Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Đông Anh

Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Đông Anh

Hoạt động tập thể

 CHỦ ĐIỂM : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

 I - Mục tiêu : Giúp HS

- Tìm hiểu về truyền thống học tập của nhà trường trong những năm học trước.

- HS thể hiện được tài năng âm nhạc một cách mạnh dạn tự tin.

II - Chuẩn bị

GV sưu tầm số liệu và thành tích của nhà trường trong các năm học trước.

III - Các hoạt động trên lớp

HĐ1. chào cờ.( 15-18)

- GV yêu cầu HS tập hợp thành hai hàng dọc.

- Cán bộ lớp phát ghế cho các bạn.

- Thực hiện nghi thức chào cờ.

- HS Lắng nghe các thầy cô nhận xét tuần 6 và phổ biến công tác tuần 7.

 

doc 44 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 870Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Đông Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2010
Hoạt động tập thể 
 Chủ điểm : Truyền thống nhà trường
 I - Mục tiêu : Giúp HS 
- Tìm hiểu về truyền thống học tập của nhà trường trong những năm học trước.
- HS thể hiện được tài năng âm nhạc một cách mạnh dạn tự tin.
II - Chuẩn bị
GV sưu tầm số liệu và thành tích của nhà trường trong các năm học trước.
III - Các hoạt động trên lớp
HĐ1. chào cờ.( 15-18’) 
GV yêu cầu HS tập hợp thành hai hàng dọc.
Cán bộ lớp phát ghế cho các bạn.
Thực hiện nghi thức chào cờ.
- HS Lắng nghe các thầy cô nhận xét tuần 6 và phổ biến công tác tuần 7. 
 HĐ 2. Tìm hiểu về truyền thống hoc tập nhà trường.( 8-10’) 
- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về truyền thống hoc tập nhà trường .
- 4- 5 HS nêu.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- GV thông tin cho các em biết về truyền thống học tập của nhà trường: Hàng năm nhà trường luôn có một đội tuyển HS giỏi về các mặt như HS giỏi toán, Tiếng Việt lớp 4,5; HS viết chữ đẹp tham gia thi cấp huyện và đạt giải cao.......
- GV hỏi : Để phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường các em cần phải làm gì ?
* Chốt: các em cần phải học tập tốt để duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
HĐ 3 . Thể hiện tài năng âm nhạc( 8-10’) 
- HS thể hiện tài năng âm nhạc theo tinh thần xung phong. 
- Sau mỗi lần HS thể hiện, GV cùng cả lớp động viên khuyến khích các em để giúp các em mạnh dạn tự tin hơn .
HĐ nối tiếp . Tổng kết( 1-2’)
GV nhận xét tiết HĐTT.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
Tập đọc - Kể chuyện
Trận bóng dưới lòng đường
I. Mục tiêu: Giúp HS:
A/ Tập đọc:
- Đọc đúng: sững lại, lảo đảo, khuỵu xuống...
- Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
- Hiểu nghĩa các từ: cánh phải, cầu thủ
- Nắm được nội dung: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
B/ Kể chuyện:
- HS biết nhập vai 1 nhân vật, kể lại 1 đoạn của câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
 Sử dụng tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. HĐ1: Củng cố bài “ Nhớ lại buổi đầu đi học” ( 3 - 5 / )
- GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng đoạn mình thích của bài “ Nhớ lại buồi đầu đi học” TLCH về nội dung đoạn vừa đọc
+ GV nhận xét, cho điểm. Chuyển sang giới thiệu bài mới
2. HĐ2: HD Luyện đọc ( 25 - 16 / )
Bước 1: GV đọc mẫu toàn bài và gợi ý giọng đọc
Bước 2: HDHS luyện đọc
. Luyện đọc câu: HS đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
- GV cho HS đọc các từ, tiếng HS phát âm sai
. Luyện đọc đoạn: 3 HS đọc nối tiếp mỗi em 1 đoạn
- GVHDHS luyện đọc câu văn dài
“ Bỗng,/... đến thế//... xích lô/... mếu máo//”
“ Ông ơi...// cụ ơi...!// Cháu xin lỗi cụ.//
- HS đọc chú giải để hiểu từ khó
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
. Luyện đọc nhóm: HS luyện đọc nhóm 3
- GV cho các nhóm đọc trước lớp
- GV cho các nhóm thi đọc
- HS đọc đồng thanh cả bài
3. HĐ3: HD tìm hiểu bài ( 12 - 13 / )
- HS luyện đọc từng đoạn, cả bài
- GVHDHS tìm hiểu nội dung đoạn, bài thông qua các câu hỏi SGK
GV: Câu chuyện muốn khuyên các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tai nạn cho mình, cho người qua đường
4. HĐ4: Luyện đọc lại bài
- HS luyện đọc theo vai: người dẫn chuyện, bác đứng tuổi, quang
- Tổ chức thi đọc truyện theo vai
+ GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
5. HĐ5: Kể chuyện ( 15 - 17 / )
- GV nêu nhiệm vụ tiết học
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của BT
. Kể đoạn 1: theo lời Quang, Vũ, Long, bác đi xe máy
. Kể đoạn 2: theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi
. Kể đoạn 3: theo lời Quang, ông cụ, bác đứng tuổi, bác xích lô
- Yêu cầu HS thực hiện đúng theo yêu cầu của BT để kể chuyện
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 theo lời nhân vật
+ GV nhận xét lời kể mẫu
- HS luyện kể theo cặp
- HS thi kể trước lớp
+ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể hay nhất
6. HĐ nối tiếp:
H: Em có nhận xét gì về nhân vật Quang?
- 1 HS nhắc lại nội dung truyện
- GV nhận xét tiết học. 
 Buổi chiều
Toán
Bảng nhân 7
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Tự lập được và học thuộc bảng nhân 7
- Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải bài toán bằng phép nhân
II. Đồ dùng dạy học:
 Bộ đồ dùng học toán, Vở bai tập toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Củng cố về phép chia hết, phép chia có dư ( 3 - 5 / )
- Yêu cầu 2 HS đặt tính rồi tính: 25 : 5 29 : 6
+ Cả lớp nhận xét
GV chốt: Số dư < số chia. Số dư lớn nhất luôn bé hơn số chia 1 đơn vị
HĐ2: HD hình thành bảng nhân 7 ( 10 - 12 / )
- GV HDHS sử dụng các tấm bìa có 7 chấm tròn và qua các câu hỏi gợi mở HS lập được các công thức nhân 7
- Tổ chức cho HS đọc học thuộc lòng bảng nhân 7
 HĐ3: HD thực hành ( 16 - 18 / )
Bài 1: Củng cố kỹ năng tính nhẩm.
 Thực hành cá nhân
- Yêu cầu HS nhẩm bảng nhân 7 điền kết quả vào mỗi phép tính
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả. Chữa bài trên bảng lớp
GVchốt: Vận dụng kĩ năng nhẩm bảng nhân 7. Tính chất nhân với 0 và nhân với 1
Bài 2: Củng cố về nhẩm bảng nhân 7
Tổ chức trò chơi : Ai nhanh hơn
* Cách chơi: Cho HS lựa chọn
- GV tổ chức theo cách của HS
- Yêu cầu HS nhẩm bảng nhân 7, điền số thích hợp vào ô trống
* Chốt: Để điền kết quả nhanh vào ô trống ta cần thuộc bảng nhân 7
Bài 3: Củng cố về giải toán.
HĐ cả lớp
- Yêu cầu HS giải vào vở. Tìm số HS của 5 tổ.
- 1 HS lên bảng làm.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
GV chốt: Vận dụng bảng nhân 7 vào việc giải toán có liên quan đến phép nhân
Bài 4: Củng cố kỹ năng điền tiếp số vào dãy số.
HĐ cả lớp
- Yêu cầu HS tự làm BT. Nối tiếp nhau nêu số mình vừa điền
GV: 2 số hạng liền kề hơn kém nhau 7 đơn vị
HĐ nối tiếp: ( 2 - 3/ )
- Yêu cầu 2 HS đọc bảng nhân 7
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò HS
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
Đạo đức
Quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị em 
I. Mục tiêu: 
Giúp HS hiểu:
- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm chămsóc, trẻ em không có nơi nương tựa có quyền được Nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ
- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình
- Biết chăm sóc người thân trong gia đình mình
II. Đồ dùng dạy học:
Vở BT Đạo đức
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1: Củng cố các hành vi tự làm lấy việc của mình ( 2 - 3 / )
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu lại bài làm của BT6
- HS nhận xét
+ GV: Tự làm lấy việc của mình sẽ giúp em nhanh tiến bộ
- GV giới thiệu bài mới. Cả lớp hát bài “ Cả nhà thương yêu nhau”
 HĐ2: HS tự kể về sự quan tâm của mọi người dành cho mình ( 7 - 8/ )
Mục tiêu: HS hiểu được tình cảm mọi người dành cho mình, hiểu được quyền sống, quyền được mọi người chăm sóc
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS đọc yêu cầu BT1. 
- HS quan sát tranh Vở BT ( trang 12 ) HĐ nhóm 2: Yêu cầu HS kể cho bạn nghe về mình được ông bà, cha mẹ chăm sóc
- Tổ chức cho các nhóm nêu kết quả thảo luận
GV: Mỗi chúng ta đều có quyền được mọi người trong gia đình yêu thương, chăm sóc. Trẻ không có gia đình được tất cả mọi người hỗ trợ cứu giúp
HĐ3: HD kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất” ( 7 - 8 / )
Mục tiêu: HS biết bổn phận cần phải quan tâm chăm sóc mọi người trong gia đình
Cách tiến hành:
- GV kể chuyện “ Bó hoa đẹp nhất” kết hợp tranh
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm qua hệ thống câu hỏi ở SGV Đạo đức
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV yêu cầu nêu việc làm của Ly và giải thích vì sao Ly lại làm như thế
GV: Là con cháu có bổn phận phải quan tâm ông bà, cha mẹ, anh chị em. Sự quan tâm đó sẽ đem lại niềm vui cho mọi người
 HĐ4: HD cách đánh giá hành vi ( 7 - 8/ )
Mục tiêu: Biết đồng tình thể hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 theo các tình huống ở vở BT Đạo đức trang 13 - 14
- Yêu cầu HS nêu nhận xét của mình về việc làm của Hương, Lâm, Phong, Linh, Hồng
GV: Các việc làm thể hiện tình thương yêu quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và việc chưa quan tâm chăm sóc
HĐ nối tiếp : ( 4- 5/ )
- Yêu cầu HS về sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu ca dao nói về sự quan tâm chăm sóc...
- Yêu cầu HS nêu quyền của mình đối với ông bà, cha mẹ
- GV nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Củng cố việc học thuộc bảng nhân 7 và sử dụng bảng nhân 7 để làm tính, giải bài toán
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 HĐ1: Củng cố bảng nhân 7 ( 5- 6/ )
Gọi 3- 4 HS lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 7.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
GV kết luận ghi điểm.
HĐ 2: Luyện tập thực hành.( 23 - 25/ )
Bài 1: ( vở BT )Củng cố kỹ năng tính nhẩm.
 HĐ cá nhân
Yêu cầu HS làm bài vở BT: điền đúng kết quả của từng phép tính.
 Tổ chức HS điền kết quả lên bảng.
Cả lớp theo dõi nhận xét.
 GV chốt việc củng cố bảng nhân 7 và nhân với 1 và 0
Bài 2 ( Vở BT ) Củng cố kỹ năng điền số vào ô trống.
- Tổ chức dưới hì ... ng với số thích hợp
- Lớp nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc
GV chốt vận dụng bảng nhân 7 để so sánh giữa 2 biểu thức
Bài 3: Củng cố về giải toán. 
HS đọc yêu cầu đề
- HS làm bài cá nhân
- HS nêu bài làm
- GV chốt : vận dụng bảng nhân 7 vào giải toán có lời văn
HĐ nối tiếp: ( 3- 5/)
- HS học thuộc lòng bảng nhân 7.
- Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
Ôn tiếng Việt
Tuần 7-Tiết 2
	I – Mục tiêu : Giúp HS củng cố:
 - Kỹ năng nghe viết chính xác một đoạn trong bài Buổi đầu đi học.
 - Kỹ năng Phận biệt và viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm s hoặc x.
 - Kỹ năng Viết lại một cách chân thực về buổi đầu đi học của mình.
	II - Đồ dùng dạy học
 Vở bài tập bổ trợ tiếng Việt.
	III - Các hoạt động dạy học
 HĐ1. Luyện kĩ năng nghe - viết chính tả (12-14 phút)
 a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
 - GV đọc một lần đoạn viết chính tả. HS theo dõi trong SGK.
 - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn viết chính tả ghi nhớ những chữ dễ viết sai.
 b) GV đọc cho HS viết bài vào vở
 c) Chấm, chữa bài
 - HS đổi chéo vở cho nhau soát bài và chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở. GV chấm một số bài và nhận xét.
 HĐ2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (3-5 phút)
 HS làm bài tập 2 trang 27
 - GV yêu cầu HS tự đọc yêu cầu bài tập và làm bài vào vở.
 - Từng cặp HS chữa bài : một em đọc nghĩa của từ, 1 em nêu từ tương ứng với nghĩa đã cho.
 - Cả lớp nhận xét chữa bài.
 * BT2 giúp HS phân biệt và viết đúng các từ ngữ chứa tiếng có âm s hoặc x.
 HĐ3. Luyện kĩ năng viết tập làm văn(18-20 phút)
 HS làm phần TLV trang 28
 - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV nhắc HS : Cần nói rõ buổi đầu em đến lớp là buổi sáng hay buổi chiều ? Thời tiết như thế nào ? Ai dần em đến trường ? Lúc đầu em bỡ ngỡ ra sao ? Buổi học kết thúc như thế nào ? Cảm xúc của em về buổi học đó .
 - HS viết bài vào vở.
 - 4 - 5 em đọc bài viết trước lớp.
 - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung.
 HĐ nối tiếp : GV nhận xét tiết học.
 Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
Ôn Toán
Tuần 7-Tiết 1
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố:
-Kỹ năng thực hiện đúng phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số có nhớ
- Kỹ năng nhận biết thế nào là phép chia hết, phép chia có dư
II. Đồ dùng dạy học:
 1.GV: bảng phụ bài 4
2.HS: Vở ôn tập cuối tuần
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
- Tổ chức cho HS làm các bài tập đề 1 trang 21, 22
HĐ1: Thực hành ( 5 -7/ )
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả
- Lớp nhận xét, chốt kết quả đúng
- GV chốt cách tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số
Bài 2: HĐ cá nhân
- 6 HS thực hiện trên bảng lớp ( mỗi ý 2 HS )
- GV nhận xét bài làm của HS: 
- HS nhận biết đó là phép chia hết hay phép chia có dư, so sánh sự khác nhau giữa ý a, b, c
- GV chốt : Cách đặt tính và thực hiện tính( ở mỗi lượt chia đều thực hiện các bước: chia, nhân, trừ)
Bài 3: 
- HS làm bài cá nhân: yêu cầu đặt tính rồi tính
- GV chấm 1 số bài
- GV nhận xét bài làm của HS: HS nhận biết đó là phép chia hết hay phép chia có dư? Phép chia nào có trong bảng chia đã học
Bài 4: HĐ lớp
- GV treo bảng phụ: yêu cầu HS tìm câu đúng ghi Đ, sai ghi S trong các câu trả lời
- HS nêu ý kiến. Lớp nhận xét
- GV chốt: phép chia hết và phép chia có dư
 HĐ nối tiếp: ( 2/)
- Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
Ôn Tiếng Việt
Tuần 7-Tiết 3
I. Mục tiêu:Giúp HS Củng cố:
- Phân biệt vần eo- oeo, ươn- ương, âm s- x
- Ôn từ ngữ về trường học. Ôn tập về dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học:
HS: VBTBTVNCTV
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1: Củng cố về chính tả âm vần ( 15- 20/)
Bài 2( 25): - Phân biệt vần eo- oeo
a. HĐ cá nhân : yêu cầu điền vần eo hoặc oeo
- 1 HS làm ở bảng phụ. Lớp nhận xét bổ sung
- GV lưu ý cách phát âm eo- oeo, và sự khác nhau khi có âm đệm
- Câu b: tiến hành tuơng tự
- GV giúp HS hiểu các thành ngữ vừa đó
Bài 2( 27): - Phân biệt âm s- x
- HĐ nhóm 2: yêu cầu tìm các từ ngữ chứa tiếng có âm s hoặc x
- Đại diện 1 số nhóm nêu từ tìm được
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bài 3( 27): - Phân biệt ươn- ương
- Tiến hành tuơng tự bài 2
- GV lưu ý HS cách phát âm vần: ươn- ương
HĐ2: Ôn từ ngữ về trường học, cách dùng dấu phẩy ( 35- 40/)
Bài 1Ôn từ ngữ về trường học 
- HĐ nhóm 2 : yêu cầu tìm từ ngữ có nghĩa tương ứng đã cho
- Đại diện các nhóm nêu từ tìm được. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu thêm 1 số từ ngữ về trường học
Bài 2: Ôn cách dùng dấu phẩy 
- HĐ cá nhân: yêu cầu HS điền dấu phẩy vào các thành phần cùng chức vụ trong câu
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả
- GV chấm 1 số bài, nhận xét và chốt: dấu phẩy cùng đặt giữa các thành phần cùng giữ chức vụ trong câu.
HĐ nối tiếp: ( 2/)
- Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 Ôn Tiếng Việt :
 Ôn về kĩ năng đọc Tiết: 28
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kĩ năng đọc diễn cảm, trôi chảy qua 2 bài đọc trong tuần: Trận bóng dưới lòng đường và bài Bận
II. Đồ dùng dạy học:
1.GV: 
2.HS:
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
HĐ1: Củng cố kĩ năng đọc bài: Trận bóng dưới lòng đường ( 15- 20/)
- Tổ chức HS luyện đọc cá nhân toàn bài
- Tổ chức cho HS thành nhóm 3 để luyện đọc 
- 2, 3 nhóm thi đọc 
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Tổ chức đọc diễn cảm đoạn 3
- 1 số HS thi đọc
- GV chốt : Đoạn 1 đọc giọng nhanh, dồn dập, đoạn 3 nhịp chậm hơn
HĐ2: Luyện đọc bài: Bận ( 15- 17/)
- Tổ chức HS luyện đọc cá nhân
- HS luyện đọc theo nhóm 5
- Đại diện 1 số nhóm luyện đọc trước lớp
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm đọc hay nhất
- GV chốt: đọc bài với giọng vui, khẩn trương
- HS thi đọc thuộc lòng
HĐ nối tiếp: ( 2- 3/)
- Về nhà luyện đọc cho người thân nghe
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
 ...........................................................................................................................................................
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp tuần 7
I. Mục tiêu :
Giúp HS :
- HS nắm được ưu nhược điểm của tuần 7.
- Có ý thức khắc phục nhược điểm , phát huy ưu điểm để tuần sau tốt hơn .
- Biết được kế hoạch của tuần 8.
II/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: ( 10-15 ’) Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần .
*Cán bộ lớp đánh giá hoạt động của lớp trong tuần.
- Lần lượt từng tổ đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần.
Các bạn trong tổ nhận xét bổ sung.
Lớp trưởng và các lớp phó đánh giá hoạt động của lớp trong tuần .
Cả lớp theo dõi nhận xét bổ xung.
*GVCN nhận xét hoạt động của lớp trong tuần
Nền nếp : + Đi học chuyên cần 
+ Xếp hàng ra vào lớp chưa nhanh nhẹn ..
+ Sinh hoạt 15’ chưa tự giác ..
- Học tập :
+ Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ , một số em vẫn còn hay quên . ...
+ Trong lớp nhiều em còn nói chuyện riêng ..
Hoạt động 2: ( 8-9’) Xếp loại thi đua của các bạn trong tổ .
Lần lượt từng tổ đánh giá xếp loại các bạn trong tổ mình trong tuần.
Từng tổ một trình bày kết quả xếp loại của các bạn.
Cả lớp theo dõi nhận xét .
Xếp loại tổ : Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3:
Hoạt động 3: ( 8-9’) Tuyên dương những bạn tiến bộ .
Lớp bình chọn bạn tiến bộ trong tuần.
Danh sách các bạn tiến bộ trong tuần : ..
GV CN tuyên dương bạn tiến bộ trong tuần dành nhiều điểm 10 .
Cả lớp hoan nghênh các bạn.
Hoạt động 4: (5-7 ’) phương hướng hoạt động tuần tới .
Khắc phục nhược điểm , phát huy ưu điểm để tuần sau tốt hơn .
GV phổ biến kế hoạch tuần 8 ( Theo kế hoạch của nhà trờng)
Hoạt động nối tiếp ( 3-5’ )
Nhận xét giờ học
Rút kinh nghiệm giờ dạy:
...........................................................................................................................................................
 ..........................................................................................................................................................
 ..........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 Lop3.doc