Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Trường TH Nguyễn Văn Bé

Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Trường TH Nguyễn Văn Bé

 Tập đọc – Kể chuyện

Tiết 16-17

BÀI TẬP LÀM VĂN

I/ Mục tiêu :

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật «tôi» và lời người mẹ.

 - Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói . (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 KC : Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.

* Giáo dục KNS : Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, đảm nhận trách nhiệm.

 II/ Chuẩn bị : Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.

 

doc 16 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 6 - Trường TH Nguyễn Văn Bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2011
 Tập đọc – Kể chuyện 
Tiết 16-17
BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu : 
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật «tôi» và lời người mẹ.
 - Hiểu ý nghĩa : Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều muốn nói . (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 KC : Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh họa.
* Giáo dục KNS : Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, đảm nhận trách nhiệm.
 II/ Chuẩn bị : Tranh minh họa bài đọc, bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc. 
 III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
-Gọi HS đọc bài :Cuộc họp của các chữ viết 
-Giáo viên nhận xét ghi điểm 
 2.Bài mới : 
 Hoạt động 1 : Phần giới thiệu
Hoạt động2 : Luyện đọc
* Đọc mẫu diễn cảm toàn bài .
* Hướng dẫn luyện đọc, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu trước lớp, GV sửa sai 
- Đọc các đoạn trong bài. 
-Yêu cầu đặt câu với từ Ngắn ngủn 
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm 
Hoạt động 3 : HD tìm hiểu bài 
KNS : Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân, đảm nhận trách nhiệm.
- Cho HS đọc thầm, thảo luận và TLCH
 + Nhân vật xưng “ Tôi “ trong truyện này là ai ?
+Cô giáo ra cho lớp đề tập làm văn như thế nào? 
+ Vì sao Cô – li – a thấy khó viết bài TLV này ?
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô – li – a làm cách gì để bài viết dài ra ?
+ Vì sao lúc đầu mẹ sai đi giặt quần áo Cô – li – a lại ngạc nhiên ?
+ Do đâu mà sau đó bạn lại vui vẻ làm theo lời mẹ ?
+ Qua bài học giúp em hiểu thêm điều gì ?
 Hoạt động 4 : Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc diễn cảm một đoạn.
- Theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
 ­)Hoạt động 5 :Kể chuyện
* Giáo viên nêu nhiệm vụ.
* Hướng dẫn học sinh sắp xếp các bức tranh theo thứ tự .
+ Yêu cầu học sinh kể lại một đoạn của câu chuyện theo lời của em ?
- Gọi từng cặp kể
- Theo dõi bình chọn học sinh kể tốt nhất 
3.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc bài , mỗi em đọc một đoạn 
- 1 em đọc cả bài và nêu nội dung bài đọc 
- HS lắng nghe.
- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.
- Học sinh lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm. 
- HS đọc thầm, thảo luận và TLCH.
- HS trả lời.
+ Là bạn Cô-li-a.
+ Cô giáo giao đề văn là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ.
+ Vì ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô-li-a. Đôi khi Cô-li-a chỉ làm vài việc vặt. 
+ Cô-li-a nhớ lại mẹ đỡ vất vả.
- Hs thảo luận theo cặp và TLCH.
- Lớp lắng nghe, tìm giọng đọc. 
- HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm bài văn.
- HS lắng nghe.
-Học sinh quan sát lần lượt dựa vào gợi ý để xếp đúng trật tự của 4 bức tranh .
-Học sinh xung phong lên bảng xếp lại thứ tự 4 bức tranh theo câu chuyện 
- Một học sinh kể mẫu.
- Lần lượt từng cặp học sinh kể.
-Ba, bốn em nối tiếp nhau kể một đoạn câu chuyện .
- Lớp theo dõi bình xét nhóm kể hay 
Rút kinh nghiệm : 
Toán 
Tiết 26
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số, vận dụng được để giải các bài toán có lời văn.
II/ Chuẩn bị: Kẻ sẵn các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK (BT 4).
III/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ : 
-Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Hoạt động 2 : Luyện tập
Bài 1:
 -Gọi học sinh nêu bài tập .
- Gọi một em làm mẫu câu 1.
- Yêu cầu học sinh tự tính kết quả .
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh nêu bài toán.
- H/dẫn HS phân tích bài toán. 
-Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở 
- Một học sinh lên bảng làm
+ Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. 
 Bài 4:
+ Yêu cầu học sinh quan sát hình và tìm hình đã được tô màu 1/5 số ô vuông 
+ Học sinh làm, giải thích câu trả lời
3.Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
- Hai học sinh lên bảng làm bài 3 (mỗi em 1 cột)
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài
- Một em đọc yêu cầu BT
- Cả lớp thực hiện làm vào vở .
- 2 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một cột 
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Đổi chéo vở kết hợp tự sửa bài cho bạn .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài.
 Bài giải
 Vân tặng bạn số bông hoa là:
 30 : 6 = 5 (bông hoa)
 Đ/S: 5 bông hoa
- Lớp nhận xét chữa bài.
- HS quan sát, làm bài và giải thích.
Rút kinh nghiệm : 
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011
Chính tả (nghe - viết) 
Tiết 11
BÀI TẬP LÀM VĂN
I/ Mục tiêu : 
 - Nghe viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần eo/ oeo (BT 2). 
 - Làm đúng BT 3a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II/Chuẩn bị : Bảng phụ ghi bài tập 2 và bài tập 3a.
III/ Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
- Gọi 3 HS lên bảng viết từ có tiếng chứa vần oam.
- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết các từ sau : 
+ nắm cơm, lắm việc, gạo nếp, lo 
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới :
Hoạt động1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động2:HD viết chính tả.
* Trao đổi về nội dung đoạn viết
- GV đọc đoạn văn một lượt sau đó yêu cầu 3 HS đọc lại.
- Hỏi: Cô-li-a đã giặt quần áo bao giờ chưa?
- Vì sao Cô-li-a lại vui vẻ đi giặt quần áo?
* Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
- Tên riêng của người nước ngoài viết như thế nào?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
*Hoạt động3: Viết chính tả
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa lỗi.
- Thu chấm 1/3 số vở
*Hoạt động4: HD làm BT chính tả.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 3a: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cách làm tương tự bài tập 2.
3.Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập chính tả. 
- HS lên bảng làm. 
- Cả lớp viết vào bảng con.
- HS nhận xét.
- Lớp lắng nghe
- 3 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Chưa bao giờ Cô-li-a giặt quần áo cả.
+ Vì đó là việc bạn nói đã làm trong bài tập làm văn.
- 4 câu.
+ Các chữ đầu câu và tên riêng.
+ Có chữ gạch nối giữa các tiếng.
- Nêu những từ khó
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- HS cả lớp viết theo lời đọc của GV.
- Dùng bút chì soát lỗi theo lời của GV. 
-HS nộp vở để chấm
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
+ khoeo chân, người lẻo kheỏ, ngoéo tay.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS làm bài rồi chữa bài.
+ trẻ, tổ, biển, của những.
Rút kinh nghiệm : 
Toán
Tiết 27
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu : 
 - Biết làm tính chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số (trường hợp chia hết ở tất cả các lượt chia). 
 - Biết tìm một trong các phần bằng nhau của một số.
II/ Chuẩn bị :SGK, VBT
III/ Các hoạt đông dạy học :	
	Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng làm lại BT2 
 2.Bài mới:
 Hoạt động1 :Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : H/dẫn HS thực hiện phép chia 96 : 3 
- Giáo viên ghi lên bảng 96 : 3 = ?
+ Số bị chia là số có mấy chữ số?
+ Số chia là số có mấy chữ số?
 Đây là phép chia số cố có 2 CS cho số có 1 CS
- Hướng dẫn HS thực hiện phép chia :
+ Bước 1: đặc tính (hướng dẫn HS đặc tính vào nháp) .
+ Bước 2 : tính (GV hướng dẫn HS tính ).
Hoạt động 3 :Luyện tập.
Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập 1
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2a:-Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài .- 
- Gọi hai em lên bảng làm bài.( mỗi em 1 cột )
-Nhận xét bài làm của học sinh 
Bài 3 - Gọi học sinh đọc bài toán. 
- Hướng dẫn HS làm.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
3.Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem lại bài tập.
- Hai học sinh lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh quan sát giáo viên và nhận xét về đặc điểm phép tính .
+ Số bị chia có 2 chữ số.
+ Số chia có 1 chữ số.
- Lớp tiến hành đặc tính theo hướng dẫn 
- Học sinh thực hiện tính ra kết quả theo hướng dẫn của giáo viên. 
- Học sinh nhắc lại cách chia.
- 1HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp thực hiện trên bảng con.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài 
- Cả lớp thực hiện vào vở. 
- 2 HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi. 
-Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa 
 Bài giải:
 Mẹ biếu bà số cam là:
 36 : 3 = 12 (quả)
 Đ/S: 12 quả cam.
- 1-2 HS nhắc lại nội dung bài học 
Rút kinh nghiệm : 
Tự nhiên và xã hội
Đ/C: Yến soạn giảng
 Thứ tư ngày 21 tháng 9 năm 2011
Tập đọc 
Tiết 18
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
I/ Mục tiêu : 
- Bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND : Những kỷ niệm đẹp đẽ của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu đi học. (Trả lời được các CH 1, 2, 3). 
II/ Chuẩn bị : 
- Tranh ảnh minh họa bài đọc, bảng phụ chép đoạn 3 để luyện đọc, HTL.
III/ Các hoạt độnh dạy học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 học sinh lên kể chuyện Bài tâp văn
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : Luyện đọc.
- Đọc diễn cảm toàn bài. 
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV sửa sai.
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ ở mục chú giải.
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Cho 3 nhóm tiếp nối nhau đọc ĐT 3 đoạn.
Hoạt động 3 : HD tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Điều gì đã gợi cho tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường ? 
+Trong ngày đến trường đầu tiên tại sao tác giả thấy mọi vật thay đổi lớn ?
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ , rụt rè của đám học trò mới tựu trường ?
 Hoạt động 4 : Luyện đọc lại.
- Cho HS đọc cả bài
- Chọn đoạn để luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu HS K,G nhẩm đọc thuộc 1 đoạn (mỗi em chọn HTL 1 đoạn văn mà mình thích).
- Cho HS thi đọc thuộc 1 đoạn văn.
- GV cùng HS nhận xét biểu dương . 
3.Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
- Dặn dò học sinh về nhà học bài.
- Ba em lên kể và trả lời câu hỏi theo yêu cầu giáo viên.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài .
- Lớp theo dõi  ...  dõi nhận xét.
-Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào nháp. 
- Học sinh thực hành chia trên vật thật 
- Học sinh nhắc lại .
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Lớp theo dõi
- HS lên bảng, cả lớp làm bài trên bảng con.
- Một em đọc đề bài sách giáo khoa.
- Cả lớp làm 
- 4 em lần lượt nêu kết quả làm bài, cả lớp nhận xét, đổi vở KT chéo bài nhau.
- Một học sinh nêu yêu cầu bài
- Quan sát hình vẽ rồi trả lời miệng.
+ Đã khoanh vào 1/2 số ô tô ở hình a
- Vài học sinh nhắc lại nội dung bài 
Rút kinh nghiệm : 
Chính tả:(nghe - viết) 
Tiết 12
NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 I/ Mục tiêu : 
 - Nghe viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng BT điền tiếng có vần eo/ oeo (BT 1).
 - Làm đúng BT 3 a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn. 
II/ Chuẩn bị  : Bảng quay viết bài tập 3 . Bảng lớp viết nội dung bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
- Mời 3 học sinh lên bảng, cả lớp viết vào bảng con những từ HS hay viết sai (GV đọc).
- Nhận xét đánh giá.
 2.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài :
HĐ 2: Hướng dẫn nghe viết 
* Trao đổi về nội dung đoạn văn
- GV đọc đoạn văn 1 lần..
- Tâm trạng của đám học trò mới như thế nào?
- Hình ảnh nào cho em biết điều đó?
* Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- Đọc lại bài cho HS soát lỗi. 
* Chấm , chữa bài : 
 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2 : Nêu yêu cầu của bài tập 
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 2 lên .
- Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
Bài 3a:
a) - Gọi HS đọc yêu cầu. 
- Phát giấy và bút cho các nhóm.
- Yêu cầu HS tự làm trong nhóm. GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 2 nhóm đọc lời giải, các nhóm khác bổ sung nếu sai.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố - Dặn dò
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị bài sau. 
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ : Khoeo chân, đèn sáng, xanh xao, giếng sâu, lẻo khoẻo, khỏe khoắn. 
- Lớp lắng nghe GV giới thiệu bài 
- Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại.
- Đám học trò mới bỡ ngỡ, rụt rè.
- Đứng nép bên người thân.
- 3 câu.
- Những chữ đầu câu phải viết hoa.
- HS nêu từ khó.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- HS viết bài vào vở. 
- HS dùng bút chì để soát lỗi.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
- Đọc lại lời giải và làm vào vở: nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Tự làm bài.
+ Siêng năng – xa – xiết.
- 2 nhóm đọc lời giải.
- Đọc lại lời giải và viết bài vào vở.
- Lớp nhận xét .
Rút kinh nghiệm : 
Luyện từ và câu 
Tiết 6
TỪ NGỮ VỀ TRƯỜNG HỌC - DẤU PHẨY
I/ Mục tiêu : 
 - Tìm được một số từ ngữ về trường học qua BT giải ô chữ (BT 1).
 - Biết điền đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn (BT 2). 
II/ Chuẩn bị : 
 - 2 tờ giấy khổ to kẻ sẵn ô chữ ở bài tập 1
 - Bảng phụ viết 3 câu văn ở BT2.
III/ Các hoạt độnh dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
- Gọi 1 học sinh làm bài tập 1.
- Một học sinh làm bài tập 3.
- Nhận xét ghi điểm.
 2.Bài mới: 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động 2 : HD học sinh làm BT .
Bài 1: - Gọi 2 em đọc yêu cầu bài tập 1 .
-Yêu cầu lớp đọc thầm và theo dõi ô chữ và chữ cần điền.
- Yêu cầu trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm rồi làm bài tập vào nháp .
- Dán 2 tờ giấy lên bảng mời 2 nhóm HS (mỗi nhóm 5 em) thi tiếp sức điền vào ô trống để được các từ hoàn chỉnh. Sau đó đại diện mỗi nhóm đọc kết quả bài làm của nhóm mình, đọc từ mới xuất hiện.
- Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2 : - Gọi 1em đọc yêu cầu bài tập 2 
- Yêu cầu học sinh làm vào vở
- GV cùng cả lớp nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập. 
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp lắng nghe giáo viên giới thiệu 
- Hai em đọc yêu cầu bài tập1.
- Cả lớp đọc thầm bài tập .
- Thực hành làm bài tập trao đổi trong nhóm 
- 2 nhóm mỗi nhóm 5 em lên chơi tiếp sức mỗi em điền nhanh 2 từ vào ô trống. Đọc kết quả các từ đã hoàn chỉnh. 
- Lớp theo dõi nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm. 
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 ý. HS dưới lớp làm bài vào vở. 
- Lớp theo dõi nhận xét, chữa bài.
Rút kinh nghiệm : 
Tự nhiên và xã hội
Đ/C: Yến soạn giảng
Thứ sáu ngày 23 tháng 9 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 6
 KỂ LẠI BUỔI ĐẦU EM ĐI HỌC
I/ Mục tiêu : 
- Bước đầu kể lại được một vài ý nói về buổi đầu đi học.
- Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). 
II/ Chuẩn bị : Bài tập làm văn mẫu, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Bài cũ :
- Để tổ chức tốt 1 cuộc họp, cần phải chú ý điều gì?
- Người điều khiển cuộc họp cần phải làm gì?
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1 : Giới thiệu bài.
Hoạt động2 : HD HS làm bài tập
Bài 1 - Gọi 2 học sinh đọc bài tập (nêu yêu cầu và đọc câu hỏi gợi ý), cả lớp đọc thầm theo 
- Giáo viên gợi ý cho học sinh :
+ Buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều? Thời tiết ra sao ? Ai dẫn em tới? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao? Buổi học kết thúc như thế nào? Cảm xúc của em về buổi học đó?
- Yêu cầu một học sinh khá kể mẫu. 
- Yêu cầu từng cặp học sinh kể cho nhau nghe. 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét bình chọn em kể hay nhất.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài. 
- Cho cả lớp viết bài vào vở, GV theo dõi nhắc nhở.
- Mời 5 - 7 em đọc bài trước lớp.
- GV cùng cả lớp nhận xét, biểu dương những em viết tốt nhất.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
- Chuẩn bị bài sau. 
- 2 em lên bảng trả lời nội dung câu hỏi của giáo viên. 
- Hai học sinh nhắc lại đầu bài .
- HS đọc đề bài.
- Đọc thầm câu hỏi gợi ý.
- Phải xác định nội dung, thời gian ngày đầu được đến trường để kể lại theo trình tự.
- HS theo dõi
- 1 HS khá kể mẫu, cả lớp nx.
- HS ngồi theo từng cặp kể.
- 3,4 học sinh kể trước lớp. 
- 1HS đọc yêu cầu bài.
- Cả lớp viết bài.
- Đọc bài trước lớp (5 - 7 em), cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
Rút kinh nghiệm : 
Toán
Tiết 30
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
 - Xác định được phép chia hết và phép chia có dư. 
 - Vận dụng phép chia hết trong giải toán. 
II/ Chuẩn bị : Bảng phụ, phiếu BT
III/ Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Bài cũ :
-Gọi 3 em lên bảng làm lại bài tập số 1, mỗi em thực hiện 1 phép tính chia.
-Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
 HĐ 1: Luyện tập :
-Bài 1: -Nêu bài tập trong sách giáo khoa .
- Giáo viên yêu cầu 4 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em một phép tính.
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài.
- Yêu cầu 2HS lên bảng, cả lớp giải vào bảng con.
- GV nhận xét chữa bài. 
Bài 3 - Yêu cầu HS đọc thầm bài toán rồi tự giải vào vở.
- Cho từng cặp đổi chéo vở để KT bài nhau.
-GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá.
Bài 4 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài toán, tự làm bài, sau đó trả lời miệng.
 3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 3 học sinh lên bảng làm bài .
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
-Một em đọc lại yêu cầu bài tập 1.
-Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- 4 học sinh lên bảng đặt tính và tính 
- Một em nêu đề bài.
- Cả lớp thực hiện trên bảng con.
- Cả lớp đọc thầm bài toán, tự làm bài vào vở.
 Bài giải:
 Lớp đó có số học sinh giỏi là:
 27 : 3 = 9 (học sinh)
 Đ/S: 9 học sinh
- Cả lớp tự làm bài.
- 3 em nêu miêng kết quả, lớp nhận xét bổ sung.
Rút kinh nghiệm : 
Đạo đức (tiết 2)
Tiết 6
TỰ LÀM LẤY VIỆC CỦA MÌNH
 I/ Mục tiêu
 - Kể được một số việc mà HS lớp 3 có thể tự làm lấy
 - Nêu được ích lợi của việc tự làm lắy việc của mình 
 - Biết tự làm lấy những việc của mình ở nhà , ở trường.
* Giáo dục KNS : Tư duy phê phán, ra quyết định, lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. 
II/Chuẩn bị : - SGK, VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 * Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
KNS : Lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự liên hệ 
+ Các em đã từng tự làm những việc gì của mình?
+ Các em đã thực hiện được điều đó như thế nào ? 
+ Em cảm thấy thế nào khi làm hoàn thành công việc của mình ?.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả trước lớp
- Giáo viên kết luận.
* Hoạt động 2: Đóng vai 
KNS : Tư duy phê phán
- GV chia lớp thành 4 nhóm ; giao nhiệm vụ 2 nhóm xử lí tình huống 1(BT4 ở VBT), 2 nhóm xử lí tình huống 2 (BT5 ở VBT), rồi thể hiện qua TC đóng vai.
- Mời từng nhóm lên trình bày trò chơi đóng vai trước lớp. 
* Giáo viên kết luận 
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 
* KNS : Ra quyết định.
- Cho HS trao đổi và làm BT6 ở VBT.
- GV nêu từng ND, HS nêu kết quả của mình trước lớp, những HS khác bổ sung.
(Đồng ý ở các câu a, b, đ, e)
* Kết luận chung 
3/ Củng cố, dặn dò:
Về nhà học thuộc bài cũ, xem trước bài mới.
- HS theo dõi giáo viên và tiến hành suy nghĩ và nêu kết quả về những công việc mà bản than tự làm lấy. Qua đó bày tỏ cảm giác của mình khi hoàn thành công việc. 
- Lần lượt từng học sinh trình bày trước lớp.
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận các tình huống theo yêu cầu của giáo viên. 
- Lần lượt từng nhóm trình diễn trước lớp.
- Từng cặp trao đổi và làm BT6.
- Lần lượt từng em nêu ý kiến của mình trước lớp. 
- Lớp theo dõi và nhận xét ý kiến bạn .
- HS nhắc lại.
Rút kinh nghiệm : 
Thủ công
Đ/C: Yến soạn giảng
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Giúp Hs nhận biết được những tồn tại và của lớp trong tuần 6.
- Hs nắm được kế hoạch của tuần 7.
II. Chuẩn bị:
- Nội dung SH.
III. Lên lớp:
1. GV nhận xét trong tuần:
* Ưu điểm:
- Ngoan, lễ phép, đi học đúng giờ.
- Có ý thức học tập tốt.
- Học bài và làm bài đầy đủ.
* Khuyết điểm:
- Còn 1 vài em chuẩn bị bài chưa tốt:
- Lớp có 1 vài bạn chưa có ý thức trực nhật:
2. Kế hoạch tuần 6:
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Mặc đồng phục áo trắng, quần xanh.
- Chuẩn bị bài học & làm bài đầy đủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6lop 3KNS.doc