Giáo án Lớp 3 Tuần 3, 4 - Trường TH Nguyễn Văn Bé

Giáo án Lớp 3 Tuần 3, 4 - Trường TH Nguyễn Văn Bé

Tập đọc - Kể chuyện:

Tiết 7+8: CHIẾC ÁO LEN

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.

- Hiểu ý nghĩa: anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).

KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.

* Các kĩ năng sống: - Tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân là biết đem lại lợi ích, niềm vui cho người khác thì mình củng có niềm vui.

- Làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ.

- Giao tiếp: Ứng xử văn hóa.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 3, 4 - Trường TH Nguyễn Văn Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 3
 Thứ hai ngày29 tháng 8 năm 2011
Tập đọc - Kể chuyện: 
Tiết 7+8: CHIẾC ÁO LEN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu, quan tâm lẫn nhau (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
KC: Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.
* Các kĩ năng sống: - Tự nhận thức: Xác định giá trị bản thân là biết đem lại lợi ích, niềm vui cho người khác thì mình củng có niềm vui.
- Làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân để tránh thái độ ứng xử ích kỉ.
- Giao tiếp: Ứng xử văn hóa.
II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 
- Đàm thoại; Trải nghiệm; Trình bày ý kiến cá nhân; Thảo luận cặp đôi-chia sẻ.
III. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc. 
 IV. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài: “Cô giáo tí hon”
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm " Mái ấm" và bài " Chiếc áo len"
 HĐ 1: Luyện đọc:
 * GV đọc mẫu toàn bài lần 1.
 * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 - GV treo bảng phụ hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài:
+ Đọc từng câu:
- GV theo dõi sửa sai.
* Đọc từng đoạn trước lớp:
H: Bài chia làm mấy đoạn?
+ Gọi 4 HS đọc bài, GV kết hợp hỏi để giải nghĩa từ trong từng đoạn. 
* Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - GV theo dõi nhắc nhở.
- Đại diện nhóm đọc bài trước lớp.
HĐ 2: Tìm hiểu bài:
- Gv gọi 1 Hs đọc lại cả bài trước lớp.
- Gv nêu câu hỏi Hd Hs tìm hiểu bài.
H: Mùa đông năm nay như thế nào?
- Vì màu đông đến sớm và lạnh nên những chiếc áo len rất cần và được mọi người chú ý em hãy tìm những hình ảnh cho thấy H: Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi như thế nào?
- Yêu cầu Hs đọc thầm tiếp đoạn 2.
H: Vì sao Lan dỗi mẹ?
- Yêu cầu Hs đọc đoạn 3 và trả lời.
H: Anh Tuấn nói với mẹ những gì?
- YC HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi. H: Vì sao Lan ân hận?
H: Tìm tên khác cho câu chuyện?
HĐ 3: Luyện đọc lại:
- GV đọc bài lần 2.
H: Truyện có mấy nhân vật?
- Yêu cầu HS luyện đọc theo phân vai theo nhóm 4.
- Gọi 2 nhóm thi đọc bài theo vai. 
- Nhận xét, ghi điểm.
 * Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ: 
2. Hướng dẫn HS kể:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Hướng dẫn và gọi 1 HS khá giỏi kể đoạn 1 theo lời của Lan.
- Nhận xét.
- Yêu cầu mỗi HS chọn 1 đoạn và tập kể theo nhóm đôi.
 - Gọi 3 - 4 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV: Củng cố: H: Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
H: Lớp ta đã có bạn nào biết quan tâm, nhường nhịn những người trong GĐ?
 V: Dặn dò : về nhà đọc lại bài và đọc trước bài: " Quạt cho bà ngủ "
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS Đọc bài.
- Hs lớp theo dõi-nhận xét.
- 1Hs khá đọc lại bài.
- HS đọc
- HS nối tiếp nhau đọc bài - mỗi em đọc 2 câu. 
- 4 đoạn
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Luyện đọc theo nhóm
- Các nhóm thi đua đọc.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm.
- Hs trả lời câu hỏi tìm hiểu nd bài.
+ Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.
+ Chiếc áo len màu vàng, rất đẹp, có dây kéo ở giữa có mũ để đội khi có 
- 1 Hs đọc đoạn 2.
+ Vì Lan muốn mua chiếc áo len như của Hòa nhưng 
- 1 Hs đọc đoạn 3.
+ Anh Tuấn nói: "mẹ hãy dành tiền mua áo cho em Lan. con không cần 
- Thảo luận nhóm đôi, trả lời 
+ Lan ân hận vì làm cho mẹ buồn, Lan thấy mình ích kỷ, không nghĩ đến 
- HS phát biểu. VD: Ba mẹ con
- HS theo dõi.
- 4 nhân vật: Lan, mẹ, Tuấn, người dẫn chuyện. 
- Luyện đọc theo nhóm 4.
- 2 nhóm đọc bài.
- Nhận xét.
- HS đọc. 
- HS kể.
- Nhận xét.
- Chọn đoạn và tập kể. 
- Thi kể trước lớp.
- Nhận xét.
- Mẹ con, anh chị em trong nhà phải biết quan tâm nhường nhịn nhau
- Trả lời
* Rút kinh nghiệm:
 .
-------------------------------------------------------------------------------------------------Toán:
Tiết 11: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu: 
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học: 
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
 5x7-24 4x7+16
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện tập. 
Bài 1a: Gọi HS đọc yêu cầu.
H: Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
- Hướng dẫn và gọi HS giải miệng. 
- Nhận xét, ghi điểm
Bài 1b: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi 1 HS nêu độ dài của của các cạnh trong tam giác.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
H: Em có nhận xét gì về độ dài đường gấp khúc?
 Bài 2: Đo độ dài mỗi cạnh rồi
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi 
- Gọi đại diện các nhóm nối tiếp nhau nêu độ dài các cạnh 
 - Hướng dẫn HS giải miệng bài toán
- GV cùng học sinh nhận xét, sửa sai. Bài 3:Trong hình bên cóhình vuông
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài
 IV: Củng cố-Dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về học bài và làm BT.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét.
- 1em đọc yêu cầu.
- Ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó 
- HS giải miệng.
Bài giải:
 Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86 cm	
- Đọc yêu cầu. 
- HS nêu.
Bài giải:
 Chu vi của tam giác MNP là:
 34 + 12 + 40 = 86 (cm)
 Đáp số: 86cm
- Độ dài đường gấp khúc bằng chu vi hình tam giác.
- 1em đọc yêu cầu. 
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Nêu độ dài các cạnh.
 Bài giải:
 Chu vi của hình chữ nhật ABCD là:
 3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm
- Đọc yêu cầu của BT
+ Có 5 hình vuông (4 hình vuông nhỏ
+ Có 6 tam giác(4 tam giác nhỏ, 2 tam..
* Rút kinhnghiệm:.
 .
--------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011
Toán:
Tiết 12: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: 
- Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn. 
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập bài toán về nhiều hơn, ít hơn:
Bài 1: Gọi học sinh đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Tóm tắt và hướng dẫn HS giải miệng.
- Gọi HS nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn và gọi 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
- GV cùng học sinh nhận xét
HĐ 2: Giới thiệu bài toán tìm phần hơn kém.
Bài 3: a, Gọi HS đọc bài toán.
- Viết phần tóm tắt bài toán lên bảng.
- Hướng dẫn HS giải bài toán mẫu.
b) Gọi 1HS đọc bài toán.
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài
IV. Củng cố dặn dò: 
- Gọi 1-2 HS nhắc lại tên bài.
- Về nhà ôn bài.
- Nhận xét giờ học.
- HS lên bảng làm bài
- Đọc bài toán.
- Đội Một trồng được 230 cây. Đội Hai trồng được nhiều hơn đội Một 90 cây. 
- Hỏi đội Hai trồng được bao nhiêu cây?
- Giải miệng:
Bài giải
Số cây đội 2 trồng được là:
230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số: 320 cây
- Nhận xét.
- Đọc bài toán.
- Buổi sáng bán được 635 lít xăng. Buổi chiều bán ít hơn buổi sáng 128 lít xăng.
- Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu lít xăng?
Bài giải
Số xăng bán buổi chiều là:
635 - 128 = 507 (lít)
 Đáp số: 507 lít xăng
- Đọc bài toán.
- Giải bài toán.
- Đọc bài toán.
- Số HS nữ là 19 bạn. Số HS nam là 16 bạn.
- Hỏi số HS nữ nhiều hơn số HS nam là bao nhiêu bạn?
- Các nhóm thảo luận làm bài và trình bày. Bài giải
Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:
19 - 16 = 3 ( bạn)
 Đáp số :3 bạn
* Rút kinh nghiệm:....
 ..
---------------------------------------------------------------------------------------------------
 Chính tả: (Nghe - viết):
 Tiết 5: CHIẾC ÁO LEN
I. Mục tiêu: 
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2)a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
- Điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3).
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
	Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ: xào rau, sà xuống
- Nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe viết:
 - GV đọc bài chính tả lần 1.
 - HD học sinh nắm nội dung bài.
H: Vì sao Lan ân hận?
H: Lan mong trời mau sáng để làm gì?
- HD học sinh nhận xét chính tả.
+ Đoạn văn có mấy câu?
H: Những chữ nào trong  viết hoa?
H: Lời của Lan muốn nói  câu nào?
 - Hướng dẫn HS viết từ dễ lẫn vào bảng con - GV sửa sai.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài.
HĐ 2: Hd Hs viết bài vào vở.
- GV đọc bài chính tả cho HS viết vào vở - GV uốn nắn, nhắc nhở
 - GV đọc bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm điểm 1 số vở, nhận xét
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập 2: GV treo bảng phụ lên.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.
 - Nhận xét. 
Bài tập 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
 - Chia thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận làm bài vào bảng phụ. 
 - GV cùng học sinh nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
- Bài chính tả hôm nay học những nội dung gì?
 - Về lại viết những chữ còn sai.
 - Nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng, lớp viết nháp
- Nhận xét
- Cả lớp theo dõi, 2 HS đọc lại.
- 1, 2 Hs trả lời.
- Để nói với mẹ rằng mẹ hãy mua áo cho hai anh em.
- Đoạn văn có 5 câu.
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn và tên
- Đặt trong dấu ngoặc kép. 
- HS viết.
- Theo dõi.
- HS viết bài vào vở.
- HS soát lỗi bằng bút chì.
- HS đọc đọc yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vở:
 + cuộn tròn, chân thật, chậm trễ
- HS đọc.
- Các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, làm bài vào vở.
- Nghe - viết: "Chiếc áo len", làm BT phân biệt tr/ ch, ôn bảng chữ cái.
* Rút kinh nghiệm:....
 ..
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã h ... 
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức: 
Tiết 4: GIỮ LỜI HỨA (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời húa.
- Biết giữa lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
* Các kĩ năng sống: Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
- Kĩ năng thương lượng với người khác để thể hiện được lời hứa của mình. 
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm của mình.
II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
- Đàm thoại; Trả lời câu hỏi; Thảo luận nhóm.
III. Đồ dùng dạy học: 
- Phiếu BT, các tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh, vàng
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ bài " Giữ lời hứa"
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi
- Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi làm bài tập trong phiếu:
 H: Hãy ghi vào ¨ chữ Đ trước những hành vi đúng và chữ S trước những...
- Gọi 1 số học sinh trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Đóng vai.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
H: Em hứa cùng bạn làm một việc gì đó, nhưng sau việc đó là sai.Khi đó...
H: Em có đồng tình với cách trình bày của bạn không, vì sao.
H: Em có cách giải quyết nào tốt hơn không.
Giảng: Em cần xin lỗi bạn và giải thích cho bạn hiểu, khuyên bạn không nên
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
+ Đỏ: Đồng tình.
+ Xanh: Không đồng tình.
+ vàng : Lưỡng lự
- GV chốt lại nội dung
4. Củng cố: Gọi HS nhắc lại ghi nhớ
5. Dặn dò: Về học bài, thực hiện giữ lời hứa,nhắc nhở mọi người cùng ...
- Đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc nội dung phiếu học tậpvà thảo luận nhóm đôi làm bài
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày .
- Lớp trao đổi, bổ sung.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đóng vai.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh giơ thẻ bày tỏ ý kiến của mình (các ý kiến là nội dung BT 6 - VBT Đạo đức) và giải thích lý do.
- HS nhắc lại ghi nhớ.
* Rút kinh nghiệm:.......
 ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn: 
Tiết 4: NGHE KỂ: "DẠI GÌ MÀ ĐỔI "
 ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
- Nghe-kể lại được câu chuyện "Dại gì mà đổi"( BT 1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu Điện báo.(BT 2).
* Các kĩ năng sống: - Giao tiếp; Tìm kiếm, xử lí thông tin.
II. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: 
- Thảo luận nhóm. Trả lời câu hỏi, Đàm thoại.
III. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:- Gọi 1HS kể về gia đình mình với người bạn mới quen.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
* Bài tập 1:
- GV kể câu chuyện 2 lần.
H: Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé?
H: Cậu bé trả lời mẹ như thế nào?
H: Vì sao cậu bé nghĩ như vậy?
- Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện.
- Yêu cầu HS luyện kể theo nhóm đôi.
- Gọi 3 HS thi kể trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương
H: Truyện buồn cười ở điểm nào?
* Bài tập 2:
H: Tình huống cần viết điện báo là gì?
H: Yêu cầu của bài là gì?
- Gọi 1 học sinh điền miệng.
-Yêu cầu làm bài vào mẫu điện báo.
- GV thu bài chấm điểm, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò: Tiết TLV hôm nay học bài gì ?
- Về nhà tập kể lại câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học.
- 1HS kể, 1 số em nhận xét.
- HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- Theo dõi.
- Vì cậu bé rất nghịch ngợm.
- Cậu bé nói: Mẹ sẽ chẳng đổi được 
- Vì cậu bé nghĩ: Chẳng ai muốn đổi 
- 1 học sinh kể chuyện.
- Luyện kể chuyện theo nhóm.
- 3 HS thi kể trước lớp.
- Truyện buồn cười vì cậu bé mới 4 tuổi đã biết rằng không ai muốn đổi một 
- Đọc yêu cầu. 
- Em được đi chơi xa, đến nơi em muốn gửi điện báo tin cho gia đình biết . 
- Hãy chép vào vở họ tên, địa chỉ người gửi, người nhận và nội dung điện.
- Lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nêu.
* Rút kinh nghiệm:.......
 ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 Toán: 
Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT 
 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu: 
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.	
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 1 HS lên bảng làm BT 3 .
- Nhận xét, ghi điểm
 3. Bài mới: Giới thiệu bài...
HĐ 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép tính nhân: 12 x3 = ?
H: Thừa số thứ nhất có mấy chữ số?
H: Thừa số thứ hai có mấy chữ số?
H: Ta có thể tìm kết quả phép tính 
- Hướng dẫn HS cách đặt tính và tính. 
H: Khi thực hiện phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta thực hiện từ đâu sang đâu?...
HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1: Tính.
- Hướng dẫn HS làm miệng.
- Nhận xét.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Yêu cầu HS làm bảng con.
32 x 3 11 x 6 42 x 2 13 x 3
- Nhận xét.
Bài 3:- Gọi HS đọc bài toán
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn và gọi 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở.
- Nhận xét
4. Củng cố dặn dò: Gọi 1 - 2 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính nhân 
- Về nhà làm bài tập.
- Nhận xét giờ học.
- Lên bảng làm BT 
- 2 chữ số
- 1 chữ số
- Ta tính 12 + 12 + 12 = 36
- Nhắc lại cách tính.
- Ta đặt tính rồi thực hiện nhân từ phải sang trái.
- Đọc yêu cầu. 
- HS nhẩm và nêu miệng:
- Đọc yêu cầu. 
- Đọc bài toán.
- Một hộp bút có 12 cái bút. 
- Hỏi 4 hộp có bao nhiêu cái bút?
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vở.
	Bài giải:
4 hộp như thế có số bút chì là:
 12 x 4 = 48 ( bút )
 Đáp số: 48 bút chì 
- HS nhắc lại. 
* Rút kinh nghiệm:.......
 .. 
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và Xã hội: 
Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. Đồ dùng dạy học: Hình vẽ (SGK)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: H: Nêu cấu tạo và chức năng của máu,cơ quan tuần hoàn. 
- Nhận xét, đánh giá
2. Bài mới : Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Chơi TC vận động.
 Bước 1: GV hướng dẫn học sinh chơi. - GV hô cho học sinh làm động tác.
- Lúc đầu giáo viên vừa hô vừa làm động tác để cả lớp làm theo.
H: Các em cảm thấy nhịp tim và mạch của mình có nhanh hơn lúc chúng ta ...
Bước 2: Cho học sinh chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều, yêu cầu học sinh thực hiện vài động tác thể dục trong ...
- Cho học sinh so sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với...
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 Bước 1: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát các hình ở trang 19 và thảo luận.
H: Hoạt động nào có lợi cho tim mạch, tại sao không nên luyện tập và lao...
H:Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giầy dép quá chật.
H: Kể tên một số thức ăn bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp, gây sơ vữa động 
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Cho đại diện các nhóm trình bày phần trả lời câu hỏi.
- Rút ra bài học.
IV. Củng cố dặn dò: Gọi HS nhắc lại bài học.
- Về nhà học thuộc bài học. 
- Nhận xét giờ học.
- Trả lời.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh làm các động tác
- Mạch đập và nhịm tim của các em nhanh hơn một chút.
- Học sinh thực hành vận động mạnh
- Khi vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch...
- Thảo luận và trả lời câu gỏi
- Tập TDTT, đi bộ có lợi cho tim mạch, tuy nhiên vận động quá sức sẽ không...
- Các trạng thái: quá vui, hồi hộp, xúc động mạnh, tức giận làm cho tim đập...
- Vì làm cho các mạch máu bị tắc nghẽn... nguy hiểm đến tính mạng.
- Các loại rau, quả, thịt bò, gà, lợn, cá, lạc, vừng đều có lợi cho tim mạch
- Học sinh trình bày.
- Đọc bài học ( CN - ĐT)
* Rút kinh nghiệm:.......
 ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thủ công : 
Tiết 4: GẤP CON ẾCH (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Thực hành gấp con ếch thành thạo.
- Rèn kĩ năng gấp con ếch cân đối , đúng qui trình.
- Giáo dục học sinh tự giác trong giờ thực hành và yêu thích sản phẩm của mình.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Mẫu con ếch gấp sẵn, tranh qui trình, giấy gấp,kéo thủ công.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra phần chuẩn bị của HS.
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
H: Nêu các bước gấp con ếch.
- GV nhận xét.
- Treo tranh quy trình, nhắc lại các bước .
- Tổ chức cho HS thực hành gấp con ếch.
- Đi từng bàn quan sát giúp đỡ HS.
- Học sinh thực hành xong giáo viên cho học sinh thi ếch nhảy nhanh, nhảy xa.
- Cho HS trình bày sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố dặn dò:
- Gọi 2 HS nêu lại các bước gấp con ếch.
- Chuẩn bị đồ dùng tiết sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS nêu:
Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông.
Bước2:Gấp tạo 2 chân trước con ếch
Bước 3: Gấp tạo 2 chân sau con ếch.
- HS theo dõi và nhắc lại.
- Thực hành gấp con ếch.
- Trình bày sản phẩm.
- HS nêu 
 * Rút kinh nghiệm:.......
 ..
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
	SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá hoạt động trong tuần:
* Ưu điểm: - Thực hiện tốt kế hoạch nhà trường đề ra.
- Duy trì tốt nề nếp ra vào lớp, sĩ số.
- Vệ sinh lớp tương đối sạch sẽ.
- Trang phục sạch sẽ gọn gàng.
- Về nhà học bài và làm bài tương đối đầy đủ.
* Tồn tại:- Một số em chưa tự giác trong tập thể dục giữa giờ.
II. Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục thực hiện kế hoạch của trường đề ra.
- Đi học chuyên cần đúng giờ giấc.
- Duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
- Trang phục sạch sẽ gọn gàng trước khi đến lớp. Có ý thức giữ vệ sinh lớp trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 34 da sua.doc