Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: nhà Lê, lần, lầu, lọng, vò nước, lẩm nhẩm, nến, chè lam.

- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.

2. Đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa của các TN: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín.

- Hiểu được nội dung: câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí, sáng tạo, khéo léo của Trần Quốc Khái, 1 danh nhân thời Lê. Bằng sự quan sát và ghi nhớ nhập tâm, ông đã học được nghề thêu và làm lọng của TQ về dạy lại cho nhân dân ta. Nhớ ơn ông, nhân dân tôn ông là ông tổ nghề thêu.

B. Kể chuyện:

- Biết Khái quát nội dung và đặt tên cho từng đoạn truyện.

- Biết kể lại 1 đoạn truyện, lời kể tự nhiên, chân thực.

- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

 

doc 22 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 21 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thị Duyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc - kể chuyện
Ông tổ nghề thêu
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: nhà Lê, lần, lầu, lọng, vò nước, lẩm nhẩm, nến, chè lam.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các TN: đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự, Thường Tín.
- Hiểu được nội dung: câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí, sáng tạo, khéo léo của Trần Quốc Khái, 1 danh nhân thời Lê. Bằng sự quan sát và ghi nhớ nhập tâm, ông đã học được nghề thêu và làm lọng của TQ về dạy lại cho nhân dân ta. Nhớ ơn ông, nhân dân tôn ông là ông tổ nghề thêu.
B. Kể chuyện:
- Biết Khái quát nội dung và đặt tên cho từng đoạn truyện.
- Biết kể lại 1 đoạn truyện, lời kể tự nhiên, chân thực.
- Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs lên bảng y/c đọc và TLCH bài trước.
- 3 học sinh lên bảng 
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệuchủ diểm, giới thiệu bài
2.2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu: - Giáo viên đọc toàn bài 1 lượt với giọng kể chậm rãi, khoan thai
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu và đọc thầm theo.
b. Hướng dẫn đọc từng đoạn:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nối tiếp câu
- Đọc bài tiếp nối theo tổ, mỗi hs 1 câu.
- Yêu cầu 5 hs tiếp nối nhau đọc theo đoạn.
- 5 học sinh đọc, mỗi học sinh 1 đoạn.
- Y/c đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- 2 học sinh đọc chú giải.
c. LĐ theo nhóm:
- GV chia lớp thành nhóm nhỏ
- Mỗinhóm 5 hs 
d. Đọc trước lớp:
-1-2 nhóm đọc
e. Yêu cầu đọc ĐT đoạn 2, 4.
- Học sinh cả lớp đọc ĐT
2.3. Tìm hiểu bài:
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài.
- 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm.
+ Yêu cầu học sinh đọc thầm lại đoạn 1 và hỏi: Hồi nhỏ TQK ham học như thế nào?
+ HS nêu
+ Kết quả học tập của TQK ntn?
+ Ông ... quan to trong triều đình nhà Lê.
- Đoạn 2, 3, 4:
+ Vua TQ đã nghĩ ra cách gì để thử sứ thần VN?
+ Dựng 1 cái lầu cao, mời TQK lên chơi, rồi cất thang đi
+ Trên lầu, để thử sứ thần, vua TQ đã để những thứ gì?
+ HS nêu
+ Khi ở trên lầu cao, TQK đã làm gì để sống?
+ Ông ngẫm nghĩ và hiểu được nghĩa  
- Ông đã làm gì để không phí thời gian?
- Mày mò, quan sát và nhớ nhập tâm được cách làm lọng, cách thêu.
- Ông đã làm gì để xuống đất an toàn.
- HS nêu
- Vì sao TQK được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- dạy lại cho bà con nhân dân, nghề thêu của NV ra đời từ đấy.
- Câu chuyện cho ta biết điều gì về TQK?
- 1-2 HS nêu
Kể chuyện
1. Xác định yêu cầu:
- 2 học sinh đọc yêu cầu 1 và 2
2. Đặt tên cho các đoạn truyện:
- Tên mỗi đoạn truyện cần chú ‏‎ý điều gì?
- Phải nêu được nội dung quan trọng, k/q nhất của đoạn truyện đó.
- Chia hs thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để đặt tên cho từng đoạn truyện.
- Thảo luận nhóm, mỗi nhóm 5 em
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhóm 1 đọc những tên đã đặt cho đoạn 1, các nhóm khác bổ sungý kiến.
- Nhận xét tên các đoạn mà hs đưa ra.
3. Kể lại 1 đoạn của câu chuyện:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 học sinh tiếp nối nhau kể lại câu chuyện theo từng đoạn.
- Lần lượt từng học sinh kể trước nhóm, các bạn khác nghe để bổ sung.
- Gọi 5 hs đại diện các nhóm tiếp nói nhau kể 5 đoạn.
- 5 học sinh lần lượt kể, lớp nghe để nhận xét.
- Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò:
- Qua câu chuyện, em muốn hiểu được nhiều điều hay ta cần làm gì?
- Chăm chỉ học hỏi, tìm tòi ở mọi nơi, mọi lúc, mọi người.
- Nhận xét tiết học, dặn dò hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị bài sau.
toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cộng nhẩm các số tròn nghìn, tròn trăm có đến 4 chữ số.
- Củng cố phép cộng các số có 4 chữ số, củng cố giải toán có lời văn bằng 2 phép tính.
II. Chuẩn bị:
Bài tập luyện tập.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập về nhà của tiết 100.
- 2 học sinh lên bảng , mỗi hs làm 1 bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập:
* Bài 1:
- Giáo viên viết phép tính:
 4000 + 3000 = ?
- Yêu cầu học sinh nhẩm kết quả của phép tính trên.
4000 + 3000 = 7000
+ Em đã nhẩm như thế nào?
+ 4 nghìn cộng ba nghìn bằng 7000
vì 4 + 3 = 7
+ Giáo viên nêu lại cách nhẩm như sgk
- Yêu cầu tự làm bài.
- Tự làm bài, 1 học sinh chữa miệng trước lớp.
Bài 2:
- Gv viết phép tính: 6000 + 5000 = ?
- Yêu cầu hs nhẩm và báo cáo kết quả:
6000 + 500 = 6500
+ Em đã nhẩm như thế nào?
+ Học sinh nêu cách nhẩm
+ Giáo viên nêu cách nhẩm như sgk
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Tự làm, 1 học sinh chữa miệng.
* Bài 3:
- Gọi 1 hs đọc đầu bài
- 1 hs đọc và xđ yêu cầu của đề.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Lớp làm vở, 1 hs làm trên bảng.
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- 1 học sinh đọc.
- Yêu cầu hs tóm tắt bằng sơ đồ và giải toán.
- 1 HS lên bảng,lớp làm vào vở
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm bài tập thêm
- Nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2009
Tập viết
Ôn chữ hoa Ô
I. Mục tiêu:
	- Viết đẹp các chữ cái viết hoa: L, Ô, Q, B, H, T, Đ.
	- Viết đúng, đẹp bằng cỡ cữ nhỏ tên riêng Lãn Ông và câu ứng dụng.
	- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước qua câu ca dao 
“ ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây
Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người”
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Mẫu chữ cái viết hoa L, Ô, H, T, Đ
	- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thu vở của 1 số hs để chấm bài về nhà.
-3-5 HS
2 học sinh lên viết trên bảng:
- Nhận xét bài đã chấm.
- Nguyễn Văn Trỗi, Nhiễu, Ngời.
Học sinh dới lớp viết vào bảng con
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hớng dẫn viết chữ hoa:
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ viết hoa nào?
- Các chữ L, Ô, B, H, T, Đ.
- Yêu cầu hs viết các chữ o,ô, ơ vào bảng
- 3 hs viết trên bảng, lớp viết bảng con.
- Yêu cầu hs nêu quy trình viết chữ o, ô, ơ.
- HS nêu quy trình viết hoa chữ o,ô , ơ
- Học sinh viết các chữ vào bảng con.
- 4 hs viết trên bảng lớp 
2.3. Hớng dẫn viết từ ứng dụng:
a. Giới thiệu từ: - Gọi 1 học sinh đọc từ.
- 1 học sinh đọc : Lãn Ông
b. Quan sát, nhận xét:
- Trong từ ứng dụng, các chữ có chiều cao nh thế nào?
- L, Ô, g cao 2 li rỡi, các chũe còn lại cao 1 li.
- Khoảng cách giữa chữ bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ 0
c. Viết bảng:
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết nháp.
2.4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a. Giới thiệu: - Gọi hs đọc câu ứng dụng
- 3 học sinh đọc
- Câu ca dao cho em biết điều gì?
GV: Câu ca dao ca ngợi những sản vật quý , nổi tiếng của Hà Nội. Hà Nội có ổi ở Quảng Bá( làng ven Hồ Tây) và cá ở Hồ Tây ăn rất ngon, lụa ở phố hàng đào rất đẹp.
- HS nêu
b. Quan sát, nhận xét: Trong câu ứng dụng, các chữ có chiều cao nh thế nào?
- HS nêu
cViết bảng:ổi Quảng Bá, Hồ Tây, Hàng Đào.
- 3 hs lên bảng viết, lớp viết bảng con.
2.5. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Cho hs xem bài viết mẫu trong vở tập viết
- Học sinh viết
- Thu chấm 5 bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết học sinh
- Dặn học sinh về nhà hoàn thành bài.
thể dục
Nhảy dây
I. Mục tiêu:
	- Học nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng.
	- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu nắm được cách chơi và biết t/g ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm- phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1- 2 phút
- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát: 1 phút
- Đi đều theo 1 - 4 hàng dọc: 2 phút
- Chạy chậm quanh sân tập.
2. Phần cơ bản:
- Học nhảy dân cá nhân kiểu chụm 2 chân: 10 -12 phút
+ Khởi động các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, vai, hông.
+ Giáo viên nêu tên và làm mẫu động tác, kết hợp giải thích từng cử động để hs nắm được.
+ Tại chỗ tập so dây, mô phỏng động tác trao dây, quay dây, và cho học sinh tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây.
- Chời trò chơi “ Lò cò tiếp sức” : 5-7 phút.
+ Cho từng tổ nhảy lò cò về trước 3-5m 1 lần, sau đó giáo viên nhận xét và uốn nắn những em làm chưa đúng. Giáo viên phổ biến quy tắc chơi và cho lớp chơi thử 1 lần.
+ Cho học sinh chơi chính thức và có thi đua. Giáo viên có thể quy định nhảy lò cò bằng chân phải (trái) ở những lần chơi khác nhau.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo 1 vòng tròn, thả lỏng chân tay: 2 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét giờ học: 2- 3’.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn nội dung nhảy dân đã học.
Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 10 000
I. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh:
- Biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 10 000.
- áp dụng phép trừ các số trong phạm vi 10 000 để giải các bài toán có liên qua.
- Củng cố về vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước và xác định trung điểm của đoạn thẳng.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Thước thẳng, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra bài tập của tiết 101.
- 2 học sinh lên làm bài
- Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2HD cách thực hiện phép trừ
a. Giới thiệu phép trừ:GV nêu bài toán
- Nghe và tìm cách làm
b. Đặt tính và tính: 8652 - 3917
- Yêu cầu dựa vào cách thực hiện phép trừ các số đến 3 chữ số có đến 4 chữ số.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính
- HS nêu
- Chúng ta bắt đầu thực hiện phép tính từ đâu?
- Thực hiện phép tính bắt đầu từ hàng đơn vị.
- Hãy nêu từng bước cụ thể?
- 2-3 hs nêu
c. Nêu quy tắc tính:
- HS nêu
2.3. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Thực hiện tính
- Yêu cầu tự làm
- 4 hs lên bảng, lớp làm vở bài tập
-Yc HS nêu cách tính của 2 trong 4 phép tính.
- 2 học sinh nêu, lớp theo dõi nhận xét.
* Bài 2:Tiến hành tương tự bài 1
* Bài 3: - Gọi học sinh đọc đề bài.
- Muốn biết của hàng còn lại ? ... hính tả cho học sinh.
c. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài thơ có mấy khổ?
- 5 khổ thơ
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- 4 chữ
- Giữa 2 khổ thơ trình bày như thế nào?
- Cách 1 dòng
d. Viết chính tả:
- Gọi 3 học sinh đọc bài thơ. TL
- 3 học sinh đọc thuộc lòng.
- Yêu cầu học sinh tự viết bài
- Học sinh viết bài vào vở.
e. Soát lỗi.
g. Chấm bài.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài 2a:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm bằng bút chì vào sách giáo khoa.
- Gọi học sinh chữa bài
- Trí - chuyên - trí - chữa- chế - chân - trí - trí.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
Luyện từ và câu
Nhân hoá
Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ở đâu? ”
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tiếp tục nhận biết và luyện tập về nhân hoá để nắm được ba cách nhân hoá.
- Ôn luyện về mẫu câu “ở đâu”. Tìm được bộ phận TLCH “ở đâu”, trả lời được câu hỏi “ở đâu”.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn bài thơ “Ông trời bật lửa”.
- 4 tờ giấy khổ to sử dụng làm bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: Tìm 3 từ cùng nghĩa với từ “đất nước”
- 1 học sinh lên bảng
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
*. Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bài thơ “Ông trởi bật lửa”, yêu cầu hs đọc bài thơ.
- 2 học sinh đọc bài thơ trước lớp
- Chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ to đã chuẩn bị, hướng dẫn học sinh cách làm vào phiếu.
- Các nhóm nhận phiếu và làm bài theo hướng dẫn.
- Yêu cầu 4 nhóm dán kết quả của nhóm mình lên bảng.
- Học sinh các nhóm dán kết quả, đại diện các nhóm kiểm tra bài của nhóm bạn.
- Giáo viên nhận xét bài làm của mỗi nhóm.
- Nghe giáo viên nhận xét để rút ra đáp án.
- Có mấy cách nhân hoá, là những cách nào?
- 3 cách:
+ Dùng từ chỉ người để gọi sự vật.
+ Dùng từ tả người để tả sự vật
+ Dùng cách nói thân mật giữa người với người để nói với sự vật.
Đáp án của bài tập:
Tên sự vật được nhân hoá
Cách nhân hoá
các sự vật được gọi bằng
Các sự vật được tả bằng những TN
Các t/giả nói 
với mưa
Mặt trời
Ông
Bật lửa
Mây
Chị
Kéo đến
Trăng sao
trốn
Đất
Nóng lòng chờ đợi,
 hả hê uống nước
Mưa
xuống
Xuống đi nào, mưa ơi!
Sấm
Ông
Vỗ tay cười
* Bài 3:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập học sinh khác đọc các câu trong bài.
- 2 học sinh đọc đề bài
- Giáo viên dán băng giấy có viết sẵn 3 câu trong bài, yêu cầu 2 học sinh lên bảng th làm nhanh.
- Giáo viên dùng bút gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “ở đâu”
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài của 2 bạn trên bảng, sau đó nêu đáp án đúng và cho điểm hs
- Đáp án:
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
b) Ông học nghề thêu ở Trung Quốc trong 1 lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân lập đền thờ ở quê hương ông.
* Bài 4:
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- 1 học sinh đọc trước lớp, cả lớp theo dõi bài SGK.
- Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa trang 13, 14 để đọc lại bài tập đọc “ở lại với chiến khu”.
- 1 học sinh đọc bài trước lớp, lớp đọc thầm.
- Giáo viên nêu lần lượt từng câu hỏi:
+ Câu chuyện trong bài diễn ra khi nào? ở đâu?
+ Diễn ra vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở chiến khu.
+ Trên chiến khu, các chiến sĩ liên lạc nhỏ sống ở đâu?
+ Sống ở trong lán.
+ Vì lo cho các chiến sĩ nhỏ tuổi, trung đoàn trưởng khuyên họ về đâu?
+ Khuyên họ trở về sống với gia đình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà tập đặt câu theo 3 cách nhân hoá đã học, đặt 3 câu hỏi theo mẫu “ở đâu” và trả lời các câu hỏi đó.
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
Tập làm văn 
nói về trí thức
Nghe - kể: Nâng niu từng hạt giống.
I. Mục tiêu:
- Quan sát tranh minh hoạ, nói đúng về nghề nghiệp và công việc của những trí thức được vẽ trong tranh.
- Nghe và kể lại được câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, kể đúng nội dung câu chuyện, kể tự tin.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các tranh minh hoạ của bài.
- Bảng phụ viết sẵn các câu hỏi gợi ‏‎ý của bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên mời 2 đến 3 học sinh lên bảng đọc báo cáo của tổ trong tháng qua.
- 2 học sinh lên bảng
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
- 1 học sinh đọc, lớp đọc theo.
- Yêu cầu quan sát tranh 1 và đặt câu hỏi cho học sinh:
+ Người trí thức được vẽ trong tranh làm nghề gì?
+ Bác sĩ
+ Ông đang ở đâu, làm gì? nêu trang phục, hoạt động của ông?
+ ở trong phòng chữa bệnh cho bệnh nhân. Bác mặt 1 áo blu trắng và đeo ống nghe. Trên tay bác đang cầm nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bệnh nhân.
+ Người nằm trên giường là ai? lớn hay nhỏ tuổi?
+ Bệnh nhân của bác lúc này là 1 cậu bé, có lẽ cậu đang bị sốt.
- Chia lớp thành nhóm 4 để thảo luận nội dung các tranh.
- Học sinh thảo luận theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tranh 2: Ba người trong tranh làm nghề gì? Họ đang quan sát gì? theo em, họ đang thảo luận với nhau về điều gì?
- Đây là 3 kĩ sư xây dựng đứng trước mô hình của công trình sắp được xây dựng. Họ cùng nhau bàn bạc, thảo luận để công trình được xây dựng đạt kết quả cao nhất.
- Tranh 3: Tranh minh hoạ công việc của ai? Kể đôi nết về công việc của cô giáo và việc học tập của hs
- Đây là 1 cô giáo đang giảng về 1 tiết tập đọc cho học sinh. Trông cô thật dịu dàng, ân cần với học sinh. Cả lớp đang chăm chú nghe giảng.
- Tranh 4: Tranh minh hoạ phòng làm việc của ai? Phòng làm việc này có nét gì tiêu biểu?
- Đây là phòng thí nghiệm của những nhà nghiên cứu. Trong phòng có rất nhiều dụng cụ thí nghiệm như cai lọ, ống chưng cất, kính hiển vi. Một người đang quan sát bằng kính hiển vi, người kia đang trông ống chưng cất. 
- Gọi đại diện các nhóm nói về 3 bức tranh còn lại.
- Mỗi bức tranh 2 học sinh nói
- Nhận xét và cho điểm học sinh
* Bài 2:
- Giới thiệu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”
- Nghe giáo viên gt.
- Giáo viên kể chuyện 1 lần.
- Nghe kể chuyện
- Treo bảng phụ đã ghi các câu hỏi gợi ý của bài.
- Trả lời câu hỏi:
+ Viện nghiên cứu nhận được quà gì?
+ Mười hạt giống qúy.
+ Vì sao ông Lương Đinh Của không đem gieo ngay cả 10 hạt giống ấy?
+ Vì lúc ấy trời rất rét, nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết.
+ Ông Lượng Định Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa?
+ Chia 10 hạt thành 2 phần: 5 hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm, 5 hạt kia ông ngâm nước nóng ấm gói vào khăn, tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.
- Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2
- Theo dõi giáo viên kể chuyện lần 2
- Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau tập kể lại chuyện cho nhau nghe.
- Lu‏‏yện kể theo cặp.
- Gọi 1 số học sinh kể chuyện trước lớp.
- Một số hs kể, lớp theo dõi và bình chọn bạn kể hay nhất.
- Hãy nói suy nghĩ của em về nhà bác học Lương Định Của.
- Là người rất say mê nghiên cứu khoa học và nâng niu từng hạt giống
- Nhận xét phần kể chuyện của hs
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực xây dựng bài.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
Toán
Tháng - Năm
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Làm quen với các đơn vị đo thời gian: tháng, năm. Biết 1 năm có 12 tháng.
- Biết gọi tên của các tháng trong 1 năm.
- Biết số ngày trong từng tháng.
- Biết xem lịch.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tờ lịch năm 2005, 2008
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra bài tập của tiết 104.
- 2 học sinh lên làm bài
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh
2. Dạy - học bài mới:
2.1. Giới thiệu: Ghi đầu bài
2.2. GT các tháng trong năm và số ngày trong các tháng:
a. Các tháng trong 1 năm:
- GV treo tờ lịch năm 2005 để y/c hs q sát:
- Quan sát tờ lịch
- Một năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào?
-HS nêu và chỉ vào lịch 12 tháng: 1, 2, 3,....12
b. GT số ngày trong từng tháng:
- Gv yêu cầu quan sát tiếp tờ lịch tháng 1 và hỏi: Tháng 1 có ? ngày.
 - 31 ngày.
- Những tháng còn lại có ? ngày?
- HS nêu
- Những tháng nào có 31 ngày?
- 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12
- Những tháng nào có 30 ngày?
- 4, 6, 9, 11.
- Tháng 2 có? ngày?
- 28 ngày
Giáo viên tiểu kết
2.3. Luyện tập:
* Bài 1:
- Giáo viên treo tờ lịch năm 2005, yêu cầu thực hành hỏi, đáp theo các câu hỏi SGK.
- Học sinh thực hành theo cặp
* Bài 2:
- y/c hs quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2005
- Hd cách tìm thứ của 1 ngày trong tháng: 
- HS nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó 3 đến 4 cặp học sinh trả lời trước lớp.
a. Tìm ô có ghi số 19 trong tờ lịch, từ ô này dóng thẳng đến cột thứ của tờ lịch thì thấy rơi vào ô ghi thứ sáu
Vậy ngày 19 tháng 8 năm 2005 là thứ sáu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên tổng kết giờ học
Thể dục
Ôn nhảy dây
Trò chơi: Lò cò tiếp sức
I. Mục tiêu:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. yêu cầu t/h động tác ở mức độ tương đối đúng.
- Chơi trò chơi: Lò cò tiếp sức. yêu cầu biết được cách chơi và chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Sân trường.
- Phương tiện: Còi, dụng cụ, hai em 1 dây nhảy
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: 1-2 phút
- Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối: 1-2 phút
- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập: 2’
- Trò chơi: “Có chúng em”: 1phút.
2. Phần cơ bản:
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân: 10 -12’
+ Cho học sinh tại chỗ mô phỏng và tập các động tác so dây, trao dây, quay dây, sau đó cho học sinh tập chụm 2 chân bật nhảy không có dây rồi có dây.
+ Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Khi tổ chức tập luyện có thể chia thành từng đội tập và cho luân phiên từng nhóm thay nhau tập. Giáo viên chỉ dẫn, sửa động tác chưa đúng cho học sinh.
- Chơi trò chơi “Lò cò tiếp sức”: 5-7 phút
- Chia số học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi ròi cho học sinh chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp: 1- 2 phút
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét: 1-2 phút.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan21.doc