Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2)

I/ MỤC TIÊU :

  HS biết cách làm quạt giấy tròn.

  Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

  Đối với HS khéo tay:

 + Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

II/ CHUẨN BỊ:

 GV: Mẫu quạt giấy tròn.

 HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 32 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 16.4.2013
3D: 17.4.2013
TUẦN 32
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013 
Thủ công
Tiết 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết cách làm quạt giấy tròn.
	Ø Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
	Ø Đối với HS khéo tay: 
	+ Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu quạt giấy tròn. 
Ø HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: làm quạt giấy tròn (T2)
óHoạt động 1: Thực hành theo nhóm.
- Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- Giáo viên nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn.
	Bước 1: cắt giấy.	Bước 2: gấp, dán quạt.
	Bước 3: làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt.
- Các nhóm thực hành làm quạt giấy tròn.
- Các nhóm trang trí quạt giấy bằng cách vẽ hình, kẻ các đường màu song song theo chiều dài tờ giấy trước khi gấp quạt.
- Sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán,cần bôi hồ mỏng, đều.
- Giáo viên quan sát và giúp đỡ nhóm còn lúng túng để các nhóm hoàn thành sản phẩm.
ó Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của các nhóm và tuyên dương những sản phẩm đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp quạt giấy tròn
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Làm quạt giấy tròn: thực hành làm quạt giấy tròn theo từng cá nhân.
3C: 17.4.2013
3D: 16.4.2013
TUẦN 32
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 63: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT.
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. Biết 1 ngày có 24h
	Ø HS khá, giỏi: Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Quả địa cầu. Đèn điện ( đèn pin, nến).
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
	w Mặt trăng được coi là gì của Trái đất? Tại sao lại được gọi như vậy?
	w Vẽ sơ đồ và đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: 
	ó Hoạt động 1: Hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất.
- Yêu cầu quan sát tranh theo cặp .
- Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 trang 120 và 121 sách giáo khoa .
- Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
- Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
- Khoảng thời gian phần Trái Đất không được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
- Yêu cầu một số em trả lời trước lớp .
- Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của học sinh .
- Giáo viên kết luận: do Trái đất tự quay quanh trục nên ngày và đêm lần lượt luân phiên nhau. Chính điều này đã đảm bảo sự sống trên Trái đất.
ó Hoạt động 2: Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất.
- Yêu cầu các nhóm thực hành làm như hướng dẫn trong sách giáo khoa .
- Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp .
- HS Thảo luận. Đại diện phát biểu.
- Nhận xét.
	- Giáo viên kết luận: Do Trái đất tự quay quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái đất lần lượt đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Thời gian để Trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó gọi là 1 ngày. Một ngày có 24 giờ.
	HĐ3 : Thảo luận cá lớp .
- Giáo viên đánh dấu một điểm trên quả cầu .
- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ .
- Qui ước thời gian cho Trái Đất quay được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày .
- Vậy một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? 
4. Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. Về nhà tìm và ôn lại kiến thức đã học 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Năm tháng và mùa: đọc sgk, tìm hiểu các mùa nơi em sống.
TUẦN 32
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 32: HỌC HÁT: HOA LÊ TRẮNG
Nhạc và lời: Hoàng Giai
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết gõ đệm theo lời bài hát
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Maùy nghe nhạc, song loan.
Học sinh: Sách, vở, đọc lời bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu cả lớp hát bài Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình. 
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Học hát bài Hoa lê trắng.
- GV cho HS nghe bài hát mẫu.
 HS chuù yù laéng nghe.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp voã tay.
Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp voã tay theo phách, nhịp.
 Em là bông lê trắng dịu mát rừng núi xanh xanh....
 Phách P P P P P P PP.... 
 Nhịp x x x x.... 
- Chỉ định học sinh khá thực hiện
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
 HS thöïc hieän.
- GV nhận xét ñaùnh giaù vaø hướng dẫn sửa sai.
4.Củng cố - Dặn dò:
HS hát lại bài hát
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
CB: Tiết 33: Ôn tập các nốt nhạc- Tập biểu diễn bài hát.
3C: 18.4.2013
3D: 19.4.2013
TUẦN 32
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 64: NĂM, THÁNG VÀ MÙA.
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết được 1 năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø Quả địa cầu. Lịch tờ.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Ngày và đêm trên Trái đất.
	w Khi nào trên Trái đất là ban ngày? Khi nào là ban đêm?
	w Tại sao ngày và đêm lại luân phiên kế tiếp nhau không ngừng? Trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó mất bao lâu?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: 
	ó Hoạt động 1: Năm, tháng và mùa.
*Bước 1 :- Hướng dẫn quan sát các quyển lịch và dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận.
– Một năm có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng?
- Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
Những tháng nào có 31 ngày , 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
- Bước 2 :- Yêu cầu các nhóm lên trả lời trước lớp .
- Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh 
 	- GV kết luận: Thời gian để Trái đất chuyển động 1 vòng quanh Mặt trời gọi là 1 năm. Khi chuyển động trục Trái đất bao giờ cũng quay về 1 phía. Trong 1 năm có 1 thời gian Bắc bán cầu nghiêng về phía Mặt trời - Thời gian đó Bắc bán cầu là mùa hạ, Nam bán cầu là mùa đông và ngược lại, khi Nam bán cầu là mùa hạ thì Bắc bán cầu là mùa đông.
	+ Khoảng thời gian chuyển từ mùa hạ sang mùa đông gọi là mùa thu và từ mùa đông sang mùa hạ gọi là mùa xuân.
	HĐ2: Làm việc với SGK theo cặp :
- Bước 1 :- Yêu cầu từng cặp làm việc với nhau quan sát tranh và theo gợi ý .
- Tại các vị trí A,B,C,D của Trái Đất trong hình 2 vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân , hạ , thu , đông ?
- Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6 , 9 , 12 ?
- Bước 2 :- Yêu cầu một số em lên trả lời trước lớp .
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .
ó Hoạt động 2: Trò chơi “ Xuân, Hạ, Thu, đông”.
	- Giáo viên phát mỗi nhóm 5 thẻ “Xuân”, “Hạ”, “Thu”, “Đông”, “Mặt trời”.
	- Giáo viên phổ biến cách chơi. ( STK/128).
	- Kết luận: Để quay đủ 4 mùa, tức là 1 vòng quanh Mặt trời thì Trái đất đã tự quay quanh mình nó 365 vòng tức là 365 ngày. Đó cũng là khoảng thời gian 1 năm. Nói thêm: Những ngày dài nhất của mùa hè có tên là Hạ chí, những ngày dài nhất mùa đông gọi là Đông chí.
	4. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. Về nhà tìm và ôn lại kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Các đới khí hậu: đọc sgk, tìm hiểu khí hậu nơi em sống. 
3C: 19.4.2013
3D: 18.4.2013
TUẦN 32
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 32: An toàn giao thông
TUÂN THỦ TÍN HIỆU ĐÈN ĐIỀU KHIỂN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
HS nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông
Biết nơi có đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
Biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định
2. KTBC
- Nêu các cách chăm sống cây trồng vật nuôi ở gia đình?
- Nhận xét
3. Bài mới
Hoạt động 1: Kể chuyện
Bước 1: Kể chuyện
GV kể lại chuyện theo nội dung bài
Cả lớp lắng nghe
GV gọi 1hs đọc lại câu chuyện
Bước 2: Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện
GV nêu các câu hỏi sau: 
Bo nhìn thấy đèn tín hiệu ĐKGT ở đâu?
Tín hiệu đèn ĐKGT có mấy màu? Là những màu nào?
Mẹ nói khi gặp đèn đỏ thì người và xe phải làm gì?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ mà xe cứ đi?
Bước 3: Chơi sắm vai
Chia lớp thành các nhóm đôi
1 hs đóng vai mẹ, 1 hs đóng vai Bo.
Hai hs đối thoại với nhau theo lời của Mẹ và Bo trong sách.
Theo dõi, nhận xét các nhóm.
Bước 4: Kết luận
Qua câu chuyện giữa Mẹ và Bo, chúng ta thấy các ngã tư, ngã năm Thường có đèn tín hiệu ĐKGT.Đèn tín hiệu ĐKGT có 3 màu: đỏ - vàng – xanh.
Khi gặp đèn đỏ người và xe phải dùng lại.
Đèn xanh được phép đi
Đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, xe phải dừng lại trước vạch dừng.
Hoạt động 2: Trò chơi
Bước 1: Cho hs nêu lại ý nghĩa của 3 màu đèn.
Bước 2: Giáo viên phổ biến luật chơi.
Khi gv hô “chuẩn bị”, hs đưa 2 tay vòng trước ngực như đang chuẩn bị tham gia giao thông.
Khi gv hô “đèn xanh”, hs quay 2 tay xung quanh nhau , chân chạy tại chỗ như đang đi trên đường.
Khi gv hô “đèn vàng”, hs quay 2 tay chậm lại như đang giảm tốc độ chuẩn bị dừng.
Khi gv hô “đèn đỏ” tất cả phải dừng lại như khi gặp đèn đỏ, các phương tiện và người phải dừng lại.
Chú ý: Khi chơi gv có thể hô không theo thứ tự các màu đèn, những hs sai mời lên nhảy lò cò.
Bước 3: Kết luận
Chúng ta phải tuân thủ đèn tín hiệu ĐKGT để đảm bảo an toàn, tránh tai nạn và không làm ùn tắc giao thông.
Hoạt động 3: Củng cố
Hướng dẫn hs đọc thuộc phần ghi nhớ trong SGK
Gọi hs kể lại câu chuyện.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị:Khi qua đường phải đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
TUẦN 32	Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013 
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 32: TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG 10/3 ÂM LỊCH
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hàng năm.
	Ø HS tự hào về truyền thống lịch sử lâu đời của đất nước Việt Nam vẫn còn được tôn vinh và ghi nhớ qua bao thế hệ.	
II/ CH ...  sạch sẽ.
III- Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1- Phần mở đầu.
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Khởi động :
- Tổ chức cho học sinh tập bài thể dục phát triển chung.
- Tổ chức trò chơi "Tìm con vật bay được"
- Yêu cầu cả lớp chạy chậm 1 vòng sân.
2- Phần cơ bản.
* Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
- Giáo viên lưu ý học sinh động tác phối hợp toàn thân khi thực hiện tung và bắt bóng.
- Cho HS thực hành theo tổ.
- GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng. Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, vừa tầm khéo léo bắt bóng hoặc tung bóng.
* Tổ chức trò chơi: " chuyển đồ vật"
- Giáo viên phổ biến lại cách chơi: Khi có dấu hiệu bắt đầu lần lượt từng bạn đầu hàng lên chuyển đồ vật theo yêu cầu, sau đó chạy nhanh về chạm tay vào em kế tiếp và tiến hành tương tự đến hết hàng. Hàng nào chuển đồ vật nhanh nhất hàng đó thắng cuộc.
*Lưu ý: Mỗi lần chuyển đồ vật chỉ có 1 HS ở từng hàng.
- Tổ chức cho học sinh chơi, giáo viên làm trọng tài. 
- Các tổ tham gia chơi trò chơi.
- Học sinh nghe và quan sát.
- Các đội chơi trò chơi trong 8 đến 10 phút.
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau 
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2013 
Thể dục
Tiết 64: TUNG, BẮT BÓNG THEO NHÓM 2 NGƯỜI
TRÒ CHƠI : CHUYỂN ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu.
- Thực hiện được tung bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
- Biết đầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi
- Giáo dục ý thức tập thể dục thể thao thường xuyên.
II. Địa điểm, phương tiện.
- Bóng, sân trường vệ sinh sạch sẽ.
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu.
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi
_ Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
_ Chạy chậm một vòng sân tập
_ Trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
2/ Phần cơ bản 
a/ Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người
_ 
- GV hướng dẫn HS tư thế chuẩn bị tung và bắt bóng
- Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần
_ Cho HS tập từng đôi một
_ GV quan sát sửa sai
b/ Trò chơi “ Chuyển đồ vật”
_ GV nêu tên trò chơi
_ GV nêu mục đích trò chơi
- Trước khi chơi cho HS khởi động lại các khớp
_ Cho HS chơi nháp 
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau
TUẦN 32 (BUỔI CHIỀU)
3C: 22.4.2013
3D: 23.4.2013
Thứ hai, ngày 22 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 32: ÔN TẬP BÀI HÁT: HOA LÊ TRẮNG
Nhạc và lời: Hoàng Giai
I. Mục tiêu:
- Củng cố bài hát: Hoa lê trắng
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết gõ đệm theo lời bài hát
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Maùy nghe nhạc, song loan.
Học sinh: Sách, vở, đọc lời bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu cả lớp hát bài Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình. 
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Hoa lê trắng.
- GV cho cả lớp hát lại bài hát
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp voã tay.
- Cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo lời bài hát.
- Chỉ định học sinh khá thực hiện
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
 HS thöïc hieän.
- GV nhận xét ñaùnh giaù vaø hướng dẫn sửa sai.
4.Củng cố - Dặn dò:
Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
CB: Tiết 33: Ôn tập các nốt nhạc- Tập biểu diễn bài hát.
3C: 22.4.2013
3D: 23.4.2013
TUẦN 32
Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2013 
Tự học
Tiết 32: ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS ôn tập các bài toán đã học.
	Ø HS có ý thức tự học, tự hoàn chỉnh các bài tập ở nhà và trên lớp .	
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø các bài tập trong sgk, vở bài tập.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định.
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài Mới.
GV chép đề lên bảng và cho học sinh làm bài vào vở
Bài 1. (2 điểm) Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1.	(1đ) Trong các số sau: 42 360 , 42 063 , 42 603 , 42 630 số nào lớn nhất: 
	A. 42 630.	B. 42 063.	C. 42 603.	D. 42 360.
2. (1đ) Số liền sau của 65 590 là :
 	A. 65 591 	B. 65 589	C. 65 500 	D. 65 600
Bài 2. (4 điểm) Đặt tính rồi tính :
a/ 3556 x 5 	b/ 5468 - 3540 	c/ 4254 : 3	d/ 63460 + 24267 
Bài 3. (1 điểm) Hãy nối biểu thức ở trên với ô vuôing ở dưới để được một kết quả đúng. 
32 : (4 x 2) 
32 : 4 x 2 
16
12
8
4
Bài 5. (1 điểm) Viết vào ô trống (theo mẫu): 	
Chiều dài hình chữ nhật
Chiều rộng hình chữ nhật
Chu vi hình chữ nhật
Diện tích hình chữ nhật
6cm
4cm
5dm
4dm
Bài 6. (2 điểm) 
Một người đi bộ trong 3 phút được 360m. Hỏi trong 5 phút người đó đi được bao nhiêu mét ?
- Cho học sinh sửa bài
- Nhận xét, chấm bài cho học sinh
	3. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
- Chuẩn bị: Ôn tập môn Toán (t.t).
TUẦN 32 (BUỔI CHIỀU)
Thứ ba, ngày 16 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 94: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số. 
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 79
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
4182 x 4	16728 : 4	62146 : 3
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	
62146 3
02 20715
 21
 04
 16
	1
16728 4
 07	 4182
 32
 08
 0
x
10213
3
30939
+
Bài 2: Nhà trường mua 235 hộp bánh, mỗi hộp có 6 cái bánh. Số bánh này đem chia hết cho học sinh, mỗi bạn được 2 cái bánh. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn được chia bánh?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
Bài giải
Số cái bánh nhà trường mua được là:
6 x 235 = 1410 (cái bánh)
Số bạn được chia bánh là:
1410 : 2 = 705 (bạn)
Đáp số: 705 bạn
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Một hình chữ nhật có chiều dài 36 cm, chiều rộng bằng 14 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
36 : 4 = 9 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
36 x 9 = 324 (cm2)
Đáp số: 324 cm2
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Ngày 20 tháng 11 là ngày thứ hai. Hỏi những ngày thứ hai trong tháng đó là những ngày nào?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: Những ngày thứ hai trong tháng đó là ngày 6 tháng 11, ngày 13 tháng 11, ngày 20 tháng 11, ngày 27 tháng 11
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách nhân, chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học	 - Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 94: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về dạng toán rút về đơn vị
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 81
Bài 1: Cứ 10 học sinh thì phân đều vào 5 bàn học. Hỏi có 36 học sinh cũng phân như thế thì cần bao nhiêu bàn học?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
Bài giải
Số học sinh ngồi trong 1 bàn là:
10 : 5 = 2 (học sinh)
Số bàn học 36 học sinh ngồi là:
36 : 2 = 18 (bàn)
Đáp số: 18 bàn
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Người bán hàng tính rằng cứ 60 cái cốc thì xếp đều vào 10 bàn. Hỏi có 78 cái cốc thì xếp đều vào bao nhiêu bàn như thế?
- HS đọc yêu cầu
Bài giải
Số cái cốc xếp đều vào 1 bàn là:
60 : 10 = 6 (cái cốc)
Số bàn xếp đều 78 cái cốc là:
78 : 6 = 13 (bàn)
Đáp số: 13 bàn
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Nối mỗi biểu thức với giá trị của biểu thức đó (theo mẫu):
20 x 4 : 2
40 : 5 x 2
46 : 6 : 2
3
4
90
40
12
16
15 x 3 x 2
18 : 3 x 2
36 : 6 : 2
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
20 x 4 : 2
40 : 5 x 2
48 : 6 : 2
* Kết quả:
3
4
90
40
12
16
15 x 3 x 2
36 : 6 : 2
18 : 3 x 2
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại cách cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 95: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về tính giá trị biểu thức.
- Củng cố về dạng toán rút về đơn vị 
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 83
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:
a/ (10728 + 11605) x 2 =	.	b/ (45728 – 24811) x 4 = 
c/ 40435 – 32528 : 4 =	.	d/ 82915 – 15283 x 3 = 
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	
a/ (10728 + 11605) x 2 =	22333 x 2	b/ (45728 – 24811) x 4 = 20917 x 4
	 = 44666	 = 83668
c/ 40435 – 32528 : 4 = 40435 - 8132	d/ 82915 – 15283 x 3 = 82915 - 45849
	 = 30303	 = 73066
Bài 2: Năm 2005 có 365 ngày. Hỏi năm đó gồm có bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
* Kết quả: 	Giải
Ta có: 	365 : 7 = 52 (dư 1)
Vậy Năm 2005 gồm có 52 tuần lễ và 1 ngày
Đáp số: 52 tuần lễ và 1 ngày
Bài 3: Có 16 560 viên gạch xếp d0ều lên 8 xe tải. Hỏi 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
Bài giải
Số viên gạch 1 xe chở được là:
16560 : 8 = 2070 (viên gạch)
Số viên gạch 3 xe chở được là:
2070 x 3 = 6210 (viên gạch)
Đáp số: 6210 viên gạch
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Một hình vuông có chu vi 3dm 2cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
Bài giải
3dm 2cm = 32 cm
Cạnh hình vuông là:
32 : 4 = 8 (cm)
Diện tích hình vuôn là:
8 x 8 = 64 (cm2)
Đáp số: 64 cm2
- Nhận xét, sửa sai
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại các dạng toán đã học
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 32 mot cot.doc