Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường tiểu học Hải Tân

Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường tiểu học Hải Tân

Tập đọc - Kể chuyện

ĐÔI BẠN

 I/ Mục tiêu: * Ðọc :- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.

 - Rèn đọc đúng các từ: sơ tán, san sát, cầu trượt, công viên, .

 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người ở thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK- HS K-G trả lời được câu 5)

 *Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý. ( HS K- G kể lại được toàn bộ câu chuyện)

 II / Chuẩn bị Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh cầu trượt, đu quay.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 16 - Trường tiểu học Hải Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010 
Tập đọc - Kể chuyện
ĐÔI BẠN
 I/ Mục tiêu: * Ðọc :- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời các nhân vật.
 - Rèn đọc đúng các từ: sơ tán, san sát, cầu trượt, công viên, ...
 - Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người ở thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK- HS K-G trả lời được câu 5)
 *Kể chuyện : Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý. ( HS K- G kể lại được toàn bộ câu chuyện)
 II / Chuẩn bị Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh cầu trượt, đu quay.
 III/ Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Ba em đọc bài “ Nhà rông ở Tây Nguyên “ 
- Nhà rông thường dùng để làm gì?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* H/dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Y/cầu HS đọc nối tiếp từng câu trước lớp. 
- Sửa lỗi phát âm cho HS,
- Gọi 3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn trong bài 
- Nhắc nhớ ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp .
- Kết hợp giải thích các từ khó trong sách giáo khoa (sơ tán , tuyệt vọng  ).
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đồng thanh đoạn 1. 
- Hai em đọc nối tiếp nhau đoạn 2 và 3.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Y/c cả lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
? Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
?Lần ra thị xã chơi Mến thấy ở thị xã có gì lạ?
- Y/c HS đọc thành tiếng đoạn 2 cả lớp đọc thầm theo trao đổi và trả lời :
? Ở công viên có những trò chơi gì ?
? Ở công viên Mến đã có hành động gì đáng khen ?
? Qua hành động này, em thấy Mến có đức tính gì đáng quý?
- Mời một em đọc đoạn 3 cả lớp theo dõi đọc thầm theo và trả lời câu hỏi .
? Em hiểu câu nói của người bố như thế nào ? 
? Tìm những chi tiết nói lên tình cảm thủy chung của gia đình Thành đối với người đã giúp đỡ mình 
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3. 
- Hướng dẫn đọc đúng bài văn 
- Mời 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Mời 1 em đọc lại cả bài. 
- Nhận xét ghi điểm.
­) Kể chuyện : 
1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ 
2. H/dẫn HS kể chuyện:
*Bài tập 1: - Mở bảng phụ đã ghi sẵn trước gợi ý học sinh nhìn tranh và câu hỏi gợi ý để kể từng đoạn .
 - Gọi một em khá kể mẫu một đoạn câu chuyện dựa theo bức tranh minh họa .
- Mời từng cặp học sinh lên kể .
- Gọi 3 em tiếp nối nhau tập kể 3 đoạn câu chuyện trước lớp .
- Yêu cầu một em kể lại cả câu chuyện 
- Giáo viên bình chọn bạn kể hay nhất .
 3) Củng cố dặn dò : 
- Qua câu chuyện em có cảm nghĩ gì ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn xem trước bài “ Về quê ngoại” 
- Ba em lên bảng đọc tiếp nối 3 đoạn trong bài “Nhà rông ở Tây Nguyên “ và TLCH.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu .
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện phát âm các từ khó.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Tìm hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Lớp đọc từng đoạn trong nhóm .
- Đọc đồng thanh đoạn 1 của bài .
- Hai học sinh đọc lại cả đoạn 2 và 3.
- Đọc thầm đoạn 1.
+ Thành và Mến quen nhau từ nhỏ khi gia đình Thành sơ tán về quê Mến ở nông thôn 
+ Có nhiều phố , phố nào nhà cửa cũng san sát cái cao cái thấp không giống nhà ở quê.
- Một em đọc đoạn 2 của bài cả lớp theo dõi và trả lời :
+ Ở công viên có cầu trượt , đu quay.
+ Nghe tiếng cứu, Mến liền lao xuống ao cứu một em bé đang vùng vẫy tuyệt vọng.
+ Mến rất dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không sợ nguy hiểm đến tính mạng.
+ HS trả lời
- Một em đọc đoạn 3 cả lớp đọc thầm theo .
+ Ca ngợi những người sống ở làng quê rất tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác ...
+ Tuy đã về thị trấn nhưng vẫn nhớ gia đình Mến ba Thành đón Mến ra thị xã chơi 
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu 
- Ba em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn 
- 1 Học sinh đọc lại cả bài.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất 
- Quan sát các câu hỏi gợi ý và các bức tranh để nắm được nội dung từng đoạn của câu chuyện .
- 1 em khá nhìn tranh minh họa kể mẫu đoạn 1 câu chuyện .
- Lần lượt mỗi lần 3 em kể nối tiếp theo 3 đoạn của câu chuyện cho lớp nghe 
- Một hoặc hai em kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp .
- Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất 
- Học sinh lần lượt nêu lên cảm nghĩ của mình về câu chuyện .
************************************
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I/ Mục tiêu : -Rèn luyện kĩ năng tính và giải bài toán có hai phép tính .
 II/ Chuẩn bị : - Bộ đồ dùng học toán .
 III/ Hoạt động dạy - học::	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS làm BT:
Bài 1: - Gọi nêu yêu cầu bài tập.
- y/c điền số theo nhóm
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Gọi ba em lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3 - Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở 
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải .
- Chấm bài, nhận xét đánh giá.
Bài 4 - Gọi HS đọc bài 4 ( cột 1,2,4)
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi hai học sinh lên bảng giải .
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
* Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Lên trình bày kết quả và nêu được cách tìm thưà số chưa biết.. 
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở 
 684 6 845 7
 08 114 14 120
 24 05
- Một học sinh đọc đề bài .
- Nêu dự kiện và yêu cầu đề bài .
- Cả lớp làm vào vở .
- Một em giải bài trên bảng, lớp bổ sung .
Giải
Số máy bơm đã bán là :
36 : 9 = 4 ( cái )
Số máy bơm còn lại :
36 – 4 = 32 ( cái)
 Đ/ S: 32 máy bơm
- Một em đọc đề bài. 
- Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung 8 + 4 = 12 , 8 x 4 = 32 , 8 - 4 = 4 ; 8 : 4 = 2 
***********************************************************
Buổi chiều: 
Rèn chữ:
Bài viết: VỀ QUÊ NGOẠI
I- Mục tiêu:
- HS đọc đúng đoạn bài viết trong bài " Về quê ngoại".
- Rèn HS viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn viết trong bài "Về quê ngoại" 
- Gdục HS luyện chữ viết đẹp và trình bày sạch đẹp
II- Đồ dùng dạy học: Vở mẫu chữ
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Hoạt động 1:
- GV đọc mẫu đoạn chép sẵn ở trên bảng
- GV nêu câu hỏi củng cố phần nội dung
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê?
+ Bạn thấy ở quê có những gì lạ?
+ Chữ đầu câu phải viết như thế nào?
+ Cách trình bày bài thơ như thế nào?
- GV hướng dẫn HS cách trình bày
- GV y/cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con.
2. Hoạt động 2: HS thực hành viết vào vở
- GV yêu cầu HS viết vào vở
- GV theo di, uốn nắn những HS còn chậm 
3. Hoạt động 3: GV thu bài chấm
- GV thu bài chấm, nhận xét
4.Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS VN luyện viết lại những từ còn viết sai.
- HS lắng nghe
- HS đọc 2 đoạn chép
- HS lần lượt trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- HS lắng nghe
- HS viết bảng những từ dễ viết sai 
- HS chép bài vào vở ( GV chú ý uốn nắn thêm cho các em viết chậm)
- HS lắng nghe
*****************************
Luyện tập Toán:
LUYỆN TẬP 
 I/ Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức về phép nhân, phép chia và giải toán. 
 - Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì trong học tập.
 - Giáo dục HS chăm học toán.
 II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. H/dẫn HS làm các BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: SỐ ?
SBC
425
425
727
727
S. chia
6
7
8
9
Thương
Số dư
 Bài 2: Mỗi tuần lễ có 7 ngày. Năm 2004 có 366 ngày. Hỏi năm 2004 gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày ?
Bài 3: Ngọc có 24 con tem, số tem của Hùng gấp đôi số tem của Ngọc. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu con tem?
- Theo dõi và giúp đỡ những HS yếu.
Bài 4: HS K-G
 Giải toán theo tóm tắt sau:
 Bếp ăn có: 260 kg gạo
 Đã ăn: số gạo
 ? còn ? kg gạo
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài. Lớp bổ sung.
SBC
425
425
727
727
S. chia
6
7
8
9
Thương
 70
 60
 90
 80
Số dư
 5
 5
 7
 7
Giải:
366 : 7 = 52 (dư 2)
Vậy năm 2004 có 52 tuần lễ và 2 ngày.
ĐS: 52 tuần lễ, 2 ngày.
- HS tìm được số tem của Hùng = phép tính nhân (24 x 2) sau đó tìm số tem của 2 bạn bằng cách lấy số tem của Ngọc + với số tem của Hùng.
- Nêu miệng đề toán và giải.
 Số gạo đã ăn: 260 : 4 = 65 ( kg)
 Số gạo còn: 260 - 65 =195 ( kg gạo)
 Đáp số: 195 kg gạo
*********************************
Luyện tập Tiếng Việt:
RÈN ĐỌC
 I/ Mục tiêu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong các tuần đã học.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy, ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu chấm, dấu phẩy.
 II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài tập đọc trong các tuần đã học.
- Theo dõi từng nhóm uốn nắn cho các em.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm kết hợp TLCH trong SGK.
- Cùng với cả lớp nhận xét tuyên dương.
2/ Củng cố - Dặn dò: Về nhà đọc lại 
nhiều lần.
- Các nhóm tiến hành luyện đọc theo yêu cầu của GV.
- Thi đọc cá nhân.
- Thi đọc theo nhóm.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn và nhóm đọc hay, tuyên dương.
- Về nhà đọc lại bài.
**************************************
Thể dục
BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG
VẬN ĐỘNG CƠ BẢN
 I/ Mục tiêu: -Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình. 
 - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
 - Biết cách di chuyển hướng phải, trái đúng cách.
 - Chơi trò chơi : Kết bạn và tham gia chơi tốt.
 II/ Địa điểm phương tiện :
 - Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ. 
 - Chuẩn bị còi, kẻ sẵn vạch để tập đi chuyển hướng phải, trái.
 III/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
1/Phần mở đầu :
- GV tập trung lớp phổ biến nội dung tiết học. 
- Yêu cầu lớp làm các động tác khởi động .
- Chạy chậm thành một vòng tròn xung quanh sân tập .
- Chơi trò chơi : ( Kết bạn )
2/Phần cơ bản :
* Ôn tập hàng ngang , dóng hàng điểm số 
- Giáo viên điểu khiển hô cho cả lớp ôn lại các động tác đội hình đội ngũ .
- Giáo viên chia lớp về từng tổ để luyện tập.
- Giáo viên đến từng tổ nhắc nhớ đ ... T2).
 III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở của học sinh. 
- Gọi 2HS đọc bài viết ở tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 1 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi y.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh họa và đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Kể chuyện lần 1:
? Truyện có những nhân vật nào ?
? Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu chàng ngốc đã làm như thế nào?
? Về nhà anh chàng khoe với vợ điều gì ? 
? Chị vợ ra trông kết quả ra sao ? 
? Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo ?
- Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2 :
- Yêu cầu một học sinh giỏi kể lại.
- Yêu cầu từng cặp kể lại cho nhau nghe.
- Mời 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp. 
- Lắng nghe và nhận xét.
? Câu chuyện này buồn cười ở chỗ nào ?
Bài tập 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý trong SGK.
? Em chọn viết về đề tài gì (nông thôn hay thành thị) ?
- Nhắc học sinh có thể dựa vào bài luyện từ và câu để tập nói trước lớp về thành thị hoặc nông thôn.
- Mở bảng phụ yêu cầu đọc các câu gợi ý.
- Mời một em làm mẫu - tập nói trước lớp. Cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Mời 5 – 7 em trình bày bài nói trước lớp. 
- Theo dõi nhận xét bài học sinh. 
3) Củng cố - Dặn dò:
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 2 em đọc bài viết: Giới thiệu tổ em.
- Lớp theo dõi.
- Lắng nghe.
- 2 em đọc yêu cầu bài và gợi ý.
 Cả lớp đọc thầm gợi ý và quan sát tranh minh họa.
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Trong chuyện này có chàng ngốc và vợ .
+ Chàng đã kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa ở ruộng bên.
+ Chàng khoe với vợ là mình đã kéo cây lúa lên cao hơn cây lúa của nhà bên cạnh.
+ Chị vợ ra xem thấy cả ruộng lúa nhà mình bị héo rũ. 
+ Vì cây lúa bị kéo lên đứt rễ nên bị héo. 
- Lớp theo dõi giáo viên kể lần 2 .
- 1HSG kể lại câu chuyện. 
- Tập kể theo cặp.
- 4 em thi kể lại câu chuyện trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hay nhất.
+ Chàng ngốc đã kéo lúa lên làm cho lúa chết hết lại tưởng sẽ làm cho lúa tốt hơn.
- 1 học sinh đọc đề bài tập 2 .
- Nêu nội dung yêu cầu của bài tập. Quan sát mẫu các câu hỏi gợi ý và dựa vào tiết luyện từ và câu trước để tập nói những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn trước lớp.
- 1 em làm mẫu tập nói trước lớp.
- Cả lớp làm bài.
- 5 - 7 em thi nói trước lớp.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2 em nhắc lại nội dung bài học.
************************************
Toán
LUYỆN TẬP
 I/ Mục tiêu : - Biết tính giá trị của biểu thức có dạng: chỉ có phép tính cộng, trừ, chỉ có phép tính nhân, chia; có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
 - Rèn tính toán nhanh và chính xác.
 II/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
- KT 2 em: Tính giá trị của biểu thức sau
 252 + 10 x 3 145 - 100 : 2
- Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT.
- yêu cầu HS làm bài trên bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2 :
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu 1HS làm mẫu một bài.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Cho HS đổi chéo vở KT bài nhau. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
Bài 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3) Củng cố - Dặn dò:
 Dặn về nhà xem lại các BT đã làm.
- 2HS lên bảng làm bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- 1 em nêu yêu cầu BT.
- Lấy bảng con ra làm bài.
 21 x 2 x 4 = 42 x 4 
 = 168
 147 : 7 x 6 = 21 x 6 
 = 126
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp cùng thực hiện làm mẫu một bài rồi thực hiện vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp bổ sung. 
 a/ 375 -10 x 3 = 375 – 30 
 = 345
 b/ 64 : 8 + 30 = 8 + 30 
 = 38 
- Đổi vở để KT bài nhau.
- 1HS nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 2HS lên bảng thực hiện, lớp nhận xét bổ sung 
 a/ 81 : 9 + 10 = 9 + 10 
 = 19
 b/ 11 x 8 – 60 = 8 8 – 60 
 = 28 
- HS nhắc lại 3 QT tính giá trị biểu thức.
*************************************
SINH HOẠT SAO
 I/ Mục tiêu : - Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
- HS vui chơi giải trí, ca múa hát tập thể.
 - Giáo dục HS có tinh thần đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau.
 II/ Hoạt động dạy hoc :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV đánh giá chung:
a.Ưu điểm:
 - Nề nếp lớp được duy trì tốt.
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học. Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi 
b.Khuyết điểm:
- 1số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài
- Chữ viết còn cẩu thả: Lương, Vân Anh,...
* Cho HS ôn luyện các bài múa:
- Tập trung HS thành đội hình vòng tròn.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp ôn các bài múa : Con gà trống ; Cả nhà thương nhau....
- GV theo dõi uốn nắn cho từng em.
*T/chức cho HS chơ “ Mèo đuổi chuột"
- Nêu tên TC, phổ biến luật chơi rồi cho HS chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì các nề nếp đã có.
- LĐVS sạch sẽ
-Tăng cường học nhóm ở nhà, giúp nhau cùng tiến bộ
- Tiếp tục thu nộp các khoản.
* Dặn dò : Về nhà tập luyện thêm. 
1. Đánh giá các hoạt động tuần 5 :
 - * Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp phê bình và tự phê bình.
3. Bình bầu sao, cá nhân xuất sắc:
 - Sao : Chăm chỉ
- Cá nhân: Khang, Tín, Trâm
2. Lớp sinh hoạt văn nghệ
- Cả lớp tập trung theo đội hình vòng tròn và tập luyện các bài múa của Sao nhi đồng.
- Tham gia chơi TC chủ động, tích cực.
- HS lắng nghe
- Về nhà ôn lại các bài múa.	
 Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC( 2 tiết)
 A/ Yêu cầu:
 - Củng cố 1 số kiến thức đã học về từ có vần âc/ât và s/x.
 - Đặt câu có hình ảnh so sánh.Luyện đọc cho học sinh toàn lớp.
 - Giáo dục hs ý thức tự giác, kiên trì trong học tập.
 B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1:1/ Hướng dẫn HS làm BT:
+ Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống xơ hay sơ:
 ... suất , ... sài , ... mít , ... xác , ... lược , ... kết , ... đồ , ... mướp , ... cứng , ... múi .
Bài 2: 
Tìm các từ ngữ có vần âc hay ât có nghĩa như sau:
- Loại xôi màu đỏ.
- Động tác tỏ vẻ đồng ý.
- Ngày sinh của mỗi người.
- Ngày nghỉ trong tuần.
- Động tác đưa một vật từ dưới đất lên cao.
Bài 3: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh.
+ Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
+ Chấm, chữa bài.
Tiết 2: Kiểm tra đọc các bài đã học.
- GV viết tên các bài tập đọc đã học vào các là phiếu, y/c HS lên bốc thăm và đọc bài có tên trong các lá phiếu đó.
- Y/c HS toàn lớp theo dõi bạn đọc để nhận xét và cùng GV ghi điểm cho bạn.
- Nhận xét, đánh giá. Khen ngợi HS đọc bài tốt.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
-Lớp đọc yêu cầu từng bài và làm vào vở.
- HS chữa bài, lớp bổ sung:
Sơ suất , sơ sài, xơ mít, xơ xác, sơ lược, sơ kết, sơ đồ, xơ mướp. xơ cứng, xơ múi.
- xôi gấc.
- Gật đầu.
- sinh nhật.
- chủ nhật.
- nhấc bổng.
- Đặt câu và đọc lên để cả lớp nhận xét.( Nhiều em đọc)
- Làn da của bạn Lan trắng như trứng gà bóc.
- Nụ cười của Hà tươi như hoa.
- HS lần lượt lên bốc thăm để đọc bài.
Hát nhạc 
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC
GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC THÔNG QUA TRÒ CHƠI
A/ Mục tiêu : -Biết nội dung câu chuyện. Qua câu chuyện học sinh biết âm nhạc còn có tác động tới loài vật .
 -Biết tên gọi các nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi .
B/ Chuẩn bị :- Giáo viên đọc kĩ câu chuyện cá heo với âm nhạc .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra về các đồ dùng liên quan tiết học mà học sinh chuẩn bị .
 2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Tiết học này chúng ta sẽ nghe kể chuyện và tìm hiểu tên nốt nhạc .
-Giáo viên ghi tựa bài lên bảng ,
b) Khai thác:
*Hoạt động 1 :Kể chuyện âm nhạc .
-Đọc cho học sinh nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc .
-Đọc lại từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi . 
-Cho học sinh ôn lại lời bài hát một hai lần .
*Hoạt động 2 : - Giới thiệu đến học sinh 7 nốt nhạc 
- Các nốt có tên là : ĐÔ – RÊ – MI – PHA – SON – LA – SI 
-Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi bảy anh em .
-Yêu cầu bảy em đứng cạnh nhau theo thứ tự trên .
- Giáo viên gọi tên “ Đô “ người có tên đó hô “ có “ cứ lần lượt cho đến hết 
-Trò chơi khuông nhạc bàn tay .
-Giới thiệu các nốt trên khuông tượng trưng qua bàn tay .
-Hướng dẫn chơi theo hướng dẫn của sách giáo khoa 
c/ Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà tập hát cho thuộc lời bài hát .
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị các dụng cụ học tập của các tổ viên tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Ha học sinh nhắc lại tựa bài 
-Học sinh nhắc lại tên bài bài học 
-Lớp lắng nghe câu chuyện một lượt 
-Sau đó cả lớp trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn câu chuyện .
-Hát lại bài hát đã học 1- 2 lần .
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh lần lượt nêu tên 7 nốt nhạc .
- 7 em lên mỗi em mang một tên theo thứ tự : Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La – Si .
-Khi nghe giáo viên gọi tên “Đô “ thì bạn có tên đó hô to “ có! “và xưng tên “ tôi là Đô “ 
- Lớp thực hành chơi “ Khuông nhạc bàn tay “
-Các em chỉ làm quen vị trí của 5 nốt nhạc đầu trên bàn tay : Đo – Rê – Mi – Pha – Son .
– Các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi trước lớp 
-Học sinh về nhà tự ôn cho thuộc bài hát xem trước bài hát tiết sau 
 Tiếng Việt
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 A/ Yêu cầu: - HS nghe - viết chính xác đoạn 1 của bài: Đôi bạn.
 - Rèn cho HS có kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài sạch, đẹp.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc đoạn 3 trong bài Đôi bạn.
- Gọi 1HS đọc lại.
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
+ Câu nói của bố trình bày như thế nào?
- Yêu cầu viết các từ khó trên bảng con, ghi nhớ.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
* Dặn dò: Về nhà luyện viết lại cho đúng những chữ đã viết sai.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- 1HS đọc lại.
- Viết hoa các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng.
- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch ngang đầu dòng.
- Tập viết các chữ khó vào bảng con.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Chữa lỗi, rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 162BUOI CKT.doc