Giáo án lớp 3 Tuần học 9 năm 2011

Giáo án lớp 3 Tuần học 9 năm 2011

- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.

- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sông hằng ngày.

- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Thái độ : Biết quý trọng các bạn có quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn và không đồng tìn với các bạn có thái độ sai .

*KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.Kĩ năng thể hiện sự cảm thông,chia sẽ khi bạn vui,buồn.

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 3 Tuần học 9 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/10/2011 Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2011
Đạo đức (Tiết 1)
CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui buồn.
- Nêu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sông hằng ngày.
- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Thái độ : Biết quý trọng các bạn có quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn và không đồng tìn với các bạn có thái độ sai .
*KNS: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.Kĩ năng thể hiện sự cảm thơng,chia sẽ khi bạn vui,buồn.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh họa cho tình huống của hoạt động .Các câu chuyện , bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về tình bạn, sự cảm thông .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát “Lớp chúng ta đoàn kết” .
II. Kiểm tra bài cũ: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tt)
- Vì sao cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
- Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ? Hãy cho ví dụ .
- GV nhận xét .
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Chia sẻ vui buồn cùng bạn .
2. HĐ1 - Thảo luận, phân tích tình huống 
› Mục tiêu : HS biết một biểu hiện của quan tâm, chia sẻ vui buồn cùng bạn .
- Y/c HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh
 + GV giới thiệu tình huống .
 + GV cho HS thảo luận .
- GV tóm tắt mấy cách ứng xử :
 + Thờ ơ, không quan tâm .
 + An ủi, động viên, giúp đỡ những việc phù hợp với khả năng .
- Nếu em là bạn cùng lớp với Ân thì em sẽ làm gì ? Vì sao?
› GV kết luận : Khi bạn có chuyện buồn, em cần động viên, an ủi bạn hoặc giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp với khả năng để bạn có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn .
3. HĐ2 - Đóng vai
› Mục tiêu : HS biết cách chia sẻ vui, buồn cùng bạn trong các tình huống .
- GV chia nhóm, HS xây dựng kịch bản và đóng vai trong các tình huống :
 + Khi bạn có chuyện vui .
 + Thăm hỏi, giúp đỡ khi bạn có chuyện buồn, gặp khó khăn, hoạn nạn .
› GV kết luận :
- Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng, chung vui với bạn .
- Khi bạn có chuyện buồn, cần an ủi, động viên và giúp đỡ bạn bằng việc làm phù hợp với khả năng .
4. HĐ3 - Bày tỏ thái độ 
› Mục tiêu : HS biết cách bày tỏ thái độ trước các ý kiến .
- GV đọc lần lượt các ý kiến .
- GV cho HS thảo luận về lý do HS có thái độ với từng ý kiến 
- GV kết luận : 
 + Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng .
 + Ý kiến b là sai .
› GV chốt : Khi bạn có chuyện buồn, em cần an ủi, động viên, giúp đỡ bạn vượt qua nỗi buồn .
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Thực hành quan tam, chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường và nơi ở .
- Về nhà sưu tầm các truyện, ca dao, tục ngữ, bài hát nói về tình bạn, về sự cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng với bạn .
- Chuẩn bị tiết sau : Thực hành - Luyện tập 
- HS đọc bài và TLCH
- HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh 
 + HS theo dõi SBT1/ trang 16 
 + HS thảo luận nhóm nhỏ về cách ứng xử và phân tích kết quả .
- HS liêt kê các tình huống ứng xử có thể có của bạn, phân tích lợi hại của mỗi cách ứng xử .
- Đại diện từng nhóm lên bào cáo (Khi bạn có chuyện buồn, em cần an ủi, động viên, giúp đỡ bạn vượt qua . Nỗi buồn sẽ vơi đi một nữa).
- HS theo dõi BT2, thảo luận nhóm và đóng vai .
 + Các nhóm HS lên đóng vai .
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm .
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ .
- HS lặp lại ghi nhớ .
Toán 
GÓC VUÔNG - GÓC KHÔNG VUÔNG 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông.
-Biết sử dụng êke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông (theo mẫu.) 
- BT cần làm: BT1; BT2 (3 hình dòng 1); BT3; BT4.
-. Thái độ :Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác vá yêu thích môn toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 2 thước êke: 1 khổ lớn làm mẫu, 1 khổ thường ; đồng hồ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS làm bài tập về tìm số chia.
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu sơ lược về góc và góc vuông.
- Ghi tựa bài lên bảng.
2. HĐ1- Cho HS quan sát kim đồng hồ 
v Mục tiêu: Giới thiệu thước êke và về góc vuông, góc không vuông.
v Cách tiến hành:
- GV cho HS xem 2 cây thước êke và giới thiệu góc nào vuông và góc nào không vuông.
- GV chốt: Thước êke là thước có 3 cạnh. 3 đỉnh, 3 góc. Trong đó, 1 góc là góc vuông và 2 góc còn lại không vuông.
3. HĐ2- Hướng dẫn cách nhận biết góc vuông và góc không vuông 
v Mục tiêu: Biết vẽ góc1 vuông góc không vuông và kiểm tra góc vuông, góc không vuông bằng êke.
v Cách tiến hành:
- GV dùng êke vẽ 1 góc vuông và đặt tên ký hiệu góc vuông.
 A 
 O B
- Hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra lại góc vuông từ 2 góc không vuông (góc tù, nhọn).
- Cho HS nhận ra góc không vuông.
4.HĐ3- Luyện tập thực hành 
- Cho 2 HS dùng êke kiểm tra trực tiếp 4 góc của hình để xác định góc vuông: vẽ góc vuông có đỉnh là O, cạnh còn lại là OB.
- GV vẽ sẵn các góc lên bảng cho HS tự kiểm tra các góc.
- Cho HS xác định góc.
- HS tự xác định góc bằng êke, sau đó khoanh tròn câu đúng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Trò chơi: “ Thi đua nhóm” đại diện nhóm lên xác định góc.
- Về nhà làm bài tập vào VBT bài 40 trang 49.
a. 20 : x = 4
b. 12 : x = 2
- HS giải và nêu cách tìm.
- HS nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét: hình tam giác, có 3 cạnh, 3 đỉnh.
- Góc vuông, đỉnh O, cạnh OA, OB.
 P
 A
 Q C
 N B
 + Góc N không vuông, cạnh NP, NQ.
 + Góc B không vuông, cạnh BA, BC.
- HS xác định vào sách và vẽ góc vuông.
- HS vẽ theo sự hướng dẫn của GV.
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào SGK.
- HS thực hiện như bài 3.
- HS thưc hiện.
- HS nhận xét.
Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀø SỨC KHỎE
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Khắc sâu kiến thức đã học về cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh: cấu tạo ngoài, chức năng, giữ vệ sinh.
- Biết không dùng các chất độc hại đối với sức khoẻ như thuốc lá, ma tuý, rượu.
- Giáo dục HS biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cơ thể .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : trò chơi 
 + Nội dung 4 phiếu ghi câu hỏi về cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh .
 + Giấy vẽ khổ to, bút vẽ .
- Học sinh : VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh thần kinh (tt)
GV nêu câu hỏi cho HS trả lời :
- Giấc ngủ ngon có tác dụng gì cho cơ thể và cơ quan thần kinh ?
- Sinh hoạt và học tập theo thời khoá biểu có lợi gì ?
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ôn tập, kiểm tra con người và sức khỏe .
2. Hoạt động: 1 - Tổ chức hội thi tìm hiểu về con người và sức khỏe .
› Mục tiêu : Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh . Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ, giữ gìn vệ sinh các cơ quan này .
› Tiến hành : 
	Bước 1 - Tổ chức 
- GV chia lớp thành 4 nhóm, lập thành 4 đội tham gia vào cuộc thi (mỗi đội lên chơi có từ 4 - 5 HS trong mỗi vòng chơi) .
- Cử 1 HS điều khiển cuộc chơi, theo dõi, ghi điểm các đội chơi .
	Bước 2 - Phổ biến cách chơi & Tiến hành chơi 
- 4 đội sẽ lên bốc thăm phiếu hỏi về 1 trong 4 cơ quan được học . Sau khi thảo luận trong vòng 4 phút, đội đó phải trả lời . Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm . Câu trả lời sai không tính điểm . Đội nào bổ sung được sẽ tính điểm tùy theo câu trả lời . 
- GV tổ chức cho cả lớp chơi .
- GV nhận xét các đội chơi .
- GV tổng kết cuộc thi, công bố đội thắng cuộc .
	Bước 3 - Củng cố kiểm tra bằng hệ thống câu hỏi (hoạt động cả lớp)
- Chúng ta học được mấy cơ quan bên trong cơ thể ?
- Em hãy nêu chức năng chính của cơ quan đó .
- Để bảo vệ cơ quan hô hấp (tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh) em nên làm gì ?
- GV nhận xét và chốt ý : Giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cơ thể .
3. Hoạt động: 2 - Vẽ tranh cổ động 
› Mục tiêu : HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như : thuốc lá, rượu, ma túy, giữ vệ sinh môi trường .
› Tiến hành : 
	Bước 1 - Tổ chức và hướng dẫn 
- GV y/c mỗi đội cử đại diện bốc thăm chủ đề vẽ : đề tài vận động không hút thuốc lá, không uống rượu, không sử dụng ma túy, bảo vệ môi trường .
- Mỗi đội có 10 phút để vẽ, sau đó lên trình bày .
	Bước 2 - Thực hành 
- GV y/c nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thảo luận để đưa ra các ý tưởng nên vẽ như thế nào và phân công ai đảm nhiệm phần nào .
- GV cho HS thực hành bài vẽ .
- GV kiểm tra, giúp đỡ các đội chơi .
	Bước 3 - Trình bày, đánh giá 
- GV cho các đội chơi trình bày sản phẩm, nêu ý tưởng bức tranh vận động do nhóm vẽ . Các nhóm khác nhận xét, góp ý .
- GV nhận xét tranh vẽ của các đội .
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV tổng kết tiết học .
- HS làm BT1 / trang 24 VBT .
- Chuẩn bị : Ôn tập, kiể ... g HS lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng.
- GV cho HS đọc cả bài hoặc khổ thơ, đoạn văn theo đoạn chỉ định.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. HĐ2- Luyện tập củng cố vốn từ 
 Bài tập 2 STV 3 trang 71.
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS xem mấy bông hoa thật (hoặc tranh ảnh) : huệ trắng, cúc vàng, hồng đỏ, violet tím nhạt.
- GV cho HS đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng thi đua làm bài trên phiếu, sau đó đọc kết quả.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV yêu cầu HS sửa bài vào vở.
 Xuân về, cây cỏ một màu xanh non trăm hoa đua nhau khoe sắc. Nào chị hoa huệ trắng tinh, chị hoa cúc vàng tươi, chị hoa hồng đỏ thắm, bên cạnh cô em violet tím nhạt, mảnh mai.
 Tất cả tạo nên vườn xuân rực rỡ.
4. HĐ3- Ôn luyện về dấu phẩy 
 Bài tập 3 STV 3 trang 71.
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu HS làm vào vở.
 + Hằng năm , cứ vào đầu tháng 9 , các trường lại khai giảng năm học mới.
 + Sau 3 tháng hè tạm xa trường , chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy , gặp bạn.
 + Đúng 8h , trong tiếng quốc ca hùng tráng , lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên ngọn cột cờ.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tiếp tục ôn luyện các bài học thuộc lòng đã học.
- Chuẩn bị kiểm tra và ôn tập tiết 7.
- Về nhà làm bài luyện tập ở tiết 9.
- HS bốc thăm chọn bài học thuộc lòng.
- HS đọc bài.
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- HS nhận xét.
- HS sửa bài vào vở.
- HS đọc.
- HS làm bài.
- HS nhận xét và bổ sung.
- HS sửa bài.
Toán 
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DỘ DÀI 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.
- Biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng (km và m, m và mm).
- Biết làm các phép tính với các số đo độ dài. 
- BT cần làm: BT1 (dòng 1, 2, 3); BT2 (dòng 1, 2, 3); BT3 (dòng 1, 2)
- Thái độ : 
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
+ Yêu thích môn toán.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên :
- Học sinh : 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Để đo hàng trăm - chục mét ta dùng đơn vị gì ?
 + Cho HS lên đổi đơn vị ra m, dam.
 + GV kiểm tra VBT ở nhà của hS.
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nhắc lại tất cả đơn vị đo đã học.
- Củng cố, nắm vững các đơn vị đo và mối quan hệ của chúng.
2. HĐ1- Giới thiệu về bảng đơn vị đo độ dài
- Yêu cầu HS nêu, GV ghi vào bảng đơn vị, dựa vào bảng nêu từ đơn vị từ lớn đến bé.
Lớn hơn m
m
Nhỏ hơn m
Km
Hm
Dam
Mét
Dm
Cm
Mm
- GV gợi ý : HS nêu các đơn vị đo ngược lại.
- Dựa vào bảng cho HS nêu tiếp các số đo trong bảng SGK nêu quan hệ giữa 2 đơnvị liền nhau.
- Cho HS ứng dụng bảng đơn vị đo để HS đọc nhiều lần để thuộc bảng đơn vị đo độ dài vừa lập xong.
 3. HĐ2- Thực hành 
 Bài 1:
- Làm bài không nhìn bảng (chú ý bài khó)
 + 1m = 100cm.
 + 1m = 1000mm.
 Bài 2:
Thực hiện như bài tập 1.
 Bài 3: Thực hiện phép tính. Chú ý cả 2 phép tính nhân và chia có đơn vị. 
V. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà học thuộc lòng bảng đơn vị .
- Làm bài tập 1, 2, 3, SGK bài 4 VBT-5.
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”
- dam, hm.
- 3 HS làm, cả lớp viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS nêu đơn vị mét trước.
- Nêu từ km - m (đơn vị lớn), từ m - mm (đơn vị nhỏ)
- HS nêu ngược lại từ mm - km.
- HS nêu.
- HS tự làm, GV theo dõi chữa bài khó.
- HS nhận xét.
- HS tự làm bài 2, 3 vào vở.
- 2 HS gần nhua đổi vở chấm bài lẫn nhau.
Thể dục 
ÔN HAI ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ - TAY 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Bước dầu biết cách thực hiện động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
B. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
- Giáo viên :	Vệ sinh sạch sẽ sân trường, bào đảm an toàn tập luyện .
	Chuẩn bị còi, kẻ vạch các vạch hoặc vẽ vòng tròn cho trò chơi “chim về tổ”.
- Học sinh : 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Thời gian
Hoạt động của trò
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, trang phục HS.
- Phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
a. Khởi động: 
- Cả lớp chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh sân tập.
- Tập các động tác làm nóng người.
b. Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức .
2. Phần cơ bản:
a. HĐ1- Ôn động tác vươn thở, tay của bài Thể dục phát triển chung 
- GV cho HS triển khai đội hình tập.
- Ôn tập từng động tác, sau đó tập liên hoàn cả 2 động tác (mỗi động tác 2 lần 8 nhịp, GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp, liên tục hết động tác này đến động tác kia . Trước khi chuyển sang động tác tay cần nêu tên động tác).
- Một số sai thường mắc và cách sửa .
v Động tác vươn thở:
 + Thở không sâu hoặc chưa biết cách hít thở sâu .
 + GV cho tập lại riêng cách hít thở sâu, sau đó cho kết hợp thở với động tác .
v Động tác tay: 
 + Hai tay duỗi không thẳng, tay cao tay thấp, lòng bàn tay không hướng vào nhau .
 + GV vừa thực hiện động tác vừa nhắc HS về hướng chuyển động phải duỗi thẳng tay hoặc cho HS tập lại tư thế của động tác tay (RLTTCB).
- Ôn 2 động tác thể dục đã học 4 - 5 lần 
 + Lần 1 : GV làm mẫu, hô nhịp .
 + Từ lần 2 : cán sự làm mẫu, GV hô nhịp đồng thời quan sát kết hợp sửa chữa động tác .
b. HĐ2: Chơi trò chơi “Chim về tổ”
- Cho chơi đồng loạt, sau 1 lần đổi vị trí người chơi.
- Yêu cầu HS tham gia tích cực và tương đối chủ động .
- GV tổ chức “thưởng phạt “ để cho trò chơi hứng thú hơn.
- GV nhận xét đánh giá.
3. Phần kết thúc:
- Đi theo đường tròn, vừa đi vừa hát và vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Đạn dò: Ôn lại động tác vừa học.
4’
2-4’
4-6’
4-6’
6-8’
6-8’
2’
- Tập hợp đội hình 4 hàng dọc, hàng ngang, điểm số, báo cáo rồi quay sang hàng ngang.
- HS khởi động và chơi trò chơi khởi động.
- Triển khai đội hính 4 hàng ngang, mỗi bạn cách nhau 1 sải tay.
- Cả lớp theo dõi và thực hiện .
- HS tập theo đội hình dưới sự điều khiển của GV.
- Tập hợp đội hình hàng ngang nghe GV nhận xét và dặn dò.
Ngày soạn: 12/10/2011 Thứ sáu, ngày 21 tháng 10 năm 2011
CHÍNH TẢ (Tiết 7)
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU
***************************************
 Tập làm văn (Tiết 8)
KIỂM TRA VIẾT
****************************************
Toán 
LUYỆN TẬP 
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo.
- Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một ten đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị đo kia).
- BT cần làm: BT1b (dòng 1, 2, 3); BT2; BT3 (cột 1).
- Thái độ : Rèn tính cẩn thận, làm đúng chính xác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : SGK.
- Học sinh : SGK, VBT.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS đọc thuộc bảng đơn vị đo độ dài.
- Cho HS đọc (đơn vị lớn hơn m và nhỏ hơn mét)
- Cho HS nêu 1 đơn vị có số đo bất kì: 1hm = ? dam.
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học.
- Ghi gtựa bài lên bảng.
2. HĐ1- Giới thiệu số đo 
 Bước 1:
v Mục tiêu: Biết đọc, viết tắt số đo đơn vị độ dài có e tên đơn vị đo.
v Cách tiến hành:
- GV đưa tranh vẽ đoạn thẳng AB đo được 1m 9cm.
- Cho HS suy nghĩ xem có cách nào viết khác không.
- Vì sao biết đổi như thế ?
v GV chốt: 1m 9cm = 19 cm.
 Bước 2:
- Cho HS làm tiếp phần 1b SGK.
- GV nhấn mạnh phần cách làm đổi ra cùng 1 đơn vị rồi tính ra mới ghi kết quả.
- GV nêu mẫu bài 1b.
 3m 4dm = 30dm + 4dm = 34dm.
 3m 4cm = 300cm + 4cm = 304cm.
3. HĐ2- Luyện tập ở lớp 
v Mục tiêu: Áp dụng bài đổi các đơn vị đo 2 số sang 1 đơn vị đo để tính và so sánh các độ dài.
v Cách tiến hành:
 Bước 1b : Viết số thích hợp 
- Cho HS tự làm bài 44 trang 53.
- GV theo dõi (HS yếu kém)
 Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài tính 
- Cho HS thực hiện dựa vào bài học cũ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
 Bài 3 (cột 1): Diền dấu >, <, =.
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện 1 bài điền dấu.
- GV cho HS thực hiện, theo dõi nhận xét.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV gắn yêu cầu bài 3 khoanh chữ câu trả lời đúng : số đo có độ dài < 5m 15cm.
- GV gắn 4 thẻ số đo độ dài.(mỗi nhóm 7 em)
- GV chốt: muốn làm được bài tập này các em phải làm
 gì ?
- Về nhà học thuộc lòng bảng đơn vị đo độ dài.
- Làm BT 1, 4 VBT 44 (53)
- Xem trước bài :”Thực hành đo độ dài”
- Chuẩn bị 1 thước 30 - 20cm (có vạch số rõ).
- 1 HS nêu, cả lớp nhận xét.
- 2 HS đọc.
- HS nêu.
- Lớp nhận xét.
- HS nhận xét và nêu các số đo trên đoạn thẳng AB.
- HS nêu cách viết tắt: ........, cách đọc: SGK .........
- HS nêu đổi đơn vị.
- HS nêu.
- HS tự tính nhẩm đọc lên mỗi em một bài.
- HS làm tiếp phần còn lại của 1b.
- 2 HS lên bảng sửa.
- HS nhận xét, 2 bạn cạnh nhau sửa bài.
- Làm vào vở toán SGK trang 46.
- HS nêu: bài điền dấu có 3 bước:
 + Tính kết quả.
 + So sánh 2 vế.
 + Điền dấu.
- HS nhận xét.
- HS chọn ghi vào bảng con.
- Thuộc bảng đơn vị đo.
- Tính nhanh, chính xác.
- 3 bước so sánh.
Duyệt của tổ trưởng
Ngày..thángnăm 2011
Duyệt của BGH
Ngày..thángnăm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc