Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

Tiết 10: NGƯỜI MẸ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

A. TẬP ĐỌC

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Chú ý các từ ngữ: hớt hải, áo choàng, khẩn khoản

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục học sinh biết vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Trường Tiểu học Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
Tiết 10: NGƯỜI MẸ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
A. TẬP ĐỌC 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: hớt hải, áo choàng, khẩn khoản
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật; Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục học sinh biết vâng lời và hiếu thảo với cha mẹ.
B. KỂ CHUYỆN
1. Rèn kỹ năng nói: Bước đầu biết cùng các bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai với giọng điệu phù hợp với từng nhân vật.
2. Rèn kỹ năng nghe: Tập trung theo dõi các bạn dựng lại câu chuyện theo vai; nhận xét, đành giá đúng cách kể của mỗi bạn.
* Các KNS: - Ra quyết định, giải quyết vấn đề - Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.
* PP/KTDH: -Trình bày ý kiến cá nhân - Trình bày 1 phút - Thảo luận nhóm
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
A. TẬP ĐỌC 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện đọc
* Giáo viên đọc mẫu bài văn - Tóm tắt nội dung - HD chung cách đọc.
* Giáo viên hướng dẫn đọc kết hợp với giải nghĩa từ 
- Đọc từng câu. GV sửa phát âm cho HS.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu trong bài (1 - 2 lần).
- Đọc đoạn trước lớp
- Luyện đọc từng đoạn, GV chú ý HD HS ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và giữa các cụm từ trong câu văn dài.
- GV kết hợp mời HS giải thích (hoặc GV giảng) các từ ngữ ở chú giải.
- Đọc đoạn trong nhóm 
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn trong nhóm đôi. Giáo viên theo dõi nhắc nhở.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
* GV cho học sinh đọc thầm đoạn .
- Kể lại vắn tắt chuyện xảy ra ở đoạn 1.
- HS kể tóm tắt đoạn 1: Đứa con bị ốm, người mẹ đã thức trông con suốt mấy đêm liền. Bà mệt quá thiếp đi, thần chết đến bắt mất con. Bà mẹ quyết tâm đi tìm con.
+ GV ghi: mấy đêm ròng, thiếp đi
* Học sinh đọc thành tiếng đoạn 2, lớp đọc thầm, TLCH:
- Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà ?
- Bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai: Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó, làm nó đâm chồi nảy lộcvà nở hoa giữa mùa đông buốt giá.
+ GVghi: ôm ghì
* Cả lớp đọc thầm đoạn 3 
- Người mẹ đã làm gì để hồ nước chỉ đường cho bà ?
- Bà mẹ làm theo yêu cầu của hồ nước: khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc.
* Gọi học sinh đọc đoạn 4 
- Thái độ của thần chết như thế nào khi thấy người mẹ ?
- Ngạc nhiên, không hiểu vì sao người mẹ có thể tìm đến tận nơi mình ở.
- Người mẹ trả lời như thế nào?
- Người mẹ trả lời "vì bà là mẹ" ( Người mẹ có thể làm tất cả vì con và đòi thần chết trả con cho mình)
* GV yêu cầu HS cả lớp đọc toàn bài, trao đổi nhóm đôi trong 1’ để trả lời câu hỏi 4. SGK(chọn ý đúng nhất nói lên nội dung câu chuyện.)
- Mời HS phát biểu. 
GV nhận xét, chốt lại: Cả 3 ý đều đúng, nhưng đúng nhất là ý c.
d. Luyện đọc lại
- Giáo viên chọn đọc mẫu đoạn 4. Lưu ý cho HS về giọng đọc. 
Hướng dẫn học sinh đọc theo vai.
- GV cho 2 nhóm (Mỗi nhóm 6 HS) thi đọc theo cách phân vai.
GV nhận xét, tuyên dương.
B. KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ
2. HD HS dựng lại câu chuyện theo vai:
- HS đọc yêu cầu phần kể chuyện.
- GV nhắc HS: Nói lời nhân vật mình đóng vai theo trí nhớ, không nhìn sách Có thể kèm với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- GV chia lớp thành các nhóm 6 và giao cho các nhóm tự phân vai tập dựng lại câu chuyện.
- Các nhóm tự phân vai tập dựng lại câu chuyện.
- Cho các nhóm làm việc
- GV mời 2 nhóm lên thi dựng lại câu chuyện theo vai.
GV nhận xét, khen ngợi nhóm, HS kể tốt.
Củng cố - Dặn dò
- Nội dung câu chuyện nói lên điều gì ? 
- Qua câu chuyện, em hiểu gì về tấm lòng người mẹ? (Người mẹ rất yêu con, rất dũng cảm. Ngời mẹ có thể làm tất cả vì con. Người mẹ có thể hi sinh bản thân cho con được sống )
- Em phải làm gì để mẹ vui lòng? (Ngoan, chăm học )
- Dặn HS về đọc và kể lại câu chuyện này cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Ông ngoại.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 16: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết làm tính cộng, trừ các số có ba chữ số; cách tính nhân, chia trong bảng đã học.
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).
- Rèn cho học sinh tính chính xác khi thực hiện tính.
- BT cần làm: 1, 2, 3, 4.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện tập
- BT cần làm: 1, 2, 3, 4, em nào làm xong làm tiếp bài 5.
Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta điều gì ?
- Đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu học sinh tự giải.
- Mời 6 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
Bài 2
- Cho HS nêu yêu cầu của bài tập.
- x là thành phần gì trong phép tính?
- Muốn tìm x ta làm thế nào?
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập.
a) x x 4 = 32 b) x : 8 = 4
 x = 32 : 4 x = 4 x 8
 x = 8 x = 32 
- Chữa bài, yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số cha biết trong phép nhân, số bị chia chia biết trong phép chia khi biết các thành phần còn lại của phép tính.
- HS nhận xét, nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy
 Bài 3 
- Cho HS đọc thầm yêu cầu của bài.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Tìm số lít dầu ở thùng hai có nhiều hơn thùng thứ nhất.
- Cả lớp làm bài vào vở, mời 2 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
	Số lít dầu thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất là: 
 	160 - 125 = 35 (l)
 	Đáp số: 35 l dầu 
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng và thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính.
Bài 4
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 
- Bài toán yêu cầu chúng ta điều gì ?
- Muốn biết thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất bao nhiêu lít ta phải làm thế nào ? (GV hỏi nhỏ HS yếu)
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Chữa bài và ghi điểm .
Bài 5
- Yêu cầu học sinh tự vẽ hình, sau đó yêu cầu 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài lẫn nhau.
- Hình cây thông gồm những hình nào ghép lại với nhau ?
- Hình cây thông gồm 2 hình tam giác tạo thành tán lá và 1 hình vuông tạo thành thân cây thông
Củng cố - dặn dò
- GV giúp HS khắc sâu các kiến thức vừa luyện.
- Dặn HS về ôn bài, HS yếu làm lại BT 1 (18).
Chuẩn bị giờ toán sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 3: GIỮ LỜI HỨA
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu: Thế nào là giữ lời hứa và vì sao phải giữ lời hứa.
- Học sinh biết giữ lời hứa với bạn bè và với mọi người.
- Học sinh có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và khômg đồng tình với những người hay thất hứa.
- Thông qua bài học giáo dục kỹ năng sống cho HS. 
* Các KNS: 
- Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.
- Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình.
* PP/KTDH: Nói tự nhủ - Trình bày 1 phút - Lập kế hoạch
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm hai người (BT 4/ VBT)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT4.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (3’)
- GV mời một số nhóm trình bày.Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 GVkết luận: 
- Các việc làm a, d là giữ lời hứa.
- Các việc làm b, c là không giữ lời hứa.
Hoạt động 2: Đóng vai (BT5/ VBT)
- GV cho HS đọc yêu cầu BT5.
- GV chia lớp thành 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai tình huống có trong BT5.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai
- Mời các nhóm lên đóng vai.
GV nhận xét.Cả lớp theo dõi và nhận xét.
 GVkết luận: Em cần xin lỗi bạn, giải thích lí do và khuyên bạn không nên làm điều sai trái.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT6/ VBT)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến, quan điểm có liên quan đến việc giữ lời hứa(có trong BT6), yêu cầu HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ: đồng tình (thẻ đỏ), không đồng tình (thẻ xanh), lưỡng lự (thẻ trắng).
GV kết luận:
Đồng tình với các ý kiến b, d, đ; không đồng tình với ý kiến a, c, e.
* Kết luận chung: Giữ lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người tin cậy và tôn trọng.
Củng cố - Dặn dò
- Học sinh nhắc lại phần ghi nhớ.
- Giáo viên hệ thống bài học.
- Dặn HS thực hiện giữ lời hứa.	Chuẩn bị bài 3: Tự làm lấy việc của mình.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 17: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
 Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của HS, tập trung vào: 
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có ba chữ số (có nhớ một lần) . 
- Khả năng nhận biết các phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2; 1/3; 1/4; 1/5).
- Giải bài toán có một phép tính. 
- Biết tính độ dài đờng gấp khúc (trong phạm vi các số đã học). 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 HS làm bài kiểm tra
- GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra, ghi đề bài lên bảng.
ĐỀ BÀI
1. Đặt tính rồi tính: 
327 + 416; 	561 - 244; 	462 + 354; 	728- 456. 
2.Tìm x:
a) 167 + x = 582 b) x - 325 = 283
3. Mỗi hộp cốc có 4 cái cốc. Hỏi 8 hộp cốc nh thế có bao nhiêu cái cốc?
4. a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD (có kích thước ghi trên hình vẽ):
 35cm 25cm 40cm
 b) Đường gấp khúc ABCD có độ dài là mấy mét?
CÁCH ĐÁNH GIÁ
Bài 1: (4 điểm) Mỗi phép tính đúng được 1 điểm. 
Bài 2: (1 điểm) Mỗi ý làm đúng được điểm. 
Bài 3: (2,5 điểm) 
- Viết câu lời giải đúng được 1 điểm 
- Viết phép tính đúng đợc 1 điểm 
- Viết đáp số đúng đợc 0,5 điểm 
Bài 4: (2,5 điểm) 
a.Tính đúng độ dài đường gấp khúc đợc 2 điểm gồm: 
- Câu lời giải đúng được 1 điểm. 
- Viết phép tính đúng được 1 điểm 
b. Đổi độ dài đường gấp khúc ra mét được điểm. 
(100cm = 1m).
Củng cố - dặn dò
- GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
- Dặn HS về ôn bài. Xem trước bài: Bảng nhân 6.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ ba, ngày 11 tháng 9 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 7: NGHE - VIẾT: NGƯỜI MẸ
I. MỤC TIÊU 
- Rèn kĩ năng viết chính tả:
-Nghe, viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Biết viết hoa các chữ đầu câu, các tên riêng. Viết đúng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm.
- Làm đúng các bài tập 2a, 3a phân biệt các âm đầu dễ lẫn: d/ gi/ r.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết bài .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc diễn cảm bài chính tả.
1 HS đọc lại bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS nắm nội dung đoạn viết, hỏi: ...  tập viết ở bài trước)
* Luyện viết từ ứng dụng (tên riêng).
- GV giới thiệu: Cửu Long là tên dòng sông lớn nhất nớc ta, chảy qua nhiều tỉnh ở Nam Bộ.
- GV đính lên bảng mẫu chữ: 
- GV viết mẫu lên bảng.
- HS nhận xét độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ và các chữ.
* Luyện viết câu ứng dụng
* HS đọc câu ứng dụng: Công cha  chảy ra.
- GV giúp HS hiểu câu ca dao: Công ơn của cha mẹ rất lớn lao.
- Trong câu này, những chữ nào được viết hoa? Vì sao?Công cha, Nghĩa mẹ
- GV đưa mẫu câu ứng dụng.
Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết
- GV nêu yêu cầu: 
+ Các chữ viết hoa viết 2 dòng cỡ nhỏ.
+ Từ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu ứng dụng viết 1 lần cỡ nhỏ.
- GV nhắc HS t thế ngồi đúng.
GV quan sát HS viết bài, uốn nắn t thế cho các em.
Chấm, chữa bài
- GV thu chấm 5 - 7 bài.
- GV nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Biểu dương những HS viết chữ đúng đẹp.
- Dặn HS về viết tiếp phần còn lại của bài, HTL câu ca dao.
- Chuẩn bị bài 5.
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm, ngày 13 tháng 9 năm 2012
MĨ THUẬT
Tiết 4: VẼ TRANH ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I. MỤC TIÊU
- Hiểu nội dung đề tài Trường em .
- Biết cách vẽ tranh đề tài Trường em.
- Vẽ được tranh đề tài Trường em. HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- HS biết mối quan hệ giữa thiên nhiên hiên và con người. Có ý thức BVMT.Giáo dục HS yêu mến trường lớp của mình, giữ gìn cảnh quan trường lớp.
* Biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và con ngời. Có ý thức bảo vệ môi trường. Biết giữ gìn cảnh quan môi trường.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV sử dụng tranh của HS lớp trước và đặt các câu hỏi gợi ý: 
- Đề tài nhà trờng có thể vẽ gì?
- Giờ học trên lớp, các hoạt động ở sân trường trong giờ ra chơi,  
- Các hình ảnh nào thể hiện nội dung chính trong tranh ?
- cây, nhà, người, vườn hoa, 
- Cách sắp xếp hình và vẽ màu nh thế nào để rõ được nội dung tranh?
- GV cho HS quan sát tranh về các đề tài khác:
- Các tranh này có vẽ về đề tài nhà trường không? Vì sao em biết?
- Con người và môi trường xung quanh có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Em đã làm gì để bảo vệ môi trường?
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh
- Gợi ý để học sinh lựa chọn nội dung tranh phù hợp với khả năng của mình. VD: vui chơi ở sân trường, đi học, giờ học trên lớp, học nhóm, cảnh sân trường...
- Chọn hình ảnh chính, phụ để làm rõ nội dung bức tranh.
- Cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối. Nhắc HS nên vẽ đơn giản, không nên tham nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Cho HS vẽ tranh vào vở tập vẽ. Giáo viên quan sát và giúp đỡ, hướng dẫn thêm cho HS.
- Nhắc HS sắp xếp hình ảnh chính, phụ sao cho cân đối với phần giấy để vẽ tranh.
- Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác của các hình ảnh chính trong tranh và tìm màu vẽ cho phù hợp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cho HS trng bày bài vẽ.
- Gợi ý để học sinh nhận xét bài vẽ và xếp loại. 
- Giáo viên nhận xét kết quả thực hành của HS.
- Em cần làm gì để trường lớp luôn sạch đẹp?
Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về hoàn thành bài (nếu chưa xong). 
- Chuẩn bị bài sau: “Tập nặn tạo dáng: Nặn quả”.(Quan sát các loại quả; đất nặn)
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2012
CHÍNH TẢ
Tiết 8: ÔNG NGOẠI (Nghe viết)
I. MỤC TIÊU 
* Rèn kỹ năng viết chính tả: 
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2- 3 tiếng có vần oay (BT2).
- Làm đúng các bài tập 3a phân biệt các tiếng có âm đầu r/gi/d.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận và cách trình bày bài viết .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hướng dẫn HS viết chính tả
* Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc bài chính tả.
- Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đi những đâu?
- Đi khắp các căn lớp trống, nơi trường tiểu học bạn nhỏ sẽ học.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả. GV hỏi:
- Đoạn văn có mấy câu?- 3 câu
- Chữ đầu các câu viết như thế nào ?- Viết hoa chữ cái đầu câu 
-Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa? Vì sao?- Những chữ cái đầu mỗi câu: Trong, Ông, Tiếng.
- HD HS tập viết những từ hay viết sai.
GV đọc từng từ cho HS lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
ngôi trường, loang lổ, trong trẻo ...
* Viết chính tả 
- GV đọc lại bài chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở, chú ý uốn nắn tư thế HS.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài để HS soát và chữa lỗi trong bài viết.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài, Cho cả lớp tự làm bài vào vở nháp.
- GV tổ chức cho 2 nhóm (mỗi nhóm 3 em) lên chơi trò chơi “Tiếp sức”: HS mỗi nhóm tiếp nối nhau lên viết các từ có tiếng chứa vần oay. Nhóm nào viết đúng - nhanh nhóm đó thắng cuộc.
- Yêu cầu HS cuối cùng thay mặt cả nhóm đọc kết quả.
- Giáo viên nhận xét, chốt ý đúng:
xoay tròn, loay hoay, xoáy 
Bài 3a
- GV mời HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho cả lớp tự làm bài vào vở nháp.
- GV đa bảng phụ ghi bài tập, mời 3 HS tiếp nối nhau lên làm.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng:
giúp ; hung dữ ; ra
Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về xem lại bài viết này. Chuẩn bị bài chính tả sau.
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2012
TOÁN
Tiết 20: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ)
I. MỤC TIÊU
 Giúp học sinh:
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
- Vận dụng được để giải các bài toán có một phép nhân .
- BT cần làm:1, 2a, 3.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hướng dẫn thực hiện
- GV nêu và ghi phép tính: 12 x 3 = ?
- Nêu tên gọi các thành phần trong phép tính?( 12 là thừa số, 6 là thừa số)
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm kết quả.
- 12 x 3 bằng bao nhiêu?
- 12 x 3 = 12 + 12 + 12 = 36
- 12 x 3 = 36
- GV HD HS đặt tính theo cột dọc rồi tính kết quả.
 12 * 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. 
 X 3	 * 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 36 * Vậy 12 nhân 3 bằng 36
- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện.
- So sánh kết quả của hai cách tính?- bằng nhau
- Cách tính nào nhanh gọn hơn?
- Đặt tính theo cột dọc rồi tính kết quả nhanh gọn hơn.
- Yêu cầu HS thực hiện lại phép nhân vào vở.
Thực hành 
- BT cần làm:1, 2a, 3.
Bài 1
- GV mời HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu 4 lên bảng làm bài và trình bày cách tính 
- GV nhận xét, chốt cách nhân.
Bài 2 (em nào làm xong làm tiếp ý b)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và tính kết quả, sau đó tự làm bài.
- Đặt tính sao cho hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
Thực hiện tính từ phải sang trái 
- GV mời 3 HS lên làm.
- GV nhận xét, khắc sâu cách nhân.
Bài 3
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài toán.
- Có tất cả mấy hộp bút màu?- Có 4 hộp 
- Mỗi hộp có mấy bút màu?- Mỗi hộp có 12 bút màu.
- Bài toán hỏi gì?- 4 hộp có bao nhiêu bút màu?
- Yêu cầu học sinh làm bài.
+ 1 HS lên tóm tắt, 1 HS lên giải.
Tóm tắt
1 hộp : 12 bút
4 hộp : ? bút
Bài giải
4 hộp có số bút màu là:
12 x 4 = 48 (bút)
 Đáp số: 48 bút
- Nhận xét, chữa bài và ghi điểm cho học sinh.
Củng cố - Dặn dò
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- Dặn HS về ôn bài, HS yếu làm lại BT 1(21). 
- Chuẩn bị bài sau: "Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)".
@Rút kinh nghiệm:	
Thứ sáu, ngày 14 tháng 9 năm 2012
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, học sinh biết:
- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được ngỉ ngơi, thư giãn.
- Nêu được 1 số việc cần làm để giữ gìn. bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
* Các KNS: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động.-Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch.
* PP/KTDH: -Trò chơi - Thảo luận nhóm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Trò chơi vân động
Bước 1
- Trước hết cho HS chơi trò chơi đòi hỏi vận động ít: trò chơi “Con thỏ, ăn cỏ, uống nớc, vào hang” chỉ cần HS đứng tại chỗ, nghe và làm một số động tác chơi bằng tay.
- Lúc đầu GV hô chậm, sau hô nhanh dần.
Sau khi HS chơi xong, GV hỏi:
- Em có nhận thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi yên không?- nhanh hơn 
Bước 2
- GV cho HS chơi trò chơi đòi hỏi vận động nhiều: trò chơi “Đổi chỗ”.
- Sau khi HS chơi xong, GV yêu cầu HS:
- So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi?- Khi vận động mạnh nhịp đập của tim nhanh hơn khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi.
GV kết luận: Tim của chúng ta luôn hoạt động. Khi vận động mạnh hoặc vui chơi, nhịp đập của tim nhanh hơn mức bình thường. Điều này rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên nếu lao động hoặc vui chơi quá sức tim có có thể sẽ bị mệt, ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải biết làm những việc để bảo vệ tim mạch của mình.
Hoạt động 2: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
Bước 1: Thảo luận nhóm đôi.
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình ở SGK/ 19 kết hợp với hiểu biết của bản thân để thảo luận các câu hỏi sau (Ghi trong phiếu học tập):
+ Hoạt động nào trong các hình có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức?
+ Theo bạn, những trạng thái cảm xúc nào dới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
 Khi vui quá.
 Lúc hồi hộp, xúc động mạnh.
 Lúc tức giận.
 Thư giãn.
+ Tại sao chúng ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?
+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống giúp bảo vệ tim mạch và những thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp, gây sơ vữa động mạch?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình phần trả lời 1 câu hỏi. 
- GV cho HS nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần :
+ Sống vui khoẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận, 
+ Không mặc quần áo và đi giày dép quá chật.
+ Ăn uống điều độ, đủ chất, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, 
Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về ôn bài, làm BT trong VBT. Chuẩn bị bài 9 "Phòng bệnh tim mạch"
@Rút kinh nghiệm:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 4.doc