Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Phạm Thị Tâm - Trường Tiểu học Gia Tân

Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Phạm Thị Tâm - Trường Tiểu học Gia Tân

TIẾT 2 + 3 : TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. MỤC TIÊU:

A- Tập đọc:

- Đọc đúng các từ ngữ do ảnh hưởng phương ngữ: vùng quê nọ, nông dân, .

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.

- Nắm được nội dung truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.

B - Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện: kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật.

II. ĐỒ DÙNG : - Tranh minh hoạ (GTB và kể chuyện).

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 17 - Phạm Thị Tâm - Trường Tiểu học Gia Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17	Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 : chào cờ
Tiết 2 + 3 : tập đọc – kể chuyện
Mồ côi xử kiện
I. Mục tiêu: 
A- Tập đọc:
- Đọc đúng các từ ngữ do ảnh hưởng phương ngữ: vùng quê nọ, nông dân, ...
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Nắm được nội dung truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi.
B - Kể chuyện: 	Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện: kể tự nhiên, phân biệt lời các nhân vật.
II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ (GTB và kể chuyện). 
III. Các hoạt động dạy – học :
Tập đọc
A. Kiểm tra bài cũ (5’): 
GV gọi HS đọc và TLCH bài “Ba điều ước”.
B. Dạy - học bài mới:
1 Giới thiệu bài (1’): GV giới thiệu truyện.
	2- Luyện đọc: (29’)
- GV đọc mẫu
HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu: 
Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. Hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó.
GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Đọc đoạn: 
GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ phần chú giải và từ HS chưa hiểu; hướng dẫn ngắt nghỉ đúng.
GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm
GV theo dõi.
GV tổ chức cho HS thi đọc.
Tổ chức cho HS đọc lại toàn bài.
HS đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ.
HS đọc nối tiếp từng đoạn.
HS nêu nghĩa và đặt câu với một số từ . 
HS đọc trong nhóm 3.
HS thi đọc theo nhóm 3.
HS đọc lại toàn bài.
	3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
GV gọi HS đọc toàn bài
GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung truyện theo các câu hỏi sau:
- Trong truyện có những nhân vật nào? 
- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì? 
- Theo em, ngửi hương thơm của thức ăn có phải trả tiền không? Vì sao?
- Bác nông dân đưa ra lí lẽ ntn khi tên chủ quán đòi tiền?
- Lúc đó, Mồ Côi hỏi bác thế nào?
- Bác nông dân trả lời sao? Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào? Thái độ của bác nông dân thế nào? Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền bằng cách nào? Tại sao Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần? Vì sao không được nhận tiền mà tên chủ quán vẫn tâm phục khẩu phục?
 GV chốt nội dung từng câu hỏi và toàn truyện. Yêu cầu HS đặt tên khác cho câu truyện và giải thích tại sao.
 4- Luyện đọc lại: (5’)
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn 3.
- Tổ chức thi đọc đoạn 3.
GV nhận xét, tuyên dương.
HS đọc và tìm hiểu nội dung bài theo sự hướng dẫn của GV.
- Suy nghĩ đặt tên khác cho câu chuyện
- Luyện đọc đoạn 3.
- Đọc trước lớp 
- Nhận xét
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ: (1’) 
 2- Hướng dẫn HS kể chuyện: (16’)
- Gọi một HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS quan sát tranh, sắp xếp theo thứ tự. Dựa vào tranh kể lại từng đoạn, toàn bộ câu chuyện.
- Gọi một HS khá kể mẫu.
- Tổ chức cho HS luyện kể từng đoạn: cặp, trước lớp.
GV nhận xét, đánh giá.
- Đọc yêu cầu.
- Luyện kể từng đoạn: kể theo cặp, kể trước lớp.
C- Củng cố - dặn dò: (5’)
- GV yêu cầu HS nhắc nội dung câu chuyện.
– GV nhận xét, củng cố bài. Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
Tiết 4 : toán
Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ qui tắc.
	- HS áp dụng vào làm bài tập.
II- Đồ dùng : Bảng phụ (BT4)
III- các Hoạt động dạy - học :
A- Kiểm tra bài cũ : (5’) GV yêu cầu HS làm bảng con tính giá trị của biểu thức.
B- Bài mới : 
1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ-YC.
 2- Nêu qui tắc (13’)
- Giới thiệu về biểu thức có dấu ngoặc: 
VD 30 + 5 : 5 yêu cầu HS nêu cách tính. Nêu câu hỏi tìm hiểu: Muốn thực hiện 30 + 5 trước ta có thể có kí hiệu như thế nào?
Kết luận thống nhất. Chú ý cho HS cách đọc và cách thực hiện tính giá trị BT.
Với phép tính còn lại cho HS thực hiện. Từ đó rút ra quy tắc.
3- Luyện tập : (17’)
Bài 1: Yêu cầu HS nêu cách làm trước rồi mới tiến hành làm cụ thể.
Chữa bài.
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài bằng bảng nhóm.
* Củng cố về cách tính GTBT khi biểu thức có dấu ngoặc ( ).
Bài 3:
HS đọc đề bài, Hỏi để phân tích đề. 
HS tự làm.
 Chấm bài.
Đối với HS giỏi GV gợi ý HS vận dụng biểu thức có dấu ngoặc () để tính bằng một bước tính.
- Thực hiện
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi tìm hiểu.
- Nghe, ghi nhớ.
- Thực hiện tính và rút ra quy tắc.
Tự làm bài, đổi chéo vở kiểm tra.
Làm bài vào vở.
Theo dõi bài chữa, tự sửa bài.
Nhắc lại quy tắc.
Thực hiện yêu cầu của GV.
Trả lời câu hỏi để tìm hiểu đề bài.
C- Củng cố dặn dò (5’) 
- GV đặt câu hỏi giúp HS củng cố bài. Nhận xét giờ học
Buổi chiều: 	 tiết 1 : tự học 	
I- Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết cách tự học để hoàn thành bài buổi sáng
- Xây dựng thói quen, nề nếp tự học.
II- các Hoạt động dạy - học :
1- GV định hướng nội dung kiến thức tự học cho các đối tượng HS (5’)
- Toán : HS yếu hoàn thiện bài tập buổi sáng. HS đã hoàn thiện thì ôn lại cách tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
- Tiếng Việt : Luyện đọc và kể chuyện Mỗ côi xử kiện.
2- HS tự học – GV giúp đỡ HS yếu, quan tâm đến đối tượng HS khá giỏi.
3- Nhận xét – Dặn dò :
- Nhận xét thái độ tự học của HS.
- Dặn dò
Tiết 2 : Luyện toán
Luyện tập : tính giá trị của biểu thức 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Rèn kĩ năng giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ).
	- áp dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng: Vở BTT 1. 
III. các Hoạt động dạy - học :
Giới thiệu bài: (2’) GV nêu MĐ - YC của tiết học.
Các hoạt động (31’)
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV tổ chức cho HS tìm hiểu yêu cầu từng bài tập trong vở BTT, sau đó cho HS tự giải quyết các bài tập đó theo khả năng của mình (Thời gian 20’).
GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu. 
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
GV cùng HS chữa bài tập (lần lượt từ bài 1)
Bài 1, 2 : Gọi HS lên bảng chữa bài.
Yêu cầu HS nhắc lại cách tính GT của BT có dấu ()
Bài 3 : GV treo bảng phụ, yêu cầu HS lên bảng chữa bài. Yêu cầu HS nhắc lại về BT, GTBT và cách tính giá trị của BT.
Bài 4 : Gọi 2 HS lên bảng chữa bài, nhận xét, chốt lời giải đúng. Yêu cầu HS khá trả lời dựa vào đâu để em tìm được ra 2 cách giải bài tập.
GV yêu cầu HS chữa lại bài (nếu sai) - GV tổ chức chữa bài giao thêm cho HS khá, giỏi.
HS tìm hiểu yêu cầu từng bài tập, tự làm bài.
- HS chữa bài
- Lên bảng chữa bài. Nhận xét, nhắc lại cách tính
- Lên bảng chữa bài. Nhận xét, nhắc lại về BT, GTBT và cách tính.
- Lên bảng chữa bài. Nhận xét
HS khá trả lời
	3 - Nhận xét – Dặn dò: (2’)
Tiết 3 : Luyện tiếng việt
Luyện đọc: âm thanh thành phố
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ khó. Biết đọc bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng; gây ấn tượng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
- Hiểu nghĩa các từ khó. Hiểu nội dung bài: Cuộc sống thành phố rất sôi động, náo nhiệt với vô vàn âm thanh.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy – học :
A. KTBC (5’): GV gọi 3 HS và TLCH bài tập đọc “Mồ côi xử kiện”. 
B. Dạy - học bài mới: 
1 - Giới thiệu bài (1’): GV giới thiệu bài đọc.
	2- Luyện đọc: (15’)
- GV đọc mẫu
HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc đúng các từ. GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Đọc từng đoạn: GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn. GV theo dõi, hướng dẫn HS ngắt nghỉ đúng.
GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 3.
GV tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm 3. 
Một HS đọc toàn bài. 
 Nhận xét – Tuyên dương.
HS đọc nối câu, luyện đọc từ khó
HS đọc nối tiếp .
HS đọc trong nhóm 3.
HS thi đọc theo nhóm 3.
1 HS đọc cả bài.
	3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ theo các câu hỏi ở cuối bài. GV chốt nội dung.
 4- Luyện đọc lại: (5’)
- Tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp nhóm 3.
- Một số em đọc toàn bài.
 GV nhận xét, tuyên dương.
HS tìm hiểu bài: trả lời và nhận xét câu trả lời của bạn.
- Luyện đọc
C- Củng cố – Dặn dò 5’
- GV yêu cầu 1 vài HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 : Luyện từ và câu
Ôn tập về chỉ đặc điểm. Ôn tập câu: Ai thế nào? 
dấu phẩy
I- Mục tiêu : Giúp HS: 
	-Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người, vật.
	- Biết đặt câu theo mẫu câu “Ai – thế nào?” để miêu tả một đối tượng. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
II- Đồ dùng : Bảng phụ ghi nội dung bài 3.
III- Các hoạt động dạy- học : 
A- Kiểm tra bài cũ: (5’) GV yêu cầu HS nêu tên một số thành phố và vùng quê Việt Nam.
B – Bài mới: 
 1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu MĐ-YC của tiết học.
	2- Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1 : (10’)HS đọc yêu cầu của bài.
Cho HS làm việc nhóm 2.
Gọi HS nêu, nhận xét. Kết luận
Lưu ý HS có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc diểm nhân vật.
* Củng cố về từ chỉ đặc điểm.
Bài 2 : (8’)HS đọc yêu cầu của bài.
Giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
HS làm bài vào bảng nhóm, chữa bài: bảng nhóm, đọc miệng.
Nhận xét, sửa sai.
* Củng cố về mẫu câu Ai thế nào?
Bài 3 : (8’) Hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài. Hướng dẫn HS nêu khi nào dùng dấu phẩy.
HS tự làm: bảng phụ, VBT, chữa bài.
Chữa bài, hướng dẫn HS soát lại vào vở.
Nêu yêu cầu.
Làm việc theo nhóm 2
Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
Nêu và nắm yêu cầu
Làm bài vào bảng nhóm, vở nháp.
Nối tiếp nhau đọc từng câu văn.
Đọc bài trước lớp.
Nhận xét bài làm của bạn.
Đọc và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Nêu cách dùng.
Làm bài. Nêu rõ lí do làm.
Theo dõi bài chữa, sửa sai.
C- Củng cố dặn dò (5’)- GV yêu cầu HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào?
	- Nhận xét tiết học.
Tiết 2 : Thủ công
Cắt, dán chữ Vui Vẻ (Tiết 1)
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Biết cách kẻ, cắt, dán chữ Vui vẻ.
	- HS khéo tay tự kẻ, cắt, dán được chữ Vui vẻ đúng qui trình.
	- Thích cắt dán chữ.
II- Đồ dùng : Mẫu chữ đã được cắt, giấy thủ công, kéo, keo.
III- Các hoạt động dạy- học : 
A- KTBC: (2’) GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. Nhận xét.
	B- Bài mới : 1- Giới thiệu bài : GV nêu MĐ-YC của tiết học.
2- Quan sát, nhận xét : (7’)
Đưa chữ mẫu yêu cầu HS quan sát về độ rộng, chiều cao của chữ.
 3- Thực hành : (20’) 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước cắt các chữ: V, u, i, E.
- Tổ chức cho HS tự cắt các chữ: V, u, i, v, E và dấu hỏi.
Yêu cầu HS tự làm.
Theo dõi, uốn nắn HS.
Nhận xét một số chữ đã hoàn thành.
- Quan sát, nhận xét.
- Nhắc lại các bước.
- Tự thao tác cắt các chữ.
C- Củng cố dặn dò (3’)
- Nhắc lại cách cắt dán chữ E 
- Nhận xét giờ học.
Tiết 3 : toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ().
	- áp dụng vào làm bài tập dạng điền dấu >, <, =.
	- HSKG tự xếp được hình cái nhà từ 8 hình t ...  2- Nhắc lại kiến thức
Yêu cầu HS nhắc lại các qui tắc về tính giá trị biểu thức đã học.
 3- Luyện tập 
Bài 1: Cho HS tự làm sau khi nêu yêu cầu của bài.
Chữa bài bằng bảng nhóm.
Hướng dẫn HS tự chấm bài.
Lấy kết quả từ HS. Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
Bài 3: Thực hiện tương tự bài 1.
* Củng cố về biểu thức và cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 4: Treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu, nêu cách làm.(Tính giá trị của từng biểu thức rồi nối với số) 
Hướng dẫn HS kiểm tra kết quả.
Bài 5: HS đọc đề bài, hỏi để phân tích đề bài. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Chấm bài.
* Đối với HS khá giỏi GV khuyến khích các em giải bài toán bằng một phép tính
Nhắc lại các quy tắc tính giá trị của biểu thức.
- Nêu yêu cầu.
- Tự làm bài, chữa bài.
- Theo dõi, tự chấm bài.
- Làm bài, đổi chéo vở kiểm tra.
Tự làm bài, đối chiếu kết quả.
Đọc bài. Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.
Làm bài vào vở.
C- Củng cố dặn dò 5’
- GV yêu cầu nhắc lại qui tắc tính giá trị của biểu thức.
Nhận xét giờ học.
Tiết 4 : Tập đọc 
Anh đom đóm
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc đúng các từ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
2- Rèn kĩ năng đọc- hiểu: 
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài. Hiểu nội dung bài thơ: Đom đóm rất chuyên cần. Cuộc sống của các loài vật ở làng quê vào ban đêm rất đẹp và sinh động.
3- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng : - Bảng phụ chép toàn bài thơ.
III. Các hoạt động dạy – học :
A. KTBC (5’): GV gọi HS kể và TLCH truyện “Mồ côi xử kiện”.
 B. Dạy - học bài mới:
 1 - Giới thiệu bài (1’): GV giới thiệu bài đọc.
 2- Luyện đọc: (15’) - GV đọc mẫu
HS theo dõi SGK
- Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ:
+ Đọc từng câu: Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc đúng từ. 
GV theo dõi sửa sai cho HS.
+ Đọc từng khổ thơ: GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp, kết hợp hướng dẫn đọc câu, nhấn giọng.
GV theo dõi, uốn nắn.
GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm 2.
+ Đọc cả bài: GV yêu cầu 6 HS đọc nối tiếp. 
Lớp đọc ĐT
Đọc thầm, nêu một số từ ngữ khó đọc.
HS đọc nối tiếp câu (2dòng).
HS đọc nối tiếp theo đoạn và luyện đọc câu.
HS đọc trong nhóm 2.
6 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- Đọc ĐT
	3- Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10’)
GV tổ chức cho HS tìm hiểu theo các câu hỏi ở cuối bài. GV hướng dẫn HS chốt nội dung bài, ghi bảng.
 4- Học thuộc lòng: (7’)
- GV hướng dẫn HS HTL với hình thức xoá dần.
- Tổ chức thi HTL
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS đọc và tìm hiểu bài bài qua TLCH của GV.
Nhận xét, bổ sung.
- Học thuộc lòng.
- Thi HTL.
C- Củng cố – Dặn dò: (4’)
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học – Dặn dò.
Buổi chiều: 	 tiết 1 : tự học 	
I- Mục tiêu: Giúp HS :
	- Biết cách tự học để hoàn thành bài buổi sáng.
- Biết chuẩn bị bài hôm sau.
- Xây dựng thói quen, nề nếp tự học.
II- các Hoạt động dạy - học :
1- GV định hướng nội dung kiến thức tự học cho các đối tượng HS (5’)
- Toán : ôn tập về biểu thức, giá trị của biểu thức và cách tính giá trị của biểu thức.
- Tiếng Việt : Ôn lại các mẫu câu bằng việc xem và giải miêng lại các bài tập ở các tiết Luyện từ và câu trong học kì 1.
2- HS tự học (25’)
 – GV giúp đỡ HS yếu, quan tâm đến đối tượng HS khá giỏi, chấm chữa bài theo cá nhân, nhóm ... 
3- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài thứ năm : (5’)
GV hướng dẫn HS biết cách chuẩn bị cho tiết TLV : viết thư cho bạn kể về thành thị hoặc nông thôn.
4- Nhận xét – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét thái độ tự học của HS.
- Dặn dò
tiết 2 : toán
hình chữ nhật
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Bước đầu có khái niệm về hình chữ nhật theo yếu tố cạnh và góc.
	- Biết cách nhận dạng hình chữ nhật.
II- Đồ dùng : Ê-ke
III- các Hoạt động dạy - học :
A- Kiểm tra bài cũ : (5’) GV yêu cầu HS nêu quy tắc và tính giá trị của biểu thức .
B- Bài mới : 
1- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ-YC.
 2- Giới thiệu hình chữ nhật (10’)
Vẽ hình chữ nhật lên bảng.
Cho HS lên đo 2 cạnh dài, cạnh ngắn, kiểm tra 4 góc àNêu nhận xét.
à Kết luận : Đây là hình chữ nhật.
 3- Luyện tập: (17’)
Bài 1: Cho HS nhận biết bằng trực giác rồi tiền hành kiểm tra.
Bài 2: Cho HS tự đo, GV theo dõi hướng dẫn thêm những HS còn lúng túng.
Bài 3: Cho HS tự nhận biết được các hình chữ nhật sau đó tìm chiều dài chiều rộng của mỗi hình.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài, hỏi để phân tích đề bài. Yêu cầu HS làm bài vào vở.
Chữa bài, nhận xét bài làm của HS.
Thực hiện yêu cầu của GV.
Ghi nhớ đặc điểm của hình chữ nhật.
Tìm các hình xung quanh lớp học là hình chữ nhật.
Thực hiện yêu cầu của GV.
Làm theo yêu cầu của GV rồi ghi kết quả vào vở nháp.
Tự làm bài vào vở nháp.
Nêu kết quả, nhận xét câu trả lời của bạn.
HS làm bài vào vở.
Theo dõi bài chữa, điều chỉnh lại bài làm.
C- Củng cố dặn dò ( 5’)
- GV yêu cầu nhắc lại đặc điểm của hình chữ nhật.
Nhận xét giờ học.
Tiết 3 : Luyện tiếng việt
ôn tập : từ chỉ đặc điểm; mẫu câu : Ai thế nào?
 (Dạy như đã soạn ở tiết 1, thứ ba, lớp 3B)
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
Tiết 1 : tập làm văn
Viết về thành thị, nông thôn
I- Mục tiêu : Giúp HS :
	- Dựa vào nội dung bài tập làm văn miệng tuần 16 HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về thành thị (nông thôn). Thư trình bày đủ ý, đúng thể thức.
	- Dùng từ đặt câu đúng.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
II- Đồ dùng : 
III- Các hoạt động dạy- học :
A- Kiểm tra bài cũ: (5’ ) 
GV gọi HS kể chuyện “ Kéo cây lúa lên”. Kể lại những điều đã biết về thành thị nông thôn.
	 GV nhận xét, đánh giá.
B – Bài mới: (27’)
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ-YC tiết học. 
 2- Hướng dẫn HS làm bài.
HS đọc yêu cầu của bài. dùng bảng phụ nêu hình thức trình bày một bức thư yêu cầu HS đọc.
Yêu cầu HS giỏi nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình.
HS làm bài.
Theo dõi hướng dẫn HS còn lúng túng.
Gọi một số HS đã hoàn thành đọc bài trước lớp. Chấm bài, nhận xét chung.
Đọc yêu cầu của bài.
Đọc thầm ghi nhớ trình tự một lá thư.
Nghe bạn nói.
Tự làm bài vào vở.
Đọc bài trước lớp.
Nhận xét bài bạn.
C- Củng cố dặn dò (3’)
- Đọc bài viết hay.
- Nhận xét bài học.
Tiết 2 : đạo đức
Biết ơn thương binh liệt sĩ (T2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Hiểu: Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Những việc các em cần làm là để tỏ lòng biết ơn các thương bình, liệt sĩ.
	- Biết làm những việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
	- Có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
II.Tài liệu, phương tiện: Vở BTĐĐ 
III. Các hoạt động dạy - học:
 A. Kiểm tra bài cũ : (3’) GV yêu cầu HS một số chuẩn mực ở tiết 1.
B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: (1’) GV nêu MĐ-YC của tiết học.
 2- Nội dung: 
Hoạt động 1: Xem trang và kể về những người anh hùng (15’)
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: thảo luận yêu cầu BT4
- GV tổ chức cho đại diện nhóm trình bày.
 GV tóm tắt lại theo từng gương anh hùng.
- HS nêu yêu cầu BT4.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
Hoạt động 2: Báo cáo kết quả điều tra (12’)
- GV gọi HS đọc yêu cầu BT5
- Tổ chức cho các nhóm điều tra lên trình bày.
GV kết luận, bổ sung.
- Đọc yêu cầu.
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét
C- Củng cố – Dặn dò: (5’): - GV kết luận chung. Nhận xét tiết học, dặn dò.
Tiết 3 : Toán
Hình vuông
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó.
	- Vẽ được hình vuông đơn giản.
II- Đồ dùng : 
III- các Hoạt động dạy - học :
A- Kiểm tra bài cũ: (3’) GV yêu cầu HS: Nêu đặc điểm về cạnh, góc của hình chữ nhật.
B- Bài mới: (27’) 
1- Giới thiệu bài : (1’) GV nêu MĐ-YC.
2- Giới thiệu hình vuông (10’)
Đưa hình vuông, giới thiệu về hình vuông cho HS.
Vẽ hình vuông, cho HS lên đo và rút ra nhận xét về cạnh, góc.
Nêu một số ví dụ về hình vuông có ở xung quanh em?
3- Luyện tập (17’)
Bài 1: Yêu cầu HS nêu đựơc hình EGHI là hình vuông, hình còn lại không phải là hình vuông.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
Giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm.
Bài 3:
Yêu cầu HS tự kể.
Gọi HS nhận xét, GV tổng kết chung
Bài 4: HS đọc đề bài.Hỏi để phân tích đề bài.
HS tự làm vào vở. 
Chấm bài. 
Nghe, ghi nhớ.
Thực hiện yêu cầu của GV.
Tự tìm và nêu.
Nhận xét câu trả lời của bạn.
Quan sát tìm hình vuông.
Giải thích lí do.
HS tự đo độ dài cạnh hình vuông.
Làm bài vào vở.
Thực hiện yêu cầu của GV.
Đọc đề bài, trả lời câu hỏi tìm hiểu đề bài.
Làm bài.
C- Củng cố dặn dò (5’)
- GV yêu cầu HS: So sánh đặc điểm của cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông. - Nhận xét giờ học.
Tiết 4 : chính tả
Nghe – viết: Âm thanh thành phố
I .Mục tiêu: Giúp HS:
- Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng bài chính tả “Âm thanh thành phố”.
- Làm các bài tập chính tả phân biệt cách viết PÂĐ dễ lẫn d/r/gi; vần ui/uôi .
II. Đồ dùng: Bảng phụ (BT2).
III. Các hoạt động dạy - học:
A- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 GV yêu cầu HS viết bảng con : gạo dẻo, làm ra...	
Nhận xét, nhắc nhở HS cách viết.
B – Bài mới: 
1- Giới thiệu bài (1’): GV nêu MĐ - YC của tiết học. 
2- Hướng dẫn HS nghe – viết (20’)
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung bài: Khi trở về thành phố Hải thích âm thanh nào nhất?
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Bài chính tả gồm mấy câu? Trong đoạn văn có những chữ nào cần viết hoa, vì sao?
- GV hướng dẫn HS viết bảng con những từ dễ viết sai, chú ý tên riêng và chữ ghi phiên âm nước ngoài.
b- Đọc cho HS viết:
- GV đọc cho HS viết kết hợp theo dõi uốn nắn cho HS. GV đọc cho HS soát lỗi.
c- Chấm bài - Nhận xét: 
- GV tổ chức cho HS đổi chéo vở soát lỗi.
- GV chấm 7-10 bài, nhận xét chung.
 3. Hướng dẫn HS làm bài tập (7’)
Bài 2: 
- Treo bảng phụ, gọi HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày, GV ghi bảng. Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: GV gọi HS nêu yêu cầu.
GV đọc, yêu cầu HS ghi nhanh ra bảng con.
Nhận xét, kết luận.
- Theo dõi SGK . 2 HS đọc lại.
- HS nắm nội dung của đoạn.
- HS nhận xét: Trả lời câu hỏi, nhận xét, bổ sung.
- Đọc thầm nêu những từ khó viết hoặc dễ lẫn. Luyện viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi:tự soát lỗi, sửa lỗi xuống cuối bài viết.
- Đổi vở soát lỗi.
- Nêu yêu cầu.
- Làm bài theo nhóm.
- Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu.
- Viết bảng con. Nhận xét bạn.
C- Nhận xét – Dặn dò: (2’) GV nhận xét tiết học. Dặn dò.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 17(8).doc