Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Mĩ thuật

Tiết 37 VẼ TRANG TRÍ . TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG

I/ MỤC TIÊU :

 Hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.

 Biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông.

 Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Đồ vật dạng hình vuông có trang trí. Bài trang trí của HS những năm trước.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 19 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 37 VẼ TRANG TRÍ . TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU :
Ø Hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
Ø Biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Đồ vật dạng hình vuông có trang trí. Bài trang trí của HS những năm trước.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
ó Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- Cách sắp xếp họa tiết :
+ Họa tiết lớn thường ở giữa (làm rõ trọng tâm).
+ Họa tiết nhỏ ở 4 gốc và xung quanh.
+ Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
	- Cách vẽ màu :
+ Màu cần rõ trọng tâm. Màu có đậm, có nhạt
ó Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông.
- GV vẽ lên bảng để hướng dẫn :
+ Kẻ hình vuông. 	+ Kẻ các đường trục.
+ Vẽ hình mảng.	+ Vẽ họa tiết cho phù hợp với các mảng.
- Gợi ý để HS nhận ra độ đậm nhạt của màu ở bài trang trí.
ó Hoạt động 3 : Thực hành.
- GV cho HS trang trí vào vở.
- GV theo dõi, hướng dẫn Hs .
ó Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm.
- Cho học sinh trưng bày trên bảng
- GV nhận xét đánh giá chung sau đó nhận xét từng bài của HS.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập Vẽ trang trí. Trang trí hình vuông : tìm một số mẫu trang trí hình vuông ở nhà em: gạch bông, khăn trải bàn,...
BUỔI CHIỀU
3C: 3.1.2012
3D: 5.1.2012
Mĩ thuật
TUẦN 19
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết: 19 ÔN TẬP VẼ TRANG TRÍ. TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Hiểu cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc trong hình vuông.
Ø Biết cách trang trí hình vuông. Trang trí được hình vuông.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Chọn và sắp xếp họa tiết cân đối, phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Đồ vật dạng hình vuông có trang trí. Bài trang trí của HS những năm trước.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Ôn tập TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
ó Hoạt động 1: Thực hành.
- HS thực hành trên giấy A4
- GV hướng dẫn HS :
+ Kẻ các đường trục.	+ Vẽ các hình mảng theo ý thích.	+ Vẽ họa tiết (tùy ý).
- GV gợi ý HS vẽ màu :
+ Không dùng quá nhiều màu.
+ Vẽ màu họa tiết chính trước, họa tiết phụ và màu nền sau.
+ màu có đậm, nhạt cho rõ trọng tâm.
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá những bài vẽ đẹp.
- GV tóm tắt các nhận xét và xếp loại bài vẽ.
- GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ tranh. Đề tài Ngày tết và lễ hội : tìm một số hình ảnh về ngày tết, ngày hội.
TUẦN 19
Thứ ba, ngày 3 tháng 1 năm 2012
Thể dục
Tiết 37: TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách đi theo vạch kẻ thẳng, đi hai tay chống hông, đi kiễng gót, đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi
II. CHUẨN BỊ: Sân trường sạch sẽ
	 Còi, dụng cụ, kẻ các vạch sẵn
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
1. Mở đầu
* Ổn định: Lớp trưởng tập hợp báo cáo. Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu 
* Khởi động : Đứng vỗ tay hát
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
2. Phần cơ bản
* HĐ1: Ôn đi theo vạch kẻ thẳng.
* Mục tiêu: Thực hiện tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật, cho HS làm mẫu. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Ôn đi theo vạch kẻ thẳng hai tay chống hông.
* Mục tiêu: Thực hiện tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật, cho HS làm mẫu. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ3: Ôn đi kiễng gót.
* Mục tiêu: Thực hiện tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại kỹ thuật, cho HS làm mẫu. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
* HĐ4: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
* Mục tiêu: Thực hiện tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, giải thích kỹ thuật, cho HS làm mẫu. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
ĐH: 
* Làm quen với trò chơi “ Thỏ nhảy”
- Giáo viên nêu tên trò chơi _ làm mẫu
Cách chơi: khi có lệnh của giáo viên , các em ở hàng thứ nhất chụm hai chân bật nhảy về phía trước ( chân tiếng xúc đất bằng nửa bàn chân trước và hơi khuỵu gối. Bật nhảy 1 – 3 lần liên tục (ai bật xa nhất người đó thắng)
 - Cho học sinh chơi thử.
 - Cho học sinh chơi theo đơn vị nhóm có thi đua với nhau
3. Phần kết thúc
Đứng tại chỗ vỗ tay hát
Đi thành vòng trong xung quanh sân, Tập hít thở sâu
Hệ thống bài 
Nhận xét _ giao bài về nhà
Thứ năm, ngày 5 tháng 1 năm 2012
Thể dục
Tiết 38: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng ngang thẳng, điểm đúng số của mình và triển khai đội hình tập bài thể dục.
- Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi
II. CHUẨN BỊ: Sân trường sạch sẽ
	 Còi, dụng cụ, kẻ các vạch sẵn
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu
Ổn định: Lớp trưởng tập hợp báo cáo 
Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu
Khởi động:Học sinh chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân
Chơi trò chơi : Chui qua hầm
2. Phần cơ bản
* HĐ1: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
* Mục tiêu: Thực hiện thuần thục được được động tác tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại cách thực hiện. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Đi đều theo 1-4 hàng.
* Mục tiêu: Thực hiện thuần thục được được động tác tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại cách thực hiện. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
 * Chơi trò chơi “Thỏ nhảy” 
 - Trước khi chơi khởi động kĩ các khớp: cổ chân , đầu gối, khớp hông và thực hiện động tác cúi gập thân
 - Giáo viên nêu tên trò chơi và tóm tắt lại cách chơi
 - Giáo viên điều khiển và làm trọng tài cuộc chơi
GV nhận xét
3. Phần kết thúc
Đi hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu
Hệ thống bài
Giao bài tập về nhà
TUẦN 19
Thứ tư, ngày 4 tháng 1 năm 2012
Đạo đức
Tiết: 19 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới dếu là anh em, bạn bè cần phải đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,.. .
	Ø Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: biết trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được mặc trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
	« Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
	Ø Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
	Ø Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và Thiếu nhi Quốc tế.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
ó Hoạt động 1: Biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi Quốc tế.
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bức ảnh hoặc mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và Thiếu nhi Quốc tế. Yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Mỗi nhóm HS đóng vai trẻ em của 1 nước như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật, Nga, ...
- GV kết luận: Các ảnh và thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới; thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thể hiện hữu nghị với thiếu nhi các nước khác. Đó cũng là quyền của trẻ em được tự do kết giao với bạn bè khắp năm châu bốn biển.
ó Hoạt động 2: Hiểu biết thêm về văn hóa, cuộc sống, học tập của các nước
- Các nhóm thảo luận: Mỗi nhóm đóng vai trẻ em của một nước
- Các nhóm trình bày.
- HS nhắc lại: Kết nghĩa với Thiếu nhi Quốc tế. Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của Thiếu nhi các nước.
- GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, về ngôn ngữ, về điều kiện sống, ... nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều yêu thương mọi người, yêu quê hương ... có gia đình, nói và ăn mặc theo truyền thống của dân tộc mình ...
ó Hoạt động 3: Biết được việc cần làm để tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
- Các nhóm thảo luận liệt kê những việc các em có thể làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
- Đại diện một số nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động:
+ Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế;
+ Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của thiếu nhi các nước khác;
+ Tham gia các cuộc giao lưu;
4. Củng cố- Dặn dò.
Gv nhận xét giờ học.
Dặn các em về nhà xem lại bài
Chuẩn bị: bày tỏ ý kiến, đóng vai tình huống.
BUỔI CHIỀU
Thứ sáu, ngày 6 tháng 1 năm 2012
TỰ CHỌN
Tiết: 19 ÔN TẬP 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Củng cố các biểu hiện về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
Ø Biết đóng vai một số tình huống cụ thể
Ø Đối với HS khá, giỏi: biết trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được mặc trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
« Kĩ năng sống:
	Ø Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và Thiếu nhi Quốc tế.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: 
- Nêu những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi Quốc tế.
- Nhận xét tuyên dương
3. Bài mới: ÔN TẬP 
ó Hoạt động 1: Phân công đóng vai.
- GV chia nhóm, mỗi nhóm thảo luận, đóng vai tình huống sau:
+ Trong lớp em vừa có một bạn người dân tộc vào học, chưa nói rõ Tiếng Việt.
+ Em gặp một bạn người nước ngoài bị lạc đường, cần sự giúp đỡ.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
ó Hoạt động 2: Trình bày ý kiến, đó ...  HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Ôn tập tiếp theo.
3C: 9.1.2012
3D: 6.1.2012
BUỔI CHIỀU
Thứ sáu, ngày 6 tháng 1 năm 2012
Thủ công
Tiết: 19 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/ MỤC TIÊU :
Ø Ôn tập cắt các chữ cái đơn giản đã học
Ø Kẻ, cắt, dán được một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
Ø Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng. Các nét chữ cắt thẳng, đều, cân đối. Trình bày đẹp.
+ Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới:
ó Hoạt động 1: Thực hành cắt, dán chữ cái 
- HS thực hành cắt, dán chữ cái đã học theo nhóm. 
- Trong thời gian 20 phút nhóm nào cắt được nhiều chữ nhất 
- GV theo dõi, hướng dẫn HS cắt dán cho khéo léo hơn.
ó Hoạt động 2: Trưng bày và nhận xét sản phẩm.
- Các nhóm thực hành xong lần lượt dán vào giấy A 4 hoặc bảng phụ
- Đính các bảng phụ lên bảng
- Đếm số lượng các chữ đã cắt dán được của các nhóm
- Kiểm tra đánh giá các chữ:
+ Các nét cắt đều
+ Các nét không bị phạm
+ Nét thẳng và đối xứng nhau
- Đánh giá sản phẩm của HS. – Tuyên dương nhóm có nhiều chữ cái và các chữ đều, đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Kiểm tra chủ đề cắt dán chữ cái đơn giản.
TUẦN 19
Thứ năm, ngày 5 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 37 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định.
- Giáo dục HS biết xử lí phân hợp vệ sinh là phòng chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước cũng góp phần tiết kiệm năng lượng nước 
¶ Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí thông tin để biết tác hại của phân và nước tiểu ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
	Ø Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường
	Ø Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
	Ø Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
	Ø Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình SGK/70;71.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Vệ sinh môi trường
w Tại sao ra không nên vứt rác nơi công cộng?
w Ở địa phương bạn, rác được xử lý ntn? Rác thải được xử lý theo những cách nào?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Vệ sinh môi trường (tt)
óHoạt động 1: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khỏe con người.
- HS quan sát các hình trong SGK/70;71.
- yêu cầu học sinh nêu nhận xét những gì đã quan sát.
- Cho HS thảo luận nhóm:
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi?
+ Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên?
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên kết luận : Phân và nước tiểu là chất cặn bã của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi qui định; không để vật nuôi phóng uế bừa bãi.
ó Hoạt động 2: các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu:
+ Chỉ tên và nói tên các nhà tiêu có trong hình.
- Các nhóm thảo luận các gợi ý.
+ Ở địa phương em thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
+ Đối với vật nuôi thì cần làm gì để phân vật nuôi không làm ô nhiễm môi trường?
- GV Kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lý phân người và phân động vật hợp lý sẽ góp phần chống ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Bạn và những người trong gia đình phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
- Vài học sinh nhắc “bạn cần biết” SGK. 
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh: Ý thức và chấp hành tốt về việc giữ vệ sinh môi trường.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bi, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Vệ sinh môi trường( t.t) : đọc bài, trả lời câu hỏi sgk. 
Thứ hai, ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 38 VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người, động vật, thực vật.
	Giáo dục HS biết xử lí nước thải hợp vệ sinh chính là bảo vệ nguồn nước sạch, góp phần tiết kiệm nguồn nước.
¶ Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng quan sát và tìm kiếm xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiểm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người.
Ø Kĩ năng tư duy phê phán: Có tư duy phân tích, phê phán các hành vi, việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường
Ø Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, cam kết thực hiện các hành vi đúng, phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ø Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường.
Ø Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình SGK/72;73.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Vệ sinh môi trường
w Ở nhà của bạn, thường sử dụng loại nhà tiêu nào?
w Bạn và những người trong gia đình phải làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Vệ sinh môi trường
óHoạt động 1: Biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
- Học sinh quan sát hình 1;2/SGK/72 và trả lời theo gợi ý:
+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong hình?
+ Theo bạn hành vi nào đúng? Hành vi nào sai?
+ Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
- Vài học sinh các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Cho HS thảo luận nhóm:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ con người?
+ Theo bạn các loại nước thải gia đình, bệnh viện  cần cho chảy ra đâu?
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên kết luận : Trong nước bẩn có chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn gây bệnh cho con người. Nếu để nước thải chưa xử lí thường xuyên chảy vào ao, hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và các sinh vật sống trong nước.
ó Hoạt động 2: cách xử lý nước thải hợp vệ sinh
- Học sinh cho biết nước thải của gia đình mình và địa phương mình thải ra ở đâu?
+ Theo em, cách xử lý như vậy hợp vệ sinh chưa?
- Học sinh quan sát hình 3;4 SGK/73 và trả lời.
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
+ Theo bạn, nước thải có cần xử lý không?
- Các nhóm trình bày nhận định của nhóm mình.
- Giáo viên cần phân tích cho học sinh biết nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, 
- GV Kết luận: Việc xử lý các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Trong nước thải có gì gây hại cho sinh vật và sức khoẻ con người?
- Vài học sinh nhắc “bạn cần biết” SGK. 
- Giáo viên liên hệ giáo dục học sinh: Ý thức và chấp hành tốt về việc giữ vệ sinh môi trường.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bi, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Ôn tập: Xã hội : xem lại các kiến thức đã học về xã hội. 
TUẦN 19
Thứ năm, ngày 5 tháng 1 năm 2012
Âm nhạc
Tiết 19 Học hát bài: EM YÊU TRƯỜNG EM (lời 1)
	 Nhạc sĩ: Hoàng Vân
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết hát theo giai điệu và lời 1.
Ø Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Ø HS khá, giỏi: Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Vân. Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Nhạc cụ gõ đệm. Chép lời một lên bảng.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Ngày mùa vui” 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Hai HS nhắc lại tựa bài.
ó Hoạt động 1: Dạy bài hát
- HS nghe bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát .
- Dạy hát từng câu ,lưu ý học sinh hát đúng các tiếng hát luyến hai âm “ Cô giáo” “sách – đến” “vàn” “nắng thu” “của chúng”
- Luyến 3 âm : Nào sách nào vở ; nào phấn nào bảng
ó Hoạt động 2: Hát kết hợp Gõ đệm
- Dùng các nhạc cụ gõ đệm theo phách : 4/4 
Em yêu trường em với bao bạn thân và cô giáo hiền,
- Nhịp: x x x
- Phách: x x x x x x x x x x x
- Yêu cầu các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ tiết tấu lời ca .
- Cho các em hát nối tiếp lời 1 của bài hát .
- HS vận dụng tiết tấu vừa học để đọc bài ca : “ Con cò bé bé – Nó đậu cành tre ”
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị: Học hát: Bài Em yêu trường em (lời 2) – Học thuộc lời bài hát
TUẦN 19
Thứ hai, ngày 9 tháng 1 năm 2012
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 19: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
I/-MỤC TIÊU: 
 - Tìm hiểu về truyền thống văn hóa quê hương.
 -Tìm hiểu về tết cổ truyền việt nam. 
-Giúp các em hiểu thêm về phong tục việt Nam.
II/-NỘI DUNG SINH HOẠT:
1. Kiểm tra thi đua:
- Tổng hợp điểm 10 trong tuần của cá nhân, tổ, cả lớp
- Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở.
2. sinh hoạt chủ điểm:
-HOẠT ĐỘNG 1: -tìm hiểu về truyền thống văn hóa quê hương:
+GV hỏi: quê hương ta có truyền thống văn hóa gì?
-Cho HS thảo luận trao đổi để tìm những bài hát ca ngợi quê hương đất nước; chú bộ đội; từng cặp tự tìm.
-HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộcViệt Nam. chăm sóc, giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ.
+Vì: thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì yêu tổ quốc.
-Cho HS kể nhưng bái hát đã tìm được, 1 vài cặp kể tên.
- Cho HS xung phong hát: cá nhân, nhóm.
-Tìm hiểu về Tết cổ truyền dân tộcViệt Nam.
 + Tết cổ truyền Việt Nam vào ngày tháng mấy?
 +Ngày Tết thường có bánh gì ?
-GV chốt lại : Bánh chưng, bánh tét,
 + Đơm hoa quả cúng ông bà, Tổ tiên để tưởng nhớ đến những người đã khuất.
3. Nhận xét buổi sinh hoạt.
Tuyên dương: Học sinh tích cực trong giờ học
Nhắc nhở học sinh chưa tốt
4. Dặn dò: 
- Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt sau: tìm hiểu về một số trò chơi dân gian Việt Nam

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 cac mon tuan 19 2011.doc