mới.
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Hướng dẫn viết thư.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của giờ TLV.
H: Em sẽ viết thư cho ai?
H: Em viết thư để làm gì?
- Hãy nhắc lại cách trình bày 1 bức thư.
- GV bổ sung cho đủ nội dung chính thường có trong 1 bức thư, sau đó HDHS viết từng phần.
H: Em định viết thư cho ai? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó.
- Hướng dẫn: Vì lá thư làm quen nên đầu thư các em cần nêu lý do vì sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn. Em có thể nói với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình. và thấy quý mến, cảm phục bàn, nên xin được làm quen.
-Hướng dẫn: Sau khi nêu lý do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khỏe, học tập của bạn sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- Cuối thư em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình đề bạn viết thư trả lời.
* Thực hành viết thư.
- Yêu cầu HS tự viết thư.
- Gọi 1 số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm.
4- Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài và CBBS.
- HS thực hiện y/c, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 2 HS đọc.
- Em sẽ viết thư cho 1 bạn ở miền Nam (hoặc miền Bắc).
- Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt.
- HS đọc thầm bài TĐ Thư gửi bà và nêu cách trình bày 1 bức thư.
- 3-5 HS trả lời.
- HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS làm việc cá nhân.
- 4-5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM
TN-HX:	
KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
I- MỤC TIÊU
Giúp HS.
-Kể tên một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
-Biết nên và không nên chơi những trò chơi gì khi ở trường.
-Có thái độ không đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trò chơ nguy hiểm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
1- GV: Phiếu thảo luận (cho các nhóm). Phiếu ghi các tình huống (cho các nhóm).
2- HS: SGK, VBT
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
 1’
10’
8’
10’
1’
1- Ổn định lớp
2- KTBC:
H: Khi đến trường, ngoài việc tham gia vào việc học tập, các em còn được tham gia vào các hoạt động nào khác nữa?
3- Bøài mới
a- Giới thiệu bài trực tiếp và ghi đề
b- Vào bài
* Hoạt động1: Kể tên các trò chơi của bản thân và của các bạn trong SGK.
- Bước 1: Hoạt động cả lớp.
- GV yêu cầu mỗi HS đứng lên kể tên một trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường.
- GV có thể hỏi thêm thông tin về cách thức chơi trò chơi đó của HS.
- GV tổng kết lại các trò chơi của HS trong lớp.
+ Bươc 2: Thảo luận cặp đôi.
- Yêu cầu các cặp đôi quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận xem các bạn chơi trò gì, trò chơ nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác, giải thích vì sao?
- GV kết luận: 
* Hoạt động2: Nên và không nên chơi những trò chơi nào?
+ Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi: Khi ở trường, bạn nên chơi và không nên chơi những trò chơi gì? vì sao?
- GV phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
+ Bước 2: làm việc cả lớp.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “phản ứng nhanh”. Luật chơi là: mỗi dãy lần lượt cử ra 1 bạn. Bạn dãy 1 sẽ nói to tên 1 trò chơi bất kỳ. Ngay lập tức, bạn dãy 2 phải nói ngay trò chơi đó là “nên” hay “không nên”.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét câu trả lời, nhận xét của HS.
- GV nêu kết luận.
* Hoạt động 3: Làm gì khi thấy bạn khác chơi trò chơi nguy hiểm?
- Thảo luận nhóm, đóng vai.
- GV phát cho các nhóm các phiếu ghi các tình huống khác nhau. Yêu cầu các nhóm thảo luận, tìm ra cách giải quyết tình huống và đúng vai diễn cho cả lớp xem.
+Nhóm 1: Nhìn thấy các bạn đang chơi trò chơi đánh nhau.
+Nhóm 2: Em thấy các bạn nam chơi đá cầu.
+Nhóm 3: Em nhìn thấy các bạn leo lên tường, chơi trò giả làm Ninja.
- GV nhận xét, cùng HS đưa ra đáp án đúng.
4- Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
-3-4 HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS kể-1 HS kể 1 trò chơi.
+ Chơi trò mèo đuổi chuột.
+ Chơi bắn bi.
+ Đọc truyện + chơi nhảy dây
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét.
- HS quan sát tranh vẽ và tiến hành thảo luận cặp đôi.
- Đại diện 3-4 cặp đôi trình bày kết quả.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Tiến hành thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận vào phiếu.
- HS chia thành nhóm, quan sát tranh, thảo luận trả lời câu hỏi.
- Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày trước lớp.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe 
- HS chơi
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
- Chẳng hạn:
 + Nhóm 1: Em sẽ ngăn các bạn, nếu các bạn không nghe, em sẽ nói cô giáo chủ nhiệm can thiệp.
 +Nhóm 2: Em sẽ tham gia chơi cùng bạn hoặc ngồi xem các bạn ấy chơi.
+ Nhóm 3: Em sẽ nói với các bạn là làm như thế rất nguy hiểm. Em sẽ báo cô giáo chủ nhiệm, lớp trưởng để kịp thời can ngăn.
- HS các nhóm khác nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.
TỔNG KẾT TUẦN 13
 I .Mục tiêu 	- Đánh giá lại tình hình hoạt động trong tuần.
 - Kế hoạch tuần đđến
 - Biện pháp khắc phục tuần tới
 - Lập thành tích chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam
 II.Nội dung sinh hoạt
1- Đánh giá lại hoạt động trong tuần
- GV tổ chức HS đánh giá
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt 
+ Từng tổ lên báo cáo họat động của tổ
+ Lớp trưởng và lớp phĩ học tập nhận xét và đánh giá
* GV nhận xét chung:
- Tuyên dương một số HS tích cực, sơi nỗi trong học tập,: Duyên, Phú
- Nhắc nhở một số HS đến lớp chưa học bài : Huệ, Cao Hương,.
- Một số HS đến lớp quên mang đồ dùng học tập:Xuân, Lai. 
GV nhắc nhở phê bình trước lớp
GV nhận xét tuyên dương tổ nhĩm cĩ thành tích học tốt nhất trong tuần:
2- Biện pháp khắc phục- phương hướng tuần đến
- Duy trì việc tự học ở nhà 
 - Từng cá nhân thi đua lập thành tích cho cá nhân 
- Đề nghị HS đến lớp dọn vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp
- Ra vào lớp đúng quy định
- Tiếp tục học đúng chương trình.
-Học thuộc các bảng nhân, chia đã chọc.
-Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Tiếp tục rèn đọc và rèn chữ viết.
3-Sinh hoạt văn nghệ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc