Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Y Jút

Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Y Jút

TIẾT 1: THỂ DỤC

TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN.

TRÒ CHƠI “AI KÉO KHOẺ”

I, MỤC TIÊU:

- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng.

- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.

II, CHUẨN BỊ:

- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: Chuẩn bị cho 2-3 em 1 quả bóng .

III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 31 - Trường Tiểu học Y Jút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Thứ hai ngày 02 tháng 04 năm 2012
TIẾT 1: THỂ DỤC
TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN.
TRÒ CHƠI “AI KÉO KHOẺ” 
I, MỤC TIÊU:
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân. Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II, CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị cho 2-3 em 1 quả bóng .
III, HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- GV cho HS khởi động.
2-Phần cơ bản.
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân:
 + GV tập hợp, cho HS ôn lại cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng.
+ GV chú ý 1 số sai thường mắc (tung bóng quá mạnh hoắc quá nhẹ, quá cao hoặc quá thấp, tung lệch hướng, đón không đúng đường bóng...)
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”.
 GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho HS chơi thử. Khi HS nắm vững cách chơi thì mới cho chơi chính thức. 
Trước khi chơi, GV cho HS khởi động kỹ lại các khớp, hướng dẫn cách nắm tay nhau sao cho vừa chắc, vừa an toàn.
3-Phần kết thúc
- GV cho HS chạy chậm thả lỏng xung quanh sân
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Lớp trưởng tập hợp, điểm số, báo cáo GV.
- HS tập bài TD phát triển chung, đi đều theo nhịp, hát và chạy chậm 1 vòng quanh sân tập dưới sự chỉ dẫn của GV.
 - HS đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng 1 số lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
 - HS tập hợp theo đội hình 4 hàng ngang quay mặt lại để chơi trò chơi. Chú ý không đùa nghịch, phải đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- HS chạy chậm thả lỏng quanh sân.
- HS chú ý lắng nghe GV hệ
	TIẾT 2 +3: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
	 	BÁC SĨ Y – EC - XANH
I. Mục tiêu.
 A.Tập đọc.
 1. Đọc thành tiếng.
 - Đọc đúng: ngưỡng mộ, dịch hạch, băn khoăn, vỡ vụn, rộng mở,...
 - Biết đọc thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật. 
 2. Đọc hiểu. 
 - Từ ngữ: ngưỡng mộ, dịch hạch,nơi góc biển chân trời, nhiệt đới, toa hạng ba, bí ẩn, công dân.
 - Nội dung: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc-xanh, sự gắn bó của Y-éc- xanh với mảnh đất Nha Trang.
B. Kể chuỵên.
 1. Rèn kĩ năng nói.
 Dựa vào gợi ý, HS kể lại đợc câu chuyện bằng lời của mình . Lời kể tự nhiên,sinh động, thể hiện đúng nội dung.
 2. Rèn kĩ năng nghe.
 - Chăm chú nghe bạn kể; học đợc u điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp lời bạn.
II. Chuẩn bị.
Tranh minh hoạ SGK.
Bảng ghi các gợi ý để kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ. 
-? Ngôi nhà chung của muôn vật là gì ?
-? Bài thơ muốn nói điều gì ?
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới 
1. Giới thiệu bài .
-? ảnh chụp ai ?
- GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
*GV đọc mẫu cả bài: giọng đọc phù hợp với lời các nhân vật.
* Đọc từng câu:
- Lần 1: GV sửa phát âm.
- Lần 2: Ghi từ khó (Mục I).
* Đọc từng đoạn:
- GV chia bài thành 4 đoạn.
- GV giải nghĩa từ, hướng dẫn cách đọc từng đoạn ( Mục I ).
- Hướng dẫn đọc các câu hỏi: lên cao giọng ở cuối câu.
* Đọc trong nhóm:
* Đọc đồng thanh:
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Tìm hiểu bài.
-? Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-ec-xanh?
-? Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y-ec-xanh là người như thế nào. Trong thực tế, vị bác sĩ có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ?
-? Vì sao bà khách nghĩ là Y-ec-xanh quên nước Pháp ?
-?Những câu nói nào nói lên lòng yêu nước của Y-ec-xanh?
-?Bác sĩ Y-ec-xanh là người yêu nước mà ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang . Vì sao?
-? Qua bài em thấy bác sĩ Y-ec-xanh là người như thế nào ?
4. Luyện đọc lại
-? Câu chuyện có những nhân vật ?
- Chia nhóm 3 HS.
- GV nhận xét, chấm điểm.
1. GV nêu nhiệm vụ
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
+ Tranh 1: Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-ec-xanh.
+ Tranh 2: Bà khách thấy bác sĩ thật giản dị.
+ Tranh 3: Cuộc trò chuyện giữa hai người.
+ Tranh 4: Sự đồng cảm của bà khách với tình nhân loại cao cả của bác sĩ.
- GV lưu ý HS kể theo lời bà khách phải đổi các từ khách, bà khách, bà thành tôi.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
IV. Củng cố - dặn dò
-? Câu chuyện ca ngợi điều gì ?
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc học sinh về kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 2 HS đọc thuộc bài : Một mái nhà chung.
- Trả lời câu hỏi bài, HS khác nhận xét
- Học sinh quan sát ảnh SGK ( 106 ) 
 - Đây là ảnh của bác sĩ Y-ec-xanh. ở Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh đều có đường phố mang tên ông.
- HS theo dõi.
- HS đọc nối tiếp từng câu
- HS đọc: Cá nhân, đồng thanh
- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
- HS đọc từng đoạn.
* Nha Trang là thành phố ven biển thuộc tỉnh Khánh Hoà.
* Y-ec-xanh kính mến,/ ông quên nước Pháp rồi ?/ Ông định ở đây suốt đời sao?//.
- HS luyện đọc đoạn trong nhóm bàn.
- 4 HS thi đọc 4 đoạn.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
-1 HS đọc cả bài.
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y-ec-xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
- Có lẽ bà khách tưởng tượng nhà bác học ăn mặc sang trọng, dáng điệu quý phái. Trong thực tế , ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông ông như người khách đi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt của ông làm bà chú ý.
-Vì bà thấy Y- ec-xanh không có ý định trở về Pháp.
* Tôi là người Pháp. Mãi mãi là công dân Pháp. Người ta sống không thể nào mà không có Tổ Quốc.
- Vì ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại và ở Nha Trang mới có thực tế các bệnh nhiệt đới để ông nghiên cứu.
- Y-ec-xanh là ngời có lẽ sống cao đẹp, luôn gắn bó và yêu mến con người Việt Nam.
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Người dẫn chuyện, bà khách, Y-ec-xanh.
- Các nhóm luyện đọc phân vai.
 - Một số nhóm thi đọc phân vai.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay, đúng giọng nhân vật.
Dựa vào 4 tranh minh hoạ, nhớ lại và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời bà khách. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát tranh nêu vắn tắt nội dung từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS kể mẫu đoạn 1.
- Từng cặp tập kể cho nhau nghe.
- Một số HS thi kể cả câu chuyện.
- Ca ngợi lẽ sống cao đẹp của bác sĩ Y-ec-xanh, tình thương bao la, hết lòng vì đồng loại của ông.
TIẾT 4: TOÁN
NHÂN SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I.Mục tiêu. 
 Giúp HS:
 Biết cách nhân số có năm chữ số với số có một chữ số(có hai lần nhớ không liền nhau)
II . Chuẩn bị.
 - Kẻ hình bài 2 như SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ. 
- GV kiểm tra bài làm ở nhà.
- Nhận xét, chấm điểm.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài .
- GV nêu mục tiêu giờ học 
b. Hướng dẫn thực hiện phép nhân
 14273 X 3.
- GV viết phép nhân.
- HS đọc và nêu tên gọi thành phần của phép tính.
-? Em có nhận xét gì về hai thừa số?
- 1 HS nêu cách đặt tính.
-? Thực hiện tính từ đâu ?
- 1 HS nêu cách tính.
-? Phép tính trên có nhớ hay không nhớ ? Có nhớ mấy lần ?
-? Khi thực hiện phép nhân có nhớ hai lần không liên tiếp ta phải chú ý điều gì ?
3 Thực hành
*Bài 1(161 SGK) : Tính.
- 1 HS thực hiện mẫu 1 phép tính. 
- Lớp làm vở, 3 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, HS nêu lại cách tính.
*Bài 2( 161 SGK): Số.
- HS đọc yêu cầu.
-? Số cần điền ở đây là gì ?
- HS làm vở, 2 đội thi tiếp
- 
14273 x 3 = ?
- Là số có năm chữ số nhân với số có một chữ số.
- Tính từ phải sang trái.
 14273
 x 3
 42819
* 3 nhân 3 bằng 9, viết 9.
* 3 nhân 7 bằng 21, viết 1nhớ 2.
* 3 nhân 2 bằng 6, thêm 2 bằng 8, viết 8.
* 3 nhân 4bằng 12, viết 2 nhớ 1.
* 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4.
14273 x 3 = 42819
- Phép tính trên có nhớ hai lần ở hàng chục và hàng nghìn.
- Cộng thêm phần nhớ vào kết quả của hàng kế tiếp.
- Một số HS nhắc lại.
- HS đọc yêu cầu. 
 21526 40726 17092 15180
x	x x x 
 3 2 4 5
 64578 81458 68368 75900
- Nhận xét.
*Bài 3( 161 SGK): 
- HS đọc bài toán.
-? Bài toán cho biết gì,hỏi gì ?
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt.
1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét.
- HS nêu cách khác.
- Nhận xét, nêu câu lời giải khác.
IV. Củng cố- dặn dò.
Tóm tắt
 27 150kg
Lần đầu :
Lần sau: 
Bài giải
Lần sau chuyển được số ki-lô-gam thóc là
27150 x 2 = 54300(kg)
Cả hai lần chuyển được số ki-lô-gam thóc là:
27150 + 54300 = 81450(kg)
Đáp số: 81450kg
Coi lần đầu chuyển là 1 phần thì cả hai lần là 3 phần.
Bài giải
Cả hai lần chuyển số thóc là:
27150 x 3 = 81450(kg)
Đáp số: 81450kg
AN TOÀN GIAO THÔNG.
BÀI 6: AN TOÀN KHI ĐI Ô TÔ, XE BUÝT.
I-Mục tiêu:
HS biết nơi chờ xe buýt. Ghi nhớ những quy định khi lên xuống xe. 
- Biết mô tả, nhận biết hành vi an toàn và không an toàn khi ngồi trên xe.
Biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi xe.
Có thói quên thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
II- Nội dung: Chỉ lên xuống xe khi xe đã dừng hẳn . Ngồi trên xe phải ngồi ngay ngắn, đúng quy định. Phải đợi xe trên vỉa hè hoặc nhà chờ. Không qua đường ngay khi vừa xuống xe.
III- Chuẩn bị: Tranh , phiếu ghi tình huống.
IV- Hoạt động dạy và học:
Hoạt đông của thầy.
Hoạt đông của trò.
1/ HĐ1: An toàn lên xuống xe buýt.
Em nào được đi xe buýt?
Xe buýt đỗ ở đâu để đón khách?
ở đó có đặc đIểm gì để nhận ra?
GT biển:434
Nêu đặc điểm , nội dung của biển báo?
Khi lên xuống xe phải lên xuống như thế nào cho an toàn?
*KL: - Chờ xe dừng hẳn mới lên xuống.Bám vịn chắc chắn vào thành xe mới lên hoặc xuống, không chen lấn, xô đẩy.Khi xuống xe không được qua đường ngay.
 2/HĐ2: Hành vi an toàn khi ngoài trên xe.
A- Cách tiến hành: Chia nhóm. Giao việc:
Nêu những hành vi an toàn khi ngồi trên ô tô, xe buýt?
*KL:Ngồi ngay ngắn không thò đầu,thò tay ra ngoài cửa sổ.Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh. Khi ngồi không xô đẩy, không đi lại, đùa nghịch
3/ HĐ3: Thực hành.
a-Mục tiêu: Thực hành tốt kỹ năng an toàn khi đi ô tô, xe buýt. 
b- Cách tiến hành:Chia 4 nhóm.
4- Củng cố- dăn dò.
- Hệ thống kiến thức:
Khi đi ô tô, xe buýt em cần thực hiện các hành vi nào để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác?
Thực hiện tốt luật GT.
HS nêu.
Sát lề đường.
ở đó có biển thông báo điểm 
đỗ xe buýt.
Biển hình chữ nhật, nền mầu xanh lam, bên trong có hình vuông mầu trắng và có vẽ hình chiếc xe buýt mầu đem.
Đây là biển : Bến xe buýt.
- Chờ xe dừng  ... ước
- Nhận xét
B.Dạy bài mới:34’
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn thực hiện phép chia 28921 : 4
Bài tập 1: làm mẫu
- GV viết lên bảng phép tính 28921 : 4 = ? lên bảng rồi yêu cầu HS đặt tính và thực hiện.
- HS nêu cách thực hiện như SGK
- Gọi vài HS nêu lại cách thực hiện.
- Làm những phép tính còn lại của bài 1 vào vở.
- 3 HS lên bảng làm.
Bài 2:
- HS đặt tính rồi tính.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm và nêu cách tính.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS giải theo các bước.
- HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 4 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- 1 HS làm miệng
- HS tự làm các bài còn lại
C- Củng cố, dặn dò :1’
- Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm. 
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS lên bảng thực hiện 
28921 4 
 09 7230
 12
 01
 1
12760 2 18752 3 
 07 6380 07 6250
 16 15
 00 02
25704 5
 07 5140
 20
 04
2) Đặt tính rồi tính:
a)15273 : 3 b) 18842 : 4
 15273 3 18842 4
 027 5091 28 4710
 03 04
 0 02
c) 36083 : 4
36083 4
 008 9020
 03
3) Giải bài toán:
+ Tìm số thóc nếp
27280 : 4 = 6820 (kg)
+ Tìm số thóc tẻ
27280 – 6820 = 20460 (kg)
Bài giải
Số kg thóc nếp là:
27280 : 4 = 6820 (kg)
Số kg thóc tẻ là:
27280 - 6820 = 20460(kg)
 Đáp số: 20460 kg
4)- Tính nhẩm
- 1 HS đọc bài mẫu (SGK)
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.- MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?
- HS có ý thức biết bảo vệ môi trường.
II.- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh đẹp về cây hoa, về cảnh quan thiên nhiên. Tranh, ảnh về môi trường bị ô nhiễm, huỷ hoại. (nếu có)
- Bảng lớp ghi 2 câu hỏi gợi ý để HS trao đổi trong cuộc họp: Môi trường sống quanh các em có gì cần quan tâm? Phải làm những việc thiết thực, cụ thể như thế nào để bảo vệ môi trường?
- Bảng nhóm viết trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp: Mục đích cuộc họp, Tình hình, Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó, cách giải quyết – giao việc cho mọi người.
KNS: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân
Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.
Đảm nhận trách nhiệm.
Tư duy sáng tạo.
III.- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A- Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 3 HS đọc lá thư gửi bạn nước ngoài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
B- Dạy - học bài mới:24’
1- Giới thiệu bài :
2- Hướng dẫn HS làm bài:
a) Bài tập 1:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV: Bài tập yêu cầu các em tổ chức họp theo nhóm để trao đổi về câu hỏi sau: “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?”
- Muốn thảo luận có kết quả tốt, các em cần nhớ 5 bước tổ chức cuộc họp ( GV mở bảng phụ đã viết sẵn trình tự 5 bước)
- Để trả lời được câu hỏi “Em cần làm gì để bảo vệ môi trường?” các nhóm phải nêu được những địa điểm nào đã sạch, đẹp và chưa sạch, đẹp, cần cải tạo ( trường, lớp, đường phố, làng xóm, ao, hồ, sông, ngòi, ) Sau đó, nêu những việc làm thiết thực, cụ thể cần làm để bảo vệ hoặc làm cho môi trường sạch, đẹp.
- Cho HS thảo luận:
GV chia lớp thành 4 nhóm, bầu nhóm trưởng, thư ký. Yêu cầu các nhóm thảo luận.
GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- Mời 3 nhóm lên thi tổ chức cuộc họp.
GV nhận xét, tuyên dương.
b) Bài tập 2: GIẢM TẢI
- GV nhận xét, cho điểm
C- Củng cố, dặn dò: 1’ 
-Về nhà quan sát thêm và nói chuyện với người thân về những việc cần làm để bảo vệ môi trường.
- Chuẩn bị tiết sau: 
- Nhận xét tiết học..
-HS thực hiện đọc
Thảo luận về bảo vệ môi trường
- 1 HS đọc 5 bước tổ chức cuộc họp trên bảng nhóm.
Những việc làm thiết thực như : 
Không vức rác bừa bãi/ Không xả nước bẩn xuống ao, hồ/ Chăm quét dọn nhà cửa, ngõ xóm, trường lớp/Không bẻ cây, ngắt cây ở nơi công cộng, không bắn chim/ Tuyên truyền và bảo vệ môi trường cho người xung quanh/ 
- Các nhóm thảo luận theo sự điều khiển của nhóm trưởng, thư ký ghi nhanh ý kiến của các bạn.
- 3 nhóm thi
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm tổ chức tốt nhất.
TIẾT 3: ĐẠO ĐỨC
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VẬT NUÔI (Tiết 2)
I./ MỤC TIÊU :
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với đời sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gja đình, nhà trường.
- Biết được vì sao cần phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- HS có ý thức tự biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà hằng ngày.
**KNS:- Kỹ năng lắng nghe ý kiến các bạn.
Kỹ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng vật nuôi ở nhà và ở trường.
** Giảm tải: Không yêu cầu học sinh thực hiện lập đề án trang trại sản xuất và tìm cách bảo vệ trang trại, vườn của mình cho tốt; cho hs kể một số việc đã làm hoặc biết về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
II./ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Vở bài tập Đạo đức 3, bài hát, bài thơ, truyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi (nếu có) 
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV gọi HS nêu lại ND bài trước
-Nhận xét
B. Bài mới: (33’)
- GV giới thiệu bài
Hoạt động 1:HS làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 1 nhiệm vụ chọn 1 con vật hoặc cây trồng mình yêu thích
- Ví dụ: 
+ Tên cây trồng mà em biết ?
+ Trồng để làm gì ?
+ Em có tham gia vào các hoạt động như : chăm sóc cây không ?
- Khen ngợi những HS đã biết quan tâm chăm sóc đến cây trồng vật nuôi.
Hoạt động 2: Hãy vẽ tranh, hát, đọc thơ, kể chuyện về việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 
- Gọi một số HS hát, đọc thơ, kể chuyện  về việc chăm sóc vật nuôi, cây trồng 
Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh, ai đúng. 
-GV chia hs thành nhóm và phổ biến luật chơi : Trong 1 khoảng thời gian qui địng các nhóm liệt kê các việc cần thiết để chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi vào giấy. Nhóm nào ghi được nhiều đúng thì thắng.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện chơi.
- Nhận xét, khen các nhóm thắng cuộc.
Kết luận: 
Cây trồng, vật nuôi rất cần thiết cho cuộc sống của con người. Vì vậy, em cần biết bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Nhận xét tiết học.
Củng cố - dặn dò : (2’)
- Các em cần nên bảo vệ cây trồng vật nuôi và chuẩn bị tiết sau
- HS nêu nội dung.
- HS lần lượt TLC
Chăm sóc cây trồng vật nuôi
-HS làm việc theo nhóm
-Nhóm1: chọn nuôi gà vịt
-Nhóm 2: nuôi ao cá
-Nhóm3: trồng cây cảnh
Các nhóm theo dõi nhận xét
-HS thực hiện theo yêu cầu vẽ tranh hoặc hát
Việc làm cần thiết để chăm sóc bảo vệ cây trồng và vật nuôi
Việc không nên làm đối với cây trồng và vật nuôi
-Tưới nước, nhổ cỏ, bón phân, vung gốc,
-Cho ăn, tắm rửa, quét dọn chuồng trại
-Bẻ cành nhánh, leo trèo, chặt phá
.
-Thả rông ,để nhịn đói,
TIẾT 4: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I./ MỤC TIÊU :
 - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của mặt trăng quanh trái đất.
 - So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời : Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
 - HS có ý thức làm những công việc nhằm bảo vệ Trái Đất.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong SGK. 
- Quả địa cầu.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A.Kiểm tra bài cũ:5’
 B. Bài mới:34’ 
Giới thiệu bài : 
Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp
Bước 1: 
- Yêu cầu HS quan sát H1trang 118SGK và TLCH theo cặp.
Bước 2:
+ Chỉ Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ( cùng chiều hay ngược chiều )
+ Nhận xét độ lớn của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng.
Kết luận: 
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
Bước 1: 
- GV: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
- Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
- GV : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
Bước 2:
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như H2.
Kết luận: 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.
Bước 1: 
- GV chia nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi sao cho từng HS trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho mặt luôn hướng về quả địa cầu hình dưới của trang 119 SG
Bước 2: Thực hành chơi
Bước 3: 
- Gọi một vài HS biểu diễn.
- GV: Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là một nơi tĩnh lặng.
Hoạt động két thúc:1’
Tuyên dương HS tích cực tham gia.
 -Về nhà xem lại bài.
- Nhận xét tiết học.
-HS thực hiện theo YC
-HS chỉ hình và nêu. Hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là giống như hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo hướng từ Tây sang Đông.( cùng chiều)
- Cùng chiều quay
- Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần
- Tại vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên MT được gọi là vệ tinh của TĐ.
- HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng vào vở, đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Trái Đất
Mặt Trăng
HS ngồi theo nhóm
-HS thực hành chơi
- Nhận xét cách quay của các bạn.
- SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 31:
* Chuyên cần :
 - 100%hs đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ.
 * Học tập : 
	 - Đa số HS chăm chỉ học bài, làm bài, hăng hái phát biểu. Tiêu biểu là những em: - Vẫn còn hs lười học bài, làm bài : 
 c. LĐ, VS:
 - Nề nếp vệ sinh trường lớp tốt, các tổ tự giác lao động vệ sinh .
«Tồn tại: Chữ viết con xấu chưa có ý thức giữ vở, cần rèn viết nhiều hơn.
 Một số em ngồi học thiếu nghiêm túc 
2. KẾ HOẠCH TUẦN 32:
 - Thực hiện chương trình tuần 32.
- Rèn ý thức học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; tập trung chú ý nghe giảng. 
- Tích cực bồi dưỡng HS giỏi, kèm cặp HS yếu.
- Nhắc nhở HS ý thức rèn chữ giữ vở.
 - GVCN chú ý GD đạo đức và kĩ năng sống cho HS
- Nghiêm cấm HS chơi gần khu vực công trường xây dựng. 
 - Duy trì tốt sĩ số và nền nếp ra vào lớp
 - Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
 -Vệ sinh thân thể trước khi đến trường
 - Luyện đọc nhiều lần bài Tập đọc . Viết chính tả ở nhà nhiều hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31GT ATGT KNS.doc