Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương

Tuần 31

Tập đọc

BÁC SĨ Y-ÉC-XANH

I/ Mục tiêu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vi trùng, chân trời, toa, vỡ vụn,.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu các từ ngữ trong bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân

- Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh (Yersin)

- Hiểu nội dung:

+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.

+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học, THCS, THPT Thái Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tập đọc 
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH
I/ Mục tiêu: 
Tập đọc:
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: vi trùng, chân trời, toa, vỡ vụn,...
Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
Hiểu các từ ngữ trong bài: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân  
Nắm được những nét chính về bác sĩ Y-éc-xanh (Yersin)
Hiểu nội dung:
+ Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y-éc-xanh: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại.
+ Nói lên sự gắn bó của Y-éc-xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung.
3. Thái độ: 
- GDHS lòng kính trọng và biết ơn bác sĩ Y- éc xanh, người đã có nhiều 
 cống hiến cho nước ta.
Kể chuyện:
Rèn kĩ năng nói: 
Dựa vào tranh minh hoạ, HS nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách). Lời kể tự nhiên, sinh động.
Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể linh hoạt cho phù hợp với diễn biến của câu chuyện.
Rèn kĩ năng nghe: 
Biết tập trung theo dõi bạn kể chuyện. 
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp được lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
GV: tranh minh hoạ theo SGK, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn, ảnh bác sĩ Y-éc-xanh
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: (4’) Ngọn lửa Ô-lim-pích 
GV gọi 3 HS đọc bài và hỏi:
+ Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ?
+ Tục lệ của Đại hội có gì hay?
+ Theo em, vì sao người ta khôi phục Đại hội Thể thao Ô-lim-pích?
GV nhận xét, cho điểm
GV nhận xét bài cũ.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (2’)
GV treo ảnh bác sĩ Y-éc-xanh và giới thiệu: đây là ảnh bác sĩ Y-éc-xanh, một người đã từng gắn bó và có nhiều đóng góp đối với nước Việt Nam ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài:”Bác sĩ Y-éc-xanh”để hiểu thêm về con người có tấm lòng rộng mở. 
Ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài (15’)
Mục tiêu: giúp HS đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài. 
Nắm được nghĩa của các từ mới.
Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại
GV đọc mẫu toàn bài: giọng kể chậm rãi.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn HS: đầu tiên luyện đọc từng câu, các em nhớ bạn nào đọc câu đầu tiên sẽ đọc luôn tựa bài 
GV nhắc các em ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, tạo nhịp đọc thong thả, chậm rãi.
GV gọi từng dãy đọc hết bài.
GV nhận xét từng HS về cách phát âm, cách ngắt, nghỉ hơi.
GV hướng dẫn HS luyện đọc từng đoạn: bài chia làm 4 đoạn.
GV gọi HS đọc đoạn 1.
GV gọi tiếp HS đọc từng đoạn.
Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy 
GV kết hợp giải nghĩa từ khó: ngưỡng mộ, dịch hạch, nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân 
GV nói thêm về Y-éc-xanh, về Nha Trang:
Y-éc-xanh là người Pháp gốc Thuỵ Sĩ, sinh năm 1863 ở Thuỹ Sĩ và mất năm 1943 ở Nha Trang, Việt Nam. Ong là học trò của nhà bác học vĩ đại Lu-i Pa-xtơ. Ông rời nước Pháp sang Việt Nam từ thuở còn trẻ để nghiên cứu các bệng nhiệt đới. Giữa lúc dịch hạch lan tràn, ông không sợ nguy hiểm, sang Hồng Công để nghiên cứu về căn bệnh này và đã phát hiện ra vi trùng dịch hạch, đối với nước ta, ông có rất nhiều công lao: sáng lập ra Viện Pa-xtơ đầu tiên ở Việt Nam, phát hiện ra vùng đất cao nguyên nổi tiếng Đà Lạt, đem cây ki-na vào trồng ở cao nguyên Ông cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y Hà Nội.
Nha Trang: Thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà.
GV cho HS đọc nhỏ tiếp nối: 1 em đọc, 1 em nghe
GV gọi từng tổ đọc.
Cho 1 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3.
Cho cả lớp đọc đồng thanh phần cuối bài (từ Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách đến hết).
Hoạt động 2: hướng dẫn tìm hiểu bài (18’)
Mục tiêu: giúp HS nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.
Phương pháp: thi đua, giảng giải, thảo luận 
GV cho HS đọc thầm từng đoạn và hỏi:
+ Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
+ Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
+ Vì sao bà khách nghĩ là Y-éc-xanh quên nước Pháp?
+ Những câu nào nói lên lòng yêu nước của bác sĩ Y-éc-xanh?
+ Bác sĩ Y-éc-xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao?
Hoạt động 3: luyện đọc lại (17’)
Mục tiêu: giúp HS đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. 
Phương pháp: Thực hành, thi đua 
 GV chọn đọc mẫu đoạn cuối trong bài và lưu ý HS cách đọc đoạn văn.
GV cho HS hình thành nhóm, mỗi nhóm 3 HS, phân vai: người dẫn chuyện, bà khách, Y-éc-xanh
GV tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thì đọc bài tiếp nối 
GV và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4: hướng dẫn kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. (20’) 
Mục tiêu: giúp HS dựa vào gợi ý tranh minh hoạ, HS nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách). Lời kể tự nhiên, sinh động
Phương pháp: Quan sát, kể chuyện
 GV nêu nhiệm vụ: trong phần kể chuyện hôm nay, các em hãy dựa vào tranh minh hoạ, HS nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách). Lời kể tự nhiên, sinh động.
Gọi HS đọc lại yêu cầu bài 
GV hỏi:
+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?
GV lưu ý HS: bà khách là một nhân vật tham gia vào truyện, vậy khi kể lại truyện bằng lời của bà khách, ta cần xưng hô là tôi.
GV cho HS quan sát tranh và nêu nội dung của 4 tranh
GV cho 4 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách).
GV cho cả lớp nhận xét, chốt lại. 
Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất với yêu cầu:
Về nội dung: Kể có đủ ý và đúng trình tự không?
Về diễn đạt: Nói đã thành câu chưa? Dùng từ có hợp không?
Về cách thể hiện: Giọng kể có thích hợp, có tự nhiên không? Đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt chưa?
GV khen ngợi những HS có lời kể sáng tạo.
GV cho 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện hoặc có thể cho một nhóm HS lên sắm vai.
Hát
3 HS đọc.
HS trả lời.
HS quan sát và trả lời.
HS lắng nghe.
HS đọc tiếp nối 1 – 2 lượt bài.
Cá nhân
Cá nhân, đồng thanh.
HS giải nghĩa từ trong SGK.
HS đọc theo nhóm ba.
Mỗi tổ đọc 1 đoạn tiếp nối.
Cá nhân.
Đồng thanh.
HS đọc thầm.
Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-éc-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
Bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-éc-xanh là người ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tàu ngồi toa hạng ba – toa tàu dành cho người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Vì bà thấy Y-éc-xanh không có ý định trở về Pháp.
“Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”
Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: để yêu thương và giúp đỡ đồng loại./ Ông nghiên cứu các bệnh nhiệt đới, ở Nha Trang ông mới có thực tế để nghiên cứu./ Ông yêu mến phong cảnh và đất nước Việt Nam.
Các nhóm tự phân vai
HS các nhóm thi đọc.
Bạn nhận xét.
Dựa vào tranh minh hoạ, HS nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật (bà khách). Lời kể tự nhiên, sinh động.
Câu chuyện được kể theo lời của bà khách.
HS quan sát và nêu nội dung tranh
Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh
Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ Y-éc-xanh thật giản dị.
Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người
Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ Y-éc-xanh 
HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. 
Cá nhân.
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
GV động viên, khen ngợi HS kể hay.
Khuyết khích HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Toán
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu: 
Kiến thức: giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có hai lần nhớ không liền nhau)
Kĩ năng: HS vận dụng phép nhân để làm tính và giải toán nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: Luyện tập chung (4’)
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động:
Giới thiệu bài: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (1’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân 14273 x 3 (15’) 
Mục tiêu: giúp HS biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Phương pháp: giảng giải, gợi mở, động não 
GV viết lên bảng phép tính: 14273 x 3 =?
GV gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc.
GV gọi HS nêu cách đặt tính.
GV hướng dẫn HS cách tính:
x
14273
 3
42819
3 nhân 3 bằng 9, viết 9
3 nhân 7 bằng 21, viết 1 nhớ 2
3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8
3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1
3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4
Vậy 14273 nhân 3 bằng 42819
GV gọi HS nêu lại cách tính.
Hoạt động 2: thực hành (18’) 
Mục tiêu: giúp HS áp dụng cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số vào việc giải các bài nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: Thi đua, trò chơi
Bài 1: tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu và cho HS làm bài.
GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên:”Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV nhận xét.
 Bài 2: điền số:
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài.
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”.
Thừa số
10 506
13 120
12 006
10 203
Thừa số
6
7
8
9
Tích
63 036
91  ...  có chữ số 0.
Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia.
Rèn luyện kĩ năng giải toán có hai phép tính.
Kĩ năng: HS biết thực hiện phép chia: trường hợp ở thương có chữ số 0, rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia và giải toán có hai phép tính nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS: vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’)
Bài cũ: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số (4’)
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động:
Giới thiệu bài: Luyện tập (1’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành: (33’) 
Mục tiêu: giúp HS biết cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thực hành, thi đua 
Bài 1: tính: 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài.
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu .
GV cho HS làm bài.
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
GV nhận xét.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
GV cho HS tự làm bài .
Gọi HS lên sửa bài.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Kết quả của phép tính 40050: 5 là:
810
801 
81
8010
GV gọi HS đọc đề bài. 
GV cho HS tự làm bài .
Gọi HS lên sửa bài.
GV nhận xét.
Hát.
HS nêu .
HS thi đua sửa bài.
18540
 05
 14
 00
 0 
2
9270
21421
 04
 12
 01
 1
3
7140
33686
 16
 08
 06
2
4
8421
HS nêu.
HS nêu .
HS làm bài.
HS thi đua sửa bài.
10600: 5
24903: 6
30175: 7
10600 06
 10
 00
 0 
5
2120
24903 09
 30
 03
 3
6
4150
30175 21
 07
 05
5
7
4310
Lớp nhận xét.
HS nêu
HS đọc.
Người ta đã chuẩn bị 10848kg đường kính và bột để làm bánh, số đó là đường kính.
Hỏi mỗi loại có bao nhiêu ki-lô-gam?
HS làm bài.
HS thi đua sửa bài.
Bài giải
Số kg đường kính là: 
10 848: 4 = 2712 (kg)
Số kg bột là:
10 848 – 2712 = 8136 (kg)
 Đáp số: 2712 kg, 8136 kg 
HS đọc.
HS làm bài.
HS thi đua sửa bài: khoanh vào câu D.
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập chung. 
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
.
.
. 
.
.
.
. 
Tự nhiên xã hội 
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH TRÁI ĐẤT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: giúp HS có khả năng:
Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Kĩ năng: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất
Thái độ: Tạo cho HS sự hứng thú trong giờ học.
II/ Chuẩn bị:
GV: các hình trang 118, 119 trong SGK. 
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động: (1’) 
Bài cũ: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt trời 
Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời? 
Nhận xét 
Các hoạt động:
Giới thiệu bài: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất 
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp (9’)
Mục tiêu: 
Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm, cho HS quan sát hình 1 trong SGK thảo luận và trả lời câu hỏi gợi ý: 
+ Hãy chỉ trên hình 1: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và trình bày hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét về chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất (cùng chiều hay ngược chiều)
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng.
GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. 
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất (9’)
Mục tiêu: Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất
Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành:
GV giảng cho HS biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh
GV hỏi: 
+ Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất?
GV mở rộng cho HS biết: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
GV cho HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
GV cho HS trao đổi và nhận xét .
Kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. 
Hoạt động 3: Củng cố: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất (8’)
Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động Mặt Trăng quanh Trái Đất
Tạo hứng thú học tập.
Phương pháp: thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn nhóm trưởng điều khiển nhóm.
GV cho các nhóm ra sân, chỉ vị trí chỗ cho từng nhóm và hướng dẫn cách chơi:
+ Gọi 2 bạn (một bạn đóng vai Mặt Trăng, một bạn đóng vai Trái Đất)
+ Bạn đóng vai Mặt Trăng đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu như hình dưới của trang 119 trong SGK.
+ Các bạn khác trong nhóm quan sát hai bạn và nhận xét.
GV yêu cầu đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
GV mở rộng cho HS biết: trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng.
Hát
(4’)
(1’)
HS thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy. 
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc .
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
HS lắng nghe.
Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng từ Tây sang Đông. 
HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. 
Hai HS ngồi cạnh nhau trao đổi và nhận xét sơ đồ của nhau.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc .
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Đại diện các nhóm lên biểu diễn trước lớp.
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Nhận xét – Dặn dò: (1’)
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: bài 61: Ngày và đêm trên Trái Đất 
Rút kinh nghiệm:
.
.
.
.
.
.
Ôn Tập làm văn
GV giúp HS dựa vào gợi ý của SGK viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái
GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
GV yêu cầu HS đọc phần gợi ý.
GV hướng dẫn: bài tập yêu cầu các em suy nghĩ viết thư cho một người bạn mà các em biết qua đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo, qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tưởng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn.
Nội dung thư phải thể hiện:
Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu em là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn)
Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: trái đất.
GV mở bảng phụ viềt hình thức trình bày lá thư cho 1 HS đọc:
Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết ngày, tháng, năm)
Lời xưng hô (Bạn  thân mến). Sau lời xưng hô này, có thể đặt dấu phẩy, dấu chấm than hoặc không đặt dấu gì.
Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái. Lời chúc, hứa hẹn.
Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên.
GV cho HS viết thư vào giấy rời
Gọi một số HS đọc thư trước lớp.
GV cho cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những bạn có bài viết hay
GV cho HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái 
2 HS đọc
HS lắng nghe. 
Cá nhân 
HS làm bài
HS đọc 
Ôn Toán
GV giúp HS rèn luyện kĩ năng thực hiện phép nhân và kĩ năng tính nhẩm nhanh, đúng, chính xác
Bài 1: đặt tính rồi tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu .
Cho HS làm bài.
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
GV nhận xét.
HS nêu .
HS làm bài.
HS thi đua sửa bài.
12125 x 3
x
12125
3
36375
20516 x 4
x
20516 4
82064
10513 x 5
x
10513 5
52565
12008 x 6
x
12008 6
 72048
Lớp nhận xét.
HS nêu.
Bài 2: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì? 
GV kết hợp ghi tóm tắt:
Có : 87 650 quyển sách
Đợt 1 lấy: 3 lần
Mỗi lần : 20 530 quyển
Đợt sau :  quyển sách?
+ Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được những gì?
GV: vậy chúng ta phải tính được số số quyển sách đợt đầu đã chuyển trước, sau đó mới tính được số quyển sách đợt sau sẽ chuyển.
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi HS lên sửa bài.
GV nhận xét
Bài 3: Tính giá trị biểu thức:
GV gọi HS đọc yêu cầu .
Cho HS làm bài.
GV hỏi:
+ Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự như thế nào?
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi:”Ai nhanh, ai đúng”.
GV nhận xét.
HS đọc .
Người ta dự định chuyển 87 650 quyển sách đến vùng lũ lụt theo hai đợt. Đợt đầu sẽ chuyển 3 lần, mỗi lần 20 530 quyển
Hỏi đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt?
Để tính được đợt sau sẽ chuyển bao nhiêu quyển sách đến vùng lũ lụt ta phải biết được số quyển sách đợt đầu đã chuyển. 
HS làm bài.
Bài giải 
Số quyển sách đợt đầu chuyển là 
20 530 x 3 = 61 590 (quyển)
Số quyển sách đợt sau chuyển là
87 650 - 61 590 = 26 060 (quyển)
Đáp số: 26 060 quyển
HS nêu .
HS làm bài.
Muốn tính giá trị biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
HS thi đua sửa bài.
21018x 4+ 10975
 10819 x5 - 24567
 12345 + 10203x7
98765 – 15026x4
=84072+ 10975
= 95047
=54095– 24567
= 29528
=12345+ 71421
= 83766
=98765– 60104 
= 38661

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc