Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản

 buổi sáng

 tập đọc: ôn tập giữa học kì ii (tiết 1)

 a/ mục tiêu: - kt lấy điểm tập đọc: hs đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). kết hợp kiểm tra kỉ năng đọc hiểu: hs trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

 - ôn về phép nhân hóa: tập sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động.

 b/ chuẩn bị: - phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.

 - 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 sgk.

 c/ các hoạt động dạy - học :

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 27 - Trường tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày tháng 3 năm 2010
 Buổi sáng
 Tập đọc: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
 A/ Mục tiêu: - KT lấy điểm tập đọc: HS đọc thông thạo các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 (phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ /phút biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ ). Kết hợp kiểm tra kỉ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. 
 - Ôn về phép nhân hóa: Tập sử dụng phép nhân hóa để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. 
 B/ Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
 - 6 bức tranh minh họa truyện kể bài tập 2 SGK.
 C/ Các hoạt động dạy - học : 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh cả lớp.
- Yêu cầu lần lượt từng em lên bốc thăm để chọn bài đọc.
- Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập.
- Nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc.
- Nhận xét ghi điểm.
- Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
3) Bài tập 2: 
- Yêu cầu học sinh kể chuyện "Quả táo" theo tranh, dùng phép nhân hóa để lời kể được sinh động.
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài, cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp quan sát tranh và kể theo nội dung tranh.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau thi kể theo tranh.
- Gọi hai em kể lại toàn câu chuyện.
- Theo dõi nhận xét đánh giá và ghi điểm.
4) Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra.
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
-1 Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. 
- Từng cặp hai em ngồi quay mặt vào nhau trao đổi kể chuyện theo tranh có sử dụng phép nhân hóa.
- 5 - 6 em nối tiếp nhau kể theo 6 bức tranh.
- Hai em lên kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
 Kể chuyện: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 2) 
 A/Mục tiêu: - Kiểm tra lấy điểm tập đọc: yêu cầu như tiết 1.
 - Ôn về nhân hóa: các cách nhân hóa.
 B/ Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 - 26.
 - Bảng lớp viết sẵn bài thơ Em Thương trong bài tập 2. 
 C/ Các hoạt động dạy - học : 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài :
2) Kiểm tra tập đọc: 
- Kiểm tra số học sinh trong lớp. 
- Hình thức kiểm tra: Thực hiện như tiết 1.
3) Bài tập 2: 
- Đọc bài thơ Em Thương. 
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Gọi 1HS đọc các câu hỏi a, b, c trong SGK. 
- Yêu cầu cả lớp trao đổi theo cặp.
- Mời đại diện các cặp nêu lên các sự vật được nhân hóa.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS viết abif vào vở bài tập.
4) Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ tuần 19 - 26 để tiết sau tiếp tục kiểm tra. 
- Lớp theo dõi để nắm về yêu cầu của tiết học.
- Lần lượt từng em lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra.
- Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu.
- Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài thơ "Em Thương”
- 1 em đọc các câu hỏi trong SGK.
- Lớp trao đổi theo cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Các sự vật nhân hóa là: 
 a/ Làn gió: mồ côi, tìm, ngồi.
 Sợi nắng: gầy, run run, ngã..
 b/ Làn gió: giống một bạn nhỏ mồ côi.
 Sợi năng: giống một người gầy yếu.
Toán: 	 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ 
 A/ Mục tiêu : 
- Học sinh nắm được các hàng chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị.
 - Biết đọc viết các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa).
- Giáo dục HS thích học toán.
 B/ Chuẩn bị : Các tấm bìa mỗi tấm có ghi số: 10 000, 1000, 100.
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: 
- Nhận xét, trả bài kiểm tra.
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác: 
* Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000
- Giáo viên ghi bảng số: 2316
+ Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
- Tương tự với số 1000.
* Viết và đọc số có 5 chữ số.
- Viết số 10 000 lên bảng.
- Gọi HS đọc số.
- Muời nghìn còn gọi là một chục nghìn.
+ Vậy 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
- Treo bảng có gắn các số.
Chục
Nghìn 
Nghìn 
Trăm 
Chục 
 Đ.Vị 
10000
10000
10000
10000
 100
 100
 100
 100
 100
 10
 1
 1
 1
 1
 1
 1
+ Có bao nhiêu chục nghìn? 
+ Có bao nhiêu nghìn ?
+ Có bao nhiêu trăm ? 
+ Có bao nhiêu chục ? 
+ Có bao nhiêu đơn vị ?
Gọi 1HS lên điền số vào ô trống trên bảng.
- Hướng dẫn cách viết và đọc số: 
+ Viết từ trái sang phải.
+ Đọc là "Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.
- Gọi nhiều HS đọc lại số.
- Cho HS luyện đọc các cặp số: 5327 và 45327 ; 8735 và 28735 ; 7311 và 67311
- Cho HS luyện đọc các số: 
 32741 ; 83253 ; 65711 ; 87721 ; 19995 c) Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Treo bảng đã kẻ sẵn như sách giáo khoa.
- Yêu cầu HS lên điền vào bảng và nêu lại cách đọc số vừa tìm được.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Yêu cầu thực hiện vào vở.
Bài 2: : - Gọi 1 em nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở. 
- Mời một em lên viết và đọc các số.
- Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Ghi lần lượt từng số lên bảng và gọi HS đọc số.
- Nhận xét sửa sai cho HS.
Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Mời một em lên điền số thích hợp vào ô tróng để có dãy số rồi đọc lại.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d) Củng cố - dặn dò:
- GV đọc số có 6CS, yêu cầu HS lên bảng viết số.
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
+ Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 6 đơn vị.
- Đọc: Mười nghìn.
+ 10 000 gồm có 1 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm 0 chục và 0 đơn vị.
- Cả lớp quan sát và trả lời:
+ 4 chục nghìn
+ 2 nghìn
+ 3 trăm
+ 1 chục
+ 6 đơn vị
- 1 em lên abngr điền số.
- 1 em lên bảng viết số: 42316
- Nhiều em đọc số.
- HS luyện đọc các số GV ghi trên bảng.
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Viết số theo mẫu.
- Lần lượt từng em lên bảng điền số thích hợp.
- Nêu cách lại cách đọc số vừa tìm được.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp tự làm bài.
- 1 em lên abngr làm bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Đổi chéo vở để KT bài cho bạn.
- Một em nêu yêu cầu bài tập: Đọc số.
- Lần lượt từng em đọc số trên bảng.
- Một em nêu yêu cầu bài tập
- Lớp cùng thực hiện một bài mẫu.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng điền cả lớp bổ sung.
+ 60 000, 70 000, 80 000, 90 000
+ 23000, 24 000, 25 000, 26 000, 27 000
- Hai em lên bảng viết số.
Buổi chiều
Tự nhiên xã hội: CHIM 
 A/ Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Chỉ và nói ra được các bộ phận trên cơ thể của chim được quan sát. 
 - Giải thích tại sao không được săn bắt, phá tổ chim.
 B/ Chuẩn bị: Tranh ảnh trong sách trang 102, 103. Sưu tầm ảnh các loại chim mang đến lớp.
 C/ Hoạt động dạy - học :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Cá".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1 Quan sát và Thảo luận. 
 Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu các quan sát các tranh vẽ các con chim trang 102, 103 SGK và ảnh các loại chim sưu tầm được, thảo luận các câu hỏi: 
+ Chỉ về hình dáng kích thước của chúng ? Cho biết loài nào biết bay, biết bơi và biết chạy,?
+ Bên ngoài cơ thể những con chim có gì bảo vệ?
+ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống hay không ?
+ Mỏ các loài chim có đặc điểm gì chung? Mỏ của chim dùng để làm gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. 
Hoạt động 2: Làm việc tranh ảnh sưu tầm.
 Bước 1: - Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- Yêu cầu các nhóm phân loại các tranh ảnh của các loài chim sưu tầm được theo tiêu chí do nhóm tự đặt ra, sau đó cùng thảo luậtt câu hỏi: Tại sao ta không nên săn bắt hoặc phá tổ chim ?
Bước 2:
 - Mời các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình trước lớp, đại diện nhóm lên thuyết minh về những loài chim sưu tầm được. 
- Khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều loài chim và giới thiệu đúng. 
c) Củng cố - dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi TC "Bắt chước tiếng chim hót".
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của cá.
+ Nêu ích lợi của cá.
- Lớp theo dõi.
- Các nhóm quan sát các hình trong SGK, các hình con vật sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi trong phiếu. 
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung:
+ chúng đều có đầu mình và ... n.
- 3 nhóm lên bảng điền nhanh và điền đúng các chữ vào ô trống. Em thứ 7 đọc lại từ mới xuất hiện. 
 ” PHÁT MINH”
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
Buổi chiều
 Chính tả: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 Kiểm tra theo đề chung của trường
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT
 A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần.
 - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS luyện đọc:
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử, Rước đèn ông sao kết hợp trả lời các câu hỏi sau mỗi bài đọc.
- Theo dõi giúp đỡ những HS yếu.
- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.
+ Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.
+ Mời 1 số HS thi đọc bài Rước đèn ông sao và TLCH:
? Nội dung đoạn 1 tả những gì?
? Chiếc đèn ông sao của Tâm có gì đẹp?
? Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui ?
 - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất.
2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- 3 nhóm thi đọc trước lớp.
- Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất.
RÈN CHỮ
 A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn 2 bài Rước đèn ông sao.
 - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Đọc đoạn 2 bài Rước đèn ông sao.
- Gọi 2HS đọc lại.
- Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn nói điều gì ?
+ Những chữ nào trong đoạn viết hoa ?
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả.
* Đọc cho HS viết bài vào vở.
* Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến.
* Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng.
- Nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời:
+ Tả chiếc đèn ông sao của bạn Hà.
+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu và tên riêng.
- Tập viết các từ dễ lẫn.
- Nghe - viết bài vào vở.
- Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm.
 Thứ sáu ngày tháng 3 năm 2010
Buổi sáng
 Anh văn: GV BỘ MÔN DẠY
 Toán: SỐ 100 000 - LUYỆN TẬP 
 A/ Mục tiêu : 
 - Học sinh nhận biết về số 100 000 (Một trăm nghìn ) 
 - Củng cố về cách đọc, viết các số có 5 chữ số. Củng cố về thứ tự các số có 5 chữ số. Nhận biết được số liền sau số 99 999 là số 100 000.
 - Giáo dục HS thích học toán.
 B/ Chuẩn bị : Mười tấm bìa mỗi tấm viết số 10 000 
 C/ Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ: 
- Gọi 2 em lên bảng viết các số :
 53 4000 ; 23 000 ; 56 010 ; 90 009.
- Nhận xét ghi điểm. 
2.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác: 
* Giới thiệu số 100 000:
- Gắn 7 tấm bìa có ghi số 10 000 lên bảng. 
+ Có mấy chục nghìn ?
- Lấy thêm một tấm xếp thêm vào nhóm 7 tấm và hỏi tất cả có mấy chục nghìn ?
- Thêm một tấm ghi số 10 000 vào nhóm 8 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn ?
- Thêm một tấm 10 000 vào nhóm 9 tấm lại hỏi tất cả có mấy chục nghìn nghìn ?
- Giới thiệu số 100 000: Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn viết là: 100 000.
- Gọi vài em chỉ vào số 100 000 và đọc lại 
+ Số 100 000 là số có mấy chữ số.
c) Luyện tập:
Bài 1: - Gọi một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Gọi 3HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cho HS quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số. 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở để KT
- Mời 1HS lên bảng chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: - Gọi học sinh nêu bài tập.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu học sinh làm vào vở.
- chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
d) Củng cố - dặn dò
- Gọi 1HS lên bảng viết số 100 000.
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng và trả lời:
- Có 7 chục nghìn. 
- 7 chục nghìn thêm 10 000 bằng 8 chục nghìn.
- 8 chục nghìn thêm 10 000 bằng 9 chục nghìn.
- 9 chục nghìn thêm 10 000 bằng 10 chục nghìn.
- Nhắc lại cách viết và cách đọc số 100 000 
- Một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 3HS lên bảng chữa bài, lớp bổ sung.
a) 10000 ; 20000 ; 30000 ; ... ; 100000
b) 10000 ; 11000 ; 12000 ; 13000 ;14000 ; ... 
c) 18000 ; 18100 ; 18200 ; 18300 ;18400 ; ...
- Một em nêu yêu cầu của bài tập. 
- Cả lớp tự làm bài vào vơ.û 
- Một em lên bảng điền vào tia số, lớp bổ sung
40000 50000 60000 70000 80000 90 000 100000 
- Đổi chéo vở chấm bài kết hợp tự sửa bài.
- Một em đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp cùng thực hiện vào vở.
- Một em lên bảng chữa bài, lớp bổ sung: 
Giải:
Số chỗ chưa có người ngồi là:
7000 – 5000 = 2000 ( chỗ )
 Đ/S: 2000 chỗ ngồi 
Buổi chiều
 Âm nhạc: HỌC HÁT BÀI: TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH 
 Lê Hoàng Minh
 A/ Mục tiêu: 
- HS biết bài hát “Tiếng hát bạn bè mình“, hát có tính chất vui, sinh động dùng để hát tập thể.
- Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều, hòa giọng, nhẹ nhàng.
- Giáo dục lòng yêu hòa bình, yêu thương mọi người.
 B/ Chuẩn bị: - GV: Hát đúng chính xác bài Tiếng hát bạn bè mình. Các nhạc cụ quen dùng.
 - Học sinh: các đồ dùng liên quan tiết học.
 C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài hát “ Chị ong nâu và em bé “ 
- Nhận xét đánh giá. 
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát 
- Cho học sinh nghe băng nhạc bài hát. 
- Cho học sinh đọc đồng thanh lời bài hát. 
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích. 
- Hướng dẫn tập theo nhóm sau đó hát lại cả lớp vài lần. 
- Tập hát theo hình thức phối hợp đơn ca, tốp ca.
- Lắng nghe sửa những chỗ học sinh hát sai. 
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. 
- Hướng dẫn HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 x x xx x x xx
- Yêu cầu vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
Trong không gian bay bay một hành tinh thân ái
 x x x x x x x x x x
- Yêu cầu lớp đứng dậy hát và nhún chân nhẹ nhàng.
d) Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 1 lần kết hợp vỗ tay theo phách.
- Về nhà tập hát nhiều lần.
- Ba em lên bảng hát bài “ Chị ong nâu và em bé“ 
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp lắng nghe bài hát qua băng một lượt. 
- Cả lớp đọc đồng thanh lời ca.
- Hát từng câu theo GV.
- Từng bàn hoặc từng nhóm luyện tập. 
- Cả lớp cùng hát lại bài hát. 
- Tập hát theo hình thức đơn ca và tốp ca. 
- Vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca 
- Lớp cùng đứng lên hát lại bài hát kết hợp nhún chân nhẹ nhàng.
- Cả lớp hát lại bài hát.
 TIẾNG VIỆT NÂNG CAO
 A/ Yêu cầu: - Củng cố, nâng cao về biện pháp nhân hóa.
 - Giáo dục HS chăm học.
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động cảu thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu cả lớp làm các BT sau:
Bài 1: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh định nghĩa sau:
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, ... (không phải người) những tình cảm, hoạt động của ..., nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
Bài 2: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh vật (5 - 7 câu), trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. (Viết xong, gạch dưới các từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa).
2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ.
- Cả lớp tự làm BT vào vở.
- Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
Nhân hóa là biện pháp gán cho động vật, thực vật, đồ vật ...(không phải người) những tình cảm, hoạt động của người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, sinh động.
- 5 - 7 em đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét bổ sung.
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 A/ Yêu cầu: - HS ôn luyện các động tác về ĐHĐN và các bài hát - múa của Sao nhi đồng.
 - Chơi trò chơi "Cướp cờ".
 B/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ôn tập:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu học tập.
- Giao nhiệm vụ cho lớp.
- Theo dõi, uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi "Cướp cờ".
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần rồi cho HS chơi chính thức.
- Nhận xét , tuyên dương những em thắng cuộc.
* Dặn dò: Về nhà luyện tập thêm.
- Lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn ôn tập các động tác về đội hình đội ngũ: tập hợp hàng ngang, hàng dọc, giãn cách hàng ngang - hàng dọc. Sau đó ôn các bài múa: Bông hồng tặng mẹ và cô ; Hành khúc Đội TNTPHCM : Chúng em là mầm non tương lai ...
- Ôn về chủ đề và các ngày lễ trong năm.
- Cả lớp tham gia chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 27 Nam hoc 20122013.doc