Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường tiểu học Hương Mỹ 1

Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường tiểu học Hương Mỹ 1

Tập đọc – Kể chuyện

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

A. Tập đọc.

 - Đọc đúng rành mạch , biết nghỉ hơi họp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Hiểu được ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận và sửa lổi là người dũng cảm. (Trả lời được các câu hỏi SGK).

 -Biết nhận lỗi v sữa lỗi

 *BVMT việc leo rào của các bạn làm giật cả những cây hoa trong vườn trường.Tư đó GD hs ý thức giữ gìnvà bảo ve môi trường,tránh nhưng việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh

 

doc 40 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 868Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 5 - Trường tiểu học Hương Mỹ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND:13/9
Tiết:13-14	Tập đọc – Kể chuyện
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
A. Tập đọc.
	- Đọc đúng rành mạch , biết nghỉ hơi họp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
	- Hiểu được ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi, người dám nhận và sửa lổi là người dũng cảm. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
 -Biết nhận lỗi và sữa lỗi
 *BVMT việc leo rào của các bạn làm giật cả những cây hoa trong vườn trường.Tư øđó GD hs ý thức giữ gìnvà bảo ve ämôi trường,tránh nhưng việc làm gây tác hại đến cảnh vật xung quanh
B. Kể Chuyện.
	- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
	- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Tranh minh họa bài học trong SGK.
 Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
	* HS: SGK, vở.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Khởi động: Hát.(1’)
Bài cũ: Ông ngoại.(5’)
- GV mời 2 HS đọc bài “ Ông ngoại” và hỏi.
+ Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
+ Ông ngoại giúp bạn nhỏ đi học như thế nào?
- GV nhận xét.
Giới thiệu bài(1’)
	Giới thiiệu bài – ghi tựa: 
 4. Hoạt động dạy và học.
* Hoạt động 1: Luyện đọc (34’)
- Mục tiêu: Giúp HS bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
GV đọc mẫu bài văn.
GV cho HS xem tranh minh họa.
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
GV mời HS đọc từng câu.
GV mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
GV lưu ý HS đọc đúng các câu:
. Lời viên tướng: Vượt rào, / bắt sống lấy nó ! // - Chỉ những thằng hèn mới chui. – Về thôi. (mệnh lệnh, dứt khoát).
. Lời chú lính nhỏ: Chui vào à? ( rụt rè, ngập ngừng) - Ra vườn đi ! (khẽ, rụt rè) - Như vậy là quá hèn. ( quả quyết)
GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của truyện.
GV nhắc nhở HS nghỉ hới đúng, giọng phù hợp với nội dung.
GV mời HS giải thích từ mới: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.
GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
GV theo dõi HS, hướng dẫn HS đọc đúng.
- GV cho HS các nhóm thi đọc. Lớp chia thành 4 nhóm.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn truyện.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.(12’)
- Mục tiêu: Giúp HS nắn được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- GV đưa ra câu hỏi:
- HS đọc thành tiếng đoạn 1.
 + Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? Ở đâu?
- GV mời cả lớp đọc thầm đoạn 2:
+ Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
 + Việc leo rào của các bạn đã gây ra hậu quả gì?
*GD hs có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường,tránh những việclàm gây tác hại đến cảnh vật xunh quanh
- GV mời 1 HS đọc đoạn 3. 
+ Thầy giáo mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?
- GV cho HS thảo luận từng nhóm đôi để trả lời câu hỏi :
+ Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
- GV nhận xét, chốt lại : Vì chú sợ hãi. Vì chú đang suy nghĩ rất căng thẳng nhận lỗi hay là không. Vì chú quyết định nhận lỗi.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 4:
+ Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “ Về thôi!” của viên tướng?
+Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
+ Ai là người dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.(7’)
- Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng những câu văn dài, toàn bài
- GV đọc lại đoạn 4.
- GV hướng dẫn HS đọc:
. Về thôi ! //
. Như vậy là hèn. //
. Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.
. Những người lính và viên tướng / sững lại / nhìn chú lính nhỏ. // ( giọng ngạc nhiên).
. Rồi, / cả đội bước nhanh theo chú, / như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.// (giọng vui, hào hứng).
- GV mời 4 HS thi đọc đoạn văn.
- GV nhận xét , công bố bạn nào đọc hay nhất.
- GV mời 4 HS các em tự phân theo các vai, đọc lại truyện.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.(19’)
- Mục tiêu: Dưạ vào các tranh minh họa kể lại câu chuyện.
- GV treo tranh minh họa sau đó mời 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn câu chuyện.
. Tranh 1: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ có thái độ ra sao?
. Tranh 2: Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính nhỏ vượt rào bằng cách nào? Kết quả ra sao?
. 
Tranh 3: Thầy giáo nói gì với HS? Thầy mong điều gì ở các bạn?
. Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính nhỏ phản ứng ra sao? Câu chuyện kết thúc thế nào?
- GV mời 2 HS thi kể chuyện.
- GV nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HS đọc bài trả lời câu hỏi
PP: Thực hành cá nhân, hỏi đáp, trực quan.
Học sinh đọc thầm theo GV.
HS đọc từng câu.
HS đọc từng đoạn trước lớp.
HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài.
HS giải nghĩa từ. Đặt câu với những từ đó.
HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Bốn nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn..
HS đọc lại toàn chuyện.
PP: Đàm thoại, hỏi đáp, giảng giải.
HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường..
1 HS đọc đoạn 2.
Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
Hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
HS đọc đoạn 3.
Thầy mong học sinh dũng cảm nhận khuyết điểm.
Đại diện các nhóm lên cho ý kiến của mình.
HS nhận xét.
Chú nói “ như vậy là quá hèn”, rồi quả quyết bước về phía trường.
Mọi người sững sờ nhìn chú, rồi bước nhanh theo chú như bước theo một người chỉ huy dũng cảm.
Chú lính đã chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào lại là người lính dũng cảm nhận lỗi và sữa lỗi.
PP: Kiểm tra, đánh giá trò chơi.
Hai nhóm thi đọc truyện theo vai.
HS nhận xét.
HS thi đọc đoạn văn.
HS nhận xét.
HS đọc truyện theo vai của mình.
PP: Quan sát, thực hành, trò chơi.
- HS quan sát lần lượt 4 tranh minh họa.
- 4 HS nối tiếp nhu kể 4 đoạn câu chuyện.
- HS tự lập nhóm và phân vai.
- Vượt rào bắt sống nó.chú lính nhỏ nhìn thủ lĩnh ngập ngừng.
Leo lên hàng rào. Chú lính nhỏ chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào. Kết quả hàng rào đổ.
Thầy hỏi “ Hôm qua em nào phá hàng rào”?. Thầy mong học sinh dũng cảm nhận lỗi.
 “ Về thôi”. Chú lính nhỏ nói “ như vậy là quá hèn” . 
- Hai HS lên thi kể chuyện.
- HS nhận xét.
 5. Tổng kềt – dặn dò.(1’)
Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Mùa thu của em.
Nhận xét bài học.
ND:15.9 
Tiết:5	Tập viết
ÔN TẬP CHỮ C
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); Viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng : Chim khơn dể nghe (1lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
	- Chữ viết rỏ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng ; Bước đầu biết nối nét giữa chữ hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 -Rèn tính cẩn thận và viết nắn nót
II/ Chuẩn bị:	* GV: Mẫu viết hoa Ch.
	 Các chữ Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
 * HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Khởi động: Hát.( 1)’
Bài cũ:( 5’)
- GV kiểm tra HS viết bài ở nhà.
Một Hs nhắc lại từ và câu ứng dụng ở bài trước.
GV nhận xét bài cũ.
Giới thiệu và nê vấn đề(.1’)
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động(25’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu chữ Ch hoa.
- Mục tiêu: Giúp cho HS nhận biết cấu tạo và nét đẹp chữ Ch.
- GV treo chữõ mẫu cho HS quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ Ch?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- Mục tiêu: Giúp HS viết đúng các con chữ, hiểu câu ứng dụng.
Luyện viết chữ hoa.
 GV cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: 
 Ch, V, A, N. 
- GV viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ.
- GV yêu cầu HS viết chữ “Ch, V, A” vào bảng con.
HS luyện viết từ ứng dụng.
- GV gọi HS đọc từ ứng dụng: 
 Chu Văn An.
 - GV giới thiệu: Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần (1292 – 1370) . ông có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.
Luyện viết câu ứng dụng.
GV mời HS đọc câu ứng dụng.
 Chim khơn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn ăn nĩi diệu dàng dể nghe
- GV giải thích câu tục ngữ: Con người phải biết nói năng dịu dàng, lịch sự.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
- Mục tiêu: Giúp HS viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.
- GV nêu yêu cầu:
 + Viết chữ Ch: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ A vàø V: 1 dòng cỡ nhỏ.
 + Viết chữ Chu Văn An: 1dòng cỡ nhỏ.
 + Viết câu tục ngữ: 1 lần.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
* Hoạt động 3: Chấm chữa bài.
- Mục tiêu: Giúp cho HS nhận ra những lỗi còn sai để chữa lại cho đúng.
- GV thu từ 5 đến 7 bài để chấm.
- GV nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.
- Trò chơi: Thi viết chữ đẹp.
- Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Ch. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- GV công bố nhóm thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
PP: Trực quan, vấn đáp.
HS quan sát.
HS nêu.
PP: Quan sát, thực hành.
HS tìm.
HS quan sát, lắng nghe.
HS viết các chữ vào bảng con.
HS đọc: tên riêng Chu Văn An..
HS viết trên bảng con.
HS đọc câu ứng dụng:
HS viết trên bảng con các chữ: Chim, Ngươì
PP: Thực hành, trò chơi.
HS nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
HS viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
Đại diện 2 dãy  ... III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
.Khởi động: Hát.
Bài cũ: Luyện tập .
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa 84 x 3 ; 32 x 4 
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài
 Giới thiệu bài – ghi tựa.
4 . Hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thành lập bảng chia 6.
- GV gắn một tấm bìa có 6 hình tròn lên bảng và hỏi: Vậy 6 lấy một lần được mấy?
- Hãy viết phép tính tương ứng với “ 6 được lấy 1 lần bằng 6”?
- Trên tất cả các tấm bìa có 6 chấm tròn, biết mỗi tấm có 6 chấm tròn . Hỏi có bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa.
- GV viết lên bảng 6 : 6 = 1 và yêu cầu HS đọc phép lại phép chia .
- GV viết lên bảng phép nhân: 6 x 2 = 12 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- GV gắn lên bảng hai tấm bìa và nêu bài toán “ Mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi 2 tấm bìa như thế có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”.
- Trên tất cả các tấm bìa có 12 chấm tròn, biết mỗi tấm bìa có 6 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
-Hãy lập phép tính . 
- Vậy 12 : 6 = mấy?
- GV viết lên bảng phép tính : 12 : 6 = 2.
- Tương tự HS tìm các phép chia còn lại
- GV yêu cầu cả lớp nhìn bảng đọc bảng chia 6. HS tự học thuộc bảng chia 6
- Tổ chức cho HS thi học thuộc lòng.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính nhẩm đúng, chính xác.
Cho học sinh mở vở bài tập.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau nói kết quả cho nhau nghe.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV nhận xét, chốt lại: 
* Hoạt động 3: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải toán có lời văn.
 Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:
+ Bài toán cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và giải bài toán.
- Một em lên bảng giải.
- Gv chốt lại:
 Mỗi đoạn dây đồng dài:
 48 : 6 = 8 (cm).
 Đáp số 8 cm.
Bài 4 ( Dành cho HS khá, giỏi)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài. Một em lên bảng giải.
- GV chốt lại:
 Số đoạn dây được cắt là:
 48 : 6 = 8 (đoạn)
 Đáp số : 8 đoạn.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 84 32
 x 3 x 4
 92 128
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HS quan sát hoạt động của Gv và trả lời: 6 lấy một lần được 6.
Phép tính: 6 x 1 = 6.
Có 1 tấm bìa.
Phép tính: 6 : 6 = 1.
HS đọc phép chia.
Có 12 chấm tròn.
Có 2 tấm bìa.
Phép tính : 12 : 6 = 2
Bằng 2.
HS đọc lại.
HS tìm các phép chia.
HS đọc bảng chia 6 và học thuộc lòng.
HS thi đua học thuộc lòng.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh tự giải.
12 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trước lớp.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS làm bài.
4 HS lên bảng làm.
HS nhận xét bài làm của bạn.
PP: Luyện tập, thực hành.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Bài toán cho biết có 48 cm dây đồng, được cắt làm 6 đoạn bằng nhau.
Mỗi đoạn dây dài bao nhiêu cm?
HS tự làm bài.
Một HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
HS sửa vào Vở.
HS đọc đề bài.
HS tự giải. Một em lên bảng làm.
HS nhận xét.
5. Tổng kết – dặn dò.
Học thuộc bảng chia 6.
Làm bài 3, 4
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
Ngày dạy:17.9
LUYỆN TẬP
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 6, chia 6 .
	- Vận dụng trong giải toán có lời văn ( có một phép chia 6)
	- Biết xác định 1/6 của một hình đơ giản.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Bảng chia 6.
- Gọi 2 học sinh lên đọc bảng chia 6.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách tính nhẩm, tính giá biểu thức.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần a).Nêu miệng.
+ Khi biết 6 x 9 = 54, có thể ghi ngay kết quả 54 : 6 được không?
- GV yêu cầu HS đọc từng cặp phép tính trong bài.
- HS tiếp tục đọc phần b)
- GV nhận xét
Bài 2: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV yêu cầu HS nêu ngay kết quả của các phép tính trong bài.
- GV yêu cầu HS làm miệng.
- GV nhận xét, chốt lại. 
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em giải đúng các bài toán có lời giải, nhận biết 1/6 hình chữ nhật
 Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu HS tóm tắt bài toán và làm bài vào Vở
Một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, chốt lại:
 Mỗi bộ quần áo may hết số mét vải là:
 18 : 6 = 3 (m).
 Đáp số : 3 m
Bài 4:
- GV mời HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS quan sát và tìm hình đã được chia thành 6 phần bằng nhau.
+ Hình 2 đa õđược tô màu mấy phần?
+ Hình 2 được chia làm 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần, ta nói hình 2 đã được tô màu 1/6 hình.
+ Hình 3 đã được tô màu một phần mấy hình ? Vì sao?
* Hoạt động 3: Trò chơi
- Mục tiêu: Củng cố lại cách tìm số bị chia.
- GV chia HS thành 2 nhóm. Chơi trò: “ Ai nhanh”.
x : 7 = 15 ; x : 8 = 24.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS đọc bảng chia 6
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Có thể ghi ngay 54 :6 vì lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
4 HS nối tiếp nhau đọc kết quả từng phép tính trước lớp.
4 HS lên bảng làm phần b
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS làm bài tập. Ba HS lên bảng làm.
9 HS nối tiếp nhau đọc từng phép tính trong bài.
HS nhận xét.
PP: Thực hành, thảo luận.
HS đọc yêu cầu đề bài.
HS làm vào vở
Một HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
HS đọc yêu cầu đề bài.
Hình 2 đã được tô màu 1 phần.
Hình 3 đả tô màu 1/6 hình. Vì hình được chia thành 6 phần bằng nhau, đã tô màu 1 phần.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Đại diện các nhóm lên thi.
HS nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 2,3.
Chuẩn bị bài: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
Nhận xét tiết học.
Ngày dạy:18.9
TÌM MỘT TRONG CÁC PHẦN BẰNG NHAU 
CỦA MỘT SỐ
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Biết cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
	- Vận dụng được để giải bài toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị:
	* GV: Bảng phụ, phấn màu.
	* HS: bảng con.
III/ Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng sửa bài 24 x 6 ; 18 x 4 
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm một trong các phần bằng nhau của một số .
- GV nêu bài toán “ Chị có 12 cái kẹo, chị cho em 1/3 số kẹo đó. Hỏi chị cho em mấy cái kẹo?”.
+ Chị có tất cả bao nhiêu cái kẹo?
+ Muốn lấy được 1/3 của 12 cái kẹo ta làm thế nào?
+ 12 cái kẹo, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần được mấy cái kẹo?
+ Em làm thế nào để tìm được 4 cái kẹo?
-> 4 cái kẹo chính là 1/3 của 12 cái kẹo.
- Vậy muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào?
- Nhiều HS nhắc lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 1. 
 - Mục tiêu: Giúp HS viết số thích hợp vào ô trống, giải toán có lời giải.
 Bài 1: 
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích về các số cần điền bằng phép tính.
- GV nhận xét, chốt lại: 
1/2 của 8kg là 4 kg.
1/5 của 35 m là 7m.
1/4 của 24 l là 6 l.
1/6 của 54 phút là 9 phút.
* Hoạt động 3: Làm bài 2.
- Mục tiêu: Giúp cho HS biết giải bài toán cólời văn.
 Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài
+ Cửa hàng có tất cả bao nhiêu mét vải?
+ Đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS tự giải và làm vàovở. Một HS lên bảng làm bài.
- GV chốt lại:.
 Số m vải cửa hàng đã bán được là:
 40 : 5 = 8 (m).
 Đáp số : 8 m.
* Hoạt động 4: 
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách tìm một phần mấy của số.
- GV chia lớp thành 2 nhóm. Cho các thi làm bài
Yêu cầu: Trong thời gian 5 phút, nhóm nào làm bài xong, đúng sẽ chiến thắng.
 Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
 1/4 của 10 kg là . kg.
1/5 của 20 học sinh là . học sinh.
1/3 của 27 quả cam là .. quả cam.
1/6 của 36 l dầu là  l dầu.
- GV nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS thực hiện
PP: Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
 - Đọc đề lại toán.
- 12 cái.
- Ta chia 12 cái kẹo thành 3 phần bằng nhau, sau đó lấy đi một phần.
- Mỗi phần được 4 cái kẹo.
- Ta thực hiện phép chia 12 : 3 = 4.
Muốn tìm một phần mấy của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
PP: Luyện tập, thực hành.
HS đọc yêu cầu đề bài.
4 HS lên bảng làm bài. 
HS nhận xét.
PP: Luyện tập, thực hành, gợi mở, hỏi đáp.
HS đọc yêu cầu của bài.
Cửa hàng có 40 m vải.
Đã bán được 1/5 số vải đó.
Số mét vải mà cửa hàng bán được
Ta phải tìm 1/5 của 40 m vải.
HS làm bài vào vở. Một HS lên bảng làm.
HS nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hai nhóm thi làm toán.
HS nhận xét.
	5. Tổng kết – dặn dò.
Tập làm lại bài.
Làm bài 1,2
Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docL3-LE-TUAN 5.doc