Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2005-2006

Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2005-2006

A - Tập đọc.

 - Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: sơ tán, san sát, lấp lánh, nườm nượp, sẵn lòng, .Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê sẵn sàng giúp đỡ, hy sinh vì người khác.

 - Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.

 - Giáo dục ý thức yêu quý, kính trọng những con người ở nông thôn chân thật, chất phác.

B - Kể chuyện.

- Biết kể từng đoạn và đoàn bộ câu truyện theo gợi ý.

- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.

- Yêu quý, kính trọng người dân ở làng quê.

 

doc 71 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1297Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2005
tập đọc - kể chuyện
Đôi bạn
I - Mục tiêu
A - Tập đọc.
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó đọc: sơ tán, san sát, lấp lánh, nườm nượp, sẵn lòng, ...Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở làng quê sẵn sàng giúp đỡ, hy sinh vì người khác.
	- Đọc lưu loát, thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại.
 - Giáo dục ý thức yêu quý, kính trọng những con người ở nông thôn chân thật, chất phác. 
B - Kể chuyện.
- Biết kể từng đoạn và đoàn bộ câu truyện theo gợi ý.
- Rèn kĩ năng nói và nghe của học sinh. Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng đoạn.
- Yêu quý, kính trọng người dân ở làng quê.
II - Đồ dùng.
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
Tiết 1: Tập đọc
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: Nhà rông ở Tây Nguyên.
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc từng câu kết hợp luyện đọc từ phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc từng đoạn.
 + Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
 + Giải nghĩa một số từ khó: tuyệt vọng, sơ tán,....
- Yêu cầu 3 học sinh đọc nối tiếp đoạn.
c - Tìm hiểu bài.
? +Thành và Mến kết bạn với nhau trong dịp nào?
- Mến thấy thị xã có gì lạ? 
- ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen? 
 - Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Hãy đọc câu nói của bố và cho biết em hiểu như thế nào về câu nói của bố?
- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 5 và thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi này.
- Câu chuyện nói nên điều gì? 
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Học sinh đặt câu với từ: tuyệt vọng
- Học sinh đọc cả bài.
- ... từ ngày nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành ,. sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
-... cái gì cũng lạ, thị xã có nhiều phố, phố nào nhà ngói cũng san sát; những dòng xe cộ đi lại nườm nượp; đêm đèn điện sáng như sao sa.
- ...nghe tiếng kêu cứu, Mến đã lập tức lao xuống hồ cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
- ...dũng cảm và sẵn sàng cứu người, bạn còn rất khéo léo trong khi cứu người.
- ...khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người làng quê, họ sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với người khác, khi cứu người họ không hề ngần ngại.
- Học sinh thảo luận => đại điện nhóm trả lời.
- ... phẩm chất tốt đẹp của những người làng quê, họ sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, sẵn sàng hi sinh cứu người và lòng chung thuỷ của người thành phố đói với những người đã giúp đỡ mình.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
1 - Luyện đọc lại
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại đoạn 2
? + Tìm ngững từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn 2? 
 + Giọng kêu cứu của chú bé phải đọc như thế nào?
2 - Kể chuyện
?+ Nêu yêu của bài?
- Yêu cầu một học sinh giỏi lên kể mẫu đoạn một.
- Tổ chức kể từng đoạn trong nhóm.
3- Củng cố- dặn dò.
 ?+ Em có suy nghĩ gì về người thành phố?
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh tìm và gạch chân dưới những từ đó.
-...giọng thất thanh.
- Một số học sinh luyện đọc lại đoạn 2.
- Học sinh đọc lại cả bài.
- Đọc yêu cầu. 
- Đọc gợi ý.
- Học sinh kể một đoạn.
- Học sinh kể theo nhóm đôi từng đoạn câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên kể trước lớp.
- Một học sinh lên kể toàn bộ câu chuyện.
toán
Luyện tập chung
I - Mục tiêu.
	- Củng cố kĩ năng tính vào giải toán có lời văn.
- Rèn kĩ năng tính và giải toán bằng 2 phép tính.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Đồ dùng.
	- Đồng hồ.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ.
	- Tự nghĩ phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số => đặt tính và tính vào bảng con.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh làm bài.
 Bài 1.
? + Nêu yêu cầu của bài?
- Quan sát các dữ kiện đã cho trong bài.
- Cột 1 và cột 3: Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => làm bài.
- Tương tự yêu cầu học sinh làm cột 2 và 4.
- Bài này giúp các em ôn tập gì?
? + Muốn tìm thừa số chưa biết làm như thế nào?
 Bài 2.
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con và nêu cách thực hiện.
 Bài 3.
- Giáo viên thực hiện bài toán.
 39 máy bơm
 Đã bán ? máy 
- Yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => tìm hiểu đề => làm bài vào vở.
 Bài 4.
- Quan sát các dữ kiện. Để điền số vào tất cả các ô trống này cho hợp lí, cần phải đưa thêm dữ kiện nào nữa?
- Giáo viên đưa ra các số => yêu cầu học sinh làm (tổ chức trò chơi).
- Điền số vào 
- Học sinh đặt đề toán => tìm hiểu đề toán => làm bài.
- Học sinh làm bài.
- Tìm thừa số chưa biết và tích.
................
- Học sinh làm bài vào bảng con.
- Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt. 
- Học sinh làm bài vào vở.
-...số đã cho là bao nhiêu.
- Học sinh làm bài.
4 - Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
chiều: 
Chính tả
Đôi bạn
I- Mục tiêu.
	- Nghe viết chính xác đoạn từ " Về nhà .... không hề ngần ngại " trong bài Đôi bạn.
	- Viết đúng và đẹp bài chính tả. Làm đúng các bài tập: phân biệt ch/tr hoặc thanh hỏi, thanh ngã.
	- Cẩn thận, sạch sẽ.Có ý thức giữ vở sạch chữ đẹp.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: mát rượi, cưỡi ngựa, khung cửi, sưởi ấm,....
2- Bài mới 
	a- Giới thiệu bài
	b- Hướng dẫn viết chính tả.
 - Giáo viên đọc bài chính tả.
 ?+ Khi biết chuyện bố Mến nói như thế nào?
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Lời nói của bố viết như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai và hướng dẫn luyện viết.
 - Giáo viên đọc bài chính tả.
 - Giáo viên đọc soát lỗi.
 - Chấm và nhận xét một số bài chấm.
 c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2a vào vở Bài tập Tiếng Việt.
 3- Củng cố- dặn dò.
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh đọc bài.
Bố Mến nói về phẩm chất tốt đẹp của những người sống ở làng quê họ luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi có khó khăn, không ngần ngại khi cứu người.
-... 6 câu .
-... sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài vào vở bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Chữa bài - nhận xét.
tiếng việt +
Nhà bố ở
I- Mục tiêu.
	- Nghe - viết chính xác 3 đoạn đầu trong bài "Nhà bố ở".
	- Viết đúng và đẹp bài chính tả. Làm đúng các bài tập phân biệt s / x, l / n.
	- Cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Học sinh viết: lặn lội, Nùng, lùng sục.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
? + Quê Páo ở đâu?
 + Những gì ở thành phố khiến Páo thấy lạ?
 + Bài thơ thuộc thể thơ gì?
 + Khi viết bài thơ cần cách lề mấy ô?
- Yêu cầu học sinh tự tìm những từ dễ viết sai và hướng dẫn luyện viết.
- Giáo viên đọc bài chính tả.
- Giáo viên đọc soát lỗi.
- Chấm và nhận xét một số bài chấm.
c- Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
- Điền vào chỗ chấm gi/r/d.
* .............a.....ẻ,........ạ lúa, ... . ộn......àng.
* ........ung.....ăng, .....ậm.....ạp, bó.....ang.
* .......óng...ả, .....ẻo.....ai, ....ập...ình.
- Học sinh đọc bài.
-...miều núi.
-...đường rộng, nhà cao, người và xe cộ đi lại nườm nượt.
-...thể thơ tự do.
-... 2 ô.
- Học sinh tự tìm và luyện viết vào bảng con.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài , nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò.
	 + Nhận xét giờ học.
toán +
Chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Rèn kĩ năng tính và đặt tính phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Đặt tính và tính.
 750 : 5 910 : 9 804 : 4
 389 : 8 360 : 6 324 : 8
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 820 : 4 - 164 132 x 0 + 368
 132 x 2 + 99 231 - 192 + 89
 Bài 3: Một cửa hàng có 423 cái xe đạp. Đã bán đi 278 cái xe. Cửa hàng lại nhập về 1 số xe gấp 3 lần số xe còn lại. Hỏi cửa hàng có bao nhiêu xe sau khi nhập về?
 Bài 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có cạnh dài 53m, cạnh ngắn 39 m. Tính chu vi thửa ruộng đó?
 Bài 5: Tìm X.
 X x (153 - 148) = 760
 (420 + 375) : X = 3
? + Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
 + Muốn tìm thừa số và số chia chưa biết làm như thế nào?
 3- Củng cố- dặn dò. 
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh làm lần lượt từng phép tính vào bảng con.
- Nêu cách thực hiện.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Nêu cách thực hiện các phép tính.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Phân tích đề toán.
* Số xe còn lại sau khi bán?
* Số xe nhập về?
* Tổng số xe có?
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Học sinh làm bài.
- Tìm thừa số và tìm số chia chưa biết.
.........
Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2005
tập đọc
Về quê ngoại
I - Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ ngữ: đàm sen nở, ríu rít, rực màu rơm phơi, mát rợp,...Ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng, các câu thơ lục bát. Hiểu 1 số từ ngữ trong bài: chân đất, hương trời,..Hiểu nội dung bài: Yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.
	- Đọc lưu loát toàn bài và học thuộc lòng bài thơ.
	- Yêu cảnh đẹp và người dân ở nông thôn Việt Nam..
II - Đồ dùng: 
	- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Kiểm tra bài cũ: 
	Học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài "Đôi bạn"
2 - Bài mới.
a - Giới thiệu bài.
b - Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
*Hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài.
* Giải nghĩa một số từ mới.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
c- Tìm hiểu bài.
? + Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
 + Câu nào cho em biết điều đó?
 + Quê ngoại bạn ở đâu?
 + Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
 + Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
 + Chuyến về thăm quê ngoại đã làm bạn nhỏ có gì thay đổi?
d- Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp đọc thầm.
- Hướng dẫn đọc nối tiếp câu => luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng khổ  ... vở.
- Học sinh làm bài.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tự nhiên xã hội
Vệ sinh môi trường
I- Mục tiêu.
	- Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
	- Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đổi mới môi trường sống.
	- Biết vệ sinh môi trường sống xung quanh mình.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
* Mục tiêu: Học sinh biết được sự ô nhiễm và tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người.
	- Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 sách giáo khoa và trả lời theo nội dung.
	?+ Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Rác có hại như thế nào?
	 + Những con vật nào thường sống ở đống rác? Chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người?
	- Các nhóm thảo luận => Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
	* Kết luận: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rữa và chữa những vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián,...thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trùng gian truyền bệnh cho con người.
2- Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: Nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải.
	- Yêu cầu học sinh quan sát theo cặp các hình trong sách giáo khoa - 69. Chỉ và nỏi việc nào làm đúng, việc làm nào sai.
	- Yêu cầu các nhóm trình bày. Nhóm khác bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
Thứ năm ngày 05 tháng 01 năm 2006
tiếng việt
Ôn tập về tập đọc - học thuộc lòng, kiểm tra (tiết 5)
I- Mục tiêu.
	- Kiểm tra lấy điểm các bài học thuộc lòng. Luyện tập viết đơn.
	- Đọc lưu loát. Viết đơn gửi Thư viện trường xin cấp lại thẻ đọc sách.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Phiếu ghi tên bài tập đọc học thuộc lòng.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Giới thiệu bài.
2 - Bài mới.
a - Kiểm tra tập đọc.
	- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc => xem lại bài trong 1 - 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài.
b- Bài 2:
	?+ Nêu yêu cầu của bài?
	 + Đọc mẫu đơn sách giáo khoa.
	- Yêu cầu 1 học sinh lên nói miệng nội dung lá đơn.
	- Yêu cầu học sinh viết đơn vào vở bài tập - Tiếng Việt.
	- Yêu cầu một số học sinh đọc đơn của mình - học sinh khác bổ sung, nhận xét bài làm của bạn khác.
	- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 1 số đơn.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học
tiếng việt
Ôn tập về tập đọc - học thuộc lòng, kiểm tra (tiết 6)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm các bài học thuộc lòng. Luyện tập viết một lá thư đúng thể thức.
	- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu. Rèn kỹ năng viết, thể hiện đúng nội dung thăm hỏi người thân, câu văn rõ ràng, sáng sủa.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Phiếu ghi tên bài tập đọc học thuộc lòng.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Giới thiệu bài.
2 - Kiểm tra học thuộc lòng.
	- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc => xem lại bài trong 1 đến 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài.
3- Bài 2:
?+ Nêu yêu cầu của bài?
 + Đối tượng viết thư là ai?
 + Nội dung thư nêu gì?
 + Em chọn viết thư cho ai?
 + Muốn thăm hỏi người đó về điều gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Yêu cầu học sinh đọc bài của mình.
- Giáo viên chấm và nhận xét một số bài.
-...một người thân (hoặc người mà mình quý mến)
- Thăm hỏi: sức khoẻ, học tập, làm việc,...
........
.......
- Học sinh viết bài vào vở. Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán
Luyện tập chung - 90
I- Mục tiêu.
	- Ôn tập hệ thống các kiến thức đã học ở nhiều bài về phép tính nhân, chia trong bảng, nhân, chia số có 2, 3 chữ số cho số có 1 chữ số, Tính giá trị biểu thức, chu vi của hình vuông, hình chữ nhật.
	- Rèn kỹ năng tính toán và cách tính chu vi của hình vuông, hình chữ nhật, giải toán về tìm của một số.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Tự nghĩ ra một hình chữ nhật hoặc hình vuông có độ dài do em tự chọn. Tính diện tích của hình đó.
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Luyện tập.
	Bài 1:
- Yêu cầu học sinh nhẩm miệng nối tiếp nhau các biểu thức trong 3 cột đầu.
- Yêu cầu 1 học sinh nêu miệng cột 3.
- Yêu cầu 1 học sinh nêu kết quả cột 4.
?+ Có nhận xét gì về thành phần và kết quả của các biểu thức trong cột 3 hoặc cột 4.
 + Bài toán đã củng cố lại kiến thức gì?
 Bài 2: Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con.
?+ Phải thực hiện phép nhân như thế nào?
 + Thực hiện phép chia như thế nào?
 + Nêu cách thực hiện?
 Bài 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán => làm bài vào vở.
 Bài 4: Giáo viên tóm tắt sẵn đề toán => yêu cầu học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => giải bài toán.
 81 m vải 
 Đã bán ? m vải 
 Bài 5:
- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Bài toán củng cố lại kiến thức gì?
- Với bài toán này phải vận dụng qui tắc nào?
- Học sinh nối tiếp nhau nêu miệng.
- Học sinh nêu miệng kết quả. Cả lớp nhẩm theo.
-...khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích => tích không thay đổi.
- Lấy tích chia cho thừa số này => được thừa số kia.
-...từ phải sang trái.
-...từ phái sang trái bắt đầu từ hàng cao nhất.
- Học sinh làm bài vào vở.
- Học sinh đặt đề toán theo tóm tắt => làm bài vào vở.
..........
.........
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
đạo đức
Ôn tập học kỳ I
I- Mục tiêu.
	- Củng cố một số hành vi đạo đức về việc giừ gìn lời hứa, tự làm lấy việc của mình, biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, biết chia sẻ vui buồn cùng bạn, tích cực tham gia việc lớp, việc trường, quan tâm giúp đỡ hàng xóm và biết ơn thương binh liệt sĩ.
	- Thực hiện và vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
	- Có thái độ tốt về những hành vi trên.
II- Hoạt động dạy và học.
	- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm nhằm hệ thống lại những nội dung đã học. Nội dung thảo luận:
	1- Hãy kể những điều em biết về Bác Hồ? Để tỏ lòng kính yêu Bác, em đã làm gì?
	2- Thế nào là giữ đúng lời hứa? Vì sao phải giữ đúng lời hứa? Em đã biết giữ đúng lời hứa với mọi người chưa?
	3- Em hiểu thế nào là tự làm lấy việc của mình? Em đã làm được những việc gì cho bản thân mình?
	4- Hãy kể cho bạn nghe về việc em đã quan tâm, chăm sóc người thân như thế nào? Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ?
	5- Khi bạn có chuyện buồn, chuyện vui em phải làm gì? Em đã biết chia sẻ vui buồn cùng bạn chưa? Em đã bao giờ được bạn chia sẻ vui, buồn chưa? Lúc ấy em cảm giác như thế nào?
	6- Hãy kể những việc em đã tham gia việc lớp, việc trường.
	7- Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng? Em đã làm gì để giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
	8- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ?
	- Yêu cầu học sinh tiến hành thảo luận, đại diện nhóm báo cáo kết quả.
	- Giáo viên đánh giá tổng kết việc nắm kiến thức của học sinh?
Thứ sáu ngày 06 tháng 01 năm 2006
tiếng việt
Ôn tập -Kiểm tra cuối kì I (tiết 7)
I- Mục tiêu.
	- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm các bài học thuộc lòng. Ôn luyện về dấu chấm, dầu phẩy.
	- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hiểu và cách sử dụng dấu chấm, dấu phẩy.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Phiếu ghi tên bài tập đọc học thuộc lòng.
III - Các hoạt động dạy và học.
1 - Giới thiệu bài.
2 - Kiểm tra học thuộc lòng.
	- Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc => xem lại bài trong 1 đến 2 phút => đọc và trả lời 1 số câu hỏi về nội dung bài.
3- Bài 2:
	- Nêu yêu cầu của bài?
	- Yêu cầu cả lớp đọc thầm câu chuyện vui "Người nhát nhất".
	- Lưu ý: Khi viết cần viết hoa những chữ đầu câu sau khi điền dấu chấm vào chỗ còn thiếu.
	- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
	- Yêu cầu một số học sinh đọc bài sau khi đã điền đủ dấu câu.
?+ Có đúng là người bà trong truyện rất nhát không?
 + Câu chuyện đáng cười ở điểm nào?
4- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tiếng việt
Kiểm tra định kỳ đọc viết cuối kỳ I
Toán
Kiểm tra định kỳ cuối kỳ I
chính tả
Kiểm tra định kỳ cuối kỳ I
chiều:
tiếng việt +
Chữa bài kiểm tra
thể dục +
Ôn rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản - Đội hình đội ngũ
I- Mục tiêu.
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi vượt chướng ngại vật, di chuyển hướng phải trái. Chơi trò chơi "Con cóc là cậu ông trời".
	- Rèn kỹ năng thực hiện động tác tương đối chính xác, chủ động.
	- Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II- Địa điểm phương tiện:
	- Còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Yêu cầu học sinh khởi động khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, vai, hông.
2- Phần cơ bản.
* Ôn: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi vượt chướng ngại vật thấp đi chuyển hướng phải, trái.
* Tập phối hợp các động tác: Tập hợp hàng ngang dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái, đi đều 1 - 4 hàng dọc, đi chuyển hướng phải - trái, mỗi động tác 5 đến 7 phút.
* Chơi trò chơi "Con cóc là cậu ông trời"
3- Phần kết thúc.
- Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Học sinh chạy xung quanh sân trong 2 phút.
- Học sinh khởi động trong 1 phút.
- Cả lớp cùng thực hiện theo đội hình 2 - 4 hàng dọc.
- Tập luyện theo tổ.
- Biểu diễn thi đua giữa các tổ.
- Cả lớp tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh vỗ tay hát trong một phút.
sinh hoạt lớp
Tuần 18
I- Kiểm điểm công tác tuần 18.
	a- Ban cán sự lớp lên nhận xét một số tình hình chung diễn biến trong tuần.
	b- Giáo viên tổng kết chung công tác trong tuần:
	- Tích cực ôn tập để chuẩn bị kỳ thi cuối kỳ I vào ngày thứ sáu trong tuần.
	- Tham gia tốt cuộc thi " Ai là triệu phú tri thức" do nhà trường tổ chức.
	- Mười đội viên được kết nạp trong tháng đã trở thành tấm gương cho các bạn noi theo trong việc học tập cũng như tu dưỡng đạo đức.
	- Hoàn thành tốt kỳ thi định kỳ cuối kỳ I.
	- Tuyên dương học sinh: 
	* Hoàng Lê Đạt.
	* Vũ Hằng Nga.
	* Nguyễn Quỳnh Nga.
II- Phương hướng phấn đấu.
	- Khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong tuần và phát huy những ưu điểm đã đạt được.
	- Tham gia đầy đủ các cuộc thi do nhà trường phát động.
	- Nghiêm cấm hiện tượng nói tục khi giao tiếp với bạn. 
	- Tích cực rèn chữ và giữ vở sạch chữ đẹp.
III- Chương trình văn nghệ.
	- Lớp phó văn thể lên điều khiển chương trình văn nghệ của lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docBo giao an lop 3 moi nhat.doc