Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Đạo đức

Tiết 24 Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2)

I – MỤC TIÊU:

Biết được những điều cần làm khi gặp đám tang.

Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

1. Học sinh hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

2. Học sinh biết cách ứng xử đúng khi gặp đám tang.

3. Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 951Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Thứ 2, 3 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 20 / 2/ 2010
 Ngày dạy: Thứ hai : 22 / 2 / 2010
TUẦN 24
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Đạo đức
Tôn trọng đám tang. ( Tiết 2 )
2
Tập đọc- KC
Đối đáp với vua.
3
Tập đọc - KC
Đối đáp với vua.
4
Toán
Luyện tập
5
Hoạt động T.T
Môn: Đạo đức
Tiết 24 Bài: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (Tiết 2)
TUẦN 24
I – MỤC TIÊU:
Biết được những điều cần làm khi gặp đám tang.
Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
1. Học sinh hiểu:
- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
- Tôn trọng đám tang là không xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.
2. Học sinh biết cách ứng xử đúng khi gặp đám tang.
3. Học sinh có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.
II - TÀI LIỆU-PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập đạo đức 3/ 2, các tấm bìa màu xanh, đỏ, vàng.
Phiếu học tập cho hoạt động 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
1 học sinh: Thế nào là tôn trọng đám tang? - Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ. 
1 học sinh: Vì sao phải tôn trọng đám tang? - Vì đám tang là lễ chôn cất người đã khuất, là một sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ.
Giáo viên nhận xét – Đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: Học sinh biết trình bày những quan niệm đúng về cách ứng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Cách tiến hành.
Giáo viên đọc lần lượt từng ý kiến.
a) Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.
b) Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người đi đưa tang.
c) Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành hoặc không tán thành hoặc lưỡng lự bằng cách giơ các tấm bìa xanh, đỏ, vàng (theo quy ước)
Học sinh thảo luận về lí do tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự.
Tán thành với các ý kiến b,c
Không tán thành với ý kiến a.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong các tình huống gặp đám tang.
Cách tiến hành.
Giáo viên chia nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm.
Em nhìn thấy bạn em đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.
b) Bên hàng xóm có đám tang.
c) Gia đình bạn học cùng lớp em có đám tang.
d) Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói, chỉ trỏ.
Học sinh thảo luận theo nhóm.
Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn đường.
Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi, chạy sang xem, chỉ trỏ.
Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
Em nên khuyên ngăn các bạn.
Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
Cả lớp trao đổi nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Trò chơi “Nên và không nên”
Mục tiêu: Củng cố bài.
Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy to, bút dạ và phổ biến luật chơi.
Cả lớp nhận xét, đánh giá công việc của mỗi nhóm.
 Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống văn hoá.
Luật chơi: Trong một thời gian nhất định các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột “nên” và “không nên”
Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
4. Củng cố: Thế nào là tôn trọng đám tang ? Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người đi đưa tang.
- Tôn trọng đám tang là thể hiện điều gì ? Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hoá.
5. Dặn dò: Về thực hiện theo bài học.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------------0------------------------------------------
Môn: Tập đọc-Kể chuyện
Tiết 70 + 71 Bài: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA.
TUẦN 24
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
A-TẬP ĐỌC
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Chú ý các từ ngữ: ngự giá, xa giá, truyền lệnh, náo động, trong leo lẻo, chang chang.
Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Hiểu nội dung, ý nghĩa : Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
 ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B-KỂ CHUYỆN.
1. Rèn kĩ năng nói: Biết sắp xếp các tranh ( Sgk) cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. 
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể: học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn. 
Học sinh khá giỏi kể được cả câu chuyện.
- Giáo dục học sinh chăm học, tự tin. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
A-TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh đọc bài quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” trả lời câu hỏi: Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt? - Thông báo ngắn gọn, rõ ràng. Các câu văn đều ngắn, được tách ra thành từng dòng riêng...
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi điểm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Luyện đọc.
Giáo viên đọc toàn bài.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu.
+ Đọc từng đoạn.
Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì ?
Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
Vua ra vế đối thế nào?
Cao Bá Quát đối lại như thế nào?
Câu đối của Cao Bá Quát có nghĩa gì ?
Nêu nội dung truyện ?
Luyện đọc lại.
Giáo viên đọc lại đoạn 3.
Học sinh lắng nghe, đọc thầm.
Học sinh luyện đọc từng câu, đoạn, sửa lỗi phát âm - tìm hiểu nghĩa từ chú giải cuối bài.
Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
Các nhóm thi đọc.
Ở Hồ Tây.
Muốn nhìn rõ mặt vua, nhưng xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi mọi người, không cho ai đến gần.
Cậu nghĩ ra cách gây chuyện ầm ĩ, náo động; cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm cho quân lính hốt hoảng, xúm vào bắt trói. Cậu không chịu, la hét, vùng vẫy khiến vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới.
Vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài cậu, cho cậu có cơ hội chuộc tội.
Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
Trời nắng chang chang người trói người.
Biểu lộ sự nhanh trí lấy ngay cảnh mình đang bị trói để đối lại.
Biểu lộ sự bất bình (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé.
Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
Học sinh luyện đọc đoạn 3.
Học sinh thi đọc đoạn 3.
Học sinh thi đọc cả bài.
B-KỂ CHUYỆN.
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: Sắp xếp lại các tranh theo thứ tự của câu chuyện Đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ chuyện.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
Yêu cầu học sinh phát biểu thứ tự của từng tranh và nói vắn tắt nội dung từng tranh.
Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp và giáo viên nhận xét chọn bạn kể hay.
Học sinh lắng nghe.
Học sinh quan sát kĩ 4 tranh, đánh dấu số thứ tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra bảng con trình tự đúng của 4 tranh.
Học sinh dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, tiếp nối nhau thi kể lại câu chuyện.
 2 học sinh thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Củng cố: Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau? (Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng./ Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa./ Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa...).
4. Dặn dò: Về nhà luyện kể toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------------0-----------------------------------
Môn: Toán
Tiết 116 Bài: LUYỆN TẬP
TUẦN 24
I – MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Có kĩ năng thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số (trường hợp có chữ số 0 ở thương).
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán.
Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính chia và giải toán.
 Học sinh cẩn thận khi giải toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện các phép tính sau : 
 	3224	 4	 1865 6
Nêu cách tính chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ? - Đặt tính theo cột dọc rồi tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm : chia, nhân, trừ.
Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1:
Nêu cách đặt tính và cách tính.
Bài 2(a,b) 
Trong bài tìm x này bài toán thuộc dạng toán gì?
Nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép tính.
Nêu cách tìm thừa số chưa biết ?
Cho học sinh làm bài vào bảng con , 2 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 3: 
Cho học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. 
Bài toán thuộc dạng toán nào?
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài to ... û vài nốt nhạc.
Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
Thuỷ rất cố gắng, tập trung vào việc thể hiện bản nhạc. Vầng trán tái đi, Thuỷ run động với bản nhạc gò má ửng hồng, đôi mắt sẫm lại, làn mi sậm cong dài khẽ rung động.
Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi: lũ trẻ dưới đường đang rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vũng nước mưa, dân chài đang tung lưới bắt cá, hoa mười giờ nở đỏ quanh lối đi ven hồ. 
Học sinh lắng nghe..
Học sinh đọc đúng.
Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.// Vầng trán cô bé hơi tái đi/ nhưng gò má ửng hồng,/ đôi mắt sẫm màu hơn,/ làn mi rậm cong dài khẽ rung động.//
Học sinh thi đọc đoạn văn.
2 học sinh đọc cả bài
3. Củng cố: Nêu nội dung bài ? - Bài văn miêu tả tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên, như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
4. Dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
---------------------------------------0----------------------------------
Môn: Toán
Tiết 117 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG.
TUẦN 24
I – MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
Biết nhân, chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số.
Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
Rèn cho học sinh kỹ năng thực hiện tính chia, nhân và giải toán.
 Học sinh cẩn thận khi giải toán.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ; nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số
Nêu cách tính chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ? - Đặt tính theo cột dọc rồi tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm : chia, nhân, trừ.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ?- Đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
Giáo viên kiểm tra vở của học sinh.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Bài 1: - Nêu cách đặt tính và cách tính.
Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện vào bảng con.
Gọi 1 số học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhận xét các phép tính ở từng cột.
Bài 2: - Nêu cách đặt tính và cách tính.
Cho học sinh nêu yêu cầu của bài rồi thực hiện vào bảng con.
Gọi 1 số học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, sửa bài. Cho học sinh nhân xét các phép tính ở từng cột.
Bài 4: - Gọi học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán. 
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
Nêu cách làm
Gọi 2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải .
Cho lớp làm bài vào vở. 
Giáo viên nhận xét, chữa bài. 
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
Học sinh nêu cách đặt tính và cách tính rồi thực hiện vào bảng con.
1 số học sinh lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét các phép tính ở từng cột.
a) b)
x 
x
 821 3284 4 1012 5060 5
 4 08 821 5 00 1012
 3284 04 5060 06
 0 10
 0
c) d)
x 
x
 308 2156 7 1230 7380 6
 7 05 308 6 13 1230
 2156 56 7380 18
 0 0
Bài 2: Đặt tính rồi tính. 
Học sinh nêu cách đặt tính và cách tính rồi thực hiện vào bảng con.
1 số học sinh lên bảng làm bài.- Lớp nhận xét .
a) b) c)
 4691 2 1230 3 1607 4
 06 2345 03 410 00 401
 09 00 07
 11 0 3
 1
 d) 1038 5
 03 207
 38
 3
Bài 4: - Học sinh đọc bài toán và tìm hiểu bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính.
Bước 1: Tính chiều dài sân vận động
Bước 2: Tính chu vi sân vận động
2 học sinh lên bảng tóm tắt , giải 
Lớp làm bài vào vở. 
Nhận xét, chữa bài. 
Tóm tắt
 95m
Chiều rộng :
Chiều dài :
Chu vi sân vận động :  m ? 
Giải:
Chiều dài sân vận động là:
95 3 = 285 (m)
Chu vi sân vận động là:
( 95 + 285 ) 2 = 760 (m)
 Đáp số: 760 mét
3. Củng cố: Nêu cách tính chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số ? - Đặt tính theo cột dọc rồi tính từ trái sang phải. Mỗi lần chia đều thực hiện tính nhẩm : chia, nhân, trừ.
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số ?- Đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện lần lượt từ phải sang trái.
Bài 3 : Dành cho học sinh khá giỏi . Nêu miệng 
Bài giải :
Tổng số sách trong năm thùng là :
306 x 5 = 1530 (quyển).
Số sách mỗi thư viện nhận là :
1530 : 9 = 170 (quyển).
 Đáp số : 170 quyển.
4. Dặn dò: Về xem lại bài.Làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------------0-------------------------------------
Môn: Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 47 Bài: ĐỐI ĐÁP VỚI VUA.
TUẦN 24
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Rèn kĩ năng viết chính tả.
Nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
Làm đúng BT(2) a/ b, hoặc BT(3) a/ b, viết đúng các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã theo nghĩa đã cho.
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác, tìm từ cho học sinh. 
Học sinh có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
4 tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 3a.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên viết bảng lớp, lớp viết bảng con: làm lấy, loan báo, lách, leo, lao, nấu nướng, nuông chiều. 
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hướng dẫn học sinh nghe viết.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
Giáo viên đọc bài viết.
Vua ra vế đối thế nào ? 
Cao Bá Quát đối lại như thế nào ? 
Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào ?
Giáo viên đọc cho học sinh viết từ khó vào bảng con. 
Giáo viên nhắc nhở tư thế trước khi viết.
Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
Cho học sinh giở SGK, đổi vở soát và sửa lỗi.
Chấm, chữa bài. 
Giáo viên chấm một số bài.
Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh, hướng dẫn sửa một số lỗi của học sinh .
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a.
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài - làm bài.
Giáo viên và cả lớp nhận xét.
Bài tập 3a.
Giáo viên nhắc học sinh chú ý tìm từ chỉ hoạt động, chứa tiếng bắt đầu bằng s/x.
Học sinh lắng nghe, đọc thầm.
2 học sinh đọc lại bài - lớp theo dõi SGK.
Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
Trời nắng chang chang người trói người.
Viết giữa trang vở cách lề lỗi 1 ô li.
Học sinh luyện viết bảng con những chữ dễ sai: nói là, ra lệnh, lúc đó, nước trong, leo lẻo, lâu la, đối lại luôn.
Học sinh nghe viết bài vào vở.
Học sinh soát , sửa lỗi.
Học sinh giở SGK, đổi vở soát và sửa lỗi.
Bài tập 2a.
2 em lên bảng viết nhanh lời giải.
Lời giải: sáo, xiếc.
Bài tập 3a.
2 học sinh lên bảng thi làm bài.
Bắt đầu bằng s: san sẻ, xe sợi, so sánh, soi đuốc, bắt sâu...
Bắt đầu bằng x: xé vải, xào rau, xới đất, xơi cơm, xê dịch, xẻo thịt...
3. Củng cố: Chấm bài-nhận xét. Học sinh đọc lại bài tập vừa làm.
Dành cho hs khá giỏi.
Bài tập 2b.
2 em lên bảng viết nhanh lời giải.
Lời giải: mõ, vẽ.
Bài tập 3b.
2 học sinh lên bảng thi làm bài.
Có thanh hỏi: nhổ cỏ, ngủ, kể chuyện, trổ tài, đảo thóc, xẻo thịt, bảo ban, thổi, san sẻ, bẻ
Có thanh ngã: gõ, vẽ, nỗ lực, đẽo cày, cõng em.
 Giáo viên rút kinh nghiệm cho học sinh về cách viết bài chính tả. 
4. Dặn dò: Về sửa lỗi.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------------0-----------------------------------
TUẦN 
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TUẦN 24
Môn : Thể dục
 Tiết 47 Bài : NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN – TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân. Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối đúng . Biết cách chơi và tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
Sân trường, còi, dây nhảy, bóng cao su.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn, chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Cho học sinh xoay các khớp cổ tay, cánh tay, gối, hông, cổ chân.
- Cho học sinh chạy chậm theo 1 hàng dọc.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Kết bạn”.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho 1 tổ lên nhảy dây.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm 2 chân.
- Giáo viên cho học sinh tập luyện theo nhóm, giáo viên theo dõi sửa chữa động tác.
- Cho các nhóm thi nhảy.
* Chơi trò chơi “Ném trúng đích”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và làm mẫu. 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo 4 đội.
- Giáo viên nhận xét trò chơi.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đi thường theo nhịp, vừa đi vừa hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại nội dung nhảy dây.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
 3’
10 - 12’
8- 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT
*
*
*
*
*
* LT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24, thu 2,3.doc