Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc.

Tiết 27 Bài: Học hát bài: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh)

I – MỤC TIÊU:

Biết hát theo gia điệu và lời ca .

Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.

Học sinh biết bài Tiếng hát bạn bè mình có tính chất vui hoạt, sinh động, dùng để hát tập thể.

Hát đúng gia điệu và lời ca (chú ý chỗ nửa cung và đảo phách). Hát đồng đều, hoà giọng, nhẹ nhàng.

Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

 

doc 46 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 15 / 3 / 2010
 Ngày dạy: Thứ tư : 17 / 3 / 2010
TUẦN 27
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát : Tiếng hát bạn bè mình.
( Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh)
2
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường ( Tiết 3 )
( Cô Thủy dạy)
3
Luyện từ và câu
Ôn tập tiết 5 + Kiểm tra đọc
4
Toán
Luyện tập
5
Tập viết
Ôn tập tiết 6 + Kiểm tra đọc
Môn: Âm nhạc.
Tiết 27 Bài: Học hát bài: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH. (Nhạc và lời: Lê Hoàng Minh)
TUẦN 27
I – MỤC TIÊU:
Biết hát theo gia điệu và lời ca .
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Học sinh biết bài Tiếng hát bạn bè mình có tính chất vui hoạt, sinh động, dùng để hát tập thể.
Hát đúng gia điệu và lời ca (chú ý chỗ nửa cung và đảo phách). Hát đồng đều, hoà giọng, nhẹ nhàng.
Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Hát chuẩn xác bài Tiếng hát bạn bè mình.
Nhạc cụ, máy nghe.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định: Hát + điểm danh.
2. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh hát và gõ đệm theo nhịp bài Chị Ong Nâu và em bé.
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Dạy hát bài Tiếng hát bạn bè mình.
Giáo viên hát mẫu. Nêu nội dung. Dạy hát. Cho học sinh nhận xét nốt nào có dấu chấm dôi. Nhịp mấy.
Dạy hát.
Học sinh tập hát từng câu.
Cho cả lớp hát cả bài 2 lần.
Từng tổ hát. Hát theo dãy bàn cả bài. 
Giáo viên theo dõi nhận xét, hướng dẫn học sinh hát.
Hát theo nhóm.
Yêu cầu học sinh xung phong hát toàn bài.
Nhận xét – Ghi điểm.
Cả lớp hát lại.
Giáo viên theo dõi, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vừa hát vừa gõ đệm theo phách.
Cho học sinh :Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Cho học sinh : Đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
Học sinh lắng nghe. Trả lời.
Học sinh đọc từng câu của bài hát.
Học sinh đọc lời ca đọc thầm.
Học sinh đọc cá nhân 2 em. Đọc đồng thanh 1 lần.
Học sinh tập hát từng câu.
Hát nối tiếp theo kiểu móc xích .
Hát nối tiếp cả bài.
Học sinh tập hát theo nhóm, cá nhân.
Học sinh tập hát + gõ đệm theo phách.
Trong không gian bay bay một hành tinh 
 X x xx x x
thân ái
 xx
Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Trong không gian bay bay một hành tinh 
 X x x x x x x x
thân ái
 x x
Đứng hát và nhún chân nhẹ nhàng.
4. Củng cố: Học sinh xung phong hát toàn bài. Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
5. Dặn dò: Về luyện hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Nhận xét tiết học : Tuyên dương- Nhắc nhở.
------------------------------------------0-------------------------------------
Môn: Luyện từ và câu.
Tiết 27 Bài: ÔN TẬP (Tiết 5) + KIỂM TRA ĐỌC
TUẦN 27
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 .
Dựa vào báo cáo miệng ở tiết 3, dựa theo mẫu( SGK), viết báo cáo về một trong 3 nội dung: về học tập, hoặc về lao động, về công tác khác. ( đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu).
Rèn cho học sinh kỹ năng viết báo cáo.
Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn tập tiết 5:
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. Mỗi tiết ôn tập chỉ kiểm tra từ 4 đến 6 học sinh .
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho 4 học sinh lên bảng bốc thăm bài đọc ( Trang, Trâm, Trường, Tuyên). 
Gọi mỗi HS được kiểm tra đọc 1 đoạn trong bài tránh 2 học sinh kiểm tra liền nhau đọc cùng 1 đoạn và trả lời cùng 1 câu hỏi về nội dung bài tập đọc.
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT . 
Đọc tiếng : 6 điểm.
 * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
( Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm;
đọc sai từ 3 - 5 tiếng : 2 điểm;
 đọc sai từ 6 -10 tiếng : 1,5 điểm;
đọc sai 11- 15 tiếng : 1,0 điểm;
đọc sai 16 - 20 tiếng: 0,5 điểm; 
đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm).
* Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu ( Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu ) : 1 điểm.
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu ở 3 đến 4 dấu câu : 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu 60 tiếng / phút: 1 điểm 
 ( Đọc từ trên 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu : 0 điểm) .
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng , chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên nhắc học sinh nhớ nội dung báo cáo đã trình bày trong tiết 3 viết lại đúng mẫu, đủ thông tin, rõ ràng, trình bày đẹp.
Giáo viên theo dõi, giúp đỡ những em yếu.
Chấm bài một số em.
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh đọc bài, ôn bài.
 Lớp nhận xét bổ sung.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc .
1. Hội vật( trang 58, 59 ).
2. Hội đua voi ở Tây Nguyên ( trang 60, 61).
3. Đối đáp với vua ( trang 49,50 ).
4. Nhà ảo thuật ( trang 40, 41).
5. Nhà bác học và bà cụ ( trang 31,32 ).
6. Ông tổ nghề thêu ( trang 22,23).
Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu báo cáo - lớp theo dõi SGK.
Học sinh viết báo cáo vào vở bài tập.
Học sinh đọc bài viết.
Cả lớp nhận xét chọn bài viết tốt.
3. Củng cố: Học sinh đọc lại bài tập 2
4. Dặn dò: Yêu cầu những học sinh chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
-------------------------------------0-------------------------
Môn: Tập viết
Tiết 27 Bài: ÔN TẬP (Tiết 6) + KIỂM TRA ĐỌC
TUẦN 27
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Mức độ , yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 .
Viết đúng các âm vần dễ lẫn trong đoạn văn ( BT2) dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: r / d / gi; l / n; tr / ch; uôt / uôc; âc / ât; iêt / iêc; ai / ay.
Rèn kỹ năng nghe - viết chính xác cho học sinh. 
Học sinh có ý thức ôn tập và kiểm tra tốt,rèn chữ viết và giữ vở sạch đẹp.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV : phiếu viết tên các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra vì đây là tiết kiểm tra.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ôn luyện đọc, học thuộc lòng .
 GV cho học sinh đọc yêu cầu bài 
tập 1.
Cho học sinh ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng sau đó cho học sinh bốc thăm bài tập đọc để kiểm tra đọc thành tiếng. 
Kiểm tra lấy điểm tập đọc, học thuộc lòng .
Cho học sinh còn lại lên bảng bốc thăm bài đọc. (Vinh).
Giáo viên đánh giá ghi điểm bám sát công văn 1518. SGDĐT . 
Đọc tiếng : 6 điểm.
 * Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm.
( Đọc sai dưới 3 tiếng : 2,5 điểm;
đọc sai từ 3 - 5 tiếng : 2 điểm;
 đọc sai từ 6 -10 tiếng : 1,5 điểm;
đọc sai 11- 15 tiếng : 1,0 điểm;
đọc sai 16 - 20 tiếng: 0,5 điểm; 
đọc sai trên 20 tiếng : 0 điểm).
* Ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu ( Có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu ) : 1 điểm.
( Không ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu ở 3 đến 4 dấu câu : 0,5 điểm; không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên : 0 điểm
* Tốc độ đọc đạt yêu cầu 60 tiếng / phút: 1 điểm 
 ( Đọc từ trên 1 đến 2 phút : 0,5 điểm; đọc quá 2 phút, phải đánh vần nhẩm khá lâu : 0 điểm) .
- Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu : 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng , chưa rõ ràng : 0,5 điểm ; không trả lời được hoặc trả lời sai ý : 0 điểm.
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Giáo viên dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 nhóm lên thi tiếp sức.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
1 Học sinh đọc yêu cầu bài.
Học sinh đọc bài, ôn bài.
 Lớp nhận xét bổ sung.
Lần lượt từng em lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút. 
HS đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn vừa đọc .
1. Hội vật( trang 58, 59 ).
2. Hội đua voi ở Tây Nguyên ( trang 60, 61).
3. Đối đáp với vua ( trang 49,50 ).
4. Nhà ảo thuật ( trang 40, 41).
5. Nhà bác học và bà cụ ( trang 31,32 ).
6. Ông tổ nghề thêu ( trang 22,23).
Bài tập 2:
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào giấy nháp - làm bài vào vở .
Học sinh thi làm tiếp sức theo nhóm.
Giải:
Tôi đi qua gia đình, trời rét đậm, rét buốt, nhìn thấy trên cây nêu ngất ngưởng trụi lá trước sân đình, tôi tính thầm: “A, còn ba hôm nữa lại tết, Tết hạ cây nêu!” Nhà nào khá giả lại gói bánh chưng. Nhà tôi thì không biết Tết hạ cây nêu là gì. Cái tôi mong muốn nhất là ngày làng vào đám. Tôi bấm đốt tay mười một hôm nữa.
3. Củng cố: Học sinh đọc lại bài tập 2
4. Dặn dò: Chuẩn bị nội dung để làm tốt bài tập 1 mở rộng vốn từ trong tiết TLV tớ ... i viết của mình.
3. Củng cố: Chấm bài - nhận xét. Đọc một bài viết hay trước lớp.
4. Dặn dò: Về nhà viết tiếp (nếu viết chưa xong).
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
----------------------------------------0-------------------------------------
TUẦN 27
Thứ bảy ngày 21 tháng 3 năm 2009
THI ĐỌC HIỂU
 CHÍNH TẢ
TẬP LÀM VĂN
 TOÁN
( Đề trường ra )
Ông tổ nghề thêu ( trang 22, 23 ).
Tiếng đàn. ( trang 54, 55 )
Hội vật ( trang 58, 59 ).
Trả lời 1 câu hỏi cuối bài.1. Ông tổ nghề thêu ( trang 22, 23 ).
2. Nhà bác học và bà cụ. ( trang 31, 32 ).
3. Nhà ảo thuật ( trang 40, 41).
4. Đối đáp với vua ( trang 49, 50 )
5. Tiếng đàn. ( trang 54, 55 )
6. Hội vật. (trang 58, 59 ).
TUẦN 27
Môn : Thủ công 
 Tiết 27 Bài : LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 3 ) 
I - MỤC TIÊU :
- Học sinh biết vận dụng kỹ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kỹ thuật và biết trang trí.
- Rèn cho học sinh kỹ năng gấp, cắt, dán giấy.
- Học sinh hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
II - CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy.
	- Học sinh : Giấy màu, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Bài cũ : - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 	- Giáo viên nhận xét. 
2. Bài mới :	Giáo viên giới thiệu bài – Ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Củng cố lại cách làm lọ hoa gắn tường 
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu lọ hoa gắn tường làm bằng giấy .
- Hãy nêu lại các bước làm lọ hoa gắn tường.
- Giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2 : Thực hành làm lọ hoa gắn tường.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm (gợi ý cho học sinh cắt dán các bông hoa có lá, cành để cắm trang trí vào lọ hoa).
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
Học sinh quan sát.
 2 học sinh nêu.
 Học sinh thực hành làm lọ hoa gắn tường (cá nhân).
- Học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.
3.Củng cố : - Cho học sinh nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường.
4. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị giấy thủ công hoặc bìa màu, giấy trắng, hồ dán, bút màu, thước kẻ, kéo để tiết học làm đồng hồ để bàn.
- Giáo viên nhận xét tiết học: Tuyên dương – nhắc nhở.
TUẦN 27
Môn : Thể dục
Tiết 54 Bài : ÔN BÀI THỂ DỤC VỚI HOA HOẶC CỜ 
– TRÒ CHƠI : “HOÀNG ANH – HOÀNG YẾN”
I - MỤC TIÊU :
- Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Học sinh thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác. Tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn.
- Học sinh học tự giác, nghiêm túc.
II - ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
	- Sân trường, còi, cờ nhỏ để cầm (mỗi học sinh 2 lá).
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Phần
Nội dung giảng dạy
Định lượng
Tổ chức lớp
Mở đầu
Cơ bản
Kết thúc
1. Ổn định : - Cán sự tập hợp, giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học: Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Cho học sinh chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Cho học sinh khởi động các khớp.
- Cho học sinh chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi 1 tổ lên tập lại bài thể dục với cờ.
 Nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
* Ôn bài thể dục phát triển chung với cờ. 
- Giáo viên điều khiển học sinh tập cả 8 động tác. Sau đó cho cán sự điều khiển.
- Giáo viên theo dõi, sửa sai.
- Cho học sinh thi trình diễn giữa các tổ.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
* Chơi trò chơi “Hoàng Anh – Hoàng Yến”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi . 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giữa các đội.( Lưu ý học sinh không được xuất phát trước hiệu lệnh).
- Giáo viên nhận xét trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
4. Củng cố: - Cho học sinh đi theo vòng tròn, hít thở sâu .
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài thể dục phát triển chung với cờ .
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
1 - 2’
1’
1- 2’
12- 14’
9 – 10’
 1’
1 - 2’
 1’
1’
*LT 
* * * * * * * * * * * * * * 
* LT
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * * 
* * * * * * * * * * * * * * 
* LT
GH
x x x x x x x
Hoàng Oanh
X
X
Hoàng Yến
x x x x x x x 
GH
 * * *
 * * LT *
 * *
 * * *
TUẦN 27
Ngày soạn: 27/ 3 / 2008
Ngày dạy: Thứ bảy 29 / 3 / 2008
ÔN TẬP
--------------------------------------------0----------------------------------------
TUẦN 27 hai bài tập đọc: NGÀY HỘI RỪNG XANH 
 + ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: NGÀY HỘI RỪNG XANH
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
Chú ý các từ ngữ: nổi mõ, vòng quanh, khướu lĩnh xướng, cọn nước.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả hoạt động của các con vật và sự vật trong ngày hội rừng xanh thật sinh động, đáng yêu.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ ngữ: nườm nượp, trẩy hội, xúng xính, say mê, thanh lịch, làn sương, Hinh Bồng.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:	
Hiểu nội dung bài: Tả hội chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ để lễ Phật mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thầy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
- Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm tranh ảnh về chùa Hương, hội chùa Hương.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hoạt động học sinh luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh đọc bài Hội đua voi ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi theo đoạn đọc.
2. Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* NGÀY HỘI RỪNG XANH
Luyện đọc.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+Luyện đọc từng câu.
+Đọc từng đoạn.
*Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-Tìm những hoạt động tả từ ngữ của các con vật trong ngày hội rừng xanh?
-Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày hội như thế nào?
-Hãy cho biết em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất? Giải thích vì sao em thích hình ảnh đó?
*Học thuộc lòng bài thơ.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
Giáo viên và học sinh nhận xét chọn bạn đọc thuộc bài, đọc hay.
-Học sinh lắng nghe-đọc thầm.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
-Sửa lỗi phát âm.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Tìm hiểu nghĩa các từ cuối bài.
-Chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi người dậy đi hội, công dẫn đầu đội múa, khướu lĩnh xướng dàn ca, kì nhông diễn ảo thuật thay đổi màu da.
-Tre, trúc thổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc đàn; cây rủ nhau thay áo khoác những màu tươi non, nấm mang ô, cọn nước chơi trò chơi đu quay.
-Em thích hình ảnh khướu lĩnh xướng dàn ca vì nhà em có con khướu hót rất hay./Em thích hình ảnh nấm mang ô đi hội vì nó rất ngộ nghĩnh./ Em thích hình ảnh anh cọn nước chơi trò đu quay vì cọn nước quay rất giống trò đu quay.
1 học sinh đọc lại bài thơ.
-Học sinh luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
-Học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
ĐI HỘI CHÙA HƯƠNG 
*Luyện đọc.
Giáo viên đọc bài thơ.
-Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
*Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài.
-Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
-Tìm những câu thơ bộc lộ cảm xúc của người đi hội?
-Theo em khổ thơ cuối nói lên điều gì?
*Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
-Học sinh lắng nghe-đọc thầm.
-Luyện đọc từng khổ thơ, sửa lỗi phát âm.
-Luyện đọc từng khổ thơ-tìm hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài.
-Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm.
-Học sinh đọc 5 khổ thơ.
-Cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân-mùa trẩy hội đã đến. 
Rừng mơ thay áo mới/ xúng xính hoa đón mời
Lẫn trong mùi hương khói/một mùi thơm cứ vương.
Động Chùa Tiên...Gió còn ngân khúc hát.
-Cảm xúc hồ hởi, cởi mở: Nơi núi cũ...cùng quê./ Cảm xúc say mê, tự hào về cảnh đẹp đất nước: Bước mỗi bước...cổ tích./ Cảm xúc bổi hổi: Dù không ai...lòng bổi hổi.
-Mọi người đi hội chùa Hương không phải chỉ để thắp hương cầu Phật mà còn là một dịp đi ngắm cảnh đẹp của đất nước, hoà nhập với dòng người say mê cảnh đẹp của đất nước để thêm yêu đất nước, thêm yêu con người.
1 học sinh đọc cả bài.
Học sinh tự chọn khổ thơ mình thích luyện đọc thuộc khổ thơ.
Học sinh thi đọc thuộc khổ thơ mình thích.
3. Củng cố: Nêu nội dung bài thơ (Miêu tả hoạt động rất sinh động, đáng yêu của các con vật và sự vật trong Ngày hội rừng xanh). 
Nêu nội dung bài. Tả hội chùa Hương. Người đi trẩy hội không chỉ để lễ Phật mà còn để ngắm cảnh đẹp đất nước, hoà nhập với dòng người để thầy yêu hơn đất nước, yêu hơn con người.
4. Dặn dò: Về luyện đọc khổ thơ em thích-đọc thuộc cả bài.
Về hỏi trước ba mẹ tên một số lễ hội, hội hoạt động trong lễ hội để chuẩn bị làm tốt bài tập 2 tiết LTVC tới. Về xem lại bài. Về nhà luyện đọc-làm thử bài luyện tập tiết 9.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở.
--------------------------------------0-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27, thu 4,5,6.doc