Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn

 Tập đọc – kể chuyện

 BÀI TẬP LÀM VĂN

 I. MỤC TIÊU:

A Tập Đọc

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 -Đọc tương đối trôi chảy một đến hai đoạn trong bài . Đọc đúng các từ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi.

 -Tập đọc phân biệt lời nhân vật “tôi” và lời nhân vật người mẹ.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK.

 -Từ câu chuyện hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm được điều muốn nói.

 

doc 31 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 624Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Nguyễn Văn Hào –Tiểu học Hạ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6 Thứ 2 ngày 22 tháng 9 năm 2008
	 Tập đọc – kể chuyện
 BÀI TẬP LÀM VĂN
 I. MỤC TIÊU: 
A Tập Đọc
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 -Đọc tương đối trôi chảy một đến hai đoạn trong bài . Đọc đúng các từ: làm văn, loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi. 
 -Tập đọc phân biệt lời nhân vật “tôâi” và lời nhân vật người mẹ. 
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 -Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGKù. 
 -Từ câu chuyện hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm được điều muốn nói. 
 B Kể Chuyện
 1. Rèn kĩ năng nói :
 -Biết sắp xếp lại đúng các tranh theo thứ tự trong câu chuyện. 
 -Kể lại được một đoạn câu chuyện bằng lời của mình. 
 2. Rèn kĩ năng nghe :
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Tranh minh hoạ trong SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -2 HS đọc bài Cuộc họp của chữ viết và trả lời câu hỏi 2 
 -GV nhận xét, cho điểm. 
 TẬP ĐỌC
 B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc truyện Bài tập làm văn . Bạn nhỏ trong truyện có bài tập làm văn được điểm tốt . Đó là điều đáng khen. Nhưng bạn ấy còn làm một điều đáng khen hơn nữa. Đó là điều gì? Chúng ta hãy đọc để trả lời câu hỏi ấy. 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
2
 3
Luyện đọc 
 -GV đọc toàn bài : giọng nhân vật “tôi”tâm sự nhẹ nhàng, hồn nhiên. Giọng mẹ dịu dàng. 
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
-GV chú ý sửa lỗi cho hs, ghi các từ khó lên bảng
 -Cho vài em đọc lại từ khó 
 + Đọc từng đoạn trước lớp 
-GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. 
 +Đọc từng đoạn trong nhóm 
-GV theo dõi , hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 
 +Thi đọc giữa các nhóm 
Hướng dẫn tìm hiểu bài 
1. Nhân vật “tôi” trong truyện này tên là gì ?
2 . Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
3. Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?
4. Thấy các bạn viết bài dài, Cô-li-a đã làm cách gì để bài viết dài hơn?
5. Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giăc quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
6. Vì sao sau đó Cô-li-a lại vui vẻ làm theo lời mẹ?
Luyện đọc lại
-GV yêu cầu HS đọc truyện theo vai
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm đọc tốt nhất. 
 -HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn . Chú ý nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp
-HS đọc các từ chú giải trong bài
-Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn 
-Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau 
-Lớp đọc đồng thanh
-Các nhóm thảo luận ,trao đổi về nội dung bài
 -Cô-li-a
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ
Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc, thỉnh thoảng Cô-li-a mới làm một vài việc lặt vặt
 -Cô-li-a cố mhớ lại nhữngviệc đã làm và kể ra cả những việc chưa bao giờ làm. 
-Cô-li-a ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải làm việc này
 -Vì đó là việc mà bạn đã nói trong bài tập làm văn-
-HS luyện đọc theo nhóm , Thi đọc
 KỂ CHUYỆN
 1
2
GV nêu nhiệm vụ: Trong phần kể chuyện các em sẽ sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong nội dung câu chuyện Bài tập làm văn. Sau đó kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của em. 
Hướng dẫn HS kể chuyện 
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tư trongï câu chuyện
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và sắp xếp lại các tranh theo thứ tự trong câu chuyện. 
b. Kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em. 
-GV yêu cầu HS đọc đề và mẫu
-GV mời HS kể chuyện. 
-GV theo dõi, tuyên dương những HS kể tốt. 
-HS nghe yêu cầu. 
-HS quan sát tranh
-Trật tự của các tranh là: 3-4-2-1
-1 HS đọc đề và mẫu. 
-Từng cặp HS tập kể. 
-4 HS thi kể lại 1 đoạn bất kì của câu chuyện. 
-Sau mỗi lần HS kể,cả lớp bình chọn những HS kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất, sinh động nhất. 
 IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
-Em có thích bạn nhỏ trong câu chuyện này không ? Vì sao?
-GV yêu cầu HS tập kể lại câu chuyện vừa học cho bạn bè và người thân ở nhà. 
-GV nhận xét tiết học. 
--------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
I. MỤC TIÊU :
1. Học sinh hiểu:
 - Thế nào là tự làm lấy việc của mình.
 - Ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình.
 - Tuỳ theo độ tuổi, trẻ em có quyền được quyết định và thực hiện công việc của mình.
2. Học sinh biết tự làm lấy công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà, ở trường...
3. Học sinh có thái độ tự giác, chăm chỉ thực hiện công việc của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 -Vở bài tập đạo đức.
 - Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Thế nào là tự làm lấy vịêc của mình ?
- Tại sao cần tự làm lấy việc của mình ?
B . GIỚI THIỆU BÀI MỚI :	Tự làm lấy việc của mình ( T2 )
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hoạt động 1 : H/s tự liên hệ 
- G/v yêu cầu h/s tự liên hệ :
+ Các em đã từng tự làm lấy nhưng việc gì của mình ?
+ Các em đã thực hiện việc đó như thế nào ?
+ Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc ?
- G/v kết luận : Khen ngợi những em đã biết tự làm lấy việc của mình và khuyến khích những h/s khác noi theo .
Hoạt động 2 : Đóng vai 
Giáo viên giao cho một nửa số nhóm thảo luận xử lý tình huống 1 , một nửa còn lại thảo luận xử lý tình huống 2 rồi thể hiện qua trò chơi đóng vai .
+ Tình huống 1 : Ở nhà Hạnh được phân công quét nhà , nhưng hôm nay Hạnh cảm thấy ngại nên nhờ mẹ quét hộ .
Nếu em có mặt ở nhà Hạnh lúc đó em sẽ khuyên bạn thế nào ?
+ Tình huống 2 : Hôm nay đến phiên Xuân làm trực nhậ lớp . Tú bảo : “ Nếu cậu cho tớ mượn chiếc ô tô đồ chơi thì tớ sẽ làm trực nhật thay cho”
Bạn Xuân nên ứng xử thế nào khi đó ?
Các nhóm làm việc độc lập và trình bày trò chơi đóng vai .
- Giáo viên kết luận : 
- Nếu có mặt ở đó các em cần khuyên Hạnh nên tự quét nhà vì đó là công việc mà Hạnh đã được giao .
- Xuân nên tự làm trực nhật lớp và cho bạn mượn đồ chơi .
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
-Phát phiếu học tập cho h/s và yêu cầu các em thể hiện thái độ của mình về các ý kiến bằng cách ghi vào ô trống dấu + trước ý kiến em đồng ý , dấu – trước ý kiến mà em không đồng ý .
Giáo viên kết luận theo từng nội dung .
Kết luận chung: Trong học tập , lao động và sinh hoạt hàng ngày em hãy tự làm lấy công việc của mình , không nên dựa dẫm vào người khác . Như vậy , em mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến . 
- Hoạt động cá nhân 
- Một số học sinh trình bày trước lớp 
-Các nhóm làm việc độc lập thảo luận và phân vai .
- Các nhóm trình bày trò chơi đóng vai .
- Các nhóm nhận phiếu học tập và thảo luận 
- Trình bày trước lớp .
IV
CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Tại sao em lại cần tự làm lấy những công việc của mình ?
- Về nhà học bài 
- Nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------------------------------
 Chiều Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
-Thực hành tìm một trong các phần bằng nhau của một số. 
-Giải các bài toán liên quan đến tìm một trong các phàn bằng nhau của một số. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sgk, phấn, bảng. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con:
-Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
của 20 m là  m của 42 kg là  kg
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
-Yêu cầu học sinh nêu cách tìmcủa một số, của một số và làm bài. 
-GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2:
-Gọi HS đọc đề bài. 
-Muốn biết bạn Vân tặng bao nhiêu bông hoa, chúng ta phải làm gì?
-GV yêu cầu học sinh tự làm bài. 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4:
-Yêu cầu HS quan sát hình và tìm hình đã được tô màu số ô vuông . 
+Mỗi hình có mấy ô vuông?
+ của 10 ô vuông là bao nhiêu ô vuông?
+Hình 2 và hình 4, mỗi hình tô màu mấy ô vuông?
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
a)của 12 cm là 6 cm. 
 của 18 kg là 9 kg. 
 của 10 lít là 5 lít. 
b) của 24 m là 4 m. 
 của 30 giờ là 5 giờ. 
 của 54 ngày là 9 ngày. 
-HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
-1HS đọc, cả lớp theo dõi đọc thầm. 
-Chúng ta phải tínhcủa 30 bông hoa. Vì Vân làm được 30 bông hoa và đem tặng số bông hoa đó. 
-1 em lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải
Vân tặng bạn số bông hoa là:
30 : 6 = 5 (bông hoa)
 Đáp số: 5 bông hoa.
-Hình 2 và hình 4 có số ô vuông được tô màu. 
+Mỗi hình có 10 ô vuông. 
+ của 10 ô vuông là 10 : 5 = 2 (ô vuông). 
+Mỗi hình tô màu số ô vuông. 
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
-Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số em làm như thế nào?
-Về nhà làm bài tập 3/27. 
-Xem trước bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số. 
-GV nhận xét tiết học
LUYỆN TOÁN
	-Cho hs đọc thuộc bảng nhân 5,6
	-Ghi bài tập lên bảng cho hs lần lượt lên làm. Lớp làm bảng con
	49	27	35	36	18	15
	 2	 4	 3	 2	 5	 6
	-Nhận xét chữa bài
	-Mỗi lớp có 24 bạn. Hỏi 3 lớp như thế có tất cả bao nhiêu bạn?
	-Một em lên giải, lớp làm vào vở.
	-Nhận xét ,chữa bài.
------------- ...  phần bằng nhau.
-Đánh dấu vị trí dán ngôi sao: Đặt điểm giữa của ngôi sao vàng vào đúng điểm giữa của hình chữ nhật , một cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên. Dùng bút chì đánh dấu một số vị trí để dán ngôi sao trên hình chữ nhật màu đỏ.
-Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao . Đặt ngôi sao vào đúng vị trí đã đánh dấu trên tờ giấy màu đỏ và dán cho phẳng.
-Cả lớp gấp, cắt , dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
-HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.Các nhóm nhận xét và đánh giá sản phẩm của bạn mình.
IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 - Nêu các bước thực hiện làm ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng ?
 - Em thường thấy lá cờ đỏ sao vàng ở đâu? Có ý nghĩa gì ?
 - GV nhận xét tiết học ; dặn HS chuẩn bị giấy màu, kéo, bút chì, để tiết sau cắt dán bông hoa.
------------------------------------------------------
THỂ DỤC
Đi chuyển hướng phải, trái – trò chơi: mèo đuổi chuột.
I.Mục tiêu:
Tiếp tục ôn tập hàng ngang, dóng hàng. Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối 
chính xác.
Học động tác đi chuyển hướng phải, trái. Yêu cầu biết và thực hiện động tác ở mức tương
 đối đúng.
Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột. Yêu cầu biết cách chơi và chơi trò chơi đúng luật.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Còi và kẻ sân.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Nhận lớp phổ biến nội dung giờ học.
-Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
-Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
-Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ
B.Phần cơ bản.
1).Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng.
-Tập theo tổ ở các khu vực quy định. Các tổ cử người thay nhau chỉ huy. Phát lệnh tập hợp bằng coi. Tổ nào tập hợp nhanh, dóng hàng thẳng sẽ được biểu dương.
2) Học đi chuyển hướng phải, trái. Nêu tên và làm mẫu, giải thích động tác.
-Ôn tập đi theo đường thẳng rồi mới đi chuyển hướng. Lúc đầu đi chậm sau đi với tốc độ trung bình và nhanh dần. Cự li chuẩn.
-Theo dõi nhắc nhở uốn nắn động tác cho từng em hoặc cả nhóm. Tập theo hình thức nước chảy.
3)Trò chơi:Mèo đuổi chuột.
Yêu cầu nhắc lại cách chơi.
-Thực hiện chơi theo yêu cầu của GV.
C.Phần kết thúc.
-Đi thường theo vòng tròn vỗ tay và hát 
-Hệ thống bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Giao bài tập về nhà: ôn đi chuyển hướng phải trái.
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ 
Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
-Giúp học sinh củng cố nhận biết về chia hết, chia có dư và đặc điểm của số dư. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Sgk, phấn, bảng. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. 
-Đặt tính rồi tính: 47 :2 36 : 3 
-Trong các phép chia trên, phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư?
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:Luyện tập
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài. 
-Yêu cầu từng HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. HS cả lớp theo dõi nhận xét bài của bạn. 
-Tìm các phép tính chia hết trong bài. 
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 2:
a) Tiến hành tương tự bài tập 1. 
Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài. 
-GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. 
-Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 4:
-Gọi HS đọc đề bài. 
-Đề bài yêu cầu gì?
-Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là số nào?
-Có số dư lớn hơn số chia không?
-Vậy trong phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số nào?
-Vậy khoanh tròn vào chữ số nào?
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
-HS nêu cách thực hiện phép tính của mình. Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn đúng / sai chỗ nào. 
-Các phép tính trong bài đều là các phép chia có dư, không có phép nào là phép chia hết. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. 
-1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Bài giải
Số học sinh giỏi lớp đó có là:
27 : 3 = 9 (học sinh)
 Đáp số: 9 học sinh
-Nhận xét bài làm của bạn đúng / sai. 
-1 HS đọc đề bài. 
-Trong các phép chia với số chia 3, số dư lớn nhất của phép chia số đó là:
B. 2
-Trong phép chia, khi số chia là 3 thì số dư có thể là: 0, 1, 2. 
-Không có số dư lớn hơn, hoặc bằng số chia. 
-Trong các phép chia với số chia là 3 thì số dư lớn nhất là số 2. 
-Khoanh tròn vào chữ B. 
 IV
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
-Trong các phép chia có dư, số dư như thế nào so với số chia. 
 -Về nhà luyện thêm về phép chia số có hai chữ số cho số ó một chữ số. 
 -Chuẩn bị bài: Bảng nhân 7. 
 -GV nhận xét tiết học. 
-------------------------------------------------------------
Tập làm văn 
 KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
 I. MỤC TIÊU:
 1. Rèn kĩ năng nói: HS kể lại hồn nhiên, chân thật buổi đầu đi học của mình. 
 2. Rèn kĩ năng viết : Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn vănngắn tù 5 đến 7 câu,
 diễn đạt tương đối rõ ràng. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Vở bài tập
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
 -GV kiểm tra HS : 
 +Để tổ chức tốt một cuộc họp, cần phải chú ý những gì ?
 +Hãy nói về vai trò của người điều khiển cuộc họp?
 -GV nhận xét, cho điểm. 
B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
 Các em ai cũng có kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Trong tiết học hôm nay các em sẽ 
được kể về buổi đầu tiên đến trường của mình , sau đó viết lại những điều đã kể. 
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
 1
 Hướng dẫn HS làm bài tập 
-GV yêu HS đọc đề bài
-Đề bài yêu cầu gì ?
-GV nêu yêu cầu: Cần nhớ lại buổi đầu đi học của mình để lời kể chân thật, có cái riêng. Không nhất thiết phải kể về ngày tựu trường, có thể kể về ngày khai giảng hoặc buổi đầu cắp sách đến trường Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay chiều ? Thời tiết như thế nào? Ai dắt em đến trường? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học đã kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó. 
-Cùng has nhận xét.
Bài 2
-GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
-Nêu yêu cầu của bài?
-GV nhắc HS viết giản dị, chân thật những điều vừa kể. Có thể viết từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu. 
-GV mời một số em đọc bài. GV cùng hs nhận xét, cho điểm. 
-1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. 
-Kể lại buổi đầu em đi học. 
-HS nghe hướng dẫn để làm bài đúng theo yêu cầu 
-1 HS khá kể mẫu, cả lớp và GV nhận xét. 
-Từng cặp kể cho nhau nghe về buổi đều đi học của mình. 
-Một số HS thi kể trước lớp. 
-1HS đọc đề bài. 
-Viết những điều vừa kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn. 
-HS nghe và thực hiện. 
-HS viết bài vào vở. 
-Một số HS đọc bài viết của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét. 
VD:Em còn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Bầu trời trong xanh. Gió thổi nhẹ nhẹ. Những chú chim hót líu lo trên cành xoan đầu nhà. Mẹ âu yếm dắt em đi trên con đường làng vừa được tu sửa. Ngôi trường thật đẹp và đông vui. Em bỡ ngỡ theo chân cô giáo vào lớp. Buổi học hôm đó trôi qua rất nhanh . Đó là buổi học đầu tiên mà không bao giờ em quên. 
IV. CỦNG CỐ –DẶN DÒ
 -Tiết TLV hôm nay các em được học nội dung gì?
 -2 HS kể lại buổi đầu đi học của mình cho cả lớp nghe. 
 -GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS chưa hoàn thành bài ở lớp thì về nhà viết tiếp. 
-----------------------------------------------------------------
ÔN TIẾNG VIỆT
NGÀY KHAI TRƯỜNG
Luyện đọc
-GV đọc mẫu toàn bài thơ giọng hồn nhiên, vui tươi, diễn tả niềm vui sướng, hớn hở của các bạn nhỏ trong ngày khai trường. .
-GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
 + Đọc từng dòng thơ
 + Đọc từng khổ thơ trước lớp
 + Đọc từng khổ thơ trong nhóm
 + Thi đọc giữa các nhóm
+ Đọc đồng thanh
-GV nhận xét tiết học. 
-HS kết hợp đọc thầm
-HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ . 
 -HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ , ngắt nghỉ hơi đúng ở giữa và cuối dòng thơ. 
-HS đọc các từ được chú giải cuối bài. 
 -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng khổ thơ
 -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau
-Các nhóm đọc từng khổ thơ
--------------------------------------------------
SINH HOẠT LỚP
	1 . Nhận xét đánh giá tuần 6:
	- HS đi học chuyên cần
	- Ăn mặc sạch sẽ gọn gàng .
	- HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch sẽ .
	2 . Kế hoạch tuần 7:
	- Nhắc nhở h/s : đi học chuyên cần , học bài và làm bài trước khi đến lớp , thi đua cá nhân , tổ , vệ sinh cá nhân sạch sẽ , tham gia tốt các hoạt động của lớp, trường.
-----------------------------------------------------------
ÔN TOÁN
	- Ôn lại bảng nhân , chia 6 và nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ( không nhớ , có nhớ ) và giải toán .
	- Bài 1: (HS làm sau đó trả lời miệng)
	6 x 2 = 	 54 : 6 =
	6 x 3 = 	42 : 6 =
	6 x 8 =	30 : 6 =
	- Bài 2: 	Đặt tính rồi tính: (HS lần lượt làm vào bảng con,một số lên bảng làm)
	38 x 2 	;	42 x 2 	;	32 x 3	;	84 x 3 
Bài 3:	(Một em lên bảng làm, lớp làm vào vở)
Một sợi dây đồng dài 48 cm được cắt thành các đoạn bằng nhau , mỗi đoạn dài 6 cm . Hỏi cắt được mấy đoạn dây ?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6.doc