Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Thủ công

Tiết 33: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3)

I/ MỤC TIÊU :

  HS biết cách làm quạt giấy tròn.

  Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.

  Đối với HS khéo tay:

 + Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.

II/ CHUẨN BỊ:

  GV: Mẫu quạt giấy tròn.

 HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 885Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 33 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3C: 24 .4.2013
3D: 25 .4.2013
TUẦN 33
Thứ tư , ngày 24 tháng 4 năm 2013 
Thủ công
Tiết 33: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (Tiết 3)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS biết cách làm quạt giấy tròn.
	Ø Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
	Ø Đối với HS khéo tay: 
	+ Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Mẫu quạt giấy tròn. 
Ø HS: Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo, hồ dán, cán quạt chỉ buột.
III/ LÊN LỚP :
	1. Khởi động 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
3. Bài mới: 
*Hoạt động 1: Củng cố lại kiến thức.
- Cái quạt tròn có mấy phần? Đó là những bộ phận nào?
- Nếp gấp của cái quạt tròn như thế nào? 
*Hoạt động 2 : Học sinh thực hành 
Bước 1: Cắt giấy: 
- Hướng dẫn cách cắt các tờ giấy hoặc bìa như hướng dẫn trong sách giáo viên.
 Bước 2: Gấp dán quạt.
- Hướng dẫn gấp Cách gấp các tờ giấy như hình 2 hình 3 và hình 4 sách giáo khoa để có phần quạt bằng giấy.
 Làm cán và hoàn chỉnh quạt: 
- Hướng dẫn cách gấp.
- kẻ và cắt theo các bước như hình 5 và hình 6 sách giáo viên.
- Đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ những HS còn lúng túng.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- YC các nhóm trưng bày SP của nhóm lên bàn.
- Nxét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp.
	4. Củng cố- Dặn dò.
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài: Ôn tập chủ đề Đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
TUẦN 33
3C: 25 .4.2013
3D: 24 .4.2013
Thứ tư , ngày 24 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 65: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
I. Mục tiêu: 
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- HS khá, giỏi nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.
- Biết loại đới khí hậu nơi mình ở.
GDBVMT: Bước đầu biết các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật. Mức độ liên hệ.
II. Đồ dùng dạy - học:
Gv: - Tranh ảnh trong sách trang 124, 125.
 - Quả địa cầu, tranh ảnh về thiên nhiên và các đới khí hậu khác nhau.
HS: đọc trước bài, tranh ảnh về thiên nhiên và các đới khí hậu khác nhau.
III. Các hoạt động dạy - học:
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Năm, tháng và mùa.
w Khoảng thời gian nào được gọi là 1 năm?
w Một năm có bao nhiêu ngày, được chia làm mấy tháng?
w Hãy sắp xếp các sự vật (ve kêu, hoa mai nở, Tết Trung thu, tuyết rơi) phù hợp với 4 mùa đã học.
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
	3. Bài mới: 
	ó Hoạt động 1: Tìm hiểu các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
- Yêu cầu quan sát hình 1 trang 124 sách giáo khoa.
- Hãy chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu ?
- Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu ?
- Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực và từ xích đạo đến Nam cực ?
- Nêu đặc điểm chính của 3 đới khí hậu? (HS khá, giỏi)
- Yêu cầu một số em trả lời trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét đánh giá ý kiến của học sinh.
- Rút kết luận: Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu. Từ xích đạo đến Bắc cực hay Nam cực đều có các đới khí hậu sau : nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
	ó Hoạt động 2: Đặc điểm chính của các đới khí hậu.
- HS Thảo luận. Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
 	Đới khí hậu 	Đặc điểm khí hậu chính
 	Hàn đới 	lạnh quanh năm, có tuyết
 	Ôn đới 	ấm áp, mát mẻ, có đủ 4 mùa
 	Nhiệt đới 	nóng ấm, mưa nhiều
- Giáo viên kết luận: Trên Trái Đất, những nơi càng gần xích đạo khí hậu càng nóng; càng ở xa xích đạo khí hậu càng lạnh. 
+ Nhiệt đới: thường nóng quanh năm
+ Ôn đới: ôn hòa, có đủ bốn mùa.
+ Hàn đới: rất lạnh
- Ở 2 cực của Trái Đất quanh năm nước đóng băng.
	ó Hoạt động 3: Trò chơi tìm vị trí các đới khí hậu.
- Học sinh tìm trên quả địa cầu theo yêu cầu của giáo viên:
Ví dụ: Tìm 1 nước nằm trên đới khí hậu nhiệt đới?
	Tìm xem nước Trung Quốc nằm ở đới khí hậu nào?
- Cả lớp quan sát quả địa cầu theo hướng chỉ tay của học sinh
- Nhận xét, sửa sai khi cần thiết
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Trên Trái Đất có mấy đới khí hậu? 
- Nêu đặc điểm của các đới khí hậu đó?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Bề mặt Trái Đất: đọc sgk, tìm hiểu bề mặt Trái Đất. 
TUẦN 33
Thứ năm , ngày 25 tháng 4 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 33: ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC.
TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT.
I. Mục tiêu:
- Biết tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Maùy ñóa, ñóa nhaïc , tro chơi.
Học sinh: Sách, vở, đọc lời bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu cả lớp hát bài Bắc kim thang. GV nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc
	- Tổ chức cho học sinh ôn tập ghi nhớ vị trí các nốt nhạc qua trò chơi "Khuông nhạc bàn tay"
	- Gắn các nốt nhạc bằng bìa lên bảng cho học sinh gọi tên các hình nốt. 
	- Cho học sinh tập ghép các nốt nhạc trên khuông.
	- Tổ chức cho học sinh nhìn trên khuông nhạc gọi ttên các nốt nhạc kết hợp với hình nốt.
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát
	- Tổ chức cho học sinh hát ôn lại bài hát Em yêu trường em kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Tổ chức cho học sinh hát ôn lại bài hát Chị Ong Nâu và em bé kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Đệm đàn cho học sinh hát ôn lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học. Cho học sinh hội ý để để chuẩn bị biểu diễn liên khúc 2-3 bài hát đã học trong năm (HS tự chọ bài hát)
	- Tổ chức cho học sinh biểu diễn theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Nhận xét đánh giá.
	4.Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS nhắc lại tên các bài hát, tác giả, xuất xứ đã học trong năm. Nhắc HS về nhà ôn tập các bài hát kết hợp gõ đệp, động tác phụ hoạ , ôn tập các nốt nhạc.
-GV nhận xét tiết học.
	- CB:Ôn tập và biểu diễn bài hát.
TUẦN 33
3C: 26 .4.2013
3D: 2 .5.2013
Thứ sáu , ngày 26 tháng 4 năm 2013 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 66: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.
 	I. Mục tiêu:
- Biết trên bề mặt Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương. Nói tên và chỉ được vị trí trên lược đồ.
- HS khá, giỏi biết được nước chiếm phần lớn bề mặt Trái Đất.
- Nói được châu lục hoặc đại dương mình đang sống.
GDBVMT: Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và của sinh vật. Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. Mức độ bộ phận.
 	II. Đồ dùng dạy - học:
GV: - Tranh ảnh trong sách trang 126, 127 lược đồ về lục địa, đại dương. 
 - Mười tấm bìa mỗi tấm nhỏ ghi tên một châu lục hoặc một đại dương. 
HS: sgk, vở bài tập.
 	 III. Các hoạt động dạy - học:	
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tên các đới khí hậu trên Trái đất?
- Nêu đặc điểm tính chất của từng đới khí hậu đó?
3. Bài mới: 
- Hôm nay các em sẽ tìm hiểu bài “Bề mặt Trái Đất”.
	ó Hoạt động 1: Tìm hiểu bề mặt của Trái đất.
B1: Hướng dẫn quan sát hình 1 trang 126 sách giáo khoa .
- Hãy chỉ ra đâu là nước và đâu là đất có trong hình vẽ ?
B2: Chỉ cho học sinh biết phần nước và đất trên quả địa cầu.
Rút kết luận: Phần màu xanh lơ thể hiện phần nước; phần màu vàng, đỏ, xanh lá cây thể hiện phần đất (GV vừa nói, vừa chỉ ở quả địa cầu).
? Nước hay đất chiếm phần lớn hơn trên bề mặt Trái đất ?
Lục địa: là những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất.
Đại dương: là những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa.
KL: Trên bề mặt Trái Đất có chỗ là đất, có chỗ là nước. Nước chiếm phần nhiều hơn. Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất là lục địa. Phần lục địa chia thành 6 châu lục. Những khoảng nước mênh mông là đại dương. Có 4 đại dương.
	ó Hoạt động 2: Lược đồ các châu lục và các đại dương.
B1: Yêu cầu lớp phân nhóm và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Có mấy châu lục và mấy đại dương ? Chỉ và nói tên các châu lục và tên các đại dương trên lược đồ hình 3 ?
- Hãy chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ. Việt Nam ở châu lục nào ?
B2: Yêu cầu đại diện các nhóm lên trả lời trước lớp .
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh.
KL: Trên Trái Đất có 6 châu lục và 4 đại dương.
GDBVMT: Em cần làm gì để giữ gìn môi trường sống của con người? 
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Tìm vị trí các châu lục và đại dương .
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Phát cho mỗi nhóm một lược đồ câm, 10 tấm bìa nhỏ có ghi tên châu lục hoặc đại dương.
- Hô “bắt đầu” yêu cầu các nhóm trao đổi và dán tấm bìa vào lược đồ câm.
- Nhận xét, bình chọn kết quả từng nhóm. 
	4. Củng cố, dặn dò.
- Học sinh đọc “ Bóng đèn toả sáng”. Về nhà tìm và ôn lại kiến thức đã học.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS phát biểu xây dựng bài tốt.
- Chuẩn bị: Bề mặt lục địa: đọc sgk, tìm hiểu bề mặt lục địa. 
TUẦN 33
Thứ năm , ngày 2 tháng 4 năm 2013 
Đạo đức
Tiết 33: AN TOÀN GIAO THÔNG
KHI QUA ĐƯỜNG PHẢI ĐI TRÊN VẠCH TRẮNG 
DÀNH CHO NGƯỜI ĐI BỘ
I. Mục tiêu:
Nhận biết các vạch trắng trên đường là lối đi dành cho người đi bộ qua đường.
Không chạy qua đường và tự ý qua đường một mình.
Giáo dục hs biết tuân thủ luật giao thông để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ổn định
2. KTBC
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Nêu tình huống
Bước 1: Cho hs xem tranh
Bước 2: Thảo luận nhóm ( nhóm 4)
Chuyện gì có thể xảy ra với Bo?
Hành động của Bo là an toàn hay nguy hiểm
Nếu em ở đó em sẽ khuyên Bo điều gì?
Bước 3: Kết luận:
 GV nhắc lại lời cô giáo và nhấn mạnh: Hành động chạy sang đường 1 mình của Bo là rất nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn. Muốn qua đường, các em phải nắm tay người lớn và đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ.
Hoạt động 2: Giới thiêu vạch trắng dành cho người đi bộ.
Bước 1: HS gấp sách lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Em đã nhìn thấy vạch trắng dành cho người đi bộ sang đường chưa?
Bước 2: gv cho hs mở sách và quan sát tranh ở trang 8 và trả lời câu hỏi:
Em có nhìn thấy vạch trắng trên tranh không, nó nằm ở đâu?
Kết luận: Những chỗ kẻ vạch trắng trên đường phố là nơi dành cho người đi bộ sang đường. Ta thấy những vạch trắng này ở những nơi giao nhau hoặc ở những nơi có nhiều người qua đường như trường học, bệnh viện 
Bước 3: Cho hs đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Thực hành qua đường.
Bước 1:  ... ò.
Nhận xét tinh thần tham gia của lớp. Động viên, tuyên dương.
	- Chuẩn bị: Ôn tập môn Tiếng Việt.
TUẦN 33
Thứ năm , ngày 25 tháng 4 năm 2013 
Thể dục
Tiết 65: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG, BẮT BÓNG THEO NHÓM 3 NGƯỜI
TRÒ CHƠI : CHUYỂN ĐỒ VẬT
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tung và bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
- Biết cách tung bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãivệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi
_ Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
_ Chạy chậm một vòng sân tập
2/ Phần cơ bản
a/ Ôn động tác tung và bắt bóng theo nhóm 3 người
- GV tập hợp cho các em ôn cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, bắt bóng. Các em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó mới tập di chuyển để đón bắt bóng.
_ GV nêu tên động tác , hướng dẫn cách cầm bóng, tư thế chuẩn bị tung bóng , bắt bóng
_ Cho HS đứng tại chỗ tung và bắt bóng theo nhóm 3 người
_ GV quan sát sửa sai cho HS
c/ Trò chơi “ Chuyển đồ vật”
_ GV nêu tên trò chơi
_ GV nêu mục đích trò chơi
_ Cho HS chơi nháp 
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau 
TUẦN 33
Thứ sáu , ngày 26 tháng 4 năm 2013 
Thể dục
Tiết 66: ÔN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG CÁ NHÂN
THEO NHÓM 2-3 NGƯỜI - TRÒ CHƠI : AI KÉO KHOẺ
I/ Mục tiêu :
 - Biết cách tung và bắt bóng cá nhân (tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay).
 - Biết cách tung bắt bóng theo nhóm 2 – 3 người.
-Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
 II/ Địa điểm phương tiện : 
 - Sân bãi vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
1/ Phần mở đầu
_ GV phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học
_ Cho HS khởi động
_ GV hướng dẫn cho HS chơi trò chơi
_ Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát
_ Chạy chậm một vòng sân tập
_ Trò chơi “ Đi – chạy ngược chiều theo tín hiệu”
2/ Phần cơ bản 
a/ Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân, theo nhóm 2-3 người
- GV hướng dẫn HS tư thế chuẩn bị tung và bắt bóng
- Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần
_ Cho HS tập theo nhóm 2 - 3 người
_ GV quan sát sửa sai
b/ Di chuyển tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm hai người
- GV cho học sinh di chuyển từng đôi một khoảng 2 – 4 m và tung bóng qua lại cho nhau. Cố gắn cho học sinh tung và bắt bóng chính xác
c/ Trò chơi “ Chuyển đồ vật”
_ GV nêu tên trò chơi
_ Cho HS chơi thi đua
_ GV nhận xét tuyên dương
3/ Phần kết thúc
_ Cho HS chạy chậm, thả lỏng
_ GV cùng HS hệ thống bài
_ Nhận xét tiết học
_ Chuẩn bị bài sau
3C: 2 .5.2013
3D: 3 .5.2013
TUẦN 33 (BUỔI CHIỀU)
Thứ năm , ngày 2 tháng 5 năm 2013 
Âm nhạc
Tiết 33 : ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC. TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
	Ø HS khá, giỏi: Ôn tập và biểu diễn những bài hát đã học.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø nhạc cụ gõ. 
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Gọi 2,3 HS hát lại một trong các bài hát đã học. 
	3. Bài mới: 
- GV ghi tựa bài lên bảng. Hai HS nhắc lại tựa bài.
	ó Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc
	- Tổ chức cho học sinh ôn tập ghi nhớ vị trí các nốt nhạc qua trò chơi "Khuông nhạc bàn tay"
	- Gắn các nốt nhạc bằng bìa lên bảng cho học sinh gọi tên các hình nốt. 
	- Cho học sinh tập ghép các nốt nhạc trên khuông.
	- Tổ chức cho học sinh nhìn trên khuông nhạc gọi ttên các nốt nhạc kết hợp với hình nốt.
- Nhận xét, đánh giá.
	ó Hoạt động 2: Tập biểu diễn các bài hát
	- Tổ chức cho học sinh hát ôn lại bài hát Em yêu trường em kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Tổ chức cho học sinh hát ôn lại bài hát Chị Ong Nâu và em bé kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Đệm đàn cho học sinh hát ôn lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình kết hợp thực hiện động tác phụ hoạ.
	- Tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài hát đã học. Cho học sinh hội ý để để chuẩn bị biểu diễn liên khúc 2-3 bài hát đã học trong năm (HS tự chọ bài hát)
	- Tổ chức cho học sinh biểu diễn theo các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
- Nhận xét đánh giá.
	4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
	- Chuẩn bị: Ôn tập và biểu diễn bài hát.
TUẦN 33
3C: 2 .5.2013
3D: 3 .5.2013
Thứ năm , ngày 2 tháng 5 năm 2013 
Tự học
Tiết 33: ÔN TẬP
I MỤC TIÊU
- Ôn tập kiến thức toán đã học. 
- Làm được các phép tính trong dạng toán đã học
II CHUẨN BỊ
- Nội dung các bài toán
III HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định
2. KTBC
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
- Giáo viên ghi lần lượt các bài toán trên bảng
- HS làm vào tập
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
 1. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.	
a)Số liền sau của số: 42 000. 
 A. 42 009 B. 42 001	 C. 41001 D. 43003
b) Ngày 20 tháng 3 là thứ bảy. Vậy ngày 29 tháng 3 cùng năm đó là: 
 A.Chủ nhật B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư 
d) Hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 8cm. Diện tích hình chữ nhật là:
 A 300cm2	B. 200cm	C. 200cm2	D 3001cm
d) Hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 8cm. Chu vi hình chữ nhật là:
 A 68cm	B. 66cm	C. 66cm2	D 68cm2
A. 10 giờ 40 phút B. 10 giờ 39 phút C. 10 giờ 35 phút
hoặc:11 giờ kém 20 phút hoặc: 11 giờ kém 19 phút hoặc: 11 giờ kém 25 phút
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1 Đặt tính rồi tính (2 điểm):
 a. 28 065 + 19 064 49 950 - 19 835 7 524 x 3 5 846 : 6 
Bài 2: ( 1 điểm) Điền dấu thích hợp ( > , <, = )vào ô trống:
 16738 16837 686mm 1m
 89745 89654 1 giờ 20 phút 80 phút
Bài 5: ( 2 điểm)
 Có 72 cái ghế xếp đều vào 8 phòng. Hỏi 81 cái ghế thì xếp được vào mấy phòng như thế.
- HS lên bảng sửa sai
- Nhận xét – chấm điểm bài làm của học sinh
4. Củng cố
Xem lại các kiến thức đã học
Nhận xét tiết học
TUẦN 33 (BUỔI CHIỀU)
Thứ tư , ngày 24 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 97: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Củng cố về các dạng toán đã học. 
- HS biết giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong vở
PHẦN 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Số liền trước của 2957 là:
A. 2958 
B.2956
C. 2947 
D. 2967 
Trong các số : 4375 , 4735 , 4537 , 4753 Số lớn nhất là:
A. 4375 
B.4537
C. 4753
D. 4735 
3. Trong cùng một năm, ngày 28 tháng 3 là ngày thứ sáu, ngày 4 tháng tư là:
A. thứ tư
B.thứ năm
C. thứ sáu
D. thứ bảy
Trong hình vẽ bên có số góc vuông là:
2
3
4
5 
5. 	100 phút .1 giờ 30 phút. Dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm là:
A. dấu bé
B.dấu lớn
C. dấu bằng
D.không có dấu nào
Phần 2: 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
2634 + 4848 	7284 – 3528 	1052 x 3 	2896 : 4 
Bài 2: Có 5 thùng sách , mỗi thùngđựng 306 quyển sách . Số sách chia đều cho 9 thư viện trường học . Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách?
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài đã học
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ sáu , ngày 26 tháng 4 năm 2013 
Toán
Tiết 98: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn tập các số đến 100 000
- HS biết giải bài toán liên quan.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 87
>
<
=
Bài 1: 
?
69 245  69 260	70000 + 30000  100 000
73 500  73 499	20000 + 40000  60 600
60 000  59000 + 1000	80000 + 8000  80 900
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Khoanh vào chữ đăt trước câu trả lời đúng:
a/ Số lớn nhất trong các số 72350 ; 72305 ; 72503 ; 72530 là:
A. 72 350 	B. 72 305 
C.72 503	D. 72 530
b/ Số bé nhất trong các số 58624 ; 58426 ; 58462 ; 58642 là:
A. 58 624	B. 58 426
C. 58 462	D. 58 642
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Các số 84 735 ; 74 835 ; 74 385 ; 85 347 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: 
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài 4: Các số 67 032 ; 70 632 ; 72 630 ; 67 320 viết theo thứ tự từ lớn đến bé là: 
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
Bài 5: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
a/ Số liền sau của 9999 là: .
b/ Số liền sau của 99 999 là: .
c/ Số liền trước của 50 000 là: .
d/ Số liền trước của 87 605 là: .
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 
Thứ sáu , ngày 3 tháng 5 năm 2013 
Toán
Tiết 99: ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100 000.
- HS biết giải bài toán liên quan.
- Rèn HS cẩn thận, chính xác.
II. Thiết bị - ĐDDH
- VBT toán 3 tập 2 
III.Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới:
Học sinh đọc đề bài và lần lượt làm các bài trong VBT toán 3 tập 2 trang 89
Bài 1: Tính nhẩm:
a/ 30000 + (20000 + 40000) =	b/ 40000 x 2 : 4 =
 30000 + 20000 + 40000 =	 36000 : 6 x 4 =
 60000 - (30000 + 20000) =	 20000 x 4 : 8 =
 60000 - (30000 + 20000) =	 60000 : 3 : 2 =
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2: Đặt tính rồi tính:
8526 + 1954	67426	 + 7358	9562 – 3836
99900 – 9789	6204 x 6	8026 x 4
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 3: Tìm X:
a/ 1996 + X = 2002	b/ X x 3 = 9861	c/ X : 4 = 250
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở
- Nhận xét, sửa sai
Bài 4: Mua 5 bóng đèn phải trả 42 500 đồng. Hỏi mua 8 bóng đèn như thế phải trả bao nhiêu tiền?
- HS đọc yêu cầu
- Học sinh nêu cách làm và làm vào vở 
Bài giải
Số tiền mua 1 bóng đèn là:
42500 : 5 = 8500 (đồng)
Số tiền mua 8 bóng đèn như thế phải trả là:
8500 x 8 = 68000 (đồng)
Đáp số: 68000 đồng
- Nhận xét, sửa sai
- Chấm bài một số tâp học sinh
C. Củng cố- Dặn dò.
- Về nhà ôn lại bài
- Nhận xét tiết học	 
- Chuẩn bị: ôn tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 3 tuan 33 mot cot.doc