Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc

Tập đọc – Kể chuyện: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG

 I/ Mục tiêu : Tập đọc

- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch; biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.

 - Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

 Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện Bằng lời của Ngựa Con.

 - KNS: Tự nhận thức, lắng nghe tích cực, tư duy phê phán, kiểm soát cảm xúc.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 28 - Võ Văn Tích - Trường TH Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn :28 (thöïc hieän ngaøy 25/03/2013 29/03/2013) 
Thöù hai ngaøy 25 thaùng 03 naêm 2013
Tập đọc – Kể chuyện: CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
 I/ Mục tiêu : Tập đọc
- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch; biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con.
 - Hiểu nội dung: Làm việc gì cũng phải cẩn thận chu đáo. ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
 Kể chuyện
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ..
- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện Bằng lời của Ngựa Con.
 - KNS: Tự nhận thức, lắng nghe tích cực, tư duy phê phán, kiểm soát cảm xúc. 
II / Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập đọc, kể chuyện.
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
 III/ Các hoạt động dạy - học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
a. Tập đọc
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng kể lại chuyện "Quả táo" (tiết 1 tuần ôn tập).
- Nhận xét ghi điểm. 
HĐ2: Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh giới thiệu bài mới 
HĐ3: Luyện đọc
Đọc diễn cảm toàn bài.
 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, GV theo dõi uốn nắn khi HS phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ khó
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
HĐ4: HD HS tìm hiểu bài:
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Ngựa con chuẩn bị tham dự hội thi như thế nào ?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Ngựa cha khuyên nhủ con điều gì ?
+ Nghe cha nói ngựa con có phản ứng như thế nào ? 
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4.
+ Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi ?
+ Ngựa Con đã rút ra bài học gì ? 
Giải lao giữa 2 tiết
HĐ5: Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 2 
- Hướng dẫn HS đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3 nhóm thi đọc phân vai .
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
B. Kể chuyện
HĐ6: Giáo viên nêu nhiệm vu.
- Dựa vào 4 tranh minh họa 4 đoạn câu chuyện kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con.
HĐ7: Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện
- Gọi 1HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Nhắc HS: Nhập vai mình là Ngựa Con, kể lại câu chuyện, xưng "tôi" hoặc "mình" .
- Yêu cầu HS quan sát kĩ từng tranh, nói nhanh ND từng tranh. 
- Mời 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con.
- Mời một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn HS kể hay nhất.
HĐ8: Củng cố, dặn dò 
-Câu chuyện khuyên chúng ta điềugì ?
- GV nhận xét đánh giá.
- Về nhà đọc lại bài và xem trước bài mới.
4’
1’
20’
13’
2’
15’
1’
16’
3’
- Ba em lên bảng kể lại câu chuyện "Quả táo"
- Nêu nội dung câu chuyện.
- Cả lớp theo, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó 
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn 
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích).Đặt câu với từ thảng thốt, chủ quan.
+ Chúng em thảng thốt khi nghe tin buồn đó.
+ Chú Ngựa Con thua cuộc vì chủ quan. 
- HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi.
+ Sửa soạn cho cuộc đua không biết chán, Mải mê soi mình dưới dòng suối trong veo, 
- Lớp đọc thầm đoạn 2.
+ Phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua 
+ Ngúng nguẩy đầy tự tin đáp : Cha yên tâm đi, móng của 
- Đọc thầm đoạn 3 và đoạn 4.
+ Ngựa con không chịu lo chuẩn bị cho bộ móng, không nghe lời cha khuyên nhủ nên khi nửa chừng cuộc đua bộ móng bị lung lay ..
+ Đừng bao giờ chủ quan dù chỉ là việc nhỏ.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu. 
- 3 nhóm thi đọc phân vai : người dẫn chuyện, Ngựa Cha, Ngựa Con.
- Một em đọc cả bài.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nhiệm vụ của tiết học. 
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa. 
+ Tranh 1: Ngựa con mải mê soi mình dưới nước. + Tranh 2: Ngựa Cha khuyên con đến gặp bác thợ rèn.
+ Tranh 3: Cuộc thi các đối thủ đang ngắm nhau.
+Tranh 4: Ngựa con phải bỏ cuộc đua do bị hư móng 
- 4 em nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo lời Ngựa Con trước lớp.
- Một em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất. 
* Biết kể lại từng đoạn câu chuyện Bằng lời của Ngựa Con
- Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan, coi thường những thứ tưởng chừng như nhỏ thì sẽ thất bại.
Toán : 	 SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000
I/Mục tiêu: 	
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.
 	- Biết tìm số lớn số bé trong phạm vi 4 nhóm số mà các số là số có năm chữ số.
 - HS làm được bài tập 1, 2 , 3* HS khá giỏi làm toàn bộ bài 4
 - Các KNS cơ bản: Tự tin, kiên trì, cẩn thận, sáng tạo trong làm toán
II/Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng làm BT: Tìm số liền trước và số liền sau của các số:
 23 789 ; 40 107 ; 75 669 ; 99 999.
- Nhận xét ghi điểm.
HĐ2.Giới thiệu bài
 - Nêu mục tiêu tiết học
HĐ3: Khai thác nội dung
Củng cố quy tắc so sánh các số trong phạm vi 100 000
- Giáo viên ghi bảng: 
 999  1012
- Yêu cầu quan sát nêu nhận xét và tự điền dấu ( ) thích hợp rồi giải thích.
- Gọi 1HS lên bảng điền dấu và giải thích, GV kết luận.
- Tương tự yêu cầu so sánh hai số 
 9790 và 9786.
- Tương tự yêu cầu so sánh tiếp các cặp số : 3772 ... 3605 8513 ... 8502 4579 ... 5974 655 ... 1032
- Mời 2HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
 SS các số trong phạm vi 100 000 
 HĐ4: Luyện tập
Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
Bài 4a: 
Nêu yêu cầu và làm bài
* HS khá giỏi 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
HĐ5:Củng cố - Dặn dò
- Tổ chức cho HS chơi TC: Thi tiếp sức - Điền nhanh dấu thích hợp >, <, = vào chỗ trống.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
5’
1’
15’
12’
3’
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Lớp quan sát lên bảng.
- Cả lớp tự làm vào nháp.
- 1 em lên bảng chữa bài, cả lớp nhận xét bổ sung.
 999 < 1012
- Có thể giải thích: Vì số 1012 có nhiều số chữ số hơn 999 (4 chữ số nhiều hơn 3 chữ số) nên 1012 > 999. 
- Vài học sinh nêu lại : Số có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số có số chữ số ít hơn thì bé hơn.
- Tương tự cách so sánh ở ví dụ 1 để nêu : 
9790 > 978 6 vì hai số này có số chữ số bằng nhau nên ta sách giáo khoa từng cặp chữ số cùng hàng từ trái sang phải  Ở hàng chục có 9 chục > 8 chục nên 9790 > 9786. 
- Lớp làm bảng con, một em lên điền trên bảng: 
 3772 > 3605 ; 4597 < 5974 
 8513 > 8502 ; 655 < 1032 
- So sánh hai số 100 000 và 99 999 rồi rút ra kết luận : 
- Một em nêu yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh đọc đề bài.
- Lớp thực hiện vào vở, 
* HS khá giỏi làm toàn bộ bài 4
Đạo đức : 	 TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I/Mục tiêu: - Biết: cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 * Biết vì sao phải tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
 - Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước; bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm.
 - Có thái độ phản đối những hành vi sử dụng láng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.
 - KNS: Kĩ năng lắng nghe, kĩ năng trình bày các ý tưởng, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng bình luận, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 
 II/Đồ dùng dạy học : 
 - Tài liệu về sử dụng nguồn nước và tình hình ô nhiễm nước ở các địa phương.
 - Phiếu học tập cho hoạt động 2 và 3 của tiết 1.
III/ Các hoạt động dạy học 
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
HĐ2.Giới thiệu bài
 - Nêu mục tiêu tiết học
HĐ3: Vẽ tranh và xem ảnh. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để những gì cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
- Cho quan sát tranh vẽ sgk
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm và chọn ra 4 thứ quan trọng nhất không thể thiếu và trình bày lí do lựa chọn ?
- Nếu thiếu nước thì cuộc sống sẽ như thế nào ? 
- Mời đại diện các nhóm lên nêu trước lớp.
- GV kết luận: Nước là nhu cầu thiết của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt.
* Vì sao phải tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước?
HĐ4: Thảo luận nhóm. 
- GV chia lớp thành các nhóm. 
- Phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận nhận xét về việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai ? Tại sao ? Nếu em có mặt ở đấy thì em sẽ làm gì?
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp. 
- GV kết luận chung: Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước nơi mình ở. 
HĐ5: Làm bài tập
- Gọi HS đọc BT3 - VBT.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân. 
- Mời một số trình bày trước lớp. 
- Nhận xét, biểu dương những HS biết quan tâm đến việc sử dụng ngườn nước nơi mình ở
HĐ6:Củng cố - Dặn dò
- Về nhà thực tế sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và thực hiện sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nước sinh hoạt ở gđình và nhà trường 
1’
1’
7’
12’
7’
3’
- Theo dõi
- Quan sát, trao đổi tìm ra 4 thứ cần thiết nhất: Không khí – lương thực và thực phẩm – nước uống – các đồ dùng sinh hoạt khác.
- Nếu thiếu nước thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn.
- Lần lượt các nhóm cử các đại diện của nhóm mình lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm có cách trả lời hay nhất.
* Trả lời
- Lớp chia ra các nhóm thảo luận.
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu lần lượt các nhóm cử đại diện của mình lên trình bày về nhận xét của nhóm mình : - Việc làm sai : - Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn ; Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ ; Để vòi nước chảy tràn bể không khóa lại. 
- Lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS làm bài cá nhân.
- 3 em trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét bổ sung.
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày.
 Ngày dạyThứ 3 ngày 25 tháng 3 năm 2013
Chính tả (nghe viết) CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG
 I/Mục tiêu 
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài “Cuộc chạy đua trong”
- Làm đúng BT 2 a/b
- GDHS Rèn chữ viết đúng đẹp, giữ vở sạch. 
II/Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết ( 2 lần ) các từ ngữ trong đoạn văn ở bài tập 2.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu .
HOẠT ĐỘNG DẠY
 ... quý. Qua đó được tình cảm của em đối với thầy ( cô ) giáo đó như thế nào?
- Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 đến 10câu) 
 - GDHS kĩ năng giao tiếp, Tư duy sáng tạo, tự tin thể hiện
II/Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết gợi ý 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
- HS kể về buổi sơ kết học kì I
- Nhận xét ghi điểm. 
HĐ2:Giới thiệu bài 
 - Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa bài 
HĐ3: Hướng dẫn làm bài
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Mời một em kể mẫu (trả lời theo các gợi ý)
a, Thầy ( cô ) giáo em định kể tên là gì? 
b, Đặc điểm về hình dáng có gì nổi bật? Tính tình thầy ( cô ) như thế nào?
c, Thầy ( cô) chăm sóc học snh chu đáo như thế nào?
d, Tình cảm của em đối với thầy ( cô ) như thế nào?
- Yêu cầu lần lượt kể về yhaayf ( cô) giáo mà em yêu quý nhất theo gợi ý
- Lắng nghe và nhận xét từng em.
Bài 2 :- Gọi 1em đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn HS dựa vào những điều vừa nói để viết thành đoạn văn 7 - 10 câu nói về chủ đề đang học. Viết rõ ràng, diễn đạt thành câu.
- Nhận xét cho điểm một số bài viết hay. 
- GV thu bài chấm. 
HĐ5:Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà tập kể lại câu chuyện
4’
1’
28’
3’
- 3 HS kể
-Lớp lắng nghe .
- 1 em đọc yêu cầu bài và các gợi ý, lớp đọc thầm.
- 1 em kể mẫu, lớp nhận xét bổ sung.
- HS tập kể. 
- Lần lượt từng HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất .
- 1HS đọc đề bài tập 2: Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn
- Cả lớp viết bài vào vở.
- HS lần lượt đọc lại đoạn văn.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn viết tốt nhất.
Toán : 	 ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH – XĂNG TI MÉT VUÔNG
I/Mục tiêu
- Biết đơn vị đo diện tích: Xăng – ti – mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng – ti – mét vuông
- Giáo dục HS tính cẩn thận, kiên trì, sáng tạo trong giải toán. 
II/Đồ dùng dạy học: 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu .	
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Đưa ra 1 hình vuông A gồm 4 ô vuông, 1 hình chữ nhật B gồm 5 ô vuông. Yêu cầu HS so sánh diện tích của 2 hình A và B
- Nhận xét ghi điểm 
HĐ2: Giới thiệu bài
 Nêu mục tiêu của tiết học.
HĐ3: Giới thiệu xăng-ti-mét vuông 
- Giới thiệu: Để đo diện tích các hình ta dùng đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông. 
 Xăng-ti-mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Cho HS lấy hình vuông cạnh 1cm ra đo.
- KL: Đó là 1 xăng-ti-mét vuông.
- Xăng-ti-mét vuông viết tắt là : cm2
- Ghi bảng: 3cm2 ; 9cm2 ; 279cm2, gọi HS đọc.
- GV đọc, gọi 2HS lên bảng ghi: mười lăm xăng-ti-mét vuông. Hai mươi ba xăng-ti-mét vuông.
HĐ4: Luyện tập 
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời 3 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu của BT vào mẫu
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu: 
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 3: - Gọi một em nêu yêu cầu bài. 
- Mời 3 em đại diện cho 3 dãy lên bảng tính.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 4 : - Gọi HS đọc bài toán.
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. 
HĐ5:Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- Về nhà xem lại các BT đã làm.
4’
1’
10’
17’
3’
- 2 em trả lời miệng, cả lớp nhận xét về kết quả của bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Cả lớp theo dõi.
- Lấy hình vuông ra đo.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc các số trên bảng.
- 2 em lên bảng viết.
- Một em nêu yêu cầu của BT.
- Lớp tự làm bài, 
- 2 em lên bảng chữa bài, lớp theo dõi bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu của bài.
- Lớp tự làm bài.
- 2 em nêu miệng kết quả, lớp bổ sung.
- Một em nêu yêu cầu của bài.
- Hai em lên bảng, cả lớp làm vào bảng con.
- Một em đọc bài toán.
- Cùng GV phân tích bài toán.
- Cả lớp làm vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung.
Tập viết: ÔN CHỮ HOA T (tt)
 I/Mục tiêu: 
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng chữ Th); L (1 dòng). Viết đúng tên riêng Thăng Long bằng chữ cỡ nhỏ. 
- Viết câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ. bằng cỡ chữ nhỏ 
 - Rèn tính cẩn thận, ý thức giữ vở sạch chữ đẹp
II/Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ viết hoa T (Th), tên riêng Thăng Long và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li. 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.G
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐ1:Kiểm tra bài cũ
- KT bài viết ở nhà của học sinh 
-Yêu cầu HS nêu từ và câu ứng dụng đã học tiết trước. 
- Yêu cầu HS viết các chữ hoa đã học tiết trước.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
.HĐ2:Giới thiệu bài
 Nêu mục tiêu của bài học
HĐ3: Hướng dẫn viết 
Luyện viết chữ hoa :
- Yêu cầu HS tìm các chữ hoa có trong bài.
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- Yêu cầu HS tập viết chữ Th và L vào bảng con .
Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng: 
- Yêu cầu học sinh đọc từ ứng dụng. 
- Giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội ngày nay.
- Yêu cầu HS tập viết trên bảng con. 
Luyện viết câu ứng dụng :
- Yêu cầu một học sinh đọc câu ứng dụng.
+ Câu ứng dụng khuyên điều gì ? 
- Yêu cầu luyện viết trên bảng con các chữ viết hoa có trong câu ca dao.
HĐ4:Hướng dẫn viết vào vở 
- Nêu yêu cầu viết chữ Th một dòng cỡ nhỏ, chữ L: 1 dòng.
- Viết tên riêng Thăng Long 2 dòng cỡ nhỏ 
- Viết câu ứng dụng 2 lần.
- Nhắc nhớ học sinh về tư thế ngồi viết, cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu. 
HĐ5 :Chấm, chữa bài 
 - Nhận xét rút kinh nghiệm 
 HĐ6: Củng cố - Dặn dò
 - Nhận xét tiết học.
- Về viết tiếp phần ở nhà.
5’
1’
12’
15’
4’
2’
- 1 em nhắc lại từ và câu ứng dụng ở tiết trước.
- Hai em lên bảng viết tiếng: Tân Trào, Dù, Nhớ. 
- Lớp viết vào bảng con. 
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. 
- Các chữ hoa có trong bài: T (Th), L. 
- Lớp theo dõi giáo viên và cùng thực hiện viết vào bảng con.
- Một học sinh đọc từ ứng dụng: Thăng Long . 
- Lắng nghe.
- Luyện viết từ ứng dụng vào bảng con.
- 1HS đọc câu ứng dụng:
Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ.
+ Siêng tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể con người khỏe mạnh như uống nhiều viên thuốc bổ.
- Lớp thực hành viết trên bảng con: Thể dục.
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Lắng nghe rút kinh nghiệm. 
- Nêu lại cách viết hoa chữ Th.
Tự nhiên và xã hội: MẶT TRỜI
I. Mục tiêu: 
 - Mặt Trời vừa chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.
 - Nêu được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. 
 * Nêu được gia đình bạn sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày.
- Các kĩ năng sống cơ bản: Kĩ năng quan sát nhận xét
II. Đồ dùng dạy học:Tranh ảnh trong sách trang 110, 111. 
III. Các hoạt động dạy và học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
T.g 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài "Thú tiết 2".
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
2. Bài mới
HĐ 1: Giới thiệu bài
 GV kết hợp tranh giới thiệu, ghi tựa đề lên bảng
HĐ 2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi: 
+ Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật ? 
+ Khi ra ngoài trời nắng bạn thấy như thế nào ? Vì sao?
+ Hãy nêu ví dụ chứng tỏ mặt trời vừa tỏa sáng lại vừa tỏa nhiệt ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt 
HĐ 3: Thảo luận theo cặp
Bước 1:
- Yêu cầu HS quan sát phong cảnh xung quanh trường rồi thảo luận trong nhóm theo gợi ý :
+ Nêu VD về vai trò của mặt trời đối với con người, động vật, thực vật ?
+ Nếu không có mặt trời thì điều gì sẽ xảy ra trên mặt đất ? 
Bước 2:
- Mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên kết luận.
3. Củng cố , dặn dò
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà ôn lại bài và xem trước bài Tôm, cua
5’
1’
12’
14’
4’
- 2HS trả lời câu hỏi: 
+ Nêu đặc điểm chung của thú rừng.
+ Em cần làm gì để bảo vệ thú rừng ?
- Lớp theo dõi.
- Từng nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng thảo luận và đi đến thống nhất: 
+ Chúng ta nhìn rõ mọi vật là nhờ mặt trời chiếu sáng. 
+ Khi đi ra ngoài trời nắng ta thấy nóng. Vì do sức nóng của mặt trời chiếu vào.
+ Khi đi ra ngoài trời chúng ta nhìn thấy mọi vật và thấy nóng điều đó chứng tỏ mặt trời vừa chiếu sáng vừa tỏa nhiệt.
- Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 2 em nhắc lại KL. Lớp đọc thầm ghi nhớ. 
- Lớp ra ngoài trời để quan sát phong cảnh xung quanh trường, thảo luận trong nhóm .
+ Mặt trời có vai trò chiếu sáng, sưởi ấm, giúp cho con người phơi khô quần áo Giúp cho cây cỏ xanh tươi, người và động vật khỏe mạnh.
+ Nếu không có mặt trời thì sẽ không có sự sống trên trái đất.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Học sinh làm việc cá nhân quan sát các hình 2, 3, 4 kể cho bạn nghe về việc con người đã dùng ánh sáng mặt trời trong cuộc sống.
- Một số em lên lên kể trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
Sinh hoạt lớp NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- Giúp HS thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục. Giáo dục HS tinh thần phê bình và tự phê bình.
II. Lên lớp
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ
2. Đánh giá các hoạt động trong tuần :
* Lớp trưởng nhận xét tình hình của lớp và điều khiển cả lớp sinh hoạt.
* GV đánh giá chung:
 a.Ưu điểm:
 - Đã ổn định được nề nếp lớp, mua sắm đủ đồ dùng học tập.
 - Nhận xét tình hình học tập trong tuần
 - Có ý thức tự giác làm vệ sinh lớp học,trang phục thực hiện tốt.
 - Học tập khá nghiêm túc, một số em phát biểu xây dựng bài sôi nổi. 
 b.Khuyết điểm:
- Một số bạn còn nói chuyện trong giờ học chưa chú ý nghe cô giáo giảng bài: Hà, Triệu, Nghĩa, Cường
- Một số HS còn đi học muộn: 0
- 1 số em còn thiếu vở bài tập : Tiền, Nghĩa
- Một số HS chưa nắm vững kiến thức: Tiền, Cảnh, Hà, Ánh
3. Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc 
 - Tổ : 1
- Cá nhân: Thi, Tiến, Dương, Hoàng
4. Kế hoạch tuần tới:
- Ôn và xem trước bài khi đến lớp.
- Duy trì các nề nếp đã có.	
- Trang phục gọn gàng khi đến lớp.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để phòng chống một số bệnh học đường

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 28.doc