Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Tập đọc – kể chuyện

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG

I. MỤC TIÊU:

A. Tập Đọc

 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng

-Đọc đúng các từ : liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy.

 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -Nắm được nội dung bài:

 + Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.

 + Giải thích các hiện tượng thiên nhiên( hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

 

doc 25 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 34 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 34 Thø 2 ngµy 3 th¸ng 5 n¨m 2010
Tiết 2 Tập đọc – kể chuyện
SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. MỤC TIÊU:
A. Tập Đọc
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
-Đọc đúng các từ : liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, leo tót, cựa quậy.
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 	-Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù.
 	-Nắm được nội dung bài: 
 	+ Tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội.
 	+ Giải thích các hiện tượng thiên nhiên( hình ảnh giống người ngồi trên cung trăng vào những đêm rằm) và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.
B Kể Chuyện
 	1.Rèn kĩ năng nói: Dựa vào các gợi ý trong SGKkể tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện.
 	2. Rèn kĩ năng nghe 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK
 -Bảng phụ viết sẵn các gợi ý kể từng đoạn cân chuyện. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -2 HS đọc lại bài Quà của đồng nội, trả lời các câu hỏi trong SGK
 -GV nhận xét, cho điểm.
TẬP ĐỌC
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Hãy quan sát tranh và cho biết vì sao chú Cuội lên được cung trăng(HS trả lời).Câu chuyện hôm nay sẽ đưa ra lí do đáng yêu của người xưa giải thích vì sao chú Cuội lại ở trên cung trăng.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 2
 3
Luyện đọc 
 - GV đọc toàn bài
-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
 + Đọc từng đoạn trước lớp.
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc từng đoạn với giọng thích hợp.
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
 +Thi đọc giữa các nhóm 
 +Đọc đồng thanh
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?
 2.Chú Cuội dùng cây thuốc vào việc gì?
3. Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội ?
4. Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng?
 5.Em tưởng tượng chú Cuội trên cung trăng sống như thế nào?
 GV chốt lại câu trả lời đúng
Luyện đọc lại
- Yêu cầu HS luyện đọc từng đoạn
 -GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc tốt nhất
 -HS kết hợp đọc thầm
 -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . ngắt nghỉ câu phù hợp theo dấu câu.
- HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn .
- Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau .
-Các nhóm đọc đồng thanh .
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
-1 HS đọc câu hỏi, các HS khác trả lời
- Do tình tờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc, Cuội đã phát hiện ra cây thuốc quý.
- Cuội dùng cây thuốc để cứu sống mọi người. Cuội đ4 cứu sống rất nhiều người , trong đó có con gái của phú ông, được phú ông gả con cho.
- Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại nên nặn bộ óc bằng đất sét, rồi mới rịt lá thuốc. Vợ Cuội sống lại nhưng từ đó mắc chứng hay quên.
- Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc, khiến cây lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây, nhảy bổ tới, túm rễ cây. Cây thuốc cứ bay lên, đưa Cuội lên tận cung trăng.
 Trao đổi về lí do chọn ý a, b hoặc c.
-HS nối tiếp nhau luyện đọc từng đoạn
-1 HS đọc toàn bộ câu chuyện.
 KỂ CHUYỆN
 1
 2
GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào gợi ý trong SGK kể lại được tự nhiên, trôi chảy từng đoạn câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.
 Hướng dẫn học sinh kể chuyên theo tranh
-GV yêu cầu HS đọc các ý tóm tắt mỗi đoạn
-GV theo dõi, tuyên dương những HS kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất
-HS lắng nghe.
-HS đọc các ý tóm tắt mỗi đoạn.
-Từng cặp HS tập kể.
-Một số HS nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn của câu chuyện.
-Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn kể đúng yêu cầu nhất, hấp dẫn nhất.
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
-Em hiểu điều gì qua câu chuyện này?
-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện kể toàn bộ câu chuyện cho người thân nghe.
Tiết 3	Toán	
ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TIẾP THEO).
I. MỤC TIÊU:
	* Giúp học sinh:
	- Ôn tập phép cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000 (tính nhẩm và tính viết).
	- Luyện giải toán có lời văn và giải toán rút về đơn vị.
	- Suy luận tìm các số còn thiếu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1, 4.
	- Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tìm số hạng, thừa số chưa biết.
- Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Giải bài tập sau: 5 ô tô chở được 12045 thùng hàng. Hỏi một đội xe có 8 ô tô như thế chở được bao nhiêu thùng hàng?
- Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới:
 	Giới thiệu bài:	Ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000 (tiếp theo)
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Gọi 2 HS đọc lại tóm tắt bài toán.
- Cửa hàng có bao nhiêu lít dầu?
- Bán được bao nhiêu lít?
- Bán được một phần ba số lít dầu nghĩa làm như thế nào?
- Muốn tìm số lít dầu còn lại ta phải làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 4Lcét1,2)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
-Tính nhẩm.
-1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- 6 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào bảng con.
- Một cửa hàng có 6450 lít dầu, đã bán được số lít dầu đó. Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít dầu?
- Tóm tắt
Có : 6450 lít dầu
Bán : lít dầu
Còn lại : . . . lít dầu?
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- Có 6450 lít dầu.
- Bán được một phần ba số lít dầu.
- Nghĩa là tổng số lít dầu được chia làm ba phần bằng nhau thì bán được một phần.
- Ta thực hiện phép chia 6450 : 3 để tìm ra số lít dầu đã bán sau đó thực hiện phép trừ số lít dầu đã bán để tìm số lít dầu còn lại.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
 Số lít dầu đã bán:
 6450 : 3 = 2150(lít)
 Số lít dầu còn lại là:
 6450 - 2150 = 4300 (lít)
 Đáp số: 4300 lít
- Viết chữ số thích hợp vào ô trống.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
 IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS thực hiện một số phép tính.
- Về nhà luyện tập thêm về giải toán.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về đại lượng.
- Nhận xét tiết học.
 Thø 3 ngµy 4 th¸ng 5 n¨m 2010
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
	* Giúp học sinh:
	- Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng: độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam.
	- Làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học.
	- Giải bài toán có liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đã học.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Mô hình đồng hồ, 1 chiếc đồng hồ thật.
	Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực hiện phép tính sau: 65734 - 9877 ; 45623 + 24601 ; 45613 x 3 ; 12896 : 2
Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới:
 	Giới thiệu bài: 	ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Câu trả lời nào là câu đúng?
- Em làm như thế nào để biết B là câu trả lời đúng.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS yêu cầu HS quay kim đồng hồ theo đề bài
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Gọi 2 HS đọc lại tóm tắt bài toán.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- B là câu trả lời đúng.
- Đổi 7m 3cm = 703 cm, nên khoanh vào chữ B.
- Hai đơn vị đo độ dài liền nhau hơn kém nhau 10 lần.
- Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình và giải thích cách làm.
a) Quả cam cân nặng 300g.
b) Quả đu đủ nặng700g.
c) Quả đu đủ na95ng hơn quả cam là:
 700g - 300g = 400g
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Tóm tắt
Có : 2 tờ loại 2000 dồng
Mua hết : 2700 đồng 
Còn lại : . . . đồng?
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
 Số tiền Bình có là:
 2000 x 2 = 4000 (đồng)
 Số tiền Bình còn lại là:
 4000 - 2700 = 1300 (đồng)
 Đáp số: 1300 đồng
 2
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS thực thực hành cân một số vật GV đưa đến.
- HS quay kim đồng hồ theo yêu cầu của GV.
- Về nhà luyện tập thêm về giải toán.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả
THÌ THẦM
I. MỤC TIÊU
 * Rèn kĩ năng viết chính tả
 	1. Nghe - viết chính xác , trình bày đúng bài thơ Thì thầm.
 	2. Viết đúng tên một số nước Đông Nam Á.
 	3. Làm đúng các bài tập điền vào chỗ trống các tiếng có âm, thanh dễ lẫn lộn: ch/tr; dấu hỏi/dấu ngã ; giải đúng câu đố ...  vì sao: vũ trụ
+ Nơi xa tít tắp, tưởng như trời và đất giáp nhau ở đó: chân trời
 -1 HS đọc đề
-Điền vào chỗ trống tr hay ch 
-1HS làm trên bảng lớp , cả lớp làm bài vào vở. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 IV.
CỦNG CỐ –DẶN DÒ
- Nêu cách trình bày bài chính tả dưới dạng bài thơ ?
- Nêu tư thế khi ngồi viết chính tả?
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
Tiết3	 	Tập viết 
 ÔN CHỮ HOA A, M, N, V (kiểu 2)
I MỤC TIÊU:
- Củng cố cách viết chữ viết hoa A, M, N,V (kiểu 2)thông qua bài tập ứng dụng. 
- Viết tên riêng An Dương Vương bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng Tháp Mười đẹp nhất bông sen/ Việt nam đẹp nhất có tênBác Hồ bằng chữ cỡ nhỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- Mẫu chữ viết hoa A, M, N,V (kiểu 2)
 	-Tên riêng An Dương Vương và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A . KIỂM TRA BÀI CŨ: 
 	-Kiểm tra bài viết ở nhà
 	-1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng tiết trước
 	-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: Phú Yên, Yêu trẻ 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 	- Tiếât tập viết hôm nay các em sẽ được củng cố cách viết chữ viết hoa A, M, N,V (kiểu 2) có trong tên riêng và câu ứng dụng.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
3
4
 5
Hướng dẫn viết chữ hoa 
-Tìm các chữ hoa có trong bài?
-GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết chữ A, M, N,V (kiểu 2)
Luyện viết từ ứng dụng
 -GV yêu cầu HS đọc từ ứng dụng
 -GV giới thiệu: An Dương Vương là tên hiệu của Thục Phán, vua nước Aâu Lạc, sống cách đây trên 2000 năm. Oâng là người đã cho xây thành Cổ Loa.
 Luyện viết câu ứng dụng
 -GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
 -GV giúp HS nội dung ứng dụng : Câu thơ ca ngợi Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất.
 -Nêu độ cao của các chữ cái?
- Cách đặt dấu thanh ở các chư õ?
- Khoảng cách giữa các chữ ?
Hướng dẫn HS viết vào vở TV
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ A, M:1 dòng
 + Viết chữ N, V : 1 dòng
 + Viết tên An Dương Vương :2 dòng
 + Viết câu thơ : 2 lần
Chấm, chữa bài
-GV thu khoảng 7 bài chấm, nhận xét.
- Chữ A, M, N,V (kiểu 2)
-HS theo dõi để nắm được cách viết.
- Viết bảng con chữ : A, M, N,V (kiểu 2)
-2 HS đọc từ ứng dụng
-Viết bảng con từ ứng dụng
-2 HS đọc câu ứng dụng
-Các chữ cao 2,5 li: T, M, h, b, V, N, B, H,
-Các chữ cái cao 2 li: đ, p
-Các chữ cao 1,5 li: t
-Các chữ còn lại cao 1 li
-Dấu sắc đặt trên chữ a, â. Dấu huyền đặt trên chữ ơ, ô.Dấu nặng đặt dưới chữ ê, e.
-Bằng khoảng cách viết một chữ o
-Viết trên bảng con chữ : Tháp Mười, Việt Nam
- HS nghe hướng dẫn để viết đúng theoyêu cầu.
-HS viết bài vào vở.
-HS nghe, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
 IV
CỦNG CỐ- DẶN DÒ 
- Các em vừa viết chữ hoa gì ? từ ứng dụng gì?
- Chữ hoa cỡ nhỏ cao bao nhiêu?
- Nêu tư thế khi viết bài ?
- Về nhà hoàn thành bài viết ở nhà.
- GV nhận xét tiết học.
 Thứ 6 ngày 7 tháng 5 năm 2010
Tiết 1 Tập làm văn 
NGHE – KE Å: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY
I.MỤC TIÊU:
 * Rèn kĩ năng nghe kể :
- Nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao, nhớ được nội dung, nói lại được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, người Việt Nam đầu tiên.
 - Rèn kĩ năng viết: Tiếp tục luyện ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-HS chuẩn bị sổ tay.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 A. KIỂM TRA BÀI CŨ
 	-3 HS đọc trong sổ tsy những ghi chép về những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
 	-GV nhận xét , cho điểm
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Tiết học này chúng ta sẽ đọc bài vươn tới các vì sao để nói lại đầy đủ nội dung của bài, sau đó tập viết lại ý chính của từng mục trong bài.
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-GV yêu cầu HS quan sát từng ảnh minh hoạ; đọc tên tàu vũ trụ và tên hai nhà du hành vũ trụ.
-GV nhắc HS chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại được chính xác những con số, tên riêng, sự kiện.
-GV đọc bài . Đọc xong hỏi HS:
+Ngày, tháng năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1?
+Ai là người bay trên con tàu đó?
+Con tàu bay mất mấy vòng trên trái đất?
+Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào?
+Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ trên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào?
Bài 2
-GV yêu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV nhắc HS lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin, không ghi dài, mất thời gian, khó nhớ.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-HS lắng nghe.
+12-4-1961
+Ga-ga-rin
+1 vòng
+21-7-1969
+1980
-HS thực hành nói
-Đại diện các nhóm thi nói dựa theo gợi ý trên.
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin.
-HS thực hành viết vào sổ tay.
-HS nối tiếp nhau đọc trước lớp.
 Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn biết ghi chép sổ tay.
VD:
a. Người đầu tiên bay vào vũ trụ là Ga-ga-rin, ngày 12-4-1961
b. Người đầu tiên lên mặt trăng là Am-xtơ-rông, người Mĩ, ngày 12-7-1969
c. Người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là Phạm Tuân, năm 1980 
 IV 
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
-Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
-2 HS đọc bài viết trong sổ tay của mình .
-GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại các bài Tập đọc, HTL để chuẩn bị kiểm tra.
Toán	
	ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN	 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính.
	- Rèn kĩ năng thực hiện tính biểu thức.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 4.
	- Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình vuông.
- Tính diện tích hình vuông có cạnh là 8 cm.
- Tính chu vi hình chữ nhật có chiều dài là 87 m, chiều rộng 9 m.
- Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới:
 	 Giới thiệu bài: 	Ôn tập về giải toán
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Để tính số dân của xã năm nay ta làm nhhư thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài và làm bài.
 Bài 3:hdhs lµm vµo vë
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Cách 1: Ta tính số dân năm ngoái bằng phép cộng: 5236 + 87 rồi tính số dân năm nay bằng phép cộng: số dân năm ngoái thêm 75.
- Cách 2: Ta tính số dân tăng thêm sau 2 năm bằng phép cộng: 87 + 75 rồi tính số dân năm nay bằng cách cộng số dân năm kia với số dân tăng thêm. 
- 2 em lên bảng làmmỗi em làm một cách, cả lớp làm bài vào vở.
 IV
CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- HS nêu cách tính giá trị của một số biểu thức.
- Về nhà luyện tập thêm về cách giải toán.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về giải toán (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
 Tiết 3 	Tự nhiên và xã hội	 
BỀ MẶT LỤC ĐỊA(TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU:
* Giúp học sinh:
-Nhận biết được những đặc điểm của đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
-Phân biệt được sự khác nhau giữa đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
-Thực hành kĩ năng vẽ mô hình thể hiện đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-Phiếu thảo luận nhóm.
-Giấy A 4
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP .
 1.Kiểm tra bài cũ:
 	-Sông, suối, hồ giống và khác nhau ở điểm nào?
 	-Nước sông, suối thường chảy đi đâu?
 2.Bài mới
 	Giới thiệu bài:Bài hôm trước đã cho chúng ta thấy rằng: bề mặt lục địa không hề bằng phẳng, có những chỗ cao, thấp khác nhau. Chính sự không bằng phẳng ấy đã tạo nên những địa hình khác nhau trên Trái Đất mà bài học hôm nay, cô và các em sẽ tìm hiểu.
HĐ 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Tìm hiểu về đồi và núi
* Mục tiêu : Nhận biết được núi đồi , đồng bằng , cao nguyên . Nhận ra sự khác nhau giữa núi và đồi .
-Thảo luận nhóm
+Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 và 2 trang 130, SGK, sau đó thảo luận, ghi kết quả vào phiếu.
-Nhận xét, tổng hợp các ý kiến.
-Kết luận : Đồi và núi hoàn toàn khác nhau. Núi thường cao, có đỉnh nhọn và sườn dốc. Còn đồi thì thấp hơn, đỉnh thường tròn và hai bên sườn thoai thoải.
Tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng
*Mục tiêu : Nhận biết được đồng bằng và cao nguyên . Nhận ra sự khác nhau giữa đồng bằng và cao nguyên .
-Yêu cầu các nhóm quan sát tranh và ảnh 3, 4, 5, thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến và trình bày trước lớp.
-GV gợi ý:
+So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
-Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng nhưng khác nhau về nhiều điểm như : độ cao, màu đất
Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên
-Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 131 SGK, vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
-
-Tiến hành thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm thảo luận nhanh nhất sẽ trình bày ý kiến:
 .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
-So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
-Bề mặt đồng bằng và cao nguyêngiống nhau ở điểm nào?
-Về nhà ôn tập các kiến thức đã học về tự nhiên để chuẩn bị cho tiết ôn tập sau.
-Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc