Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường TH Hoài Hải

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường TH Hoài Hải

Tập đọc - kể chuyện.

CÓC KIỆN TRỜI

Truyện cổ Việt Nam

I. Mục đích yêu cầu:

A. Tập đọc.

1 Đọc thành tiếng.

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: nắng hạn, ruộng đồng, khát khô, nổi giận, nhảy xô tới, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng.

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm tư.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung truyện.

2. Đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian

- Hiểu được nội dung: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường TH Hoài Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Thứ ngày
Tiết
Môn
Tên bài dạy
2
1
2
3
4
Tập đọc
Kể chuyện
Toán
Thể dục
Cóc kiện trời
Cóc kiện trời
Kiểm tra
Tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người. TC:chuyền ĐV
3
1
2
3
4
Hát nhạc
Toán
Tập đọc
Chính tả
Ôn tập các nốt nhạc, biểu diễn bài hát, nghe đọc.
Ôn tập các số đến 100.000
Mặt trời xanh của tôi.
Nghe viết: Cóc kiện trời.
4
1
2
3
4
Toán
Đạo đức
LT và câu
Tập viết
Ôn tập các số đến 100.000 (tiếp theo).
Dành cho địa phương
Nhân hóa.
Ôn chữ hoa Y
5
1
2
3
4
Toán
Tập đọc
Thể dục
TNXH
Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000
Quà của đồng nội.
Tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
Bề mặt trái đất.
6
1
2
3
4
Toán
TLV
Chính tả
SHTT
Ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000 (TT)
Ghi chép sổ tay
Nghe viết: Quà của đồng nội
Tập đọc - kể chuyện.
CÓC KIỆN TRỜI
Truyện cổ Việt Nam 
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc.
1 Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương: nắng hạn, ruộng đồng, khát khô, nổi giận, nhảy xô tới, cắn cổ, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm tư.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung truyện.
2. Đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian
- Hiểu được nội dung: Nhờ sự dũng cảm, lòng quyết tâm và biết phối hợp với nhau nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của nhà trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
B. Kể chuyện.
- Dựa vào nội dung truyện và tranh minh họa kể lại được câu chuyện bằng lời của một nhân vật. Kể tự nhiên, đúng nội dung truyện, biết phối hợp cử chỉ, nét mặt khi kể.
II. Đồ dung dạy – học.
- Tranh minh họa.
- Bảng ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi thuộc nội dung bài tập đọc Cuốn sổ tay.
=> Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới: * Tập đọc.
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu, chú ý giọng đọc từng đoạn.
- Đọc từng câu, luyện phát âm từ khó.
Theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm.
- Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
+ Giải nghĩa từ:
Thiên đình: triều đình ở trên trời, theo tưởng tượng của người xưa.
Náo động: làm ầm ĩ, ồn ào.
Lưỡi tầm sét: vũ khí hình cái búa của thần sét.
Địch thủ: người đỗi chọi.
Túng thế: lúng túng, không lối thoát.
Trần gian: thế giới của con người trên trái đất.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Đọc đồng thanh.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Vì sao Cóc phải kiện trời.
- Cóc cùng những bạn nào lên kiện trời.
- Cóc sắp xếp đội ngũ thế nào trước khi đánh trống.
- Quân đội nhà Trời gồm những ai?
- Em hãy kể lại cuộc chiến của Cóc và các bạn với quân đội của nhà Trời.
- Theo em vì sao Cóc và các bạn lại thắng được quân dội hùng hậu của Trời?
- Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi thế nào?
- Trời đã đồng ý với Cóc những gì?
=> Trong thực tế khi nhân dân ta thấy Cóc nghiến răng là Trời sẽ đổ mưa. Chính vì thế mà từ xa xưa nhân dân ta đã có câu:
Con Cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho.
- Qua bài em thấy Cóc có gì đáng khen?
=> Cóc đại diện cho nguyện vọng của người nông dân, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để sản xuất.
c. Luyện đọc lại bài.
- Giáo viên đọc lại bài.
Theo dõi học sinh luyện đọc.
=> Nhận xét
* Kể chuyện.
a. Xác định yêu cầu.
Gọi học sinh đọc yêu cầu của phần kể chuyện.
b. Hướng dẫn kể chuyện.
- Ta phải kể lại câu chuyện bằng lời của ai?
- Trong truyện có nhiều nhân vật em có thể kể lại bằng lời của Cóc, của các bạn Cóc , Trời nhưng lưu ý không kể bằng lời của các nhân vật chết trong cuộc chiến đấu.
- Khi kể phải xưng hô thế nào?
- Yêu cầu học sinh quan sát và nêu nội dung của từng bức tranh.
- Gọi học sinh kể mẫu đoạn 1.
=> Nhận xét
c. Kể theo nhóm.
d. Kể chuyện.
- Gọi 3 học sinh tiếp nối kể câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về tập kể lại câu chuyện.
5. Rút kinh nghiệm.
Hệ thống câu hỏi dễ hiểu.
1’
5’
- 3 học sinh thực hiện yêu cầu.
- Theo dõi giáo viên đọc mẫu và đọc thầm theo.
- Mỗi học sinh đọc một câu nối tiếp nhau.
- Phát âm từ khó: cá nhân, đồng thanh.
- 3 học sinh tiếp nối nhau mỗi em đọc 1 đoạn.
- 1 học sinh đọc phần giải nghĩa từ.
- Mỗi nhóm 3 học sinh, mỗi em lần lượt đọc 1 đoạn trong nhóm, học sinh cùng nhóm theo dõi vf chỉnh sửa.
- 3 học sinh đọc nối tiếp trước lớp.
- Lớp đồng thanh đoạn 2.
- Vì đã lâu ngày trời không làm mưa, hạ giới bị hạn hán, muôn loài đều khổ sở.
- Trên đường đi kiện trời, Cóc gặp Cua, Gấu, Cọp, Ong và Cáo vậy là tất cả cùng theo Cóc kiện trời.
- Trước khi đánh trống, Cóc bảo Cua bò vào chum nước, Ong đợi sau cánh cửa, Cáo, Gấu, Cọp thì nấp ở hai bên.
- Quân đội nhà trời có Gà, Chó, Thần Sét.
- Sắp đặt xong, Cóc lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời thấy chú Cóc bé tí tẹo dám làm náo động cả thiên đình thì tức quá liền sai gà ra trị tội. Gà vừa bay ra, Cóc liền ra hiệu cho Cáo nhảy xổ ra cắn cổ gà tha đi. Trời liền sai Chó ra trị tội Cáo. Chó vừa ra đến cửa thì đã bị Gấu quật chết tươi. Trời càng tức liền sai Thần Sét hùng hổ cầm lưỡi tầm sét ra đi, chưa nhìn thấy địch thủ đã bị ong từ sau cánh cửa bay ra đốt túi bụi. Thần vội nhảy vào chum nước thì bị Cua giơ càng cặp. Thần đau quá nhảy ra thì bị Cọp vồ.
- Cóc và các bạn thắng được đội quân nhà Trời là vì các bạn dũng cảm và biết phối hợp nhau.
- Lúc đầu Trời tức giận, sau cuộc chiến thấy mình núng thế Trời đành mời Cóc vào nói chuyện.
- Trời hứa sẽ làm mưa ngay cho hạ giới và còn dặn Cóc lần sau chỉ cần nghiến răng báo hiệu là Trời sẽ làm mưa ngay chứ không cần lên tận thiên đình.
- Cóc thật dũng cảm, dám lên kiện Trời, Cóc biết sắp xếp phân công các bạn một cách hợp lí nên đã thắng được đội quân hùng hậu của Trời. Cóc thương muôn loài dưới hạ giới.
- Theo dõi giáo viên đọc.
- Học sinh luyện đọc theo vai: Người dẫn truyện, Trời, Cóc.
- Luyện đọc theo nhóm.
- 3 nhóm thi đọc bài theo vai.
- 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi.
- Bằng lời của một nhân vật trong truyện.
- Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
- Xưng là tôi.
- T1: Cóc và các bạn trên đường đi kiện Trời.
- T2: Cuộc chiến giữa Cóc và các bạn vơi quân nhà Trời.
- T3: Trời thương lượng với Cóc.
- 1 học sinh khá kể.
- Mỗi nhóm 3 học sinh chọn cùng một nhân vật, tiếp nối nhau kể chuyện. Nhóm theo dõi và chỉnh sửa.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
Toán.
KIỂM TRA
I. Mục đích yêu cầu:
- Số học: đọc, viết các số có đến năm chữ số; tìm số liền trước; liền sau của một số có 5 chữ số; sắp xếp các số có 5 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn (từ lớn đến bé); thực hiện cộng trừ các số có năm chữ số, thực hiện nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Đại lượng: Xem đồng hồ.
- Giải toán có lời văn: giải bài toán bằng hai phép tính.
- Hình học: tính diện tích hình chữ nhật theo cm2.
II. Đồ dung dạy – học.
- Yêu cầu học sinh sử dụng vở bài tập toán 3 để thực hiện tự kiểm tra.
- Giáo viên thu bài chấm và cho học sinh sửa bài.
* Dặn dò:
Luyện thực hành thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán có lời văn.
Thể dục:
TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI.
TRÒ CHƠI: CHUYỂN ĐỒ VẬT.
Hát nhạc:
ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC - BIỂU DIỄN BÀI HÁT - NGHE NHẠC
Toán:
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100.000
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc viết các số trong phạmvi 100.000
- Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục và đơn vị.
- Thứ tự các số trong phạm vi 100.000.
- Tìm số còn thiếu trong dãy số cho trước.
II. Đồ dung dạy – học.
Bài tập 1, 4 viết sẵn lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trả và sửa bài kiểm tra.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn giải bài tập.
- Bài 1:
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Nhận xét bài làm của học sinh.
+ Tìm số có 5 chữ số trong bài a.
+ Tìm số có 6 chữ số?
+ Nhận xét về mối quan hệ trong tra số a, b.
- Bài 2:
+ Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
+ Các số có tận cùng bên phải là các chữ số 1, 4, 5 phải đọc như thế nào?
- Bài 3:
+ Gọi học sinh nêu yêu cầu a.
+ Giáo viên thực hiện mẫu:
9725 : 9000 + 700 + 20 + 5.
+ Gọi học sinh nêu yêu cầu bài b và tiến hành như bài a.
- Bài 4:
Hướng dẫn học sinh xác định mối quan hệ giữa số trong từng dãy số.
=> Nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau.
5. Rút kinh nghiệm.
Học sinh thực hành tốt.
1’
5’
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- 2 học sinh lên bảng làm bài, lớp giải vào vở.
- 10.000, 20.000, 30.000, 40.000, 50.000, 60.000, 70.000, 80.000, 90.000
- Đó là: 100.000.
 ...  mang trong mình giọt sữa thơm, phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý, trong sạch của trời. 
- Cốm được làm bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn.
- Cốm được coi là thức quà riêng biệt của đồng nội vì nó mang trong mình tất cả các mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội.
- Học sinh tự học thuộc.
- 5 học sinh thi học thuộc lòng và cho biết lí do vì sao thích đoạn văn đó. Lớp bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- Tác giả rất quý mến, trân trọng cốm, thức quà riêng biệt của đồng nội và trân trọng những người nông dân đã chăm chút từng hạt lúa non và làm ra cốm một cách công phu, đặc sắc.
Thể dục:
TUNG VÀ BẮT BÓNG THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI.
Tự nhiên và xã hội.
BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
I. Mục đích yêu cầu:
Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Phân biệt được lục địa, đại dương.
- Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
- Nói lên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ "Các châu lục và các đại dương".
II. Đồ dung dạy – học.
- Các hình trong SGK.
- Tranh ảnh về lục địa và đại dương.
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Kể tên các đới khí hậu trên trái đất.
- Nêu đặc điểm chính của các đới khí hậu.
=> Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Lục địa, đại dương.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.
- Giáo viên chỉ cho học sinh biết phần đất và phần nước trên quả địa cầu (màu xanh lơ hoặc xanh lam thể hiện phần nước).
- Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt trái đất.
- Giáo viên kết hợp minh họa bằng tranh ảnh.
+ Lục địa: là khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất.
+ Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao la dọc phần lục địa.
=> Kết luận: Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần lớn trên bề mặt trái đất. Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa. Phần lục địa được chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương. Có 4 đại dương.
c. Tên và vị trí của 6 châu lục và 4 đại dương.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
+ Có mấy châu lục, chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ?
+ Có mấy đại dương, chỉ và nói tên các đại dương.
+ Chỉ vị trí nước Việt Nam trên lược đo.à Việt Nam ở châu lục nào?
=> Kết luận: 6 châu lục: Châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại dương, châu Nam Cực. 4 đại dương: Thái bình dương, Ấn độ dương, Đại tây dương, Bắc băng dương.
4. Củng cố, dặn dò:
-Tổ chức trò chơi tìm vị trí các châu lục và đại dương.
+ Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục hoặc đại dương.
+ Giáo viên hô bắt đầu, các nhóm sẽ trao đổi với nhau và dán các tấm bìa vào lược đồ câm.
=> Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ tên châu lục và đại dương.
5. Rút kinh nghiệm.
1’
5’
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- Quan sát và chỉ ra đâu là nước, đâu là đất.
- Nước chiếm phần lớn trên bề mặt trái đất.
- Học sinh nhắc lại.
- Thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh nối tiếp nhau nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương.
- Các nhóm tham gia trò chơi.
- Nhóm nào làm xong thì trưng bày sản phẩm.
Toán:
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100.000 (TT).
I. Mục đích yêu cầu:
- Ôn luyện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100.000 (tính nhẩm và tính viết).
- Tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số chưa biết trong phép nhân.
- Luyện giải toán có lời văn và rút về đơn vị.
- Luyện xếp hình theo mẫu cho trước.
II. Đồ dung dạy – học.
- Viết bài tập lên bảng.
- 16 tam giác vuông bằng giấy màu đỏ và xanh.
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng giải bài tập 2, 3
=> Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn luyện tập.
- Bài 1:
 Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập rồi tự làm bài.
=> Nhận xét
- Bài 2: Gọi học sinh lên bảng giải.
Yêu cầu học sinh trình bày cách tính.
=> Nhận xét
- Bài 3:
+ Goi học sinh nêu yêu cầu.
+ Yêu cầu học sinh gọi lên các thành phần trong phép tính rồi nêu cách tìm thành phần chưa biết.
=> Nhận xét.
- Bài 4:
+ Gọi học sinh đọc đề.
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
+ Để giải bài toán em cần thực hiện những phép tính nào?
+ Yêu cầu học sinh giải.
=> Nhận xét
- Bài 5: Tổ chức cho học sinh thi xếp hình.
=> Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
5. Rút kinh nghiệm.
Học sinh thực hành tốt.
1’
5’
- 3 học sinh thực hiện yêu cầu.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện, lớp giải vào vở.
30.000 + 40.000-50.000= 20.000
80.000-(20.000+30.000) = 30.000
80.000-20.000-30.000=30.000
3000 x2 : 3= 2000
4800 : 8 x 4 =2400
4000 : 5 : 2 =400
- 4 học sinh lần lượt lên bảng lớp giải vào vở.
 4083 6000 3608 6004 5
+ 3269 - 829 x 4 10 1200
 7352 5121 14432 00
 04
 4
- Tìm x.
- 2 học sinh thực hiện yêu cầu.
1999 + x = 2005
 x = 2005 – 1999
 x = 6
x x 2 = 3998
 x = 3998 : 2 
 x = 1999
- 1 học sinh đọc.
- Toán thuộc dạng toán liên quan đến việc rút về đơn vị.
- Tính nhân, chia.
- 1 học sinh lên bảng giải.
Số tiền mua 1 quyển sách là: 28.500 : 5 = 5700 (đồng).
Số tiền mua 8 quyển sách là:
5700 x 8 – 45600 (đồng)
ĐS: 45600 đồng.
- Chia thành 2 đội, 1 đội xếp hình xanh, 1 đội xếp hình đỏ.
Tập làm văn.
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục đích yêu cầu:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu: đọc bài báo Alô, Đô-rê-mon thần thông đây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Rèn kĩ năng viết: ghi được những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon vào sổ tay.
II. Đồ dung dạy – học.
- Câu hỏi gợi ý.
- Cuốn sổ tay.
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu học sinh đọc bài kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
=> Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn làm bài.
- Bài 1:
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
+ Gọi 2 học sinh đọc bài trước lớp, 1 học sinh đóng vai người hỏi, 1 học sinh đóng vai Đô-rê-mon.
- Bài 2:
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Bạn nhỏ hỏi Đô-rê-mon điều gì.
+ Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài b.
=> Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Thường xuyên đọc báo và ghi lại những thông tin hay vào sổ tay.
5. Rút kinh nghiệm.
Học sinh hiểu bài tốt.
1’
5’
- 3 học sinh đọc bài.
- 1 học sinh đọc trước lớp.
- 2 học sinh đọc trước lớp, lớp theo dõi SGK.
- 2 học sinh đọc và trao đổi vai.
- Lớp giới thiệu các tranh ảnh các loại thú quý hiếm được nhắc đến trong bài.
- Học sinh đọc.
- 1 học sinh đọc phần a.
- Bạn nhỏ hỏi:"Sách đỏ là gì?"
- Học sinh ghi: Sách đỏ là loại sách ghi tên các loại động vật quý hiếm có nguy có tiệt chủng cần được bảo vệ.
- Các loại thú có nguy cơ tiệt chủng.
Động vật: Sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác.
+ Thực vật: trầm hương, trắc, kơ nia.
+ Trên thế giới: Động vật: Chim kền kền Mĩ, cá heo xanh Nam cực, gấu trúc Trung Quốc.
Chính tả (Nghe viết).
QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI
I. Mục đích yêu cầu:
II. Đồ dung dạy – học.
III. Các hoạt động dạy - học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng nghe và viết tên 5 nước trong khu vực Đông Nam Á.
=> Nhận xét và ghi điểm
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi đề lên bảng.
b. Hướng dẫn viết chính tả.
- Tìm hiểu bài viết.
+ Giáo viên đọc mẫu lần 1.
+ Hạt lúa non tinh khiết và quý giá thế nào?
- Hướng dẫn cách trình bày.
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Hướng dẫn viết từ khó:
+ Yêu cầu học sinh viết: Ngửi, phảng phất, ngày càng, hương vị.
=> Nhận xét sửa lỗi cho học sinh.
-Viết chính tả.
- Soát lỗi.
-Chấm bài và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập.
- Bài 2a:
+ Gọi học sinh đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu học sinh tự làm bài.
=> Nhận xét
- Bài 3:
=> Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
5. Rút kinh nghiệm.
1’
5’
- 1 học sinh lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp: Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Lào.
- Nghe giáo viên đọc, 1 học sinh đọc lại bài.
- Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Các chữ đầu câu: Khi, Trong, Dưới.
- 5 học sinh lần lượt lên bảng, lớp viết vào bảng con.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh lên bảng giải.
+ Nhà xanh, đồ xanh: là cái bánh chưng.
- Chia nhóm và làm bài theo nhóm.
- Nhóm báo cáo kết quả.
SINH HOẠT TẬP THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc