Giáo án lớp 3 - Tuần 20 - GV: Trần Thị Thiêm

Giáo án lớp 3 - Tuần 20 - GV: Trần Thị Thiêm

- Mục tiêu.

 - Hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 đoạn thẳng cho trước và thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.

 - Xác địnhđược điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.

 - Tự tin, hứng thú trong học toán.

II- Các hoạt động dạy và học.

 

doc 27 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 - Tuần 20 - GV: Trần Thị Thiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn: 6/1/2012
Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Chào cờ
=======================
Toán
Điểm giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
I- Mục tiêu.
	- Hiểu thế nào là điểm ở giữa 2 đoạn thẳng cho trước và thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
	- Xác địnhđược điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
	- Tự tin, hứng thú trong học toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu điểm ở giữa.
- Yêu cầu học sinh vẽ đường thẳng AB.
- Yêu câu học sinh chấm 1 điểm 0 nằm ở giữa 2 điểm A và B?
?+ Nêu thứ tự của các điểm trên đường thẳng.
 + 3 điểm A, 0, B là 3 điểm như thế nào?
 + Điểm 0 nằm ở vị trí nào so với điểm A và B.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đường thẳng hoặc đoạn thẳng => chấm điểm ở giữa.
3- Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng.
- Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB.
- Trên AB lấy 1 điểm M sao cho AB gấp 2 lần AM?
- Nhận xét 3 điểm A, M, B là 3 điểm như thế nào?
- M nằm ở vị trí nào so với 2 điểm A, B?
- So sánh độ dài đoạn AM và MB?
Kết luận: Khi M là điểm giữa 2 điểm A và B, AM = MB => M gọi là trung điểm của đoạn AB.
- Yêu cầu học sinh tự vẽ 1 đoạn thẳng và tìm trung điểm của đoạn thẳng này?
4- Thực hành.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh làm vở => đọc bài làm.
 Bài 2: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi"Nhanh tay, nhanh mắt".
 Bài 3: Yêu cầu học sinh làm vở => đọc bài làm.
5- Củng cố - Dặn dò.
?+ Khi nào một điểm được gọi là trung điểm của đoạn thẳng.
 - Nhận xét giờ học.
 A 0 B
-...từ trái sang phải: A, 0, B
- 3 điểm thẳng hàng.
- 0 là điểm ở giữa 2 điểm A và B.
- Học sinh thực hành trên bảng con.
 A M B
- Học sinh vẽ vào giấy nháp, 1 học sinh lên bảng vẽ.
-...thẳng hàng.
-...nằm giữa hai điểm A và B.
- AM = MB.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thực hành trên bảng con.
- Xác định yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở. 
- Trình bày bài làm.
- Học sinh chia làm 3 đội chơi, mỗi đội 1 người, khoanh vào trước câu trả lời đúng. Đội nào nhanh, đúng => thắng cuộc.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài. 
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét
==============================
Tập đọc - kể chuyện
ở lại với chiến khu
I - Mục tiêu.
A - Tập đọc.
	- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: ánh lên, một lượt, trìu mến, yên lặng. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Hiểu 1 số từ mới và nội dung câu chuyện: Ca ngợi tinh thần yêu nước, không quản ngại khó khăn, gian khổ các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây.
	- Đọc lưu loát, biết đọc phân biệt giọng kể chuyện, giọng người chỉ huy và các chiến sĩ nhỏ tuổi.
	- Thấy được tinh thần yêu nước của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
B - Kể chuyện.
- Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể lại được câu chuyện. Nhận xét được lời kể của bạn.
- Kể tự nhiên, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Thích học môn Tiếng Việt. Tự tin trước tập thể.
III - Các hoạt động dạy và học.
1- Bài mới.
Tiết 1: Tập đọc
a- Luyện đọc.
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Nêu cách đọc: Giọng nhẹ nhàng,xúc động.
- Hướng dẫn luyện đọc câu => luyện đọc từ, tiếng phát âm sai.
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn.
 * Hướng dẫn ngắt nghỉ 1 số câu văn dài.
 * Giải nghĩa các từ mới.
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài.
c- Tìm hiểu bài.
?+ Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?
 + Trước ý kiến đột ngột của người chỉ huy, vì sao các chiến sĩ nhỏ "ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại"?
 + Thái độ các bạn sau đó thế nào?
 + Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?
 + Lời nói của Mừng có gì đáng cảm động?
 + Thái độ của trung đoàn trưởng như thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?
 + Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?
 + Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ Vệ quốc đoàn nhỏ tuổi?
Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu và luyện đọc từ phát âm sai.
- Học sinh luyện đọc từng đoạn.
- Đặt câu với từ "lên tiếng","bảo tồn".
- Cả lớp đọc đồng thanh.
-...thông báo: cho các chiến sĩ nhỏ tuổi trở về sống với gia đình vì cuộc sống ở chiến khu thời gian tới còn gian khổ, thiếu thốn hơn nhiều.
-...vì sao các chiến sĩ nhỏ rất xúc động bất ngờ khi nghe rằng mình phải rời xa chiến khu xa chỉ huy, phải trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
-...tha thiết xin ở lại.
-...không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, Việt gian.
-...rất gây thơ, chân thật...
-...cảm động rơi nước mắt.
.......
-...rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
Tiết 2: Tập đọc - Kể chuyện.
d- Luyện đọc lại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc lại đoạn 2.
?+ Tìm những từ thể hiện giọng xúc động, thể hiện thái độ sẵn sàng chịu đựng gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Luyện đọc cả bài.
e- Kể chuyện.
?+ Nêu yêu cầu của bài?
- Yêu cầu 1 học sinh kể mẫu đoạn 2 dựa vào câu gợi ý.
- Yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe.
- Yêu cầu đại diện nhóm lên kể.
- Yêu cầu học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện.
3- Củng cố - Dặn dò.
 - Qua câu chuyện này, em hiểu gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
 - Nhận xét giờ học.
- Học sinh luyện đọc hay đoạn 2
- ...lặng đi, nghẹn lại, rung lên, thà chết, nhao nhao, van lơn, đừng bắt, ăn ít, tội....
- Đọc các câu gợi ý.
- Học sinh kể trong nhóm.
.........
- Học sinh thi kể.
- ...rất yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
============================================
tự nhiên xã hội 
Ôn tập Xã hội
I- Mục tiêu.
	- Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
	- Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi trong thành phố).
	- Yêu quý gia đình, trường học và thành phố của mình. Có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi mình sinh sống.
II- Đồ dùng.
	- Tranh ảnh sưu tầm về chủ đề xã hội.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn học sinh ôn tập.
	- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi có liên quan đến nội dụng chủ đề xã hội.
	- Mỗi câu hỏi được viết vào 1 tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong hộp giấy nhỏ.
	- Yêu cầu từng học sinh lên bảng bốc thăm => chuẩn bị trong 2 phút => lên trả lời câu hỏi.
* Hoạt động 1: Thảo luận.
Mục tiêu: Kể tên các hoạt động về xã hội.
* Hoạt động 2: Trưng bày tranh ảnh.
Mục tiêu: Trưng bày tranh ảnh về hoạt động giáo dục và xã hội, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, y tế, giáo dục mà học sinh đã sưu tầm được.
- Thảo luận nhóm.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
- Lớp nghe, nhận xét.
- Học sinh trưng bày tranh ảnh.
- Các nhóm nhận xét tranh ảnh của nhóm bạn.
3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học.
==================================================
Ngày soạn: 8/1/2012
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012
 (đ/c Thùy dạy)
Ngày soạn: 9/1/2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 01 năm 2012
toán
So sánh các số trong phạm vi 10.000
I - Mục tiêu.
	- Nhận biết các dấu hiệu và cách so sánh các số trong phạm vi 10.000. 
	- So sánh được các số trong phạm vi 10.000. Tìm được số lớn nhất số bé nhất trong một nhóm các số. Tìm được mối quan hệ giữa 1 số đơn vị đo đại lượng cùng loại.
	- HS tự tin, hứng thú học Toán.
	II- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1- Bài mới.
a- Hướng dẫn học sinh nhận biết dấu hiệu và cách so sánh 2 số trong phạm vi 10.000.
 * So sánh 2 số có số chữ số khác nhau.
?+ Tìm số nhỏ nhất có 4 chữ số với số lớn nhất có 3 chữ số?
- Yêu cầu học sinh so sánh 2 số này.
?+ Vì sao điền dấu "<"
- Giáo viên đưa ra 2 số 9999 và 10.000. Yêu cầu học sinh so sánh. Nêu vì sao?
- Vậy khi so sánh 2 số có số chữ số khác nhau làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ 2 số có số chữ số khác nhau => so sánh.
*So sánh 2 chữ số có số chữ số bằng nhau.
- Giáo viên đưa ra 2 số 9.000 và 8.999.
?+ Yêu cầu học sinh nêu cách so sánh 2 số trên.
- Tương tự VD: 6.579 và 6.580 yêu cầu học sinh so sánh.
- Vậy khi so sánh 2 số có số chữ số bằng nhau làm như thế nào?
?+ Nếu 2 số có cùng số chữ số và từng cặp chữ số ở cùng một hàng đều giống nhau thì so sánh như thế nào?
 - Yêu cầu học sinh tự lấy ví dụ trường hợp tương tự => so sánh
b- Thực hành.
 Bài 1.?+ Nêu yêu cầu của bài?
- Hướng dẫn học sinh làm bài vào bảng con.
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
?+ Để điền dấu đúng cần làm như thế nào?
 Bài 3:- Học sinh làm bài vào vở.
-999 và 1000
- 999 < 1.000
- Học sinh nêu cách hiểu của mình khi điền dấu < .
- 9.999 < 10.000
- Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
9.000 > 8.999
......
.........
- So sánh từng cặp chữ số cùng 1 hàng kể từ hàng cao nhất.
-...2 số đó bằng nhau.
- Học sinh tự lấy ví dụ.
- Học sinh làm bài vào bảng con và nêu cách làm lần lượt từng phép tính.
- Học sinh đọc bài 2.
-...đổi về cùng đơn vị đo.
- Học sinh nêu cách làm.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò: Nhận xét giờ học.
====================================
luyện từ và câu
Từ ngữ về Tổ quốc. Dấu phẩy
I- Mục tiêu.
	- Mở rộng vốn từ về Tổ quốc. Luyện tập về dấy phẩy.
	- Rèn kỹ năng dùng từ và cách sử dụng dấu câu.
	- Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Đồ dùng.
	- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Kiểm tra bài cũ.
	- Nhân hoá là gì? Đặt một câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá?
2- Bài mới.
a- Giới thiệu bài.
b- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh đọc lại 3 nhóm từ.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi theo yêu cầu của bài.
- Giáo viên chữa bài, nhận xét.
 Bài 2:
- Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bảng kể về một vị anh hùng mà em biết.
Chú ý: Kể tự do, thoải mái và ngắn gọn, cần nói về công lao to lớn của các vị anh hùng đối với sự nghiệp bảo vệ đất nước.
 Bài 3:
- Lê Lai quê ở Thanh Hoá, là một trong 17 người cùng Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1419, ông giả làm Lê Lợi, phá vòng vây và bị giặc bắt. Nhờ sự hi sinh của ông, Lê Lợi cùng các tướng sĩ khác đã được thoát hiểm.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên mở bảng phụ yêu cầu học sinh chữa bài.
- Yêu cầu học sinh đọc lại kết quả bài làm.
- Học sinh đọc.
- Học sinh làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh nghe bạn kể, nhận xét và bổ sung.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
3- Củng cố -  ... , E
	- Rèn kỹ năng kẻ, cắt được 1 số chữ cái đơn giản đúng qui trình kĩ thuật.
	- Hứng thú cắt, dán chữ.
II- Đồ dùng.
	- Các mẫu chữ để cắt, dán đã học.
	- Hồ, kéo, giấy thủ công.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
?+ Đã được cắt, dán những chữ cái đơn giản nào?
 + Nêu quy trình cắt, dán từng chữ cái?
 + Chiều cao của mỗi chữ cái đã được học thường cao bao nhiêu ô?
 + Những chữ cái nào có độ rộng là 3 ô? Những chữ cái nào có độ rộng 1 ô?
- Tổ chức cho học sinh tiếp tục thực hành cắt, dán các chữ cái đã học ở chương II(hoàn thành tiếp các chữ cái còn lại). 
Giáo viên gợi ý, giúp đỡ những học sinh còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm của mình.
- Tổ chức cho học sinh trưng bày các sản phẩm mà mình đã hoàn thành.
- Giáo viên đánh giá và lựa chọn những sản phẩm đẹp, đúng kỹ thuật để lưu lại lớp.
-... H, U, I, T, V, E
- Học sinh nêu miệng.
- ... 5 ô.
-...H, U, T, V, E
-... I
- Học sinh thực hành.
- Học sinh trình bày và nhận xét sản phẩm.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tiếng viêt+
Luyện đọc, kể chuyện: ở lại chiến khu.
I- Mục tiêu.
	- Đọc đúng các từ dễ phát âm sai: ánh lên, lên tiếng, một lượt, yên lặng,...và kể lại được câu chuyện dựa vào các câu hỏi gợi ý.
	- Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài, kể lại câu chuyện tự nhiên biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
	- Tự tin, hứng thú khi học Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn học sinh luyện đọc - kể chuyện.
?+ Để đọc đúng bài tập đọc cần phải đọc với giọng như thế nào?
 + Khi đọc cần nhấn giọng ở những từ ngữ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ cần nhấn giọng ở đoạn 2?
- Yêu cầu các nhóm thi đọc hay đoạn 2.
- Tổ chức đọc theo vai câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh kể lần lượt từng đoạn của câu chuyện và toàn bộ câu chuyện.
3- Củng cố - Dặn dò.
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì về các chiến sĩ nhỏ tuổi?
- Nhận xét giờ học.
- 4 học sinh đọc lại bài tập đọc.
- Giọng nhẹ nhàng, xúc động.
-...thể hiện thái độ trìu mến, âu yếm của trung đoàn trưởng với các đội viên, thái độ sẵn sàng chịu gian khổ, kiên quyết sống chết cùng chiến khu của các chiến sĩ nhỏ tuổi.
-...lặng đi, nghẹn lại, rung lên, nhao nhao, van lơn, ăn ít,...
- Học sinh đọc trước lớp.
- Học sinh kể trong nhóm.
- Học sinh kể trước lớp.
-...yêu nước, không quản ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
thể dục +
Ôn đội hình đội ngũ
I- Mục tiêu.
	- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc. Chơi trò chơi "Thỏ nhảy"
	- Rèn kỹ năng thực hiện động tác tương đối chính xác và tham gia chơi trò chơi một cách chủ động.
	- Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II- Địa điểm phương tiện.
	- Còi, sân trường vệ sinh sạch sẽ.
III- Các hoạt động dạy và học.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biết nội dung, yêu cầu giờ học.
- Yêu cầu học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc xung quanh sân trường.
- Hướng dẫn học sinh giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Tổ chức trò chơi "Có chúng em"
2- Phần cơ bản.
- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, đi đều theo 1 - 4 hàng dọc.
- Chơi trò chơi "Thỏ nhảy"
 * Yêu cầu học sinh khởi động lại các khớp, ôn lại cách bật nhẩy.
 * Yêu cầu các tổ chơi trò chơi.
3- Phần kết thúc.
- Yều cầu học sinh đi thả lỏng theo nhịp và hát.
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Học sinh chạy trong 2 phút.
- Học sinh giậm chân tại chỗ trong 2 phút.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh tập theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Thi tập theo tổ.
- Học sinh khởi động.
- Học sinh chơi trò chơi.
- Học sinh đi theo hàng và hát trong 2 phút.
tiếng việt +
Luyện từ và câu: Ôn về nhân hoá
Ôn mẫu câu Ai thế nào?
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về biện pháp nhân hoá và mẫu câu Ai thế nào?
	- Rèn kỹ năng nhận biết phép nhân hoá và cách dùng mẫu câu Ai thế nào?
	II- Các hoạt động dạy và học.
1- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Kẻ bảng có 3 cột và viết tên đồ vật, từ xưng tên, những từ ngữ để tả đồ vật đó như người trong bài thơ:
- Xác định yêu cầu bài.
- Làm bài theo nhóm đôi.
Xe chữa cháy
 Mình đỏ như lửa
 Bụng chứa nước đầy
 Tôi chạy như bay
 Hú vang đường phố
 Nhà nào bốc lửa
 Tôi dập liền tay
 Ai gọi chữa cháy
 Có....ngay! Có....ngay!
Tên đồ vật
Từ xưng tên như người
Từ ngữ để tả những người
 Bài 2: Viết câu văn theo mẫu Ai - thế nào? để tả từng sự vật sau:
a- Một bông hoa hồng vào buổi sớm.
b- Cô giáo (hoặc thày giáo) dạy lớp em.
c- Mẹ của em.
d- Một ngày hội ở trường em.
 Bài 3: Ghi dấu / vào chỗ ngăn cách bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì) và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi thế nào trong mỗi câu sau:
a- Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
b- Cặp cánh chích bông nhỏ xíu.
c- ánh trăng đêm trung thu sáng vằng vặc.
d- Những làn gió từ sông thổi vào mát rượi.
 Bài 4: Đặt 1 số câu văn có sử dụng biện pháp nhân hoá.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Đọc yêu cầu bài.
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Học sinh làm miệng.
- Nhận xét bổ sung.
3- Củng cố - Dặn dò	- Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về khái niệm điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng.
	- Rèn kỹ năng xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1: Vẽ đoạn thẳng AB dài 6 cm. Xác định điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB?
 Bài 2: Cho 2 đoạn thẳng AB và CD dưới đây, mỗi đoạn dài 6 cm
 A B
 C D
a- Tìm điểm M ở giữa 2 điểm A và B.
b- Tìm điểm N là trung điểm của đoạn thẳng CD.
c- Đoạn thẳng CN dài mấy cm?
d- Đoạn thẳng ND dài mấy cm?
 Bài 3: Cho đoạn thẳng AB dài 10 cm. M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài của đoạn thẳng AM và MB?
 Bài 4: Tính nhanh tổng sau:
a- 1215 + 1215 + 1215
b- 2360 + 2360 + 2360 + 2360
c- 1193 + 1193 + 1193 + 1193 + 1193 + 1193
- Đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Trình bày miệng cách xác định điểm M.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò. Nhận xét giờ học.
sinh hoạt tập thể
Trò chơi Tiếng Việt
I- Mục tiêu.
	- Nhận biết nét nghĩa chung của từ.
	- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh các nghĩa của từ.
	- Thích học môn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- Chuẩn bị
	- Các mảnh bìa, trên mỗi mảnh bìa ghi 1 từ cần phân nhóm.
	- Bảng ô chữ kẻ sẵn gồm 13 hàng.
2- Cách chơi.
* Hoạt động 1:
- Xếp các từ sau vào các nhóm thích hợp: bộ đội, bảo vệ, non sông, giữ gìn, giang sơn, giết giặc, chống ngoại xâm, nước nhà, kiến thiết,...
- Tổ chức cho các nhóm chơi.
* Hoạt động 2: 
- Giáo viên đưa ra bảng ô chữ "Mừng xuân" gồm 13 từ. mỗi từ ứng với một hàng ngang.
- Yêu cầu học sinh tìm ra từ có trong các câu tục ngữ. Học sinh trả lời được tên ô hàng dọc là thắng cuộc.
a- Một lời nói dối......bảy ngày
b- Cái răng cái tóc là góc con người
c- Lửa thử vàng gian nan thử sức
d- Trồng khoai đất lạ......đất quen.
e- Được lòng ta.......lòng người.
g- Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng.
h- Dốt đến đâu....cũng biết.
i- Làm khi lành....khi đau
k- Thuốc đắng.....mất lòng
l- Đất có nề.....
p- Làm quan ăn lộc vua.....
q- Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.
v- Vụng chèo khéo chống.
- Nêu yêu cầu của trò chơi.
- Các nhóm tham gia chơi trò chơi - 2 học sinh một nhóm.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
tiếng việt +
Tập làm văn: Viết báo cáo hoạt động
I- Mục tiêu.
	- Báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong tuần vừa qua và viết lại báo cáo đó.
 	- Rèn kỹ năng nói và viết về báo cáo hoạt động của tổ với lời lẽ rõ ràng, ngắn gọn.
	- Tự tin, mạnh dạn trước tập thể. Trau dồi vốn Tiếng Việt.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
- Hướng dẫn học sinh báo cáo trước các bạn về hoạt động của tổ trong thời gian qua.
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đôi nói về báo cáo của mình về tổ cho bạn nghe.
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp về báo các của mình.
- Hướng dẫn học sinh viết báo cáo.
+ Cách trình bày 1 bản báo cáo theo quy định.
+ Nội dung báo cáo (ngắn gọn, rõ ràng).
+ Yêu cầu học sinh viết vào vở.
- Yêu cầu học sinh đọc báo cáo mình viết.
- Giáo viên chấm và nhận xét.
- Học sinh đóng vai tổ trưởng lên báo cáo tình hình của tổ với các bạn trước lớp.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi: 1 học sinh nói, 1 học sinh nghe, bổ sung và ngược lại.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh viết báo cáo vào vở.
- Học sinh nhận xét, bổ sung bài viết báo cáo của bạn.
3- Củng cố - Dặn dò.
	- Nhận xét giờ học.
toán +
Ôn: Phép cộng các số trong phạm vi 10.000
I- Mục tiêu.
	- Củng cố về thực hiện phép cộng các số có đến 4 chữ số và giải bài toán bằng 2 phép tính.
	- Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000 và vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
	- Tự tin, hứng thú trong thực hành toán.
II- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Hướng dẫn ôn tập.
 Bài 1: Đặt tính và tính.
 3587 + 4975 4327 + 5495
 3715 + 4927 3278 + 4964
 Bài 2: Tính giá trị biểu thức.
 4532 - 2937 + 5006 4 x (7358 - 6419)
 1896 + 123 x 5 (8695 - 7983) x 2
 Bài 3: Có 6 kiện hàng, mỗi kiện hàng có 1250 gói hàng. Hỏi nếu số hàng đó đóng đều vào 5 kiện hàng thì mỗi kiện phải đóng bao nhiêu gói hàng?
 Bài 4: Một cửa hàng buổi sáng bán ra 2368 gói kẹo. Buổi chiều bán nhiều hơn buổi sáng 429 gói. Hỏi ngày hôm đó cửa hàng bán bao nhiêu gói kẹo?
3- Củng cố - Dặn dò.
?+ Bài toán cùng cố lại kiến thức gì?
 + Khi biểu thức gồm phép tính cộng, trừ, nhân, chia cần thực hiện như thế nào?
- Học sinh làm lần lượt vào bảng con.
- Nêu cách thực hiện từng phép tính.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Phân tích bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Xác định yêu cầu bài toán.
- Làm bài vào vở.
- Chữa bài, nhận xét.
- Tính giá trị biểu thức.
-...thực hiện nhân chia trước cộng trừ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 20(1).doc