Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn

Tập đọc - kể chuyện

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. Mục tiêu.

1. Tập đọc:

- Biết ngát nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ .

- Chú ý các từ ngữ: Vung rìu, quăng rìu, lừng lững.

- Hiểu từ: Tiều phu, phú ông.

- Hiểu nội dung ,ý nghĩa : Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung ,tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ;giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).

 

doc 19 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Buổi sáng - Trường Tiểu học Thị trấn Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi sáng: tuần 34 
Thứ 2 ngày 2 tháng 5 năm 2011.
Tập đọc - kể chuyện
Sự tích chú cuội cung trăng
I. Mục tiêu.
1. Tập đọc:
- Biết ngát nghỉ hơi đúng sau các dấu câu ,giữa các cụm từ .
- Chú ý các từ ngữ: Vung rìu, quăng rìu, lừng lững...
- Hiểu từ: Tiều phu, phú ông.
- Hiểu nội dung ,ý nghĩa : Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung ,tấm lòng nhân hậu của chú Cuội ;giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK). 
II/ đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III/ Hoạt động dạy học.
a. kiểm tra: 5’.
- GV nhận xét cho điểm.
B. Bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài.
b. HS học sinh luyện đọc, giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu - luyện đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn.
- Đọc từ chú giải.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
 Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài.15’
+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
+ Chú Cuội dùng cây thuốc vào những việc gì?
+ Thuật lại những việc xảy ra với vợ chú Cuội?
+ Vì sao chú cuội bay lên cung trăng?
+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng như thế nào?
4. Luyện đọc lại.
HS thi đọc trước lớp.
5. Kể chuyện: 17’. GV nêu nhiệm vụ.
Dựa vào cái gợi ý trong SGK từng cặp lên kể trong nhóm.
Thi kể chuyện trước lớp.
6. Cũng cố dặn dò. 3’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
_____________________________
 Toán
ôn tập 4 phép tính trong phạm vi 100.000 (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (tính nhẩm, tính viết) các số trong phạm vi 100.000. 
- Giải được bài toán bằng 2 phép tính.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4(cột 1,2).
- Dành cho HS khá,giỏi: Bài 4 (cột 3,4).
II. Hoạt động dạy học. 33’.
HĐ1: Cũng cố kiến thức.
- HS học sinh tính nhẩm: 3000 + 2000 x 2
Nhẩm: 2 nghìn x 2 = 4 nghìn + 3 nghìn = 7 nghìn.
* Hướng dẫn học sinh tính nhẩm: (3000 + 2000) x 2
- Nhẩm: 3 nghìn + 2 nghìn = 5 nghìn. 5 nghìn x 2 = 10 nghìn
* So sánh 2 biểu thức trên thấy chúng đều có các số là 2000, 3000, 2 Các số này nối với nhau lần lượt là + và x, tuy nhiên kết quả khác nhau vì thứ tự thực hiện các phép tính khác nhau.
HĐ2: Thực hành.
- HS làm bài tập ở Vở. GV theo dõi - giúp đỡ.
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu . Tính nhẩm.
 a) 3000 + 2 000 x 2 = b) 14 000 – 8000 : 2 =
 (3 000 + 2 000) x 2 = ( 14 000 – 8 000) : 2 =
- Gọi HS đứng dậy nêu kết quả GV viết vào sau dấu bằng.
b Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu . Đặt tính rồi tính.
 a) 998 + 5002 b) 8000 – 25
 3058 x 6 5749 x 4
 c) 5821 + 2934 + 125 d) 10712 : 4
 3524 + 2191 + 4285 29999 : 5
- Cho HS làm vào vở .gọi 1 số HS lên bảng làm, GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
c Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu . 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải , cả lớp nhận xét kết quả.
 Giải:
 Số dầu đã bán là:
 6450 : 3 = 2150(lít)
 Số dầu còn lại trong kho là:
 6450 – 2150 = 4300(lít)
 Đáp số : 4300 lít.
d Bài 4: Dành cho HS khá,giỏi (cột 3,4)
- Cho HS đọc yêu cầu . Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
- HS chữa bài - GV nhận xét.
3. Cũng cố dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
_____________________________
 Mĩ thuật
vẽ tranh: đề tài mùa hè
 ----------------------------------------------------
 Thứ 3 ngày 3 tháng 5 năm 2011.
Toán
ôn tập về các đại lượng
I. Mục tiêu.
- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học ( độ dài, khối lượng, , đo thời gian, tiền Việt Nam)
- Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3,4.
II. Hoạt động dạy học. 33’
- GV hướng dẫn HS làm lần lượt các bài tập:
a- Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập . Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
Hướng dẫn HS đổi nhẩm : 7m 3 cm = 703 cm , sau đó đối chiếu với các câu trả lời A, B, C, D . Kết quả cuối cùng khoanh vào chữ B
b- Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Quan sát hình vẽ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi.
Hướng dẫn HS quan sát rồi thực hiện phép cộng: 200g + 100g = 300g
Kết luận: Quả can cân nặng 300g.
Bài b,c tương tự bài a
c- Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát mô hình đồng hồ ở SGK trang 173.
- Cho HS tự làm bài ( có thể thực hiện trên mô hình đồng hồ cá nhân ) rồi chữa bài. Phần b. Sau đó cho HS dựa vào hai đồng hồ ở phần a.
d- Bài 4:
- Cho HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
- GV chấm một số bài cho HS - nhận xét.
III/ Cũng cố - dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------
 Thể dục
ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người. _____________________________
 Chính tả (Nghe- v)
 Thì thầm.
I. Mục tiêu.
- Nghe – viết đúng bài chính tả ;trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ 5 chữ .
- Đọc và viết đúng tên một số nớc Đông Nam A (BT2).
- Làm đúng bài tập 3(a/b).
II. Hoạt động dạy học.
a. Bài cũ: 5’. 
- HS viết ở nháp tên một số nớc Đông Nam á 
- GV nhận xét cho điểm.
b. Bài mới: 28’
1. Hớng dẫn học sinh viết chính tả.
- GV đọc bài thơ - 2 học sinh đọc bài.
- Hớng dẫn chuẩn bị: GV đọc bài thơ - 2 học sinh đọc lại.
- Hỏi: Bài thơ cho thấy các sự vật, con vật đều biết trò chuyện thì thầm với nhau. Đó là những sự vật, con vật nào?
.- HS nêu cách trình bày bài thơ.
2/GV đọc - HS viết bài.
- Khảo bài .
- Chấm - chữa bài. 
3. Làm bài tập ở Vở .
 - GV hớng dẫn học sinh làm bài tập ở.
- HS làm bài - GV theo dõi - giúp đỡ.
- HS chữa bài - GV nhận xét.
III/ Cũng cố - dặn dò:5’
- GV nhận xét tiết. Dặn dò học sinh.
 _____________________________
 Tự nhiên - xã hội
bề mặt lục địa
I. Mục tiêu.
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. 
II. đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 128, 129
- Tranh ảnh suối, sông, hồ , GV và học sinh sưu tầm.
III. Hoạt động dạy học.
HĐ1: 10’. Làm việc theo cặp.
 Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. 
Bước 1: Thảo luận cặp. 
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 1 trong SGK trang 128 và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ trên hình chỗ nào mặt đất nhô cao? chỗ nào bằng phẳng? chỗ nào có nước ?
+ Mô tả bề mặt lục địa.
- Gọi HS trả lời trước lớp - GV và học sinh khác nhận xét bổ sung.
 Bước 1: Đại diện cặp trả lời.
- GV kết luận: Bề mặt lục địa có chỗ........
HĐ2: 10’ . Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu:
- Học sinh quan sát tranh và trả lời được các câu hỏi. 
Bước 1: Thảo luận nhóm theo các câu hỏi. 
- Chia nhóm, các nhóm quan sát hình 1 trang 128 SGK và thảo luận theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Chỉ con suối, con sông trên sơ đồ?
+ Con suối thường bắt nguồn từ đầu?
+ Chỉ trên sơ đồ dòng chảy của các các suối, con sông?
+ Nước suối, nước sông thường chảy đi đâu?
- Dựa vào hiểu biết. Hãy trả lời câu hỏi: Hình nào thể hiện suối, hình nào thể hiện sông, hình nào thể hiện hồ?
Bước 2: Đại diện nhóm trả lời.
- GV cùng cả lớp nhận xét chung.
HĐ3: 10’. Làm việc cả lớp.
Mục tiêu: 
- Học sinh trưng bày được tranh ảnh và nêu được nội dung.
Bước 1: Khai thác nội dung trong các bức tranh.
- GV khai thác vốn hiểu biết của học sinh.
- Một vài học sinh trưng bày tranh ảnh sưu tầm được và nêu nội dung tranh.
- GV có thể giới thiệu cho học sinh biết thêm 1 vài con sông, hồ... nổi tiếng ở nước ta.
Bước 2: Từng học sinh trả lời.
- GV cùng cả lớp nhận xét chung.
4. Cũng cố dặn dò. 5’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
_____________________________
 Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011.
	 Toán
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu.
- Xác định được góc vuông góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng. 
- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Hoạt động dạy học. 33’
HĐ1: Cũng cố lý thuyết.
- HS nêu tên các hình đã học? cách tính chu vi hình tam giác? hình chữ nhật? hình vuông?
- GV vẽ 1 đoạn thẳng AB lên bảng yêu cầu học sinh xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.
HĐ2: Thực hành.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập ở Vở.
a- Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình trong SGk trang 174.
a) Có mấy góc vuông .nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc vuông đó.
b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nào.
 Trung điểm của đoạn thẳng ED là điểm nào.
c) Xác định trung điểm a đoạn thẳng AE và đoạn thẳng MN (tô đậm các trung điểm đó trên hình vẽ).
b- Bài 2:
- Cho HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
 Giải:
 Chu vi hình tam giác là:
 35 + 26 + 40 = 101(cm)
 Đáp số: 101 cm.
c- Bài 3:
- Cho HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
 Giải:
 Chu vi mảnh đát hình chữ nhật đó là:
 ( 125 + 68) x2 = 386(m)
 Đáp số: 386 m.
d- Bài 4:
- Hướng dẫn HS tương tự bài 3.
- HS làm bài - GV theo dõi - hướng dẫn thêm.
- HS chữa bài - GV nhận xét.
3.Cũng cố dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
 _____________________________
 Luyện từ và câu
Từ ngữ về thiên nhiên. dấu chấm, dấu phẩy
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT!, BT2).
- Điền đúng dấu chấm ,dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Hoạt động dạy học.
a. kiểm tra: 5’. 
- 2 học sinh đọc BT2 tuần 33
- Tìm hình ảnh nhân hoá.
- GV nhận xét cho điểm.
b. Bài mới: 28’
1. Giới thiệu bài.
2. HD làm bài tập.
BT1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu các nhóm làm bài - ghi vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm mẫu.
BT2: Cách làm như BT1.
BT3: HS nêu yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài cá nhân.
3. Chấm, chữa bài.
4. Cũng cố dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
 _____________________________
 Âm nhạc:
 Ôn tập các bài hát đã học.
 -----------------------------------------------------
Tập viết
ôn chữ hoa a, m, n, v (kiểu 2)
I. Mục tiêu.
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa (kiểu 2) A, M,(1 dòng) N, V (1 dòng) viết đúng tên riêng An Dương Vương (1 dòng)và câu ứng dụng : Tháp Mười .........Bác Hồ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II/ đồ dùng dạy học:
- Chữ mẫu.
III/. Hoạt động dạy học.
a. Bài cũ: 5’.
- HS viết vào vở nháp, 1 học sinh viết ở bảng từ “ Phú Yên”
- GV nhận xét cho điểm.
bBài mới: 28’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết.
a. Viết chữ hoa: A, M, N, V
- GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn học sinh cách viết.
- HS tập viết chữ hoa A, M, N, V vào vở nháp.
b. Viết từ ứng dụng và câu ứng dụng.
- Từ ứng dụng: An Dương Vương
- HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ca dao.
- GV hướng dẫn học sinh cách viết.
3. Hướng dẫn viết vào vở.
- HS viết bài - GV theo dõi - giúp đỡ.
4. Chấm - chữa bài.
5. Cũng cố dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
 _____________________________
 Thứ 5 ngày 5 tháng 5 năm 2011
Toán
ôn tập về hình học (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Biết tính diện tích các hình chữ nhật ,hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật ,hình vuông.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3.
- Dành cho Hs khá,giỏi: Bài 4.
II. đồ dùng dạy học:
- Thước thẳng.
II. Hoạt động dạy học. 33’
1. GV cho học sinh nêu yêu cầu của từng bài tập.
a- Bài 1:
- Cho HS đọc yêu cầu bài . Mỗi hình dưới đây có diện tích là bao nhiêu xăng – ti mét – vuông?
- Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu xăng – ti – mét – vuông? (1 cm2)
- Hướng dẫn cho HS đếm số ô vuông có trong mỗi hình.
b- Bài 2:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
- Hướng dẫn HS tính chu vi và diện tích rồi so sánh.
c- Bài 3:
- Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
 Giải:
 6 x 3 = 18 (cm2)
 9 x 3 = 27 (cm2)
 Diện tích hình H là:
 18 + 27 = 45( cm2)
 Đáp số: 45 cm2
d- Bài 4: Dành cho HS khá,giỏi.
- Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGk . 
- Từ 8 hình tam giác HS tự xếp được hình như SGk .
- GV gợi ý để học sinh định hướng làm bài.
- HS làm bài - gv theo dõi - giúp đỡ.
- HS chữa bài - GV nhận xét.
2. Cũng cố dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
 ----------------------------------------------------
 Đạo đức
Tìm hiểu truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của địa phương
I/ Mục tiêu: Giúp HS:	
- Hiểu biết thêm về truyền thống chống giặc ngoại xâm của quê hương Hà Tĩnh
- Tự hào về truyền thống quê hương.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ GV kể sơ lược về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Hà Tĩnh từ thế kỷ 19 trở về trước.
3/ Tìm hiểu cụ thể trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
- Các di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến : Ngã 3 Đồng lộc, Núi Nài....
- Những tấm gương Anh hùng: Anh Phan Đình Giót, 10 cô gái TNXP, chị La Thị Tám....
- Những trận thắng lớn.
4/ Trưng bày tranh ảnh sưu tầm.
5/ Củng cố, dặn dò: 2’ .
- Nhận xét giờ học. 
 ------------------------------------------------------------
 Thủ công
ôn tập chương iii và chương iv.
 ------------------------------------------------------
 Tập đọc:
 Mưa
I/ Mục tiêu.
- Rèn kỷ năng đọc thành tiếng.
- Biết ngắt nhịp hợp lí khi đọc các dòng thơ ,khổ thơ.
- Chú ý các từ ngữ: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt
- Hiểu nội dung : Tả cảnh trời mưa và cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa ,thể hiện tình yêu thiên nhiên ,yêu cuộc sống gia đình của tác giả( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2- 3 khổ thơ)
- Dành cho HS khá,giỏi: HS khá,giỏi bưíơc đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm.
II/ Đồ dùng dạy học:
A/ Bài cũ: 5’
- 3 HS tiếp nối nhau kể lại 3 đoạn câu chuyện: Sự tích chú cuội cung trăng.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới: 28’
-1/ Giới thiệu bài . Cho HS quan sát tranh 
- 2/ Luyện đọc: 
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Đọc từng dòng thơ.
- Đọc từng khổ thơ trước lớp.
- Giải nghĩa một số từ ngữ.
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
3/ Tìm hiểu bài.
- Tìm những hình ảnh gợi tả cơn mưa trong bài thơ?
- Cảnh sinh hoạt gia đình trong ngày mưa ấm cúng như thế nào?
- Vì sao mọi người thương bác ếch?
- Hình ảnh bác ếch gợi cho em nghĩ đến ai ?
4/ Học thuộc lòng bài thơ.
5/ Cũng cố - dặn dò: 2’
- Bài thơ tả cảnh gì ?
 --------------------------------------------------------------- 
 Thứ 6 ngày 6 tháng 5 năm 2011.
 Chính tả (n - v)
 dòng suối thức
I. Mục tiêu.
- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát .
- Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b.
II. Hoạt động dạy học. 30’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả.
a. Chuẩn bị.
- GV đọc bài thơ - 2 học sinh đọc bài.
? Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
? Trong đêm dòng suối thứ để làm gì?
- HS nêu cách trình bày bài thơ.
b. gv đọc - HS viết bài.
c. Chấm - chữa bài. 
3. Làm bài tập ở Vở .
 - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập ở.
- HS làm bài - GV theo dõi - giúp đỡ.
- HS chữa bài - GV nhận xét.
III/ Cũng cố - dặn dò:5’
- GV nhận xét tiết học:
 ______________________________________
 Tập làm văn
NGhe kể: vươn tới các vì sao. ghi chép sổ tay.
I. Mục tiêu.
- Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao.
- Ghi vào số tay ý chính của 1 trong 3 thông tin ghe được.
II/ đồ dùng dạy học:
- Anh minh hoạ trong SGK.
III. Hoạt động dạy học.
a. kiểm tra: 5’
-.2 học sinh lên đọc những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê - mon.
- GV nhận xét cho điểm
b. Bài mới: 28’.
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn học sinh nghe nói.
BT1: 
- HS đọc yêu cầu BT1, 3 mục a, b, c.
- HS quan sát từng ảnh minh hoạ.
- Cho HS nghe - HS ghi lại những nội dung chính.
- HS đọc bài.
- HS thực hành nói.
- Trao đổi theo cặp, nhóm - đại diện nhóm trình bày.
BT2: HS đọc yêu cầu của BT
- Thực hành viết vào sổ tay. HS thi đọc trước lớp.
3. Cũng cố dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
_____________________________
 Toán
ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu.
- Biết giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Các bài tập cần làm : Bài 1,2,3.
- Dành cho Hs khá,giỏi bài 4.
II. Hoạt động dạy học. 33’
1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở Vở.
- GV lần lượt cho học sinh đọc đề toán và tự tóm tắt đề toán vào nháp.
 - GV vừa hỏi vừa hướng dẫn cách giải.
a- Bài 1:
- Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
 Giải:
 Năm ngoái có số dân là:
 5236 + 87 = 5323(người)
 Năm nay có số dân là:
 5323 + 75 = 5398(người)
 Đáp số: 5398 người.
b- Bài 2:
- Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hướng dẫn HS tự làm bài và chữa bài.
 Giải:
 Số áo đã bán là:
 1245 : 3 = 415( cái)
 Số áo cửa hàng còn lại là
 1245 – 415 = 830(cái)
 Đáp số : 830 cái.
c- Bài 3: 
- Hướng dẫn HS tương tự bài 2.
d- Bài 4: Dành cho Hs khá , giỏi.
- Hướng dẫn HS điền đúng sai vào ô trống.
- HS làm bài - GV theo dõi - giúp đỡ.
- GV chấm bài đồng thời gọi học sinh chữa bài.
3. Cũng cố dặn dò. 2’.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
 -----------------------------------------------------------
 Tự nhiên - xã hội
 bề mặt lục địa (tiếp)
I. Mục tiêu.
- Biết so sánh một số dạng địa hình giữa núi và đồi,giữ cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối .
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh núi đồi, cao nguyên, đồng bằng.
III. Hoạt động dạy học.
HĐ1: 10’. Làm việc theo nhóm.
Mục tiêu:
- Học sinh nêu được địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối .
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu quan sát H1, 2 hoàn thành BT1 theo nhóm.
Bước 2: - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV tiểu kết: Núi thường cao hơn đồi và điểm nhọn
HĐ2: 10’. Quan sát tranh theo cặp.
Mục tiêu:
- Biết so sánh một số dạng địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối
Bước 1: Thảo luận theo cặp.
- HD học sinh quan sát H3, 4, 5 để so sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên, bề mặt đồng bằng, cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
Bước 2: - Đại diện cặp trả lời trước lớp.
- GV nhận xét kết luận.
HĐ3: 10’. Vẽ mô hình núi, đồi (yêu cầu vẽ đường nét mô tả...)
Mục tiêu:
- Học sinh vẽ được mô hình đồi núi.
Bước 1: Làm việc cá nhân.
Bước 2: Trình bày.
4. Cũng cố dặn dò. 5’
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh.
 _____________________________
 Hoạt động tập thể:
 Sinh hoạt lớp
 I/ Nhận xét ,đánh giá các hoạt động của HS trong tuần qua 34: 10’
 - HS trong tổ nhận xét, đánh giá lẫn nhau về các mặt:
 +Học tập	 
 + ý thức, nề nếp, sinh hoạt 15 '
 + Vệ sinh trực nhật, vệ sinh cá nhân
 - Các tổ trởng báo cáo kết quả của tổ mình.
 - Cả lớp nhận xét chung
 - Các tổ bình chọn tổ xuất sắc của lớp
 - Bình chọn các cá nhân xuất sắc của tổ
II/ GV phổ biến và triển khai kế hoạch tuần tới : 5’
 - Tiếp tục duy trì nề nếp học bài và làm bài đã có từ trước 
 - Duy trì nề nếp về chữ viết.
 - Xây dựng nhiều đôi bạn học tốt. 
 - Kèm cặp HS yếu.
 - Hoàn thành các khoản đóng góp theo chỉ tiêu đã đề ra
 - Làm tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học và sân trường.
III/ Cho HS dọn vệ sinh trường , lớp: 15’
 - Ba tổ trưởng điều khiển, GV theo dõi.
 - Vì sao chúng ta cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ?
 - GV nhận xét tiết học .
 ------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34 buoi sang.doc