Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Chuẩn KTKN + GDMT + KNS

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Chuẩn KTKN + GDMT + KNS

Tập đọc - kể chuyện

ĐỐI ĐÁP VỚI VUA

I. Mục tiêu

 A. Tập đọc

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. ( trả lời được các CH trong SGK ).

 B. Kể chuyện

- Biết sắp xếp tranh ( SGK ) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: SGK, tranh minh hoạ câu chuyện

 - HS: SGK

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Chuẩn KTKN + GDMT + KNS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 02 năm 2011
Tập đọc - kể chuyện
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu
 A. Tập đọc
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. ( trả lời được các CH trong SGK ).
 B. Kể chuyện
- Biết sắp xếp tranh ( SGK ) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, tranh minh hoạ câu chuyện
 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học 
1. KTBC:“Chương trình xiếc đặc sắc”
2. Bài mới: * Tập đọc
a/ Giới thiệu bài và ghi tựa
b/ Luyện đọc
* Đọc mẫu và hướng dẫn HS quan sát tranh
- Hướng dẫn HS luyện đọc 
+ Luyện đọc câu 
- Nhận xét sửa sai, ghi từ luyện đọc lên bảng .
+ Luyện đọc đoạn
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ 
+ Luyện đọc nhóm 
- Gọi 1 HS đọc cả bài
c/ Tìm hiểu bài:
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu ?
- Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
- Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó ? 
- Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
- Vua ra vế đối như thế nào ? 
- Cao Bá Quát đối như thế nào ?
d/ Luyện đọc lại
- GV đọc đoạn 3 và HDHS luyện đọc đoạn 3
- GV nhận xét
 * Kể chuyện
- GV nêu nhiệm vụ
- Yêu cầu HS quan sát tranh và xếp theo thứ tự
- Hướng dẫn HS kể
- Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị “ Tiếng đàn”
- Nhận xét tiết học
- HS theo dõi 
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc từ khó CN, ĐT
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- 1HS đọc chú giải
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- 1 HSK/G đọc cả bài
- HS nêu
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời
- HS nêu
- HS trả lời cá nhân
- 2-3 HS đọc
- 1 HS đọc cả bài
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS quan sát 4 tranh và sắp xếp tranh
- 4HS kể nối tiếp câu chuyện
- HSK/G kể toàn chuyện 
 * RÚT KINH NGHIỆM:
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương ).
- Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng phụ BT4
- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm
 2157 : 7 ; 2526 : 5
2. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Thực hành
Bài 1 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV nhắc lại cách thực hiện
- Cho HS làm vào vở, sửa bài
- Nhận xét
Bài 2 (a, b ): 
- Gọi 2 HS nêu cách tìm thừa số chưa biết
- Cho HS làm bảng con
- Gọi HS lên bảng làm BT2c
Bài 3 : Gọi 1HS đọc bài toán
- GV hướng dẫn giải theo 2 bước
- Cho HS giải vào vở
- Nhận xét
Bài 4 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Gọi HS nêu miệng
- Nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài : “ Luyện tập chung“
- 2 HS làm bảng lớp 
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1HS nhắc lại cách thực hiện
- 4 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
- 2 HS nêu
- HS làm bảng con lần lượt
- HSK/G làm
- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm
- 1 HS giải bảng lớp, lớp làm vào vở
- HS nêu miệng kết quả
* RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 1: 08/ 02/11	 Đạo đức(tiết 2)
Tiết 2: 14/ 02/11 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (2 tiết)
I. Mục tiêu 
 - Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác
II. Đồ dùng dạy học
- GV : bảng phụ, truyện kể, VBT
- HS : Vở BT
III. Các hoạt động dạy - học
1. KTBC: “ Giao tiếp với khách nước ngoài”
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hoạt động 1 : Kể chuyện “Đám tang”
- GV kể chuyện 2 lần 
- Mời 3 HS dựng lại câu chuyện theo vai
- Hướng dẫn HS đàm thoại :
 + Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ?
 + Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang ?
 + Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích?
 + Qua câu chuyện trên, các em cần phải làm gì khi gặp đám tang ?
 + Tôn trọng đám tang là gì ? Vì sao cần tôn trọng đám tang ?
- GV nhận xét, kết luận
c/ Hoạt động 2 : Đánh giá hành vi
- Cho HS làm vào VBT (BT2)
- Nhận xét , chốt ý( b,d đúng)
d/ Hoạt động 3 : Tự liên hệ
- Yêu cầu HS tự liên hệ nhóm đôi theo gợi ý:
 + Em đã gặp đám tang chưa ? 
 + Khi gặp đám tang bản thân em đã làm gì ?
- Nhận xét , tuyên dương những HS thực hiện tốt sự tôn trọng khi gặp đám tang
e/ Hoạt động 4 : Bày tỏ ý kiến
- GV nêu từng ý kiến VBT (BT3). Yêu cầu HS bày tỏ thái độ.
- GV nhận xét, kết luận
g/ Hoạt động 5 : Xử lí tình huống
- Chia lớp 3 nhóm, yêu cầu từng nhóm thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống SGK
- Nhận xét , chốt ý
h/ Hoạt động 6 : Trò chơi nên và không nên
- Chia 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm và phổ biến luật chơi 
- Gọi đại diện đọc kết quả
- Gv nhận xét, chốt ý
3. Củng cố , dặn dò 
- GV chốt lại bài - LHGD
- Chuẩn bị: Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa HKII
- HS lắng nghe
- 3 HS dựng lại câu chuyện
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HS làm vào VBT, trả lời
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành bằng cách giơ tay
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm chơi trò chơi
- HS đại diện đọc kết quả
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Thứ ba, ngày 15 tháng 02 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
- Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số.
- Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK
- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập :
3405 : 3 ; 4868 : 2
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa.
b/ Thực hành
Bài 1: Gọi 1 HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở, sửa bài
- Nhận xét 
Bài 2 : 
- Cho HS làm bảng con lần lượt
- Nhận xét 
Bài 3 ( HSK/G )
- Cho HS nêu miệng lời giải 
Bài 4: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn giải theo 2 bước
- Cho HS giải vào vở
3/ Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị: “ Làm quen với chữ số La Mã “
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng làm
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở, sửa bài
- HS làm bảng con lần lượt
- HSK/G nêu
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS giải bảng lớp, lớp làm vào vở
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Chính tả ( nghe - viết)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2a, 3a
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng nhóm BT 3a 
- HS: vở, nháp
III. Các hoạt động dạy - học
1. KTBC: NV: “ Người sáng tác Quốc ca VN ”.
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hướng dẫn viết chính tả
- GV đọc mẫu lần 1, nêu nội dung
 + Hai vế đối trong đoạn chính tả viết ntn ?
- Yêu cầu HS đọc và viết nháp từ khó
- GV đọc lần 2, dặn dò cách viết
- GV đọc chính tả
- Thu chấm bài, nhận xét.
c/ Luyện tập
 Bài 2a 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV đọc từng câu
 - Nhận xét
Bài 3a 
- Chia lớp 3 nhóm
- Gọi đại diện dán và đọc kết quả
- GV nhận xét, chốt ý
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Dặn HS về nhà làm thêm BT2b, 3b
- Chuẩn bị: “ Tiếng đàn”
- 2 HS đọc lại
- 2 HS trả lơiø
- HS viết nháp từ khó
- HS viết vào vở, dò bài, soát lỗi.
- 1 HS đọc 
- HS viết kết quả vào bảng con
- HS thảo luận tìm và ghi kết quả vào bảng phụ.
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Hát nhạc
Tự nhiên xã hội
HOA
I. Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của hoa đối với đời sống của thực vật và ích lợi của hoa đối với đời sống con người.
- Kể tên các bộ phận của hoa.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình trong SGK trang 90, 91.
- HS: SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: Khả năng kì diệu của lá cây 
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài – ghi tựa: 
b/ HĐ 1: Quan sát và thảo luận theo cặp.
- GV chia lớp 4 nhóm yêu cầu HS quan sát hình trang 90, 91 SGK và thảo luận các câu hỏi:
 + Trong những bông hoa đó, bông nào có hương thơm, bông nào không có hương thơm?
 + Hãy chỉ đâu là cuống hoa, cánh hoa, nhị hoa
- GV gọi một số nhóm lên trình bày trước lớp.
- GV nhận xét chốt ý
+ Hãy kể tên một số loài hoa có màu sắc, hương thơm khác nhau ?.
c/ Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận theo câu hỏi:
 + Hoa có chức năng gì?
 + Hoa thường dùng để làm gì ? Nêu ví dụ.
 + Quan sát các hình 91, những hoa nào được dùng để trang trí, những bông hoa nào được dùng để ăn?
- GV nhận xét, chốt ý 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt bài, LHGD
- Chuẩn bị bài sau: Quả.
- Nhận xét tiết học.
- HS thảo luận theo nhóm 
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- HSK/G
- HS thảo luận theo nhóm, trình bày
- HS K, G nêu, HSTB,Y nhắc lại
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN 
TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được TC:“Ném trúng đích”.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, bảo đảm an toàn.
- Phương tiện: Dụng cụ, dây, bóng cao su
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
GV
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Đứng  ... 
- Cho HS nhận dạng và điền kết quả vào SGK 
- Nhận xét
Bài 4(a, b) : 
- Cho HS thực hành xếp số
- Gọi HS lên bảng làm BT 4c
3. Củng cố, dặn dò
- Gọi 2 HS đọc các số : III, IV, XI
- Chuẩn bị bài: “Thực hành xem đồng hồ” 
- Nhận xét tiết học
 - 2 HS lên bảng viết
- HS nêu cá nhân
- HS đọc cá nhân, ĐT
- HS làm vào SGK, sửa bài
- HS thực hành xếp số 
- HSK/G làm
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Chính tả (Nghe -viết)
TIẾNG ĐÀN
I. Mục tiêu
- Nghe-viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT 2a
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, bảng nhóm bài tập 2a
- HS: vở, nháp 
III. Các hoạt động dạy - học
1. KTBC: Gọi HS lên viết từ leo lẻo, nghĩ ngợi
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hướng dẫn học sinh viết chính tả
- GV đọc mẫu lần 1, nêu nội dung
- Yêu cầu HS đọc thầm và viết nháp từ khó
- GV đọc lần 2, dặn dò cách viết
- GV đọc chính tả
- Thu chấm bài, nhận xét.
c/ Luyện tập
Bài 2a:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Chia lớp 3 nhóm, phát bảng nhóm
- Gọi đại diện dán và đọc kết quả 
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS viết lại bài cho đúng nêu chưa đạt yêu cầu.
- Chuẩn bị: “Hội vật”
- 2 HS viết từ
- 2 HS đọc lại
-HS viết nháp từ khó
- HS viết vào vở dò bài, soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện 3 nhóm đọc
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Tập viết
ÔN CHỮ HOA R
I. Mục tiêu
 - Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa R ( 1 dòng ) Ph, H ( 1 dòng ) ; viết đúng tên riêng Phan Rang ( 1 dòng ) và câu ứng dụng: Rủ nhau đi cấy .Có ngày phong lưu ( 1 lần ) bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Chữ mẫu, tên riêng
 - HS: Vở, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
1.KTBC: Gọi 2 HS lên bảng viết từ: Quang Trung, Quê
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Luyện viết bảng con
* Luyện viết chữ viết hoa
 + Trong bài có những chữ hoa nào?
- Cho HS quan sát chữ mẫu, hướng dẫn cách viết.
* Luyện viết từ ứng dụng
- Gọi 1 HS đọc
- Giới thiệu về Phan Rang
- Hướng dẫn viết
* Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi 1HS đọc
- Giới thiệu nội dung câu ứng dụng 
- Hướng dẫn viết bảng con
c/ Hướng dẫn viết vào vở.
- Nêu yêu cầu
- Thu chấm bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị: “ Ôân chữ hoa S”
- 2 HS lên viết bảng 
- 2 HS nêu
- HS luyện viết bảng con
- Phan Rang
- HS luyện viết bảng con
- 1 HS đọc
- HS luyện viết bảng con 
- HS viết vào vở. HSK/G viết đúng và đủ các dòng.
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Tiết 1: 11/ 02 Thủ công ( tiết 2)
Tiết 2: 17/ 02 ĐAN NONG ĐÔI (2 tiết)
I. Mục tiêu:
- Biết cách đan nong đôi
- Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu đan nong đôi, tranh quy trình, các nan đan
- HS: Giấy màu, thước, kéo, hồ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. KTBC : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
- Giới thiệu tấm đan nong đôi, hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV gợi ý để HS quan sát và so sánh tấm đan nong mốt và tấm đan nong đôi.
+ Nêu tác dụng của cách đan nong đôi trong thực tế?
c/ Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
- GV treo quy trình, hướng dẫn các bước
Bước 1: Kẻ, cắt các nan 
- GV hướng dẫn cách cắt nan giống đan nong mốt
 + Cắt mấy nan ngang, mấy nan dán nẹp? Các nan có kích thước thế nào?
Bước 2 : Đan nong đôi bằng giấy, bìa 
- Cách đan nong đôi là nhấc hai nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề.
- GV hướng dẫn cách đan
- Lưu ý HS khi đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp
Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan
- Dùng 4 nan còn lại dán theo bốn cạnh của tấm đan để được tấm đan nong đôi như tấm đan mẫu.
- Cho HS kẻ, cắt các nan bằng giấy bìa và tập đan nong đôi
d/ Hoạt động 3: HS thực hành đan nong đôi
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình đan nong đôi
- Nhận xét, hệ thống lại các bước đan
- Cho HS thực hành đan nong đôi. Khuyến khích HS khéo tay: Đan được tấm đan nong đôi. Các nan khít nhau. Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc, nan ngang trên tấm đan hài hòa. Có thể sử dụng tấm đan nong đôi để tạo thành hình đơn giản
- Theo dõi, giúp đỡ
- Tổ chức cho HS trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm
- GV nêu tiêu chí để đánh giá sản phẩm 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của cá nhân, nhóm
3. Củng cố , dặn dò
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS 
- Chuẩn bị “ Làm lọ hoa gắn tường”
- Quan sát và nhận xét
- 2 HS nêu
- Quan sát
- 2-3 HS nêu
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS thực hành đan nháp
- 2 HS nhắc lại quy trình đan
- HS thực hành đan nong đôi
- Trưng bày sản phẩm
- HS tham gia bình chọn sản phẩm đẹp
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Thứ sáu, ngày 18 tháng 02 năm 2011
Toán
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu
- Nhận biết được về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ). Biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV : mô hình mặt đồng hồ bằng chữ số la mã
 - HS : SGK, vở
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
2. Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Hướng dẫn xem đồng hồ
- Giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ, yêu cầu HS đọc số giờ trên đồng hồ.
- Hướng dẫn HS cách xem giờ trên đồng hồ. Lưu ý HS có thể xem đồng hồ theo 2 cách. 
c/ Thực hành
Bài 1: Yêu cầu HS đọc số giờ trên đồng hồ. 
- Nhận xét
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS đặt thêm kim phút vào đồng hồ ở SGK
- Nhận xét
Bài 3: 
- Cho HS nối đồng hồ ứng với thời gian
- Nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt lại bài
- Chuẩn bị bài “Thực hành xem đồng hồ (tt)”
- Nhận xét tiết học
- HS đọc số giờ
- HS nêu cá nhân 
- HS làm bằng bút chì
- HS làm cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm cá nhân
- HS làm vào SGK, sửa bài
- Nhận xét
* RÚT KINH NGHIỆM: ...
___________________________________
Tập làm văn
NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. Mục tiêu
- Nghe – kể lại được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: tranh minh họa, bảng lớp viết gợi ý
 - HS: SGK, VBT
III. Các hoạt động dạy - học
1.KTBC: Gọi 2 HS đọc bài viết kể lại một buổi biễu diễn nghệ thuật mà em được xem
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài, ghi tựa
b/ Nghe kể câu chuyện “Người bán quạt may mắn”
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý
- GV kể chuyện 2 lần, hướng dẫn HS quan sát tranh
- Nêu câu hỏi và gọi HS trả lời
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn về chuyện gì ?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
c/ Hướng dẫn HS thực hành kể chuyện
- GV kể lần 3
- Yêu cầu HS kể lại chuyện theo nhóm
- Gọi HS kể
- Nhận xét – tuyên dương
+ Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi ?
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
3. Củng cố, dặn dò
- GV chốt nội dung, LHGD
- Chuẩn bị bài: “ Kể về lễ hội”
- Nhận xét tiết học
- 2 HS đọc
- 1 HS đọc
- HS trả lời cá nhân
- HS trả lời cá nhân
- HSG trả lời, HSTB,Y nhắc lại
- HS kể theo nhóm đôi
- 4-5 HS thi kể (HSTB,Y kể theo câu hỏi)
- HSK-G nêu
- HS nêu
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
Thể dục
NHẢY DÂY– TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I. Mục tiêu:
- Biết cách nhảy dây kiểu chụm hai chân và thực hiện đúng cách so dây, chao dây, quay dây, động tác nhảy dây nhẹ nhàng.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được TC:“Ném trúng đích”.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, bảo đảm an toàn.
- Phương tiện: Dụng cụ, dây, bóng cao su
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
GV
- Đứng tại chỗ, xoay các khớp 
- Chạy chậm 1 vòng quanh sân 
- Trò chơi: “ Làm theo hiệu lệnh”
2. Phần cơ bản:
* Nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
- GV nhắc lại cách thực hiện
- Chia tổ tập luyện
- GV quan sát, nhắc nhở.
- Cho các tổ cử 2-3 bạn thi với các tổ khác xem ai nhảy được nhiều lần nhất
* Chơi trò chơi “Ném trúng đích” 
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu động tác
- Chia lớp thành 2 đội
- Cho 2 đội thi đua với nhau 
3. Phần kết thúc: 
GV
- Đi chậm theo vòng tròn, vỗ tay và hát 
- GV chốt nội dung bài học và nhận xét 
- GV giao bài tập về nhà
* RÚT KINH NGHIỆM: ..
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 24
I. Mục tiêu:
Giúp HS :
- Nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và biết hướng phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế.
- Biết phương hướng tuần tới và thực hiện tốt theo phương hướng
II. Tiến hành sinh hoạt:
* Tổng kết tuần 24:
- Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo: tổ 1, 2 ,3, 
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
- Lớp trưởng nhận xét.
- GV nhận xét chung:
* Một số ưu khuyết điểm:
- Học tập:
- Đạo đức:
- Vệ sinh:
- Một số vấn đề khác
* Phương hướng tuần tới:
- Mặc quần áo đúng quy định
- Ôn tập thi giữa HKII
- Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn
- Chép bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Xếp hàng, tập thể dục giữa giờ nghiêm túc
- Đóng tiếp các khoản thu
- Nghỉ học phải xin phép RÚT KINH NGHIỆM: ..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 24 CKTKNGDMTKNS.doc