Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Mĩ thuật

Tiết: 20 VẼ TRANH ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI

I/ MỤC TIÊU :

 Hiểu được nội dung đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội.

 Biết cách vẽ tranh về đề tài ngày Tết hoặc lễ hội. Tập vẽ tranh về đề tài ngày Tết hoặc lễ hội.

 Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Tranh về đề tài ngày Tết, lễ hội. Hình gợi ý cách vẽ.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 20 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ ba, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết: 20 VẼ TRANH ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI
I/ MỤC TIÊU :
Ø Hiểu được nội dung đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội.
Ø Biết cách vẽ tranh về đề tài ngày Tết hoặc lễ hội. Tập vẽ tranh về đề tài ngày Tết hoặc lễ hội.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Tranh về đề tài ngày Tết, lễ hội. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: VẼ TRANH ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI
ó Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra :
+ Không khí của ngày Tết và lễ hội (tưng bừng, náo nhiệt).
+ Ngày Tết và lễ hội ở mỗi vùng thường có các hoạt động : rước lễ, các trò chơi, 
+ Trang trí trong ngày Tết, lễ hội rất đẹp (cờ, hoa, quần áo màu sắc rực rỡ, tươi vui)
- Yêu cầu HS kể về ngày Tết và lễ hội ở quê mình.
ó Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý HS chọn một nội dung về ngày Tết hay lễ hội.
- Giúp HS tìm các hình ảnh phù hợp với mỗi hoạt động.
- Đặt câu hỏi cho HS tìm :
+ Vẽ về hoạt động nào ? 
+ Trong hoạt động hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ ?
+ Trong tranh nên sử dụng màu như thế nào ?
ó Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho HS thực hành trong vở tập vẽ
- GV gợi ý HS tìm :
+ Nội dung đề tài. Tìm và vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh.
- Gợi ý HS tìm màu :
+ Tập trung màu sắc rực rỡ, tươi vui vào phần chính. Vẽ màu có đậm, có nhạt..
- Quan sát, gợi ý HS :
+ Vẽ hình như đã hướng dẫn. Vẽ màu : phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt.
ó Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Cách thể hiện nội dung đề tài.
+ Các hình ảnh (sinh động). Màu sắc.
- HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhắc lại cách vẽ tranh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Ôn tập Vẽ tranh ngày tết và lễ hội: chuẩn bị tiết sau vẽ vào giấy A4
3C: 10.1.2012
3D: 12.1.2012
BUỔI CHIỀU
Mĩ thuật
TUẦN 20
Thứ tư, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Mĩ thuật
Tiết 20 ÔN TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Củng cố thêm cách vẽ tranh đề tài về ngày Tết hoặc lễ hội.
Ø Tập vẽ tranh về đề tài ngày Tết hoặc lễ hội.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Tranh về đề tài ngày Tết, lễ hội. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: ÔN TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI: NGÀY TẾT VÀ LỄ HỘI 
ó Hoạt động 1: Thực hành.
- GV cho HS thực hành vào giấy A4 (nếu HS nào chưa hoàn thành bài vẽ buổi sáng trong vở tập vẽ thì tiếp tục hoàn thành cho xong)
- GV gợi ý HS tìm :
+ Nội dung đề tài. Tìm và vẽ hoạt động chính ở phần trọng tâm của tranh.
- Gợi ý HS tìm màu :
+ Tập trung màu sắc rực rỡ, tươi vui vào phần chính. Vẽ màu có đậm, có nhạt..
- Quan sát, gợi ý HS :
+ Vẽ hình như đã hướng dẫn. Vẽ màu : phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt.
ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Cách thể hiện nội dung đề tài.
+ Các hình ảnh (sinh động). Màu sắc.
- HS chọn các tranh đẹp và xếp loại theo ý mình.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: TTMT. Tìm hiểu về tượng: tìm hiểu một số tượng quanh em.
TUẦN 20
Thứ tư, ngày 10 tháng 1 năm 2012
Thể dục
Tiết 39: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng thảng.
- Biết cách đi theo nhịp 1-4 hàng dọc.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. CHUẨN BỊ: Sân trường sạch sẽ
	 Còi, dụng cụ, kẻ các vạch sẵn cho tập luyện
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu
Ổn định: Lớp trưởng tập hợp báo cáo. Giáo viên nhận lớp phổ biến yêu cầu.
Khởi động: Chạy chậm theo 1 hàng dọc. 
Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
Bài cũ: Kiểm tra 1 nhóm thực hiện ĐHĐN
2. Phần cơ bản
* HĐ1: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
* Mục tiêu: Thực hiện thuần thục được được động tác tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại cách thực hiện. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Đi đều theo 1-4 hàng.
* Mục tiêu: Thực hiện thuần thục được được động tác tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại cách thực hiện. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ3 : Trò chơi “ thỏ nhảy ” .
* Mục tiêu: Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
Đi thường theo nhịp và hát
Hệ thống bài và nhận xét 
Dặn dò: Ôn động tác đi đều
Thứ năm, ngày 12 tháng 1 năm 2012
Thể dục
Tiết 40: TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang nhanh, trật tự, dóng hàng thảng.
- Biết cách đi theo nhịp 1-4 hàng dọc.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II. CHUẨN BỊ: sân trường sạch sẽ
	 Còi, dụng cụ, kẻ các vạch sẵn cho tập luyện
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu
* Ổn định: Lớp trưởng tập hợp báo cáo. Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu
* Khởi động: Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay. Giậm chân tại chỗ, vỗ tay, hát
Chơi trò chơi: “Qua đường lội”
Bài cũ: Kiểm tra 1 nhóm thực hiện quay phải, trái
2. Phần cơ bản
* HĐ1: Đi đều theo 1-4 hàng.
* Mục tiêu: Thực hiện thuần thục được được động tác tương đối chính xác.
* Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên, nhắc lại cách thực hiện. lần 1-2 GV điều khiển, những lần sau CS điều khiển. GV quan sát, sửa sai.
 ĐH: 
* HĐ2: Trò chơi “lò cò tiếp sức”.
* Mục tiêu: Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
*Cách tiến hành : Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. cho HS chơi thử, rồi chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
Hệ thống bài
Giao bài tập về nhà: ôn lại động tác đi đều
TUẦN 20
Thứ tư, ngày 11 tháng 1 năm 2012
Đạo đức
Tiết 20 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Ø Đối với HS khá, giỏi: biết trẻ em có quyền tự do giao kết bạn bè, quyền được mặc trang phục, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình, được đối xử bình đẳng.
« Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
Ø Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.
Ø Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa Thiếu nhi Việt Nam và Thiếu nhi Quốc tế.
Ø Mỗi HS viết một bức thư ngắn giới thiệu về mình để kết bạn với bạn nước ngoài.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 1)
- Trẻ em trên thế giới đều giống nhau ở những điểm nào?
- Kể những việc cần làm để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế?
- Nhận xét chung 
3. Bài mới: ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ (tiết 2)
ó Hoạt động 1: Viết thư bày tỏ tình đoàn kết , hữu nghị với thiếu nhi các nước.
- Yêu cầu các HS trình bày các bức thư kết bạn đã chuẩn bị từ trước.
- 5-6 HS trình bày.
- HS khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung.
- GV nhận xét kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế.
ó Hoạt động 2: Biết những hành động đúng và sai đối với thiếu nhi quốc tế
- Yêu cầu HS nghe và thực hành lựa chọn hành động đúng đối với thiếu nhi quốc tế bằng cách sử dụng thẻ đúng sai (đúng chọn Đ; sai chọn S)
+ Tò mò đi theo, trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài.
+ Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các bạn nhỏ nghèo Cuba.
+ Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài.
+ Giới thiệu về đất nước với các bạn nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam.
+ Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa, không thể ủng hộ các bạn.
+ Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường, nói chuyện.
- Sau mỗi câu hỏi GV nhận xét sửa sai cho HS
- GV kết luận: Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ bạn nhỏ nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới.
ó Hoạt động 3: Củng cố
- Giới thiệu và trình bày múa, hát, đọc thơ, kể chuyện. về tình đoàn kết thiếu nhi quốc tế
+ Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên)
+ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ( nhạc Lê Mây, thơ Phùng Ngọc Hùng)
+ Trái đất này là của chúng mình (Định Hải)
+ Thơ: Gửi bạn Chi-Lê (Trần Đăng Khoa)
GV kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
4. Củng cố- Dặn dò.
Gv nhận xét giờ học.
Dặn các em về nhà xem lại bài
Chuẩn bị: Tôn trọng khách nước ngoài - Xem trước bài tập 1, 2 sgk/ 32, 33
Thứ sáu, ngày 13 tháng 1 năm 2012
TỰ CHỌN
Tiết 20 ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
Ø Củng cố về đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
Ø Tập vẽ tranh về sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
« Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø giấy vẽ tranh, màu, bút chì
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nhận xét
3. Bài mới:
ó Hoạt động 1: Củng cố về sự đoàn kết với thiếu nhi quốc tế
HS nhắc lại kiến thức đã học ở tiết trước:
- Trẻ em trên thế giới có những điểm nào giống nhau?
- Chúng ta cần làm gì để thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
Vài HS trả lời, nhận xét đánh giá chung
GV kết luận chung: Thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ, điều kiện sống, song đều là anh em, bè bạn, cùng là chủ nhân tương lai của thế giới. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ bạn nhỏ nước ngoài như thế mới đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi thế giới.
ó Hoạt động 2: Vẽ tranh về sự đoàn kết với thiều nhi quốc tế.
- Các nhóm thi vẽ tranh chủ đề thiếu nhi Việt Nam và quốc tế.
- Yêu cầu :
+ Nội dung : thể hiện tình cảm đoàn kết, hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi quốc tế.
+ Hình thức : tranh vẽ rõ đề tài, màu sắc cân đối, hài hòa, ...
ó Hoạt động ... 
Tiết 20 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
Ø Củng cố cách kẻ, cắt, dán một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
Ø Kẻ, cắt, dán được một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
Ø Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: ôn tập chủ đề: cắt, dán chữ cái đơn giản (t.t)
óHoạt động 1: Ghép các chữ cái thành tiếng
- HS thực hành theo nhóm trong khoảng thời gian 20 phút: “Nhóm nào cắt được nhiều chữ cái và ghép được nhiều tiếng nhất thì nhóm đó thắng cuộc”
- Giáo viên giải thích cho HS hiểu rõ yêu cầu của bài.
- GV quan sát học sinh làm bài.
- GV có thể gợi ý cho các nhóm còn yếu hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành nhanh
ó Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh 
- Đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa trên các tiêu chuẩn sau:
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt đúng mẫu thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+ Dán chữ phẳng, đẹp.
+ Ghép được các tiếng
+ Những nhóm đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt A+ .
- Nhóm nào ghép nhiều tiếng nhất sẽ thắng cuộc
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Ôn tập 
BUỔI CHIỀU
3C: 30.1.2012
3D: 13.1.2012
TUẦN 20
Thứ sáu, ngày 13 tháng 1 năm 2012
Thủ công
Tiết 20 ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN 
I/ MỤC TIÊU :
Ø Củng cố cách kẻ, cắt, dán một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
Ø Kẻ, cắt, dán được một số chữ đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
Ø Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được để ghép thành chữ đơn giản khác.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu chữ cái của 5 bài học trong chương II để giúp học sinh nhớ lại cách thực hiện.
Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: ôn tập chủ đề: cắt, dán chữ cái đơn giản
óHoạt động 1: Kẻ, Cắt, ghép các chữ cái thành tiếng, từ đơn giản
- HS thực hành cá nhân trong khoảng thời gian 20 phút: “Kẻ, Cắt, ghép các chữ cái thành tiếng, từ đơn giản, có thể ghép thành tên riêng”
- GV có thể gợi ý cho HS còn yếu hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành yêu cầu của bài.
ó Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh 
- Đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa trên các tiêu chuẩn sau:
* Hoàn thành (A)
+ Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt đúng mẫu thẳng, cân đối, đúng kích thước.
+ Dán chữ phẳng, đẹp.	+ Ghép được tiếng hoặc từ
+ Những HS đã hoàn thành và có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo được đánh giá là hoàn thành tốt A+ .
* Chưa hoàn thành (B)
+ Chữ chưa đúng kĩ thuật	+ Chưa ghép được tiếng theo yêu cầu
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Đan nong mốt (tiết 1) 
TUẦN 20
Thứ năm, ngày 12 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 39 ÔN TẬP : XÃ HỘI
I/ MỤC TIÊU :
Ø Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
Ø Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Học sinh sưu tầm và vẽ về chủ đề Xã hội.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Vệ sinh môi trường
w Trong nước thải có gì gây hại cho sinh vật và sức khoẻ con người?
w Địa phương bạn, các gia đình, bệnh viện, nhà máy  cho nước thải chảy ra đâu?
 HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: ôn tập : xã hội
óHoạt động 1: Sưu tầm tranh ảnh.
- Giáo viên sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh ảnh ) về một trong những điều kiện ăn, ở vệ sinh của gia đình, trường học, công cộng trước kia và hiện nay.
- Học sinh chuẩn bị sắp xếp lại các tranh ảnh, tin, mẩu chuyện, báo  theo nội dung bài học.
- Mỗi nhóm học sinh trình bày trên tờ A0 những tranh ảnh và có chú thích nội dung tranh.
+ Tổ 1: hoạt động nông nghiệp.
+ Tổ 2: hoạt động công nghiệp.
+ Tổ 3: hoạt động thương mại.
+ Tổ 4: hoạt động về thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
- Các tổ thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. Tổ nào thực hiện xong trước lần lượt lên đính trên bảng lớp. Cử đại diện lên đọc phần ghi chú thích nội dung từng tranh.
ó Hoạt động 2: Trò chơi: Chuyền hộp thư.
- Giáo viên soạn 1 số hệ thống câu hỏi liên quan đến chủ đề xã hội. Mỗi câu được viết vào 1 tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong hộp giấy nhỏ.
- Học sinh vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt 1 câu hỏi bất kỳ trong hộp để trả lời.
- Câu hỏi được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên Chốt nội dung yêu cầu của chương Xã hội.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Chương Tự nhiên. Bài 40: Thực vật : quan sát thực vật xung quanh nhà, đọc sgk, trả lời câu hỏi. 
Thứ hai, ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tự nhiên và xã hội
Tiết 40 THỰC VẬT
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết được cây đều có rễ, thân, lá, hoa, quả.
Ø Nhận ra sự phong phú và đa dạng của thực vật.
Ø Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, lá, hoa, quả của một số cây.
¶ Kĩ năng sống:
Ø Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh tìm đặc điểm giống và khác nhau của các loại cây.
Ø Kĩ năng hợp tác: Làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Các hình SGL/76;77. Các cây có ở sân trường, vườn trường. Giấy khổ A4, bút màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Ôn tập
w Hãy kể về gia đình em?
w Em phải làm gì để bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi em đang sinh sống?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Thực vật
ó Hoạt động 1: Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Giáo viên chia nhóm, phân khu vực quan sát. Hướng dẫn học sinh cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
+ Giáo viên gọi một vài học sinh nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo trình tự:
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có trong khu vực nhóm được phân công.
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng , kích thước của những cây to.
- Cả lớp tập trung và lần lượt đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV giúp đỡ HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật xung quanh 
- Rút ra kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
- Giáo viên giới thiệu tên của một số cây SGK/76;77.
- Có thể học sinh nêu tên các hình trong SGK.
+ H1: cây khế.	+ H4: cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre.
+ H2: cây vạn tuế, cây trắc bá diệp.	+ H5: cây hoa hồng.
+ H3: cây kơ-nia.	+ H6: cây súng.
ó Hoạt động 2: Biết vẽ và tô màu một số cây.
- Học sinh lấy giấy và bút chì màu ra vẽ một vài hình cây mà em đã quan sát được.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Kể một số cây quen thuộc xung quanh em?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Thân cây: quan sát thân cây xung quanh nhà, đọc sgk, trả lời câu hỏi. 
TUẦN 20
Thứ năm, ngày 12 tháng 1 năm 2012
Âm nhạc
Tiết 20 HỌC HÁT BÀI: EM YÊU TRƯỜNG EM (lời 2)
	 Nhạc sĩ: Hoàng Vân
I/ MỤC TIÊU :
Ø Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
Ø Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Tập biểu diễn bài hát.
Ø HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu. Nhớ tên và vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Nhạc cụ gõ đệm. Chép lời 2 lên bảng.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Em yêu trường em” (lời 1) 
3. Bài mới: Em yêu trường em (lời 2)
ó Hoạt động 1: Học hát lời 2.
- HS nghe lời 2 bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày.
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời 2 bài hát .
- Dạy hát từng câu, lưu ý HS hát đúng các tiếng hát luyến 2 và 3 âm “nở” “đỏ” “thế”
- Dùng các nhạc cụ gõ đệm theo phách : 4/4 
- Yêu cầu các nhóm luân phiên luyện tập hát và gõ tiết tấu lời ca.
- Cho các em hát nối tiếp lời 1và 2 của bài hát.
ó Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV mời 1-2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát.
- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ. 
- GV nhận xét.
ó Hoạt động 3: Ôn tập tên nốt nhạc.
- Yêu cầu HS đọc cao độ tên các nốt nhạc. Hướng dẫn xòe bàn tay ra 5 ngón là 5 dòng.
- Yêu cầu học sinh quan sát và chỉ gọi tên nốt nhạc.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị: Cùng múa hát dưới trăng: học thuộc bài hát lời bài hát
TUẦN 20
Thứ hai, ngày 30 tháng 1 năm 2012
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 20: TÌM HIỂU VỀ CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU :
- HS biết kể tên một số trò chơi dân gian Việt Nam và tham gia chơi được một số trò chơi đó
II/ CHUẨN BỊ: 
- Tranh ảnh một số trò chơi dân gian.
III/ LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra kiến thức:
+ Tết cổ truyền Việt Nam vào ngày tháng mấy?
+Ngày Tết thường có bánh gì ?
- Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở.
3. Sinh hoạt theo chủ điểm:
HOẠT ĐỘNG 1: -Tìm hiểu về các trò chơi dân gian Việt Nam:
+ Hãy kể tên các trò chơi dân gian mà em biết? Nói rõ thêm về cách thức chơi các trò chơi đó?
-Cho HS thảo luận trao đổi để tìm câu trả lời
- Nhận xét chung
- GV kết luận: Các trò chơi dân gian Việt Nam như: Ô ăn quan, nhảy dây, đánh đũa, kéo co, Đây là các trò chơi được nhân dân ta truyền từ đời này sang đời khác. 
HOẠT ĐỘNG 2: Tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi mà học sinh vừa tìm được ở hoạt động 1
- Học sinh nêu cách thức chơi trò chơi.
- Tiến hành chơi
- Nhận xét thưởng phạt sau trò chơi
4. Nhận xét buổi sinh hoạt.
Tuyên dương: Học sinh tích cực trong giờ học
Nhắc nhở học sinh chưa tốt
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt sau: hát mừng đất nước vào xuân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 cac mon tuan 20 2011.doc