Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hạnh

I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

A- Tập đọc.

1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Chú ý các từ ngữ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, vất vả.

- Biết đọc phân biệt lời nhân vật "tôi" với lời người mẹ.

2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.

- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Từ câu chuyện hiểu lời khuyên. Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.

B- Kể chuyện.

1- Rèn kỹ năng nói.

- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.

- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.

2- Rèn kỹ năng nghe.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

 

doc 26 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 956Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 28 tháng 09 năm 2009
TIẾT 1 + 2 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN
BÀI TẬP LÀM VĂN
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
A- Tập đọc.
1- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Chú ý các từ ngữ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủn, vất vả.
- Biết đọc phân biệt lời nhân vật "tôi" với lời người mẹ.
2- Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện. Từ câu chuyện hiểu lời khuyên. Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói.
B- Kể chuyện.
1- Rèn kỹ năng nói.
- Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện bằng lời của mình.
2- Rèn kỹ năng nghe.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tập đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- Bài cũ. Cuộc họp của chữ viết.
- Gọi 1 HS đọc lại bài và TLCH.
Nêu vai trò quan trọng của dấu chấm câu.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.Ghi đề bài.
2- Luyện đọc.
a) GV đọc mẫu.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa từ.
* Đọc từng câu.
- GV viết bảng: Liu-xi-a, Cô-li-a.Hướng dẫn HS đọc đúng.
- GV kết hợp sửa những từ HS đọc sai: làm văn, loay hoay, rửa bát đĩa, ngắn ngủn, vất vã, . . .
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- HD HS đọc đúng các câu hỏi. 
Những/chẳng lẽ.. thế này?
(giọng băn khoăn). Tôi nhìn xung quanh, ... viết. Lạ thật, ... nhiều thế? (ngạc nhiên).
- Giải nghĩa từ: Khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủn.
- Đặt câu với từ "ngắn ngủn".
* Đọc từng đoạn trong nhóm 
GV quan sát, nhắc nhở.
* Yêu cầu HS đọc bài.
3- Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và 2 + TLCH: 
+ Nhân vật xưng "tôi" trong truyện này tên là gì?
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
+ Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài TLV?
- GV chốt: Cô-li-a khó kể ra những việc đã làm để giúp mẹ vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc. Có lúc bận, mẹ định nhờ nhưng thấy con đang học lại thôi.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 + TLCH: 
+ Thấy các bạn viết nhiều Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4 + TLCH: 
+ Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
+ Vì sao sau đó, Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?
+ Bài đọc giúp em hiểu ra điều gì?
4- Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu đoạn 3,4.
- Yêu cầu HS đọc.
- 1 HS đọc “ Vừa tan học . . . trên trán lấm tấm mồ hôi”+TLCH2.
- 1 HS đọc phần còn lại nói về vai trò quan trọng của dấu chấm câu.
- Nhắc lại đề bài.
- Lắng nghe.
- Quan sát tranh.
- 1-2 HS đọc, cả lớp đọc ĐT.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- HS nối tiếp đọc 4 đoạn.
- HS đọc chú giải.
- 1-2 HS đặt.
- Đọc theo nhóm bàn.
- Ba nhóm nối tiếp đọc ĐT 3 đoạn đầu. 1 HS đọc đoạn 4.
- 1 HS đọc cả bài.
- Cô-li-a.
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?
- HS trao đổi nhóm và phát biểu VD.
+ Thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt.
Vì Cô-li-a chẳng phải làm gì để đỡ mẹ...
-... Cố nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể cả ra những việc mình chưa bao giờ làm...
Cô-li-a viết một điều có thể trước đây em chưa nghĩ đến: "Muốn giúp... mẹ đỡ vất vả"
-... Vì Cô-li-a chưa bao giờ phải giặt quần áo, lần đầu mẹ bảo bạn làm việc này.
-... Vì nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài TLV.
- Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều HS đã tự nói tốt về mình phải cố làm cho bằng được.
- Lắng nghe.
- Vài HS thi đọc diễn cảm đoạn 3, 4.
- 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn văn.
Kể chuyện
1- GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện. Bài tập làm văn. Sau đó chọn kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em (không phải bằng lời của nhân vật "tôi").
2- Hướng dẫn kể chuyện.
a) Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong câu chuyện.
- GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng của 4 tranh.
- GV khẳng định lại trật tự đúng của các tranh là: 3-4-2-1.
b) Kể lại 1 đoạn của câu chuyện theo lời của em.
- Yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và mẫu.
- GV nhắc HS: Bài tập chỉ yêu cầu em chọn kể 1 đoạn của câu chuyện, kể theo lời của em (chứ không phải lời của Cô-li-a).
- Gọi HS kể mẫu.
- GV theo dõi, nhận xét.
-Tuyên dương những HS kể tốt.
* Củng cố, dặn dò:
+ Em có thích bạn nhỏ trong truyện không? Vì sao?
- Dặn về kể câu chuyện cho người thân nghe.
- HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu.
- HS phát biểu.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
- 1 HS kể mẫu 2-3 câu.
- Từng cặp HS tập kể 1 đoạn của câu chuyện.
- Ba HS tiếp nối nhau thi kể một đoạn bất kỳ của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét từng bạn:
Kể có đúng truyện không? Diễn đạt? Đã biết kể bằng lời của mình chưa? Kể có tự nhiên không? 
- Bình chọn người kể hay nhất.
- Dù chưa giúp được mẹ nhiều, bạn nhỏ vẫn là HS ngoan vì bàn muốn giúp mẹ. Bạn không muốn trở thành 1 người nói dối. Bạn vui vẻ làm việc mình đã kể trong BTLV.
=============================
TIẾT 3 TOÁN
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
- Giải các bài toán liên quan đến tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- Bài cũ.
- Yêu cầu HS giải bài tóan:
 42 kg
 ? kg
- Nhận xét, chữa bài. 
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
- Nêu MỤC TIÊU bài học, ghi tên bài. 
2- Luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu cách tính và kết quả.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS phân tích bài toán, tóm tắt, tìm cách giải.
- Yêu cầu HS tự tóm tắt bài tóan:
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự phân tích tóm tắt và giải bài toán.(phương pháp giống B2)
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 4: 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông.
+ Hãy giải thích câu trả lời của em.
- Nhận xét:
3- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện tập giải các bài tóan liên quan đến tìm một trong các phần bằng nhau của 1 số.
- 1 HS lên bảng thực hiện –lớp làm bảng con. 
- Cả lớp nhận xét bạn làm trên bảng.
- Nhắc lại đề bài.
- Mỗi HS thực hiện 1 câu.
a)
½ của 12 cm là 12 : 2 = 6 (cm)
½ của 18 kg là 18 : 2 = 9 (kg).
½ của 10 l là 10 : 2 = 5 (lít).
b)
1/6 của 24m là 24 : 6 = 4 (m).
1/6 của 30 giờ là..... 5 giờ.
1/6 của 54 ngày là....9 ngày.
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc bài toán.
- 1 HS hỏi-mời bạn trả lời.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài tóan hỏi gì?
- 1 HS lên bảng – lớp nháp.
 30 bông
 ? bông
- Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa, ta làm như thế nào? (lấy tổng số bông hoa chia cho số phần bằng nhau).
- 1 HS giải trên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Vân tặng bạn số bông hoa là:
30 : 6 = 5 (bông)
Đáp số: 5 bông hoa
- 2 HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày.
Tóm tắt:
 28 HS
 ? HS
Bài giải 
Lớp 3A có số HS đang tập bơi là:
28 : 4 = 7 (HS)
 Đáp số: 7 HS.
- Các nhóm khác nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, trả lời: H2, H4 đã tô màu 1/5 số ô vuông.
- Mỗi hình có 10 ô vuông. 1/5 của 10 ô vuông là: 10:5 = 2 ô
TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH (TIẾT 2)
I- MỤC TIÊU: 
- Như tiết 1.
II- TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- Như tiết 1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- Bài cũ.
+ Thế nào là tự làm lấy việc của mình?
+ Tự làm lấy việc của mình sẽ mang lại ích lợi gì?
- GV nhận xét chung.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2- Các hoạt động.
a) Hoạt động 1: Liên hệ thực tế.
* MỤC TIÊU: HS tự nhận xét về những công việc mà mình đã tự làm hoặc chưa tự làm.
* Cách tiến hành.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ.
+ Các em đã từng tự làm lấy những việc gì của mình?
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc?
- Kết luận: Khen gợi những em biết tự làm lấy việc của mình khuyến khích HS noi theo.
b) Hoạt động 2: Đóng vai.
* MỤC TIÊU: HS thực hiện được 1 số hành động và biết bày tỏ thái độ phù hợp trong việc tự làm lấy việc của mình qua trò chơi.
* Cách tiến hành.
- GV giao cho các nhóm thảo luận, xử lý tình huống rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai.
- Yêu cầu các nhóm lên trình bày trước lớp
Tình huống 1: Ở nhà, Hạnh được phân công quét nhà nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ làm hộ.
Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó, em sẽ khuyên bạn thế nào?
Tình huống 2: Hôm nay, đến phiên Xuân làm trực nhật lớp, Tú bảo: "Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho"
Bạn Xuân nên ứng xử như thế nào khi đó?
- GV theo dõi, nhắc nhở.
* GV kết luận.
- Nếu có mặt... khuyên Hạnh nên tự quét nhà...
- Xuân lên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi.
c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* MỤC TIÊU: HS biết bày tỏ  ... huột". Yêu cầu biết cách chơi và chơi trò chơi đúng luật.
II- ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN.
- Sân tập sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Còi, kẻ vạch, chuẩn bị dụng cụ cho phần tập đi chuyển hướng.
III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đ/LƯỢNG
ĐỘI HÌNH
1- Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ".
2- Phần cơ bản.
a) Tiếp tục ôn tập hàng ngang, dóng hàng.
- Tập theo tổ, tổ trưởng chỉ huy. GV phát lệnh tập hợp bằng còi, sau đó bao quát chung. Tổ nào tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng sẽ được biểu dương.
b) Học đi chuyển hướng phải, trái.
- GV nêu tên, làm mẫu và giải thích động tác.
- TTCB: như TTCB đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Động tác: khi có lệnh, từng em đi thường hoặc đi nhanh theo đường quy định. Khi đi đến các mốc quy định, thì chuyển hướng đi và cứ tiếp tục như vậy cho đến đích. Động tác đi tự nhiên, khi cần chuyển hướng bàn chân xoay về hướng đó, thân người ngay ngắn. Sau đó khi đi xong về đứng tập hợp ở cuối hàng.
- HS bắt chước làm theo, lúc đầu đi chậm sau tốc độ tăng nhanh dần. GV dùng tiếng vỗ tay điều khiển, đi theo đường quy định, khoảng cách: 1-2 m.
- Cho HS đi theo đường thẳng - chuyển hướng.
- HS tập, GV luôn nhắc nhở, uôn nắn động tác cho từng em. Cho tập theo đội hình nước chảy, những em tập tốt đi trước.
- GV nên áp dụng nhiều hình thức khác nhau dưới dạng thi đua, trò chơi... cho sinh động.
* Một số sai thường mắc và cách sửa:
+ Sai: Đi không tự nhiên, thay đổi hướng đột ngột, thân người không ngay ngắn, quá nghiêng về hướng di chuyển, bàn chân không xoay dần theo hướng định chuyển.
- Cách sửa: GV có thể mô phỏng lại những động tác sai của HS, sau đó chỉ dẫn và uốn nắn chỗ sai lại cho đúng, rồi HS tập theo động tác mẫu của GV.
- Khi tập đi chuyển hướng, GV nhắc HS chú ý đặt bàn chân.
c) Trò chơi "Mèo đuổi chuột".
- GV cho HS chơi như các tiết trước.
HS chơi, GV theo dõi, nhắc nhở.
3- Phần kết thúc.
- Thả lỏng: Cả lớp đi theo vòng tròn, vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét lớp.
- BTVN: về ôn đi chuyển hướng phải, trái.
1 - 2 phút
1 phút
1 phút
1 phút
4-6 phút
10-12 phút
6-8phút
1 phút
1-2 phút
1 phút
- 4 hàng dọc.
- Hàng ngang theo tổ.
- 2-4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- Vòng tròn.
Thứ 6 ngày 02 tháng 10 năm 2009
TIẾT 1 CHÍNH TẢ( NGHE – VIẾT)
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Rèn kỹ năng viết chính tả.
1- Nghe - viết, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài "Nhớ lại buổi đầu đi học. Biết viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu, ghi đúng các dấu câu.
2- Phân biệt được cặp vần khó eo/oeo, phân biệt cách viết 1 số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn (s/x; ươn/ương).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
- Bảng phụ viết BT2, BT3.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- Bài cũ.
- GV đọc cho HS viết các từ: Lẻo khẻo,lúng túng, ngạc nhiên, bỗng nhiên, nũng nịu, khoẻ khoắn.
- Nhận xét, sửa sai.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
- Nêu MỤC ĐÍCH YÊU CẦU bài học-ghi đề bài. 
2- Hướng dẫn nghe-viết.
a) Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc mẫu đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
+ Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Giúp HS nắm hình thức đoạn văn: 
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Chữ đầu các câu viết như thế nào?
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- Viết từ khó.
+ GV đọc cho HS viết các từ: Bỡ ngỡ, nép, quãng trời, ngập ngừng.
- GV nhận xét, sửa sai.
b) GV đọc cho HS viết.
- GV đọc mẫu bài viết lần hai.
- GV đọc chậm, rõ ràng từng câu.
+ GV nhắc HS ngồi viết, trình bày... theo dõi tốc độ viết của HS.
c) Chấm, chữa bài.
- GV đọc chậm từng câu, phân tích từ khó.
- GV chấm 5-7 bài, nhận xét cụ thể từng bài.
3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
a) Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
b) Bài tập 3: b)
+ Bài tập yêu cầu làm gi? 
- Tổ chức trò chơi "Tiếp sức".
- Nêu cách chơi, luật chới.
- GV chốt lời giải đúng.
4- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về viết lại lỗi sai.
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Nhắc lại đề bài.
- Theo dõi.
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Đám học trò mới bở ngỡ, rụt rè.
- 3 câu.
- Viết hoa chữ cái đầu.
- Viết lùi vào 1 chữ.
- 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Lắng nghe.
- HS viết vào vở.
- HS soát bài, sửa bài và ghi số lỗi.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở bài tập.
Nhà nghèo; đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
- Tìm từ chứa tiếng có vần ươn hay ương có nghĩa đã cho.
- 4 nhóm mỗi nhóm cử 3 HS lên bảng. Mỗi người viết nhanh từ của mình (theo thứ tự).
- Mướn – thưởng – nướn.
- Cả lớp nhận xét.
TIẾT 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Củng cố, nhận xét về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- Bài cũ.
- Gọi 1 Hs lên bảng – lớp bảng con
96:3 ; 45:6
- GV nhận xét, chấm điểm.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
- Nêu MỤC TIÊU bài học, ghi tên bài. 
2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1.
- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp bảng con.
- Nhận xét, chữa bài. 
+ Nhận xét về các phép chia?
+ So sánh số chia và số dư?
Bài 2.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
a) (làm vở).
- Yêu cầu HS thực hiện.
 - Nhận xét, chữa bài. 
+ Nhận xét về các phép chia?
b) Tổ chức cho HS chơi "Tiếp sức"
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi như các tiết trước.
- Tuyên dương dãy thắng cuộc.
Bài 3.
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS phân tích, tóm tắt và tìm cách giải.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài. 
Bài 4 "Ai nhanh hơn"
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV nêu đề bài... sau tiếng "hết" HS nào giơ tay trước và trả lời đúng thì thắng cuộc, nếu trả lời sai, HS khác bổ sung.
- Tuyên dương người nhanh nhất.
3- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về luyện tập thêm về chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số. Phép chia hết và phép chia có dư.
- Thực hiện theo yêu cầu - Đặt tính rối tính.
- Nhắc lại đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS: Mỗi HS thực hiện 1 phép tính.
- Cả lớp làm bảng con.
 17 2 35 4 42 5 58 6
 16 8 32 8 40 8 54 9
 1 3 2 4
- Đều là phép chia có dư.
- Số dư nhỏ hơn số chia.
- HS nêu.
- 4 HS làm trên bảng, cả lớp làm vở.
 24 6 30 5 15 3 20 4
 24 4 30 6 15 5 20 5
 0 0 0 0
- Điều là phép chia hết.
- 2 dãy, mỗi dãy cử 4 HS thực hiện trò chơi.
 32 5 34 6 20 3 27 4
 30 6 30 5 18 6 24 6
 2 4 2 4 
- Cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt. 27HS
 ? HS
- Muốn biết lớp học có bao nhiêu HS ta làm như thế nào? (Lấy số HS trong lớp chia cho số phần bằng nhau).
- 1 HS làm trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Lớp đó có số HS giỏi là:
27 : 3 = 9 (HS)
 Đáp số: 9 HS
-1 HS đọc, lớp nhẩm.
- Khoanh vào chữ B - giải thích (không có số dư lớn hơn số chia)
=============================
TIẾT 4 TẬP LÀM VĂN
KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1- Rèn kỹ năng nói: HS kể lại hồn nhiên chân thật buổi đầu đi học của mình.
2- Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (5-7 câu) diễn đạt rõ ràng.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A- Bài cũ.
+ Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì?
+ Vai trò của người điều khiển cuộc họp?
- GV nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài.
- Nêu MỤC ĐÍCH YÊU CẦU bài học-ghi đề bài. 
2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng, buổi đầu cắp sách đến lớp (vì lý do nào đó không có mặt trong ngày tựu trường hoặc ngày khai trường).
- GV gợi ý:
+ Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay chiều? Thời tiết thế nào? Ai dẫn em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Yêu cầu HS khá, giỏi kể mẫu trước lớp.
- Yêu cầu HS tập kể theo từng cặp.
- Gọi HS kể trước lớp.
- GV tuyên dương những HS thực hiện tốt.
Bài tập 2.
- Gọi HS đọc đề bài. 
- GV nhắc HS: Chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Các em có thể viết 5-7 câu hoặc nhiều hơn. Đoạn văn ngắn, chân thật, đúng đề tài, đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Yêu cầu HS viết đoạn văn.
GV quan sát, nhắc nhở.
- Gọi HS đọc bài viết.
- GV đánh giá kết quả, tuyên dương người viết tốt nhất.
3- Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa hoàn thành về viết tiếp những HS đã viết xong có thể viết lại cho hay hơn.
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- HS nghe và nhớ lại theo các gợi ý.
- 1 HS giỏi kể mẫu - cả lớp nhận xét.
- Từng cặp HS kể cho nhau nghe về buổi đầu đi học của mình.
- 3 HS kể trước lớp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS viết bài vào VBT.
- 5-7 HS đọc bài viết của mình.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6(9).doc