Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Danh Thị Hồng Lựu

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Danh Thị Hồng Lựu

Tập đọc - Kể chuyện

MỒ CÔI XỬ KIỆN

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A - Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .

- Hiểu ND : Ca ngợi sự thông minh của mồ côi ( Trả lời được các CH trong SGK )

B - Kể chuyện

 Kể lại được từng đoạn cũa câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá , giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).

Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 38 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 936Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Danh Thị Hồng Lựu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện
MỒ CÔI XỬ KIỆN
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
A - Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật .
- Hiểu ND : Ca ngợi sự thông minh của mồ côi ( Trả lời được các CH trong SGK ) 
B - Kể chuyện
 Kể lại được từng đoạn cũa câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá , giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể).
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tập đọc
1. KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)
- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ba điều ước. 
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. DẠY - HỌC BÀI MỚI
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1phút)
- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và tìm hiểu câu chuyện Mồ Côi xử kiện. Qua câu chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh, tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh, tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà trước sự gian trá của tên chủ quán ăn.
* Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)
 Mục tiêu:
Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : công đường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,...
Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : công trường, bồi thường,...
 Cách tiến hành:
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chúù ý :
+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng.
+ Giọng chủ quán : vu vạ gian trá.
+ Giọng bác nông dân khi kể lại sự việc thì thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì ngạc nhiên.
+ Giọng của Mồ Côi : nhẹ nhàng thong thả, tự nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân ; nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc ; oai vệ trong lời phán xét cuối cùng.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh sửa lỗi ngắt giọng cho HS.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (8 phút)
 Mục tiêu
HS trả lời được câu hỏi
Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : 
 Cách tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.
- Trong truyện có những nhân vật nào ?
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
- Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn trong quán có phải trả tiền không ? Vì sao ?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ quán đòi trả tiền ?
- Lúc đó Mồ Côi hỏi bác thế nào ?
- Bác nông dân trả lời ra sao ?
- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm của thức ăn trong quán ?
- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền ?
- Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả tiền chủ quán bằng cách nào ?
- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần ?
- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục ?
- Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà. Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện.
* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6 phút)
 Mục tiêu:
Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện và 
Cách tiến hành:
- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai.
- Yêu cầu HS đọc bài theo vai trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu.
- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
- Đọc từng đoạn trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :
- Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc, / vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ Ngài xét cho.//
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên / "hít mùi thịt", / một bên / "nghe tiếng bạc".// Thế là công bằng.//
- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới. HS đặt câu với từ bồi thường.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối.
- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK.
- Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán.
- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền.
- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến.
- Bác nông dân nói : "Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả."
- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không ?
- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán.
- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán.
- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán.
- Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần.
- Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng (2 nhân 10 bằng 20 đồng).
- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên "hít mùi thơm", một bên "nghe tiếng bạc", thế là công bằng.
- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp để đặt tên khác cho câu chuyện, sau đó đại diện HS phát biểu ý kiến. Ví dụ : 
+ Đặt tên là : Vị quan toà thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi trong việc xử kiện.
+ Đặt tên là : Phiên toà đặc biệt vì lí do kiện bác nông dân của tên chủ quán và cách trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nông dân thật đặc biệt.
- 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo các vai : Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán.
- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay.
Kể chuyện
* Hoạt động 4: Xác định yêu cầu (1 phút)
 Mục tiêu:
Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể
chuyện trang 132, SGK.
* Hoạt động 5 : Kể mẫu (3 phút)
 Mục tiêu:
Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ câu chuyện.
Cách tiến hành:
- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1. Nhắc HS kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện, ngắn gọn và không nên kể nguyên văn như lời của truyện.
- Nhận xét phần kể chuyện của HS.
* Hoạt động 6: Kể trong nhóm (7 phút)
 Mục tiêu:
 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.
* Hoạt động 7: Kể trước lớp (8phút)
 Mục tiêu:
 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ câu chuyện.
Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện. Sau đó, gọi 4 HS kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi ý.
- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét : Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng. Một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.
- Kể chuyện theo cặp.
- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
TỐN
Tiết 81: TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
- Biết cách tính giá trị của biểu thức cĩ dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC – CHUẨN BỊ THẦY VÀ TRỊ :
Chuẩn bị bảng phụ nội dung bài tập bài 1 , bài 2 , bài 3 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DẠY - HỌC CHỦ YẾU : :
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu:
b. HD TH bài:
c. Luyện tập - thực hành:
3. Củng cố, dặn dị:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 80.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
- GV nêu Tiến trình dạy học bài học, ghi đề.
* Tính giá trị của biểu thức cĩ dấu ngoặc.
- GV viết lên bảng hai biểu thức:
 30 + 5 : 5 và (30 + 5 ) : 5
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm cách tính giá trị của hai biểu thức trên.
- Yêu cầu HS tìm điểm khác nhau giữa hai biểu thức.
- GV nêu quy tắc tính giá trị biểu thức cĩ chứa dấu ngoặc.
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức với nhau.
- GV viết lên bảng biểu thức:
 3 x (20 - 10).
- Tổ chức cho HS học thuộc lịng quy tắc.
Bài 1: 
- Cho HS nhắc lại cách làm bài, sau đĩ yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
Bài 2:
- Hướng dẫn làm tương tự như với bài tập 1
.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề tốn.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về tính giá trị của biểu thức.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS ... học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS trả lời 1 câu hỏi về bài.
- Cho điểm HS.
Chú ý : Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS mà GV quyết định số lượng HS được kiểm tra học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Ôân luyện về viết đơn (15 phút)
 Mục tiêu:
- Ôn luyện về cách viết đơn.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc lại mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
- Mẫu đơn hôm nay các em viết có gì khác với mẫu đơn đã học ?
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc đơn của mình và HS khác nhận xét.
- HS nhắc lại : Hai bàn tay em, Khi mẹ vắng nhà, Quạt cho bà ngủ, Mẹ vắng nhà ngày bão, Mùa thu của em, Nhớ lại buổi đầu đi học, Bận, Tiếng ru, Quê hương, Vẽ quê hương, Cảnh đẹp non sông, Vàm Cỏ Đông, Nhớ Việt Bắc, Nhà bố ở, Về quê ngoại, Anh Đom Đóm.
- Lần lượt HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 2 HS đọc lại mẫu đơn trang 11 SGK.
- Đây là mẫu đơn xin cấp lại thẻ đọc sách vì đã bị mất.
- Nhận phiếu và tự làm.
- 5 đến 7 HS đọc lá đơn của mình.
ĐƠN XIN CẤP LẠI THẺ ĐỌC SÁCH
Kính gửi : Thư viện Trường Tiểu học .
Em tên là : .. Nam/Nữ.
Sinh ngày : .
Nơi ở : 
Học sinh lớp : 3 Trường Tiểu học ...
Em làm đơn này xin đề nghị Thư viện cấp cho em thẻ đọc sách năm 2009 vì em đã trót làm mất.
	Được cấp thẻ đọc sách, em xin hứa thực hiện đúng mọi quy định của Thư viện.
Em xin trân trọng cảm ơn !
	 Người làm đơn
 .
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS ghi nhớ mẫu đơn và chuẩn bị giấy để tiết sau viết thư.
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 6
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đcọ như tiết 1 
- Bước đầu viết được một bức thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
HS chuẩn bị giấy viết thư.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài (1 phút)
- Nêu mục tiêu của tiết học và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 1: Kiểm tra HTL (15 phút)
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
* Hoạt động 2: Rèn kĩ năng viết thư (15 phút)
 Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết thư : Yêu cầu viết một lá thư đúng thể thức, thể hiện đúng nội dung. Câu văn rõ ràng, có tình cảm.
Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Em sẽ viết thư cho ai ?
- Em muốn thăm hỏi người thân của mình về điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư gửi bà.
- Yêu cầu HS tự viết bài. GV giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi một số HS đọc lá thư của mình. GV chỉnh sửa từng từ, câu cho thêm chau chuốt. Cho điểm HS.
* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà viết thư cho người thân của mình khi có điều kiện và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Em viết thư cho bà, ông, bố, mẹ, dì, cậu, bạn học cùng lớp ở quê,...
- Em viết thư hỏi bà xem bà còn bị đau lưng không ?/ Em hỏi thăm ông xem ông có khoẻ không ? Vì bố em bảo dạo này ông hay bị ốm. Ông em còn đi tập thể dục buổi sáng với các cụ trong làng nữa không ?/ Em hỏi dì em xem dạo này dì bán hàng có tốt không ? Em Bi còn hay khóc nhè không ?...
- 1 HS đọc bài Thư gửi bà trang 81 SGK, cả lớp theo dõi để nhớ cách viết thư.
- HS tự làm bài.
- 7 HS đọc lá thư của mình.
TỐN
Bài 88: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Giúp HS củng cố về:
- Biết tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuơng qua việc giải tốn cĩ nội dung hình học 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC – CHUẨN BỊ THẦY VÀ TRỊ :
Chuẩn bị bảng phụ nội dung bài tập bài 1 ( a ) , bài 2 , bài 3 , bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Luyện tập - thực hành:
3. Củng cố, dặn dị
- Kiểm tra các bài tập về nhà của tiết 87.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
- GV nêu Tiến trình dạy học bài học, ghi đề.
Bài 1: (a)
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Đề bài hỏi chu vi theo đơn vị mét nên sau khi tính chu vi theo xăng-ti-mét phải đổi ra mét.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề tốn.
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ bài tốn.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS về nhà ơn lại các bảng nhân chia đã học, nhân, chia số cĩ ba chữ số với số cĩ một chữ số, tính chu vi của hình chữ nhật, hình vuơng, ... để kiểm tra cuối học kì.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bái tập. 
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
Đáp số: 100m , 
- 1 HS đọc.
- HS làm bài, sau đĩ đổi vở kiểm tra chéo.
Đáp số: 2 m.
- 1 HS đọc đề bài tốn.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập
 - HS điền 69 > 45
Đáp số: 6cm.
- 1 HS đọc.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số : 40m
ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
TIẾT 7
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiểm tra : ( đọc) theo yêu cầu cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 3 , học kì 1 .
TỐN
Tiết 89: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
Giúp HS củng cố về:
- Biết làm tính nhân , chia trong bảng ; nhân ( chia ) số cĩ hai , ba chữ số với ( cho ) số cĩ một chữ số .
- Biết tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuơng , giải tốn về tìm một phần mấy của một số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC – CHUẨN BỊ THẦY VÀ TRỊ :
Chuẩn bị bảng phụ nội dung bài tập bài 1 , bài 2 ( cột 1,2,3 ), bài 3 , bài 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DẠY - HỌC CHỦ YẾU : 
Tiến trình dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới :
a. Giới thiệu:
b. Luyện tập - thực hành:
3. Củng cố, dặn dị:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập về nhà của tiết 88.
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
- GV nêu Tiến trình dạy học bài học, ghi đề.
Bài 1: 
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đĩ hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- GV chấm một số bài của HS.
Bài 2: ( cột 1,2,3 ), 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình chữ nhật và làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích bài tốn.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, cho điểm HS.
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về phép nhân, chia trong bảng và nhân, chia số cĩ hai, ba chữ số với số cĩ mọt chữ số; ơn tập về giải tốn cĩ lời văn để chuẩn bị kiểm tra học kì.
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS tự làm bài và kiểm tra bài của bạn.û
- 03 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số: 320m.
- 1 HS đọc bài.
- HS trả lời theo các câu hỏi của GV.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập.
Đáp số: 54m.
TUẦN 18 Thứ .......... ngày .......... tháng .......... năm 2009
TIẾT 8
Kiểm tra ( viết ) theo yêu cầu cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 3 HK1 
TỐN
TIẾT 90 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( CUỐI KÌ 1 )
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố lại:
* Tập chung vào việc đánh giá :
- Biết nhân , chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học ; bảng chia 6 , 7 .
- Biết nhân số cĩ hai , ba chữ số với số cĩ một chữ số ( cĩ nhớ một lần ) , chia số cĩ hai , ba chữ số cho số cĩ một chữ số ( chia hết và chia cĩ dư ) .
- Biết tính giá trị biểu thức số cĩ đến hai dấu phép tính .
- Tính chu vi hình chữ nhật , chu vi hình vuơng .
- Xem đồng hồ , chính xác đến 5 phút .
- Giải bài tốn cĩ hai phép tính .
b) Kỹ năng: Làm bài đúng, chính xác.
c) Thái độ: Yêu thích mơn tốn, tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ:
	* GV: Đề kiểm tra.
	* HS: VBT, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động.
 1. Tính nhẩm:
	7 x 8 = . 16 : 2 =  36 : 6 =  49 : 7 = 
2 x 5 =  72 : 8 =  9 x 3 =  63 : 7 = 
6 x 4 =  25 : 5 =  4 x 8 =  7 x 5 =  
2. Đặt tính. rồi tính :
 42 x 6 203 x 4 836 : 2 948 : 7
3. Tính giá trị của biểu thức.
 a) 12 x 4 : 2 =  b) 35 + 15 : 5 = 
 =  =  
4. Một cửa hàng cĩ 96 kg đường , đã bán được 1/4 Kg đường đĩ. Hỏi cửa hàng cịn lại bao nhiêu kg đường ?
 Bài giải.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Một hình chữ nhật cĩ chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm.
a) Chu vi hình chữ nhật đĩ là:
 A. 20cm B. 28cm C. 32cm D. 40c
b) Đồng hồ chỉ :
 A 5 giờ 10 phút B 2 giờ 5 phút C 2 giờ 25 phút D 3 giờ 25 phút
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM :
+ Bài 1 : 3 điểm (mỗi phép tính tính đúng được 1/6 điểm ) ( 4 bài = 1 điểm )
+ Bài 2 : 2 điểm ( đặt tính và tính đúng mỗi phép tính = ½ điểm )
+ Bài 3 : 1 điểm ( tính đúng giá trị mỗi biểu thức và trình bày đúng được ½ điểm )
+ Bài 4 : 2 điểm 
+ Bài 5 : 2 điểm A khoanh vào D - đồng hồ C 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 Tuan 17CKT.doc