Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - GV: Dương Thị Cảnh

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - GV: Dương Thị Cảnh

TOÁN

SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000

I) Mục tiêu : - củng cố về các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100000 .

- Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 100000.

II) Đồ dùng dạy học : bảng phụ

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu :

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - GV: Dương Thị Cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Toán
So sánh các số trong phạm vi 100000
I) Mục tiêu : - củng cố về các quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100000 .
- Rèn kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 100000.
II) Đồ dùng dạy học : bảng phụ
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1,HĐ1:KTBC:Gọi 1 em chữa bài 3
-Lớp nhận xét.
2, HĐ2:củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100000
- GVghi bảng:9991012
YC hs so sánh: Số 999 có mấy chữ số?
Số 1012 có mấy chữ số? 
*Khi so sánh 2 số có số cs khác nhau ta so sánh ntn?
- GV viết:97909786 và yc hs so sánh.
+ Nhận xét về số các chữ số trong 2 số đó.
+ So sánh từng cặp chữ số ở hàng nghìn.
+ So sánh từng cặp chữ số ở hàng trăm.
+ So sánh từng cặp chữ số ở hàng chục.
Vậy 9790 > 9786.
* Khi so sánh 2 số có số cs giống nhau ta so sánh ntn?
3, HĐ 3:Luyện tập
*Bài 1: Hs nêu yc
-Yc hs trao đổi theo cặp.
- Gọi 1 số em lên điền dấu.
- Nhắc lại cách so sánh 2 số
* Bài 2. Treo bảng phụ
-Hs so sánh các số với nhau rồi điền dấu >, <, =.
-1 Hs lên điền kết quả.
-Lớp nhận xét.
*Bài 3.hs nêu yc.
- Tìm số lớn nhất trong các số: 83269; 92368
- Tìm số bé nhất trong các số: 74203; 10000
-Muốn tìm số lớn nhất hay bé nhất ta làm ntn?
 *Bài 4. Hs đọc đề toán.
- a, Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn
- b, Viết các số theo thứ tự từ lớn đến 
- Nhắc lại cách làm: chọn số bé nhất hay lớn nhất, viết ở vị trí đầu tiên, sau đó các số còn lại chọn tương tự.
3)HĐ 3:Củng cố - dặn dò.-Nhắc lại cách so sánh các số trong phạm vi 100000.
-Hs nêu miệng.
-Hs nêu yc
- Có 3 chữ số
- Có 4 chữ số
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- Bằng nhau.
- Đều là 9
- Đều là 7
- 9>8
- So sánh từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải.
-Hs quan sát SGK
- HS làm ra nháp
-Hs nêu yc
-Hs tự so sánh
- Hs nêu yc
+ 92368
+ 54307
- Ta phải so sánh các số với nhau.
- Hs làm vở.
===================================
Tập đọc – Kể chuyện 
Cuộc chạy đua trong rừng
I-Mục tiêu: A- Tập đọc:
 - Đọc đúng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
 - Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B - Kể chuyện: 
1- Rèn kĩ năng nói: -Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện với giọng phù hợp. Kết hợp với cử chỉ, điệu bộ phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
2- Rèn kĩ năng nghe:- Nghe và nhận xét đánh giá bạn kể.
II- Đồ dùng dạy- học: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III- Các hoạt động dạy - học:
*Tập đọc:
A- KTBC: 
- Gọi 2 Hs lên kể câu chuyện; Quả táo
- G/v nhận xét, cho điểm.
B - Bài mới:
1- Giới thiệu bài.
2- Luyện đọc:
a) GV đọc toàn bài.
- GV cho hs quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn luyện đọc + giải nghĩa từ:
(+) Đọc từng câu:- GV HD phát âm từ khó: sửa soạn, ngúng nguẩy, ngắm nghía, khoẻ khoắn
(+) Đọc từng đoạn trước lớp
+ Yêu cầu hs đọc nối tiếp nhau từng đoạn, GV nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
+ GV kết hợp giải nghĩa từ;
-nguyệt quế,móng ,đối thủ, vạn động viên, thảng thốt
(+) Đọc từng đoạn trong nhóm: - GV yêu cầu hs đọc theo cặp.
- GV theo dõi, sửa cho hs.
3) Hướng dẫn tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1
Ngựa chuẩn bị tham ra hội thi NTN?
-Giải thích ;vòng nguyết quế
+Yc lớp đọc đoạn 2;
-Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì?
-Nghe cha nói ngựa con phản đối NTN? 
+ YC 1hs đọc đoạn 3,4 
- Vì sao ngựa con không đạt kết quả trong hội thi?
- Ngựa con rút ra bài học gì?
4) Luyện đọc lại: 
GV đọc diễn cảm đoạn 1+2. 
 - Hướng dẫn hs đọc diễn cảm
“Con trai à, / con phải đến bác thợ rènbộ đồ đẹp’’ ( giọng âu yếm, ân cần)
- tổ chức cho hs thi đọc.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- Hs quan sát tranh .
- Hs đọc nối tiếp từng câu .
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn .
-Hs nêu SGK
2 cặp thi đọc.
-H/s đọc.
- Mải mê soi bóng mình.
-H/s đọc .
 Phải đế bác thợ rèn để xem lại bộ móng
- ngúng nguẩy, đầy tự tin con nhất định sẽ thắng
- Chuẩn bị không chu đáo, không nghe lời khuyên của cha
- Đừng bao giờ chủ quan dù là việc nhỏ nhất.
-Hs đọc.
-Hs đọc.
-3 hs thi đọc .
* Kể chuyện :
1- GV nêu nhiệm vụ: 
- 2- Hướng dẫn hs kể lại câu chuyện: Theo tranh, hs nêu nội dung từng tranh.
-Y/c h/s dựa vào tranh sgk kể theo cặp .
-Y/c hs nối tiếp nhau kể chuyện theo từng đoạn.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- Gọi 2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, cho điểm.
5) Củng cố : - Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì
- Hs thi kể...
- h/s nêu.
	 ================================= 
đạo đức
Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 1)
I)Mục tiêu : - HS hiểu sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước.
- Biết sd tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
- Có thái độ phản đối những hvi lãng phí nước.
II) Đồ dùng dạy học : - Phiếu học tập, tranh ảnh.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1, Hoạt động 1 :Vẽ tranh. 
* Mục tiêu :Hs biết được nước là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
* Cách tiến hành : 
- Em vẽ những gì cần thiết nhất cho cs hằng ngày.
- Cho Hs thảo luận theo nhóm nhỏ:-Vẽ tranh: bức tranh đó vẽ các đồ vật như :điện, thức ăn, củi, nước, nhà ở, sách
+Một số nhóm lên trưng bày tranh.
+Nhóm khác nx.
- GV yc các nhóm chọn 4 thứ cần thiết nhất, không thể thiếu và nói vì sao lựa chọn 4 thứ đó.
 Hs thảo luận lớp . 
- Trong các cách lựa chọn, cách nào là phù hợp nhất ?
=> KL : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
2, Hoạt động2 : Thảo luận nhóm . 
* Mục tiêu : Hs biết nx và đánh giá hành vi khi sd nước và bảo vệ nguồn nước.
* Cách tiến hành : 
+ GVchia nhóm, phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ.
+ Việc làm sau đây đúng hay sai, tại sao? Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì?
a) Tắm rửa cho trâu ở cạnh giếng nước ăn.
b) Đổ rác ở bờ ao, hồ
+ Học sinh thảo luận
+ 1 số nhóm trình bày kết quả.
=> KL: Chúng ta nên sd nước tiết kiệm và bvệ nguồn nước để nước không ô nhiễm.
3, Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm. 
* Mục tiêu : Hs biết quan tâm sd nước nơi mình ở. 
* Cách tiến hành : 
- Yêu cầu hs trao đổi với nhau theo cặp rồi ghi vào phiếu:
a) Nước sinh hoạt nơi em thiếu, thừa hay đủ. 
b) Nước sinh hoạt nơi em sạch hay bị ô nhiễm.
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày.
- GV tổng kết ý kiến, tuyên dương những em hs biết quan tâm đến việc sd nước ở nơi mình sống . 
 4, HĐ 4 : Củng cố thực hiện việc tiết kiêm và bvệ nguồn nước ở gđ và nhà trường. 
=================================================================== 
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán
Luyện tập (148)
I) Mục tiêu : 
- Luyện tập đọc và nắm được thứ thự các số có 5 chữ số tròn nghìn , tròn trăm . 
- Biết so sánh các số , luyện tính viết và tính nhẩm .
- Rèn kỹ năng đọc , viết , so sánh các số , cách đặt tính . 
II) Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ ghi bài tập 1 .
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1, Hoạt động 1 : KTBC : điền dấu . 
 78654  78645 .
 89256  89625 .
- Nhận xét .
2, Hoạt động2 : Luyện tập . 
* Bài 1 :Treo bảng phụ. 
- Gv gọi Hs nêu miệng .
+ Em có nhận xét gì về dãy số . 
* Bài 2 : Hs nêu yêu cầu . 
-Muốn điền được dấu đúng ta phải làmgì?
- Nêu cách so sánh số . 
* Bài 3 : Tính nhẩm . 
- Cho hs làm miệng . 
- Em có nhận xét gì các phép tính ?
- Nêu cách + , - , x , : , số tròn trăm , nghìn 
* Bài 4 : Tìm số lớn nhất có 5 chữ số
 Tìm số bé nhất có 5 chữ số 
* Bài 5 : Đặt tính rồi tính . 
- Gọi 1 hs chữa bài . 
3, Hoạt động3 : Củng cố - dặn dò : 
- Nhận xét giờ học .
2 Hs lên bảng làm
lớp làm bảng con
+ Hs đọc . 
+ Điền số . 
+Hs nêu . 
+ Yêu cầu nêu miệng . 
- Ta phải so sánh 2 số.
- Hs làm bảng con - 2 hs làm bảng 
- Cộng, trừ, nhân, chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.
+ hs nêu kết quả miệng . 
+ số99999 và 10000 . 
- HS làm vào vở
======================================
Tự nhiên và xã hội
Thú ( tiếp theo)
I- Mục tiêu:
- Sau bài học , hs biết:Chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú rừng.
- Nêu được ích lợi của thú rừng, kể tên một vài loại thú rừng mà hs biết.
- Gd các em biết yêu quý và bảo vệ các loài thú và những động vật có ích.
 II- Chuẩn bị : tranh sgk
III- Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra
2, Bài mới-a,tgb
b, Hướng dẫn các hoạt động
* Hoạt động 1:gọi tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể thú rừng.
- Hs quan sát và thảo luận theo nhóm, sau đó đại diện các nhóm lên trình bày chỉ vào hình con vật mà các em sưu tầm được.
- Gv kl
* Hoạt động 2: ích lợi của thú rừng và cách bảo vệ
- Hs thảo luận theo nhóm và nêu ích lợi của các loại thú rừng, biết nêu những động vật được ghi trong sách đỏ
- Gv kl 2
3) Củng cố, dặn dò
- Nx tiết học, hd hs về nhà học bài.
=========================================
Chính tả( Nghe- viết)
Cuộc chạy đua trong rừng
I- Mục tiêu: HS nghe - viết đúng tóm tắt truyện
 - Hs viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp. Rèn kỹ năng phân biệt phụ âm n/l
- Gd học sinh ý thức rèn chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng con, bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học :
A-KTBC:- GV đọc cho HS viết: rổ rá ,rễ cây, quả dâu,giày dép.
- Gv nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới : 1- Gtb:
2- Hướng dẫn nghe - viết : a)Chuẩn bị :
+ GV đọc bài chính tả.
- Con ngựa chuẩn bị cho cuộc đua ntn?
- Trong bài, chữ nào được viết hoa?
Tìm những trong bài những chữ mà em cho là khó viết.
- Gv hướng dẫn cách viết
khoẻ ; khoẻ= kh+oe +thanh hỏi
giành ;giành=gi+anh +thanh huyền
- Gọi hs phát âm lại các tiếng khó
- Yêu cầu hs tập viết chữ khó vào bảng con.
b) GV đọc cho HS viết :
- GV đọc từng câu.
c) Chấm, chữa bài : - GV chấm 5 - 7 bài, nhận xét. 
3- Hướng dẫn làm bài tập:
+ BT2a:Treo bảng phụ: Điền vào chỗ trống l hay n 
- Gv gọi 2 hs thi làm bài 
- GVchốt lại lời giải đúng;thiếu niên, nai nit,khăn lụa ,thắt lưng.
4- Củng cố- dặn dò: nhận xét giờ học.
- 2 HS viết bảng lớp .s
- Lớp viết bảng con.
-1HS đọc lại, lớp theo dõi 
- Mải mê soi bóng mình
- Đầu câu
- khoẻ, giành nguyệt quế, thợ rèn, 
- 1 hs đọc lại
- HS viết bảng con, lớp nhận xét.
- HS viết bài, soát lỗi bằng chì.
-1HS đọc yêu cầu của bài, làm vào VBTTV.
- 2 hs thi, lớp nhận xét.
==========================================
Thể dục
Bài thể dục với cờ- Trò chơi: hoàng anh, hoàng yến
I, Mục tiêu:
-Ôn bài thể dục với cờ. Yc th ... 
II- Đồ dùng dạy- học- Mẫu chữ, phấn màu
III- Các hoạt động dạy- học
A. KTBC :
- Gọi 2 hs lên bảng viết từ : T ,Tân Trào.
 - GV nhận xét, cho điểm.
- 2 HS lên bảng viết từ. HS dưới lớp viết vào bảng con.
B .Dạy bài mới:
 1.Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con . 
a) Luyện viết chữ hoa:Gv treo chữ mẫu
- Tìm các chữ hoa có trong bài: 
- GV viết mẫu+ nhắc lại cách viết từng chữ.
T,Th, L
- GV nhận xét 
-Hs quan sát
- T ,Th ,L
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con: 
T ,Th L
b) Viết từ ứng dụng : 
- GV đưa từ ứng dụng 
- GV giới thiệu về: Thăng Long
Là tên cũ của thủ đô Hà Nội
- Yêu cầu hs viết: Thăng Long
- HS đọc
- Hs theo dõi.
- HS viết trên bảng lớp, bảng con.
c) Viết câu ứng dụng:- Gv ghi câu ứng dụng.
 Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
GV giải thích Câu ca dao khuyên ta tập thể dục thường xuyên cho khoẻ người
- Yêu cầu hs viết bảng con.
- HS đọc.
- Hs viết bảng con:
 Thể dục
3. Hướng dẫn học sinh viết vào vở:
- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút, chữ viết.
4. Chấm, chữa bài.: chấm 5 - 7 bài trên lớp
.C- Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học.
-Học sinh viết vở
- Hs theo dõi.
Tự nhiên và xã hội
Mặt trời
 I. Mục tiêu
biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
 - Nêu được vai trò của mặt trời với sự sống trên trái - Nêu được VD về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
II- Đồ dùng dạy- học: - Các hình trong SGK trang 110, 111
III- Hoạt động dạy - học:
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm
+) Mục tiêu: Biết mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt 
+) Cách tiến hành:
-) Bước 1: HS thảo luận theo gợi ý sau:
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà vẫn nhìn rõ mọi vật?
+ Khi đi ra ngoài trời nắng em thấy thế nào ? tại sao.
+ Nêu VD chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?
Bước 2 :làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
*KL: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
- HS thảo luận theo nhóm 
- Vì có ánh sáng mặt trời.
- Thấy nắng, nóng
- HS nêu.
Các nhóm khác theo dõi bổ sung
* Hoạt động 2 :Quan sát ngoài trời
 Mục tiêu: Nêu được vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
+) Cách tiến hành : GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận.
Nêu ví dụ về vai trò của mặt trời đv con người, đv và thực vật( chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho cây quang hợp)
- Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên trái đất?
- Gọi 1 số em trình bày 
- Gọi hs khác bổ sung
+) Gv kết luận,chốt lại ý chính :Nhờ có mặt trời , cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
*Hoạt động 3:làm việc với sgk
+ Mục tiêu:nêu vd về con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cách tiến hành:- HS quan sát hvẽ trong sgk
- Nêu VD về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời (Phơi thóc, quần áo,làm muối)
- Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của mặt trời để làm gì?( HS nêu)
* Hoạt động4 : Củng cố- dặn dò : 
- Gv gọi 2 hs đọc phần bóng đèn toả sáng.
- Nhận xét giờ học, dặn hs ôn lại các kiến thức về mặt trời.
=====================================
Thể dục
bài thể dục với hoa hoặc cờ. trò chơi “ hoàng anh - hoàng yến”
I, Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác với hoa hoặc cờ. Yêu cầu thuộc bài và biết cách thực hiện được động tác tương đối chính xác. 
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”. Yêu cầu bước đầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
II, Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị sân cho trò chơi và mỗi HS 2 bông hoa hoặc cờ.
III, Hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Cho HS chạy chậm trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập. 
- Cho HS đứng tại chỗ khởi động các khớp.
- Bật nhảy tại chỗ theo nhịp vỗ tay.
2-Phần cơ bản.
- Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ.
+ GV cho cả lớp ôn bài thể dục 2- 4 lần.
 * Có thể cho lớp đi đều sau đó triển khai đội hình đồng diễn và tập bài TD phát triển chung 1 lần với 3x8 nhịp.
- Chơi trò chơi “Hoàng Anh-Hoàng Yến”.
 + GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần và trực tiếp điều khiển trò chơi.
+ Khi hô tên hàng, GV nên kéo dài giọng để tăng tính hấp dẫn của trò chơi.
3-Phần kết thúc
- GV cho HS đi theo vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
- GV giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục và nhảy dây.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS chạy khởi động và bật nhảy theo chỉ dẫn của GV.
- HS tự ôn luyện
 - HS triển khai đội hình đồng diễn TD, tập theo nhịp hô của GV.
 - HS tập trung chú ý, nghe rõ mệnh lệnh, phản ứng mau lẹ và chạy hoặc đuổi thật nhanh.
- HS đi chậm, hít thở sâu.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
==============================================
Thứ sáu ngày 27 tháng 3 năm 2010
Toán
 Đơn vị đo diện tích. xăng – ti – mét vuông
I) Mục tiêu: Biết xăng - ti - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm Biết đọc viết số đo diện tích theo xăng – ti – mét vuông 
- Có ý thức tự giác học bài.
II) Đồ dùng dạy học : Hình vuông cạnh 1 cm, phấn màu. 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 * HĐ 1: Giới thiệu xăng- ti- mét vuông- GV GT: Để do diện tích ta dùng đơn vị diện tích :cm2
- GV gắn hình vuông có cạnh 1 cm lên bảng và nêu diện tích hình vuông này là 1 cm2
- GV GT chữ viết tắt: cm2
- Gọi hs nhắc lại 
* HĐ2: Thực hành
+ Bài 1: GV kẻ sẵn bảng như sgk lên bảng ghi từng số: 5 cm2, 1500cm2 gọi hs đọc.
- GV đọc cho hs viết số: một trăm hai mươi xăng- ti- mét vuông
- mười nghìn xăng- ti- mét vuông
Bài 2:Viết vào chỗ chấm theo mẫu GV kẻ hình như sgk YC hs lên viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm .
- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B
- GV nhận xét
+ Bài 3:Tính theo mẫu:
- GV hd cách tính: Thực hiện các phép tính bình thường như đối số tự nhiên sau đó viết danh số vào cuối.
- YC hs tự tính ra nháp
- Gọi 1 em lên bảng.
- GV nhận xét chốt kết quả đúng.
+ Bài 4: Gọi hs đọc bài 
- Bài toán cho biết gì , hỏi gì?
-YC hs tự giải bài toán.
* Hoạt động 3: Củng cố : xăng- ti- mét vuông là gì?
- Theo dõi
- quan sát
- HS nêu.
- HS đọc số
- cả lớp viết số ra giấy nháp: 
120 cm2
10000cm2
- Hình A gồm 6 cm2
hình B gồm 6 cm2
- Diện tích hình A bằng diện tích hình B
- HS thực hành , làm ra nháp
 18cm+26 cm= 44 cm
40 cm- 17 cm =23 cm
6 cm x 4 = 24 cm
32 cm: 4= 8 cm
- HS đọc bài toán
- HS tự làm vào vở
 300- 280= 20( cm2)
=======================================
Chính tả( nhớ -viết )
Cùng vui chơi
I-Mục tiêu - Nhớ- viết 3 khổ thơ cuối trong bài:( cùng vui chơi) Làm bài tập tìm tư chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa cho trước.
- HS viết đúng chính tả, làm chính xác bài tập.
- Rèn cho HS trình bày VSCĐ.
II- Đồ dùng dạy- học : - Bảng phụ , bảng con.
 III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A-KTBC :- GV gọi 2 HS viết bảng lớp .
- GV nhận xét, cho điểm 2 HS .
B - Bài mới :
1 - GTB: - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2- Hướng dẫn HS nghe - viết: 
a) Chuẩn bị :- GV đọc đoạn thơ.
- Bài thơ tả hoạt động gì của hs?
- Trong bài có những chữ nào viết hoa?
- Cho HS tự tìm và viết vào bảng con từ dễ lẫn, gv hướng dẫnviết
b) Hướng dẫn HS viết bài:
-cho HS tự nhớ và viết bài.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
c) Chấm, chữa bài :
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét chung .
3- Hướng dẫn làm bài tập :
+BT2a: - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “ Thi tìm từ nhanh”:2 đội, mỗi đội 3 em lần lượt tìm từ và ghi ra bảng, sau 2 phút đội nào tìm được đúng, nhanh đội đó thắng cuộc.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 
 bóng ném, leo núi, cầu lông.
4- Củng cố- dặn dò : - Nhận xét về chính tả. - Dặn HS rèn chữ đẹp.
- HS khác viết bảng con: dập dềnh, dí dỏm, giặt giũ.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- Hoạt động đá cầu.
- Những chữ đầu dòng thơ. 
- HS viết ra bảng con từ khó, dễ lẫn.
- Hs viết bài chính tả, soát lỗi. 
- HS theo dõi.
- HS thi theo nhóm, mỗi nhóm 3 em lên tìm từ. 
- Lớp nx, bình chọn.
====================================
Tập làm văn 
Kể lại trận thi đấu thể thao 
 I. Mục tiêu HS kể lại 1 số nét chính của trận thi đấu thể thao đã được xem được nghe ( theo các câu hỏi gợi ý)Viết lại được tin thể thao mới được đọc được nghe 1 cách rõ ràng, đủ thông tin.
- Rèn kỹ năng nói, viết.
- Có ý thức tự giác làm bài. 
II- Đồ dùng dạy- học: bảng phụ viết câu gợi ý, tranh ảnh
III- Các hoạt động dạy- học:
A) KTBC : Đọc lại bài kể về ngày hội. 
B) Bài mới : 1. Giới thiệu bài: nêu MĐYC
2. Hướng dẫn làm bài tập
a. Bài 1:- gọi 1 em nêu yc: kể lại 1 trận thi đấu thể thao
- GV nhắc hs : có thể em nhìn thấy tận mắt có thể xem ti vi hoặc nghe người khác kể
- Treo bảng phụ- hs đọc gợi ý
- GV hd học sinh kể: 
+Đó là môn thể thao nào?
+Em tham gia hay chỉ xem?
+ Buổi thi đấu tổ chức ở đâu, khi nào?
+Buổi thi đấu diễn ra ntn?
+ Kết quả ra sao?
- Gọi 1 em kể mẫu- gv nhận xét
- YC hs luyện kể theo nhóm 2.
 Gọi 1 số em lên thi kể trước lớp
- Lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất.
b. Bài 2:Hãt viết lại 1 tin thể thao
- Gv nhắc hs cách viết.
- YC hs tư viết vào vở
- Gọi 1 số em đọc bài viết của mình.
 -GV cùng cả lớp NX về lời thông báo.
3) Củng cố- dặn dò : Nhận xét giờ học.
- Hs theo dõi .
- Lớp đọc thầm theo.
- 1 hs đọc gợi ý
- Đó là 1 trận bóng đá.
- em đi xem
- Tại sân vận động của xã vào chiều chủ nhật tuần trước.
- Đội bóng thôn A và thôn B thi đấu rất sôi nổi, hào hứng
- Đội B thắng đội A với tỷ số 3/ 2
- HS nêu yc.
- Hs vlết bài vào vở. 
==================================== 
 Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 5
- Mục tiêu - HS đánh giá được các ưu khuyết điểm trong tuần 
 - Có ý thức phấn đấu vươn lên trong tuần tới.
 - Giáo dục HS luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II- Nội dung sinh hoạt
 - Lớp trưởng duy trì buổi sinh hoạt.
 - Gọi các tổ trưởng lên đánh giá các hoạt động của tổ mình trong tuần: Như học tập, thể dục, vệ sinh. 
 - Lần lượt các tổ đánh giá về tổ mình.
 - Lớp trưởng đánh giá chung các hoạt động.
 - GV nhận xét đánh giá chung tuyên dương phê bình.
III- Phương hướng tuần tới.
 - Thực hiện tốt các nội quy của lớp đã đề ra.
 - Phát huy những ưu điểm đã đạt được; hạn chế những tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 28 du cac mon2010 2011.doc