Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Tập đọc – kể chuyện

NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

 I. MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ: lững thững, huýt sáo, tráo trưng, nắng sớm.

 - Biết tập đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 - Nắm được nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 14 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	 Thứ 2 ngày 24 tháng 11 năm 2008	
Tập đọc – kể chuyện
NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ
 I. MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ: lững thững, huýt sáo, tráo trưng, nắng sớm.
 - Biết tập đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 - Nắm được nội dung câu chuyện: Kim Đồng là một liên lạc rất nhanh trí, dũng cảm khi làm nhiệm vụ dẫn đường và bảo vệ cán bộ cách mạng.
 B Kể Chuyện
 1.Rèn kĩ năng nói :Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện HS kể lại được một số đoạn hoặc toàn bộ câuchuyện.
 2. Rèn kĩ năng nghe :
 II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. BÀI CŨ:
 - 3HS đọc bài Cửa Tùng và trả lời câu hỏi trong SGK
 - GV nhận xét, cho điểm.
 TẬP ĐỌC
 B. BÀI MỚI:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn hs đọc bài.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
3
Luyện đọc 
 - GV đọc mẫu toàn bài 
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp 
- GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc
 đoạn văn với giọng thích hợp.
 + Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 + Thi đọc giữa các nhóm 
 + Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
 1.Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
2.Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
3.Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
4.Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? 
Luyện đọc lại
-GV yêu cầu HS diễn cảm đoạn 3.
- GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất.
 - HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Chú ý Đọc đúng các tư khó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
-HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
- Các nhóm đọc đồng thanh .
- Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
 - Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới .
 - Vì vùng này là người Nùng ở. Đóng vai ông già Nùng để dễ hoà đồng với mọi người, dễ dàng che mắt địch, làm chúng tưởng ông cụ là người địaphương .
- Đi rất cẩn thận.Kim Đồng nhanh nhẹn đeo túi đi trước một quãng. Oâng ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ , Kim Đồng huýt sáo làm hiệu để ông ké tránh vào ven đường.
- Sự nhanh trí:
 + Gặp địch không hề tỏ ra bối rối, sợ sệt, bình tĩnh huýt sáo báo hiệu.
 + Địch hỏi Kim đồng trả lời rất nhanh trí: Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
 + Trả lời xong thản nhiên gọi ông Ké đi tiếp: Già ơi! Ta đi thôi!
- Kim Đồng dũng cảm vì còn rất nhỏ đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám làm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ
- Một vài HS thi đọc đoạn 3
- HS đọc đoạn 3 theo cách phân vai
- 1 HS đọc cả bài
 KỂ CHUYỆN
 1
2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào 4 tranh minh hoạ nội dung 4 đoạn truyện, HS kể lại từng tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện.
Hướng dẫn kể chuyện theo tranh.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ.
- Yêu cầu 1 HS khá giỏi kể mẫu đoạn 1 theo tranh.
- GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt.
- HS nghe yêu cầu.
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK
- 1 HS khá kể .
- Từng cặp HS tập kể .
- 4 HS nối tiếp nhau kể từng đoạn trước lớp.
- 1- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất.
IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Qua câu chuyện này các em thấy anh Kim Đồng là một thiếu niên như thế nào?
- GV nhận xét tiết học ;yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà.
-----------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG
I. MỤC TIÊU:
 1.HS hiểu :
 - Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
 2.HS biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hằnh ngày.
 3.HS có thái độ tôn trọng, quan tâm tới hàng xóm láng giềng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Phiếu giao việc.
 - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học.	
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
 A.KIỂM TRA BÀI CŨ
 - Vì sao cần phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
 B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( tiếp theo )
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
 3
Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
- Sau mỗi phần trình bày, GV dành thời gian để HS cả lớp chất vấn hoặc bổ sung.
- GV tổng kết, khen ngợi các cá nhân và HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
Đánh giá hành vi
- Giáo viên nêu yêu cầu :Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm trong mỗi phiếu học tập sau đây:
- GV theo dõi các nhóm trình bày trước lớp nhận xét và kết luận :Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm;các việc b, c, đ là những việc không nên làm .
- GV khen các HS đã biết cư xử đúng đối với hàng xóm láng giềng.
Xử lí tình huống và đóng vai
- GV phát cho các nhóm phiếu giao việc và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận, xử lý một tình huống rồi đóng vai
+ Tình huống 1:Bác Hai ở cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
+ Tình huống 2: Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.
- GV theo dõi các nhóm xử lí các tình huống và đóng vai nhận xét, tuyên dương HS đã biết cách ứng xử đúng với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
- Kết luận chung :
 Người xưa đã nói chớ quên,
 Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
 Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
 Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân
- HS trưng bày các các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
- Từng cá nhân hoặc nhóm học sinh lên trình bày trước lớp.
- Các nhóm nhận phiếu học tập và thảo luận theo nội dung phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP
a.Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
b.Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
c.Ném gà của hàng xóm.
d.Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.
đ.Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
e.Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
g.Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh cả lớp trao đổi và nhận xét.
- HS tự liên hệ theo các việc làm trên.
- Các nhóm nhận phiếu giao việc thảo luận các tình huống sau :
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai . 
- Các nhóm lên đóng vai
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
+ Tình huống 1:Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hai .
+ Tình huống 2 :Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
- Một vài học sinh nhắc lại .
IV 
CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Em đã giúp đỡ hàng xóm láng giềng được những việc gì ? Hãy liên hệ và kể cho cả lớp cùng nghe?
- GV nhận xét tiết học ; nhắc HS luôn biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày.
----------------------------------------------------------------	 
Chiều thứ 2
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
 Giúp học sinh:
 - Củng cố cách so sánh các khối lượng.
 - Củng cố các phép tính với số đo khối lượng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -1 chiếc cân đĩa, 1 chiếc cân đồng hồ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ : Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào bảng con.
 HS1: Tính 163g + 28g = HS 2: 50g x 2 =
-GV sửa bài, nhận xét vàcho điểm 
B .GIỚI THIỆU BÀI:	 Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Viết lên bảng 744g . . . 474g và yêu cầu HS so sánh.
- Vì sao em biết 744g > 474g ?
- Vậy khi so sánh các số đo khối lượng chúng ta cũng so sánh như với các số tự nhiên.
- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lạI. 
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bàI 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết mẹ Hà mua tất cả bao nhiêu gam kẹo và bánh ta phải làm như thế nào?
- Số gam kẹo đã biết chưa?
- Yêu cầu HS làm tiếp bài .
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài 
- Cô Lan có bao nhiêu đường?
- Cô đã dùng hết bao nhêu gam đường?
- Cô làm gì với số đường còn lại?
- Bài toán yêu cầu tính gì?
- Muốn biết mỗi túi nhỏ có bao nhiêu gam đường chúng ta phải biết được gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, phát cân cho HS và yêu cầu các em thực hành cân các đồ dùng học tập của mình và ghi số cân vào vở bài tập. 
*Luyện toán:
-Cho hs nêu tên các đơn vị đo khối lượng đã học.
-GV nêu một số câu hỏi về mỗi liên hệ giữa các đơn vị đo.
-Cho hs thực hành trên cân đồng hồ và cân đĩa theo nhóm.
-GV quan sát,hướng dẫn.
- 744g > 474g.
- Vì 744 > 474.
- Theo dõi .
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Ta phải lấy số gam kẹo cộng với số gam bánh.
- Chưa biết và phải tìm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
Bài giải
 Số gam kẹo mẹ Hà đã mua là:
 130 x 4 = 520 (g)
 Số  ... u về tổ mình, các em cần dựa vào các gợi ý a,b,c đã nêu trong SGK nhưng cũng có thể bổ sung thêm nội dung. VD: Nhà các bạn trong tổ ở đâu, có xa trường không
- GV mời 1 HS khá giỏi làm mẫu.
- GV nhận xét, bình chọn người giới thiệu chân thực , đầy đủ, gây ấn tượng nhất về các bạn trong tổ mình. 
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nghe và kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác.
- Cả lớp quan sát tranh và đọc lại 3 câu hỏi gợi ý .
+ Ở nhà ga
+ Có 2 nhân vật
+ Vì ông quên không mang theo kính
+ Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với!
+ Người đó tưởng nhà văn cũng không biết chữ như mình.
- HS nghe
- HS nhìn gợi ý trên bảng thi kể lại câu chuyện.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua với một đoàn khách đến thăm lớp.
- Cả lớp theo dõi 
- HS làm việc theo tổ, từng em tiếp nối nhau đóng vai người giới thiệu.
I IV 
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
– T - Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
- 1 - Vài HS giới thiệu về các bạn trong tổ của mình.
- GV nhận xét tiết học; nhắc HS cần chú ý thực hành tốt bài tập này trong học tập và đời sống.
----------------------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
1 . Nhận xét tuần 14 
	- Học sinh đi học chuyên cần đầy đủ đúng giờ.
	- Còn một số em đến lớp chưa làm bài tập, hoặc có làm những mang tính chất đối phó
	- Vẫn còn một số bạn quên vở ở nhà .
	- Học tốt nhưng còn hay nói chuyện riêng 
	- Đóng tiền trường còn chậm . 
2 . Kế hoạch tuần 15 :
	- Phát động phong trào thi đua dạy tốt , học tốt chào mừng ngày 22 / 12 .
	- Học sinh lễ phép chào hỏi người lớn .
	- Đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn .
	- Đi học đầy đủ chuyên cần .
	- Học bài và làm bài trước khi đến lớp .
	- Aên mặc quần áo gọn gàng sạch sẽ .
	- Đóng các khoản tiền trường đầy đủ 
---------------------------------------
Tiết 5 	ÔN TIẾNG VIỆT 
	1 . Giáo viên cho h/s ôn lại các bài tập đọc và HTL của tuần 13 “ Cửa Tùng , Người liên lạc nhỏ , Nhớ Việt bắc , Một trường tiểu học ở vùng cao”
	2 . Oân luyện từ và câu :
	Bài 1 : Đặt 2 câu có mô hình : Ai , làm gì ? theo gợi ý sau :
	a) Câu nói về con người đang làm việc . 
	b) Câu nói về con vật đang hoạt động 
	Bài 2 : tìm từ ngữ chỉ âm thanh thích hợp để điền vào chổ trống ở mỗi dòng sau :
Từ xa , tiếng thác dội về nghe như ..
Tiếng chuyện trò của bầy trẻ ríu rít như 
Tiếng sóng biển rì rầm như 
Bài 3 : Nối từ ở 2 cột có nghĩa giống nhau thành từng cặp :
a) Hoa 	h) chén 
b) Bát 	i) ly
c) Muỗng 	k) mè 
d ) Cốc 	l) bông 
e) Đậu phộng 	m) thìa 
g) Vừng 	n) lạc 
-----------------------------------------
Tiết 1	 Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2005
 	 	Tập đọc
 MỘT TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG CAO
I MỤC TIÊU:
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài .Chú ý đọc đúng :
 + Các từ : Sủng Thài, lặn lội, Sùng Tờ Dìn, liên đội trưởng.
 - Biết đọc phân biệt lời kể của vị khách với lời Dìn trong đoạn đối thoại . 
 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :
 - Hiểu tên địa danh và các từ ngữ trong bàI. 
 - Hiểu tình hình sinh hoạt và học tập của HS một trường nội trú vùng cao qua lời giới thiệu của một HS : cuộc sống của HS miền núi còn khó khăn nhưng các bạn rất chăm học, yêu trường và sống rất vui .
II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 - 3 HS đọc thuộc lòng bài Nhớ Việt Bắc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài .
 - GV nhận xét, cho điểm. 
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI 
 Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến một trường tiểu học vùng cao. Qua lời 1 bạn HS giới thiệu với các vị khách về trường của mình, các em sẽ có thêm những hiểu biết thú vị về sinh hoạt và học tập của các bạn HS vùng cao. Bài đọc còn giúp các em học được cách giới thiệu về trường của mình một cách mạnh dạn, tự nhiên.
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng. Các câu hỏi của khách với Sùng Tờ Dìn: nhanh, vui, thân áI. Sùng Tờ Dìn trả lời khách : mạnh dạn, tự tin, am hiểu.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Đọc từng câu
GV viết bảng : Sủng Thài, Sùng Tờ Dìn
 + Đọc từng đoạn trước lớp
GV có thể chia bài thành 3 đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu đến Các thầy cô ăn ở cùng học sinh.
 Đoạn 2: Từ Vừa đi, dìn vừa kể.đến cải thiện bữa ăn.
 Đoạn 3: còn lại .
 + Đọc từng đoạn trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
 + Đọc đồng thanh
 Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV chốt lại câu trả lời đúng
1. Bài đọc có những nhân vật nào?
2. Ai dẫn khách đi thăm trường?
3. Bạn Dìn giới thiệu những gì về trường mình? 
4. Em học được điều gì về cách giới thiệu nhà trường của Sùng Tờ Dìn?
5. Hãy giới thiệu vói khách vài nét về trường em?
Luyện đọc lại
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 theo cách phân vai .
- GV nhận xét ,tuyên dương những HS đọc hay.
- HS kết hợp đọc thầm
- HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
 - HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
 - HS nối tiếp nhau từng đoạn.Chú ý ngắt nghỉ đúng ở những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm.
 - HS đọc các từ được chú giải cuối bài . 
 - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn
 - Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
- Các nhóm đọc đồng thanh đoạn 1
 - Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài
- HS trả lời
 -Các vị khách- là phóng viên, chủ nhà – là liên đội trưởng Sùng Tờ Dìn
 -Liên đội trưởng Sùng Tờ Dìn
 + Bạn dẫn khách đi thăm các phòng học, bếp, phòng ăn, nhà ở.
 + Bạn kể cho khách nếp sinh hoạt ở trường nội trú. Cụ thể :
 . Sáng thứ hai, các bạn đến trường, mang gạo ăn một tuần. Chiều thứ bảy lại về. Nhà ai nghèo được xã giúp gạo.
 . Lịch học hàng ngày: sáng học trên lớp, chiều làm bài . Ngoài giờ học thì hát múa, chơi thể thao, trồng rau, nuôi gà.
 + Bạn cho khách biết là các bạn ở trường rất vui , ai cũng mong sớm đến sáng thứ hai để gặp nhau.
 - Khi trả lời phỏng vấn, Sùng Tờ Dìn đã giới thiệu được khá đầy đủ về trường mình; giới thiệu rất tự nhiên, đàng hoàng, chững chạc.
- HS làm việc theo cặp: 1 em trong vai vị khách, 1 em là HS của trường trao đổi nhanh về nội dung giới thiệu .
- HS thi đọc đọc phân vai đoạn 1
- Cả lớp theo dõi, nhận xét những nhóm HS đọc hay nhất.
IV
 CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Bài văn cho em biết điều gì?
 - Hãy giới thiệu vài nét về trường của em?
 - GV nhận xét tiết học; nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc lại bài văn .
 Tiết 2	
Tiết 3 
 	Tiết 4	Hát nhạc 
HỌC HÁT : NGÀY MÙA VUI
I . MỤC TIÊU :
	- Học sinh biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui .
	- Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi , rộn ràng .
	- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước .
II . CHUẨN BỊ :
	- Một vài tranh ảnh về thiên nhiên Tây Bắc , cảnh sinh hoạt và trang phục của đồng bào Thái .
	- Chép lời ca vào bảng phụ .
	- Băng nhạc , nhạc cụ và một vài nhạc cụ gõ .
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A . KIỂM TRA BÀI CŨ :
	- Gọi 2 học sinh lên hát bài Con chim non 
	- Giáo viên nhận xét .
B . GIỚI THIỆU BÀI MỚI :
	- Nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới , nội dung ca ngợi mùa lúa chín , tình cảm vui sướng của mọi người trong ngày được mùa , thóc vàng đầy sân , ấm no trên khắp bản làng . Qua bài hát Ngày mùa vui của làn điệu dân ca Thái vùng Tây Bắc các em sẽ rõ .
HĐ
GIÁO VIÊN 
HỌC SINH 
1
2
Dạy bài hát Ngày mùa vui lời 1 
- Cho h/s xem tranh ảnh về phong cảnh núi rừng Tây Bắc và đồng bào Thái trong trang phục dân tộc , 
- G/v hát mẫu hoặc cho h/s nghe băng nhạc .
- Hướng dẫn h/s đọc lời ca theo tiết tấu 
- Dạy hát từng câu . Chú ý 3 tiếng có luyến 2 âm là : bõ công , ấm no , có đâu vui 
Hát kết hợp gõ đệm 
- Hát bài Ngày mùa vui , có thể lần lượt tập gõ đệm theo 3 kiểu : 
+ Đệm theo phách :
Ngoài đồng lúa chín thơm .
 X x x x
 Con chim hót trong vườn 
 X x x x
+ Đệm theo nhịp 2 :
Ngoài đồng lúa chín thơm .
 x x
Con chim hót trong vườn 
 x x 
+ Đệm theo tiết tấu lời ca 
Ngoài đồng lúa chín thơm .
 x x x x x
 Con chim hót trong vườn 
 x x x x x
- H/s quan sát tranh 
- Lắng nghe 
- Đọc lời ca .
- H/s hát theo từng câu .
- H/s tập hát và gõ đệm theo hướng dẫn của giáo viên .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ 
- Học hát bài gì ? 
- Tập hát lại lời 1 bài Ngày mùa vui
- Nhận xét tiết học .
Tiết 5 	ÔN TOÁN 
- Oân giải toán dạng ‘’ So sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn ‘’
 Bài 1: Đoạn thẳng AB dài 18m, đoạn CD dài 3m. Hỏi đoạn thẳng AB dài gấp mấy lần đoạn thẳng CD? 
 B ài 2 : Bao gạo lớn có 84 kg gạo , bao gạo bé có 4 kg gạo . Hỏi số gạo ở bao gạo lớn gấp bao nhiêu lần số gạo ở bao gạo nhỏ ?
 Bài 3 : Lớp 3A có 35 học sinh , trong đó có 7 học sinh giỏi . Hỏi lớp 3A có số học sinh giỏi bằng một phần mấy số học sinh cả lớp ? 
 Bài 4 : Có 10 con thỏ , số mèo ít hơn số thỏ là 5 con . Hỏi số mèo bằng một phần mấy số thỏ? 
 Bài 5 : Lớp 3E có 4 tổ . Tổ 1 có 8 bạn , 3 tổ còn lại mỗi tổ có 9 bạn . Hỏi lớp 3E có bao nhiêu bạn ?
 Tiết 1	 Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc