Giáo án lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Đức Tín 3

Giáo án lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Đức Tín 3

Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.

- Hiểu ND: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời (trả lời được CH 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài).

II/ Đồ dùng dạy học:

- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc.

 Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng.

III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A/ Bài cũ:

- Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Trận bóng dưới lòng đường

- Hs khá giỏi kể chuyện “ trận bóng dưới lòng đường”

- Nhận xét đánh giá, ghi điểm.

- Nhận xét bài cũ.

B/ Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 

doc 22 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 598Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần 7 - Trường Tiểu học Đức Tín 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ
ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Ba
02/10
Tập đọc
21
Bận
TN & XH
13
Hoạt động thần kinh (t1)
Toán
32
Luyện tập
Tập viết
7
Ôn chữ hoa: E, Ê
Tư
03/10
Sáng
Toán
33
Gấp một số lên nhiều lần
Đạo đức
7
Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, ....
Chiều
 TN & XH
14
Hoạt động thần kinh (t2)
Ôn Toán
7
Ôn TV
7
Năm
04/10
Chính tả
13
T – C: Trận bóng dưới lòng đường
Toán
34
Luyện tập
LT & C
1
Ôn về từ chỉ hoạt động trạng thái. So sánh
Thủ công
1
Gấp, cắt, dán bông hoa
Sáu
05/10
Toán
35
Bảng chia 7
Tập làm văn
7
N – K: Không nở nhìn
Chính tả
14
N – V: Bận
Mĩ thuật 
7
VTM: Vẽ cái chai
Sinh hoạt lớp
7
Tuần 7
Thứ ba, ngày 02 tháng 10 năm 2012
Tập đọc
Tiết 21: BẬN 
Sgk/60; Tgdk/ 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui, sôi nổi.
- Hiểu ND: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời (trả lời được CH 1, 2, 3; thuộc được một số câu thơ trong bài).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tranh minh hoạ bài đọc. 
 Bảng viết những khổ thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng. 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài Trận bóng dưới lòng đường 
- Hs khá giỏi kể chuyện “ trận bóng dưới lòng đường”
- Nhận xét đánh giá, ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lần
 - Luyện từng dòng thơ
 + Học sinh đọc nối tiếp mỗi em hai dòng thơ ( 2 – 3 lần ).
+ Đọc các từ dễ phát âm sai, viết sai ( như yêu cầu ).
- Luyện đọc đoạn:
 + Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ trong bài trong bài ( 2 lần ).
+ Hướng dẫn học sinh yếu đọc kĩ hơn.
+ Hướng dẫn đọc đoạn khó đọc. Kết hợp nhắc nhở việc ngắt nghỉ hơi đúng và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
+Giải nghĩa từ ngữ được chú giải như sách giáo khoa
- Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm: Học sinh đọc từng cặp.Giáo viên theo dõi.
- Đọc đồng thanh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1,2, 3 sách giáo khoa trang 60. Trả lời:
Câu 1/ Trời thu bận xanh, sông hồng bận chảy, xe bận chạy, mẹ bận hát ru, bà bận thổi trấu.
Câu 2/ Bé bận ngủ, bận bú, bận khóc.
Câu 3/ - Vì những công việc đó mang lại niềm vui.
 - Vì luôn bận chân tay, con người sẽ khoẻ mạnh hơn.
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên đọc mẫu bài lần 2 hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
- 3 học sinh đọc lại bài, nhận xét tuyên dương bạn.
- Học sinh đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ rồi cả bài thơ.
- Học sinh thi học thuộc bài thơ.
- Gọi vài em xung phong HTL bài thơ.
C/ Củng cố, dặn dò: 
- Qua bài thơ, em thấy mọi người trong bài như thế nào?
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
- Nhận xét tiết học.
Tự nhiên & xã hội
Tiết 13: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH (Tiết 1)
Sgk/28,29; Vbt/ 18; Tgdk/ 35 phút
I/Mục tiêu:Sau bài học học sinh biết :
Nêu được ví dụ về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống.
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong sách giáo khoa trang 30 - 31.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- Giáo viên gọi học sinh lên trả lời câu hỏi bài trước.
- Đánh gí nhận xét, nhận xét bài cũ.
B/ Bài mới:
Hoạt đợng 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : Làm việc với sách giáo khoa.
* Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người. 
Bước 1: Các nhóm quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: 
- Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động này do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển?
- Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?
- Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
* Kết luận: Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã co ngay chân lại. HĐ này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển. Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào thùng rác. Việc làm đó giúp cho những người đi dường khác không giẫm phải đinh giống Nam.
- Não đã điều khiển HĐ suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường.
Hoạt động 3: Thảo luận.
* Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Bước 1: Làm việc cá nhân
- Cách tiến hành : Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2 trang 31 SGK.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
Bước 3: Làm việc cả lớp.Học sinh trình bày trước lớp, cả lớp nhận xét, bổ sung.
*Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Trò chơi: “ Ai nhớ nhất”
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.
Toán 
Tiết 32: LUYỆN TẬP
Sgk/ 32; Vbt/ 40; Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán.
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua ví dụ cụ thể.
II/ Đồ dùng dạy học:Phiếu ghi các bài tập
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- 2 Học sinh đọc bảng nhân 7, và làm bài tập. Kiểm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm. 
- Nhận xét bài cũ.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài 1 : Tính nhẩm, học sinh biết tính nhẩm trong bảng nhân 7.
- Học sinh tính nhẩm và điền kết quả vào vở bài tập.
- Quan tâm đến học sinh yếu.
- Chấm, chữa bài.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống.
- Học sinh làm vào VBT- một em làm phiếu.
- Chấm chữa bài.
- Nhận xét: Trong phép nhân, khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 3 : Tính 
- Giáo viên giúp cho hs cách tính các biểu thức có hai dấu phép tính nhân và dấu cộng.
- Học sinh làm vào vở bài tập, một học sinh làm trên phiếu.
- Chấm, chữa bài.
	7 x 5 + 15 = 35 + 15	;	7 x 7 + 21 = 49 + 21
	 = 50	;	 = 70
Bài 4 : Bài toán
- Học sinh đọc đề, tìm hiểu cách giải và làm vào vở bài tập.
- 1 học sinh làm bảng phụ
Số bông hoa có tất cả là:
7 x 5 = 35 ( bông)
Đáp số: 35 bông
- Chấm, chữa bài.
C/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc lại bảng nhân 7. 
- Về nhà làm bài tập 5 trang 32.
Tập viết
Tiết 7: ÔN CHỮ HOA: E - Ê
Vtv/15; Tgdk/ 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu: 
Viết đúng chữ hoa E (1 dòng), Ê (1 dòng); viết đúng tên riêng Ê-đê (1 dòng) và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà  có phúc (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ Đồ dùng dạy học: Gv: Mẫu chữ viết ho a E, Ê và câu thành ngữ trên dòng kẻ ô li.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ: Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
- Một học sinh nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học ở bài trước.
- Viết bảng con: D, Đ, Kim Đồng.
B/ Dạy bài mới.
Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Học sinh tìm các chữ hoa có trong bài E, Ê
- Giáo viên viết mẫu, kết hợp cách nhắc lại cách viết từng chữ.
- Học sinh tập viết từng chữ E, Ê trên bảng con.
b/ Học sinh viết từ ứng dụng
- Học sinh đọc từ ứng dụng: Ê - đê
- Giáo viên giới thiệu: Ê- đê là tên của một dân tộc thiểu số, có trên 7200 người, sống ở Đắc Lắc, Phú Yên.
- Học sinh tập viết trên bảng con.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
- Học sinh đọc câu ứng dụng: Em thuận anh hoà, là nhà có phúc.
- Gv giúp học sinh hiểu : Anh em sống trong một nhà phải hoà thuận là phúc lớn của gia đình.
- Học sinh tập viết trên bảng con các chữ: Em
Hoạt động 3: Luyện viết vào vở tập viết.
- Học sinh viết vào vở, giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi, hướng dẫn viết đúng nét, độ cao và khoảng cách các con chữ. Trình bày câu tục ngữ theo đúng mẫu.
- Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh viết bài.
Hoạt đông 4: Chấm, chữa bài: 
- Chấm từ 12 - 15 bài.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Ta vừa học xong bài gì? 
- Nhắc nhở hs luyện viết thêm ở nhà. Khuyến khích học sinh học thuộc câu ứng dụng.
- Nhận xét tiết học.
Thứ tư, ngày 03 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết 33: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN 
Sgk/33; Vbt/ 33; Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu:
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần).
II/ Đồ dùng dạy học: Sơ đồ như sách giáo khoa.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ: 
- Gọi 3 học sinh làm bài trang 32. Đọc bảng nhân 7.
- kiểm tra vở làm ở nhà của học sinh.
- Nhận xét đánh giá ghi điểm, nhận xét bài cũ.
B/ Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: 
Hướng dẫn học sinh thực hiện gấp một số lên nhiều lần:
- Giáo viên nêu bài toán. Hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: 
A 2cm B
 C D
 ? cm
- Giáo viên tổ chức cho hs trao đổi ý kiến để nêu phép tính tìm độ dài của đoạn thẳng CD.
- Cho học sinh giải bài toán và viết bài giải vào vở.
- Hỏi học sinh: Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta làm thế nào? ( Muốn gấp 2cm lên 3 lần ta lấy 2cm nhân với 3 )
- Trên cơ sở đó cho học sinh trả lời dạng khái quát: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 : Viết ( theo mẫu ):
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo mẫu: Gấp 3m lên 5 lần được: 3 x 5 = 15 ( m )
- Các bài còn lại học sinh làm vào vở bài tập.
- chấm, chữa bài.
Bài 2: Bài toán
- Học sinh đọc yêu cầu, tóm tắt theo gợi ý của giáo viên 
Tóm tắt:
 7 tuổi
Con
Mẹ 
 ? 
Tuổi
- Làm vào vở bài tập - một em làm phiếu.
- Chấm chữa bài.
Số tuổi của chị là:
7 x 5 = 35 ( Tuổi)
Đáp số: 35 tuổi
Bài 3 : Bài toán
- Học sinh đọc yêu cầu, tóm tắt theo gợi ý của giáo viên 
Tóm tắt :
 5 bông
  ? cm
- Làm vào vở bài tập - một em làm phiếu.
Số bông hoa Lan cắt được là:
5 x 3 = 15 ( bông)
Đáp số: 15 bông
- Chấm chữa bài
C/ Củng cố, dặn dò
- Học sinh đọc lại ghi nhớ.	
- Nhận xét tiết học
Đạo đức
Tiết 7: QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM ( Tiết 1 ). 
Vbt/ 12 – 13; Tgdk/ 35 phút
I/ Mục tiêu:Hs hiểu:
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Phiếu giao việc.
- Các bài thơ, bài hát về chủ  ... 
Thủ công
Tiết 7: GẤP CẮT, DÁN BÔNG HOA ( Tiết 1 )
Tgdk/35 phút
I/Mục tiêu: 
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV:	+ Mẫu bông hoa năm cánh, bốn cánh, tám cánh.
+ Giấy thủ công.
+ Bút chì, kéo, hồ dán
+ Quy trình gấp, cắt, dán.
- HS: Giấy bút chì, kéo, hồ dán
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
	- Nhận xét đánh giá.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên giới thiệu mẫu bông hoa và cho học sinh nhận xét:
+ Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
+ Các cánh hoa có giống nhau hay không?
 + Áp dụng cắt ngôi sao 5 cánh để cắt hoa.
Hoạt động 3: Giáo viên hướng dẫn mẫu
a) Gấp cắt hoa 5 cánh:
- Quy trình như cắt ngôi sao năm cánh nhưng vẽ đường cong để cắt cánh hoa.
- Cho học sinh xem quy trình và giáo viên hướng dẫn mẫu:
- Giáo viên làm mẫu theo quy trình.
- Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước. 
- Trong quá trình thao tác, giáo viên và học sinh quan sát, giáo viên sữa chữa, uốn nắn những thao tác học sinh thực hiện chưa đúng.
b) Gấp, cắt hoa 4 cánh, 8 cánh:
- 4 cánh: gấp tờ giấy màu hình vuông làm 4 phần bằng nhau và cắt như sách giáo khoa.
- 8 cánh: gấp đôi hoa 4 cánh sau đó cắt thành hoa 8 cánh như sách giáo khoa.
- Học sinh thực hành bằng giấy nháp.
C/ Nhận xét, củng cố, dặn dò
- Học sinh nêu lại quy trình gấp, cắt.
- Dặn dò: chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
Thứ sáu, ngày 05 tháng 10 năm 2012
Toán
Tiết 35: BẢNG CHIA 7
Sgk/ 35; Vbt/43; Tgdk/ 40 phút
I/ Mục tiêu:
- Bước đầu thuộc bảng chia 7.
- Vận dụng được phép chia 7 trong giải toán có lời văn (có một phép chia 7).
II/ Đồ dùng dạy học:
Gv và học sinh: Các tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét đánh giá, nhận xét bài cũ
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu ài
Hoạt động 2: Lập bảng chia 7
- Hướng dẫn học sinh tự lập bảng chia 7:
- Hướng dẫn học sinh lập các công thức 7 x 1 = 7; 7 x 2 = 14; 7 x 3 = 21.
- Giáo viên cho học sinh quan sát một tấm bìa có 7 chấm tròn. Hỏi học sinh: 7 chấm tròn được lấy 1 lần, vậy ta được mấy chấm tròn? ( 7 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 7 chấm tròn). 
Giáo viên nêu: “ 7 được lấy 1 lần, ta viết: 7 x 1 = 7. Cho học sinh nêu lại: 7 nhân 1 bằng 7. Giáo viên chỉ vào tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: Lấy 7 ( chấm tròn ) chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được mấy nhóm? ( 1 nhóm, 7 chia 7 được 1 ), 
Viếtlên bảng: 7 : 7 = 1 , chỉ vào phép nhân và phép chia trên bảng và gọi học sinh đọc: 7 nhân 1 bằng 7; 7 chia 7 bằng 1.
- Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn. Giáo viên nêu: 7 được lấy 2 lần, viết thành phép nhân như thế nào? 
Học sinh viết 7 x 2; 
Giáo viên chỉ vào 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn và hỏi: lấy 14 ( chấm tròn ) chia thành các nhóm, thì được mấy nhóm? ( 14 chấm tròn chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 7 chấm tròn thì được 2 nhóm; 14 chia 7 được 2).
 Viết lên bảng 14 : 7 = 2. Chỉ vào phép nhân 7 x 2 = 14 và phép chia 14 : 7 = 2 ở trên bảng và gọi học sinh đọc: 7 nhân 2 bằng 14; 14 chia 7 được 2.
- Tương tự với 7 x 3 = 21 và 21 : 7 = 3.
- Hướng dẫn học sinh lập các công thức còn lại của bảng chia 7.
- Phân lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 lập các công thức:28 : 4; 35 : 5;42 : 6; nhóm 2 lập các công thức: 49 : 7; 56 : 8; nhóm 3 lập các công thức: 63: 9; 70 : 10.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo để hoàn chỉnh bảng chia 7.
- Học thuộc bảng chia 7.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
Cho học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Nếu học sinh yếu chưa thuộc bảng chia thòi giáo viên giúp đỡ các em làm bài tập. 
Bài 2: Tính nhẩm:
Giáo viên hướng dẫn, học sinh làm vào vở bài tập.
Chấm, chữa bài.
Cho học sinh nhận xét kết quả của phép nhân và các phép chia tương ứng.
Bài 3: Bài toán
	Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
	Học sinh đọc đề toán và nêu yêu cầu của bài toán rồi giải:
Giải:
Số lít dầu ở mỗi can có:
35 : 7 = 5 ( lít )
Đáp số: 5 lít
Bài 4: Bài toán
	Làm tương tự như bài 3.
Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra. Chấm, chữa bài
 C/ Củng cố, dặn dò	 
- Học sinh đọc lại bảng chia 7. Thi đọc thuộc bảng chia 7.
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Tiết 7: NGHE - KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN.TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
Sgk/ 61; Vbt/ 32,33; Tgdk/ 40 phút
I/Mục đích, yêu cầu:
- Nghe-kể lại được câu chuyện Không nỡ nhìn (BT1).
- Bước đầu biết cùng các bạn tổ chức cuộc họp trao đổi về một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của HS trong cộng đồng hoặc một vấn đề đơn giản do GV gợi ý (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện
- Viết 3 câu hỏi trong chuyện
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh, cho đọc lại bài văn tiết trước.
- Nhận xét đánh giá, nhận xét bài cũ
B/ Dạy bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Kể chuyện:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh .
- Giáo viên kể lần 1(giọng vui, chậm rải)
- Đặt câu hỏi gợi ý 1, 2,3 ở sách giáo khoa/ 61
`- Cho học sinh đọc câu hỏi gợi ý.
- Gợi ý để học sinh trả lời:
- Ngồi hai tay ôm mặt.
- Cháu nhức đầu à, cháu cần xoa dầu không?
- Cháu không nỡ nhìn cụ già và phụ nữ phải đứng.
- Giáo viên hỏi thêm: Em có nhận xét gì về anh thanh niên?( Nếu không nỡ nhìn thì phải đứng lên nhường chỗ cho cho cụ già đó).
- Giáo viên kể lần 2 - cho học sinh nhìn các gợi ý.
- Gọi học sinh kể lại chuyện – ( học sinh khá giỏi )
- Cho học sinh thi kể lại chuyện lớp nhận xét - chọn bạn kể hay.
Hoạt động 3: Bài tập 2: Tập tổ chức cuộc họp.
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Các tổ bầu tổ trưởng và tổ viên để thảo luân nội dung cuộc họp.
- Các tổ trình bày- lớp và giáo viên nhận xét.
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Dặn dò: Tập kể lại chuyện cho người thân nghe. 
- Cần biết cách tổ chức cuộc họp.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả ( N – V)
Tiết 14: BẬN 
Sgk/ 60; Vbt/ 30,31; Tgdk/40 phút
I/Mục đích, yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.
- Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b (chọn 4 trong 6 tiếng) hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng viết tiếng có vần oam. 
- Cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét đánh giá, nhận xét bài cũ
B/ Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nghe - viết.
- Giáo viên đọc một lần khổ thơ 2 và 3. Hai học sinh đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn văn:
+ Bài thơ viết theo thể thơ nào? (4 chữ)
+ Cách viết như thế nào? (Viết hoa chữ các đầu)
- Hướng dẫn hs viết vào bảng con các từ các em dễ viết sai: thổi trấu, rộn vui, biết chăng.
- Đọc cho học sinh viết vào vở. Giáo viên đọc thong thả để học sinh viết, mỗi câu đọc 3 lần kết hợp với theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết, chữ viết của học sinh..
- Chấm, chữa bài.
+ Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì.
+ Giáo viên chấm 10 - 12 bài, nhận xét bài viết.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả
Bài tập 1: en hay oen
- Học sinh đọc y/c bài tập
- Gv hướng dẫn cách làm bài tập, hs làm bài vbt.
- 1 học sinh làm bảng phụ nhận xét.
nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhát.
Bài tập 2: 
- Hs đọc y/c bài và làm vbt, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Nhận xét đánh giá.
a/ Trung : trung thành, trung kiên, trung bình....	; Chung: chung thuỷ, chung tình...
 Trai : con trai, ngọc trai	; Chai: cái chai, chai lọ...
C/ Củng cố, nhận xét, dặn dò.
- Về tập viết lại các tiếng - từ viết sai. Xem bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Mĩ thuật 
Tiết 7: VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CHAI
Vtv/ 12; Tgdk/ 35 phút
I/Mục tiêu: 
- Nhận biết đặc điểm, hình dáng, tỉ lệ một vài loại chai.
- Biết cách vẽ cái chai.
- Vẽ được cái chai theo mẫu.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Gv : Một vài cái chai có chất liệu, hình dáng, màu sắc gần giống nhau để giới thiệu.
- Hình gợi ý cách vẽ.
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
- Gáo viên kiểm tra đồ dùng dạy học của học sinh.
- Nhận xét nhận xét.
B/ Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giáo viên dùng các loại chai để giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét
- Giáo viên giới thiệu vài loại chai đã chuẩn bị ở mục II;
- Nêu các phần của chai: miệng, cổ, vai, thân và đáy.
- Chai thường làm bằng chất liệu gì? (thuỷ tinh, có màu trắng hay màu xanh).
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt đặc điểm về hình dáng, màu sắc của một số loại chai.
Hoạt động 3: Cách vẽ qủa
- Giáo viên đặt quả trên bàn, sau đó hướng dẫn học sinh cách vẽ theo trình tự từng bước:
- So sánh, ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của chai để vẽ hình dáng chung của chai cho phù hợp với phần giấy.
- Vẽ phác hình chai.
- Sửa hình cho giống chai mẫu.
- Vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 4: Thực hành
- Hs quan sát mẫu kĩ trước khi vẽ.
- Học sinh vẽ vào vở tập vẽ.
- Lưu ý ước lượng chiều cao, chiều ngang.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ.
C/ Nhận xét, đánh giá, dặn dò
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhận xét, xếp loại bài vẽ.
- Khen ngợi những học sinh có bài vẽ đẹp.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ chân dung.
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Các tổ trưởng đánh giá các hoạt động của tổ trong tuần qua.
Giáo viên nhận xét, đánh giá các hoạt đông của tuần qua
1/ Hạnh kiểm: 
- Các em ngoan,lễ phép với thầy cô, ăn mặc sạch sẽ , gọn gàng tóc cắt ngắn.
- Hoà nhã với bạn bè.
2/ Học lực:
- Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Các em có ý thức trong học tập
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chịu học bài: Lê, Hưng.
- Một số em có tiến bộ trong học tập 
- Một số em tích cực phát biểu xây dựng bài: Hòa, Phước, Bảo, Thuận, Thảo, Sơn, Ý.
- Một số em biết giúp bạn trong học tập .
3/ Phương hướng :
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
- Nhắc nhở các quy định trong nhà trường và trong lớp.
- Vận động thực hiện vệ sinh sân trường và lớp học. 
- Nhắc các em đi lại phải đảm bảo an toàn giao thông.
- Tham gia các hoạt động của nhà trường
- Giữ vệ sinh trường lớp, cá nhân sạch sẽ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7(1).doc