Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 25

Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 25

TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN

HỘI VẬT

I. MỤC TIÊU:

 1/ Tập đọc

 a/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Chú ý các từ ngữ: nổi lên, chảy nước, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm Đen, khôn lường, loay hoay.

 b/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

 - Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, Quắm Đen, khôn lường, keo vật, khố.

 - Hiểu nội dung chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( Một già một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh giàu kinh nghiệm trước tràng đô vật trẻ còn sốc nổi.

 

doc 71 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 946Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
2
Tập đọc - Kể chuyện 
 Hội vật. 
Toán 
Thực hành xem đồng hồ ( tt ).
Tập viết 
Ôn chữ hoa : S. 
3
Toán 
Bài toán liên quan rút về đơn vị. 
Chính tả 
Hội vật. 
Tự nhiên – xã hội 
Động vật. 
4
Tập đọc 
Hội đua voi ở Tây Nguyên. 
Toán 
Luyện tập. 
Đạo đức 
Thực hành kĩ năng giữa kì II.
Thủ công 
Làm lọ hoa gắn tường. 
5
Toán 
Luyện tập ( gv tự chọn ). 
Luyện từ vc 
Nhân hoá. Cách đặt câu và trả lời
Tự nhiên - xã hội 
Côn trùng. 
6
Toán 
Tiền Việt Nam. 
Chính tả 
Hội đua voi ở Tây Nguyên.
Tập làm văn 
Kể về lễ hội. 
THỨ 2
TẬP ĐỌC- KỂ CHUYỆN
HỘI VẬT
I. MỤC TIÊU:
 1/ Tập đọc
 a/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
 - Chú ý các từ ngữ: nổi lên, chảy nước, náo nức, chen lấn, sới vật, Quắm Đen, khôn lường, loay hoay.
 b/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu: 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: tứ xứ, sới vật, Quắm Đen, khôn lường, keo vật, khố.
 - Hiểu nội dung chuyện: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật ( Một già một trẻ, cá tính khác nhau) đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh giàu kinh nghiệm trước tràng đô vật trẻ còn sốc nổi.
 2/ Kể chuyện:
 a/ Rèn kĩ năng nói: dựa vào trí nhớ và các gợi ý, hs kể được từng đoạn câu chuyện hội vật, lời kể tự nhiên, kết hợp cử chỉ điệu bộ, bước đầu biết chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện.
 b/ Rèn kĩ năng nghe:
 - Tập trung theo dõi bạn kể chuyện. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
 c/ Thái độ: Biết yêu thích môn hội vật cổ truyền của đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Tranh minh hoạ sgk, sưu tầm tranh ảnh thi vật 
 2/ Hs: Sgk
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
 - Gọi 2 hs lên đọc bài.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Hội vật”.
Luyện đọc: (20’)
 - Gv đọc toàn bài. 
 - Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 * Đọc từng câu.
 - Giúp hs luyện đọc lại một số từ khó.
 * Đọc từng đoạn trước lớp
 - Giúp hs hiểu nghĩa một số từ mới trong sgk
 * Đọc từng đoạn trong nhóm.
 * Cả lớp đọc đồng thanh. 
Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
 ( 20’).
1/ Tìm những chi tiết mưu tả cảnh tượng sôi động của hội vật?
2/ Cách đánh của ông Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác?
3/ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?
4/ Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng thế nào?
5/ Theo em vì sao ông Cản Ngũ thắng?
 + Giáo dục: Môn đấu vật này là một lọai hình thể thao, có lợi cho sức khoẻ.
Luyện đọc lại: (10’)
 - Gv hướng dẫn hs đọc 1 – 2 đoạn văn.
 - Gv và cả lớp chọn bạn đọc hay.
KỂ CHUYỆN
 + Nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và các gợi ý, hs kể được từng đoạn câu chuyện hội vật- kể với giọng sôi nổi, hào hứng, phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
Hướng dẫn hs kể
 - Gv nhắc hs chú ý: Để kể lại hấp dẫn, truyền lại không khí sôi nổi của cuộc thi tài đến người nghe, cần tưởng tượng như đang thấy trước mặt quang cảnh hội vật.
 - Nhận xét – tuyên dương.
4/ Củng cố – dặn dò: ( 5’)
 - Bài này ý nói gì?
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà tập kể lại câu chuyện, chuẩn bị bài mới.
- Hát, ktss. 
- Mỗi hs đọc 1 đoạn bài “ Tiếng đàn” và trả lời câu hỏi.
- 2 Hs nhắc lại tên bài.
- Hs nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài
- Quắm đen, thoắt biến, giục giã, nhễ nhại, khôn lường. . . 
- Hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Tứ xứ, xới vật, khôn lường, keo vật, khố. . . .
- Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
- Tiếng trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, ai củng náo nức muốn xem mặt , xem tài ông Cản Ngũ chen lẫn nhau, quây kín quanh sới vật, trèo lên cây cao để xem
- Quắm Đen: lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo riết.
- Ông Cản Ngũ: chậm chạm lớ ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cách tay ông.Ôm một bên chân ông bốc lên.tình huống keo vật không trán ngắt như trước nữa. Người xem phấn chấn reo ồ lên tin chắc ông Cản Ngũ sẽ ngã và thua cuộc.
- Quắm Đen gò lưng mãi vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ. Ông nghiêng mình nhìn Quắm Đen. Lúc lâu ông mới thò tay nắm khố ông ta, nhấc bổng lên, nhẹ như con ếch có sợi dây rơm ngang lưng bụng.
- Quắm Đen khoẻ, hăng hái nhưng nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Trái lại ông Cản Ngũ rất điềm đạm giàu kinh nghiệm. Ông đã lừa miếng Quắm Đen.
Để cho Quắm Đen cúi xuống ôm chân ông, hòng bốc ngã ông. nhưng đó là thế vật rất mạnh của ông, chân ông khoẻ tựa như cột sắt, Quắm Đen không thể nhấc nổi. Trái lại với thế võ này ông dễ dàng nắm khố Quắm Đen, nhấc bổng anh ta lên. ông Cản Ngũ đã thắng nhờ mưu trí và sức khoẻ.
- 3 hs thi đọc theo đoạn.
 1 hs giỏi đọc cả bài.
- Hs đọc yêu cầu kể chuyện và 5 gợi ý.
- Hs trả lời
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ ( TT )
I. MỤC TIÊU:
 1/ Giúp hs: Tiếp tục củng cố về thời gian ( thời điểm, khoảng thời gian )
 - Củng cố cách xem đòng hồ ( chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã ).
 2/ Hs có hiểu biết về thời điểm làm việc với các công việc hằng ngày của hs.
 3/ Thái độ: Rèn tính chính xác và khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Đồng hồ, sgk. . . 
 2/ Hs: Sgk, vở, bút, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định: 
2/ Bài cũ: ( 5’) 
 - Gọi 2hs lên bảng.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới: “ Thực hành xem đồng hồ ( tt )” .
Thực hành: ( 30’)
Bài 1: Cho hs đọc đề bài.
 - Gv cho hs quan sát lần lượt từng tranh. 
 - Nhận xét – tuyên dương.
Bài 2: Cho hs đọc đề bài.
 - Gv phát phiếu cho nhóm.
 + Giáo dục: Các em xem đồng hồ cho chính xác. . . 
 - Nhận xét – tuyên dương.
Bài 3: Cho hs đọc đề bài.
 - Cho hs quan sát tranh.
 - Nhận xét cho điểm hs.
 4/ Củng cố- dặn dò: ( 5’)
 - Gọi 2 hs lên quay kim đồng hồ.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về làm bài tập, chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- 2 hs lên bảng quay đồng hồ.
 6 giờ 35 phút
 14 giờ 16 phút 
 16 giờ kém 10 phút
 15 giờ 15 phút
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- Hs quan sát và trả lời.
a/ An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút. 
b/ An đến trường vào lúc 7 giờ 12 phút.
c/ An đang học bài ở lớp vào lúc 10 giờ 24 phút.
d/ An ăn cơm chiều vào lúc 6 giờ kém 15 phút.
e/ An xem truyền hình vào lúc 8 giờ 7 phút tối.
g/ An đang ngủ 10 giờ kém 15 phút đêm.
- Các nhóm lên thảo luận, đại diện nhóm lên trình bày.
- Các cặp đồng hồ chỉ cùng thời gian.
 1/ H- B
 2/ I – K
 3/ K- C
 4/ L- G
 5/ M - D 
 6/ N – E 
- Hs trả lời theo cặp.
 a/ Hà đánh răng rửa mặt trong 10 phút.
 b/ Từ 7 giờ kém 5 đến 7 giờ là 5 phút.
 c/ Chương trình hoạt hình kéo dài trong 30 phút.
- 2 hs lên quay 
18giờ 5 phút, 11 giờ 45 phút.
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA: S
I. MỤC TIÊU:
 1/ Củng cố cách viết chữ hoa S thông qua bài tập ứng dụng.
 - Viết tên riêng Sầm Sơn bằng chữ cỡ nhỏ.
 - Viết câu ứng dụng: Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai bằng chữ cỡ nhỏ.
 2/ Hs viết đúng mẫu, đúng cỡ theo yêu cầu sgk.
 3/ Thái độ: Rèn ngồi viết nắn nót sạch đẹp, thẳng hàng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Mẫu chữ hoa S. . . .
 2/ Hs: Vở tập viết, bút, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: ( 5’)
 - Kiểm tra vở tập viết ở nhà. 
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới: “ Ôn chữ hoa S” . 
Hướng dẫn hs viết bảng con:
 ( 10’)
 * Luyện viết chữ viết hoa
 - Trong từ ứng dụng có những từ nào viết hoa ?
 - Gv viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết.
S C T
 - Nhận xét - sửa sai.
 * Từ ứng dụng 
Gv: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá, là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng của nước ta. 
 - Nhận xét - sửa sai.
 * Hs viết câu ứng dụng
 * Gv: Câu thơ trên của Nguyễn Trãi: Ca ngợi cảnh đẹp yên tỉnh, thơ mộng của Côn Sơn ( Thắng cảnh gồm núi, khe suối, chùa. . .ở huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương ).
 - Nhận xét - sửa sai.
Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết: ( 20’)
_ Chữ S viết 1 dòng
 _ Chữ C, t viết 1 dòng
 _ Tên riêng 2 dòng
 _ Câu thơ 2 lần.
 * Giáo dục: Các em viết nắn nót, sạch đẹp, đúng chính tả. 
 - Chấm điểm - nhận xét.
 4/ Củng cố- dặn dò: ( 5’)
 - Cho hs tìm từ mới.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà viết lại, chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- 2 hs lên bảng lớp.
 Phan Rang. 
- Hs nhắc lại tên bài học
 S , C , T
- Hs tập viết vào bảng con.
- Hs đọc:
 Sầm Sơn
- Hs tập viết trên bảng con.
Sầm Sơn
- Hs đọc:
 Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
- Hs tập viết trên bảng con.
Côn Sơn.
 Ta..
- Hs viết bài vào vở.
- Hs tự tìm
THỨ 3:
TOÁN
BÀI TOÁN CÓ LIÊN QUAN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. MỤC TIÊU:
 1/ Giúp hs: Biết cách giải bài toán liên quan rút về đơn vị.
 2/ Hs áp dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập ứng dụng trong sgk.
 3/ Thái độ: Rèn tính chính xác và khoa học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 1/ Gv: Sgk
 2/ Hs: Vở, bút, bảng con, phấn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ 
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: ( 5’)
 - Kiểm tra bài cũ.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Bài toán có liên quan rút về đơn vị”.
Hướng dẫn giải to ... äi, biết tên một số lễ hội, tên một số hoạt động trong lễ hội ).
 - Ôn luyện về dấu phẩy ( Đặt sau trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu )
 2/ Hs làm đúng bài tập theo đúng yêu cầu sgk.
 3/ Thái độ: Hs nắm vững vốn từ, làm bài chính xác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
 1/ Gv: Sgk, phiếu bài tập
 2/ Hs: Sách, vở, bút. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ 
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: ( 5’)
 - 2 hs lên bảng. 
 - Ghi điểm - nhận xét. 
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới: “ TưØ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy”. 
Hướng dẫn hs làm bài tập: 
( 30’)
Bài 1: Yêu cầu hs đọc đề bài. 
 - Nhâïn xét – tuyên dương.
Bài 3: Gv giao phiếu bài tập cho hs.
 - Nhận xét - chấm điểm từng nhóm.
Bài 3: Cho hs đọc đề bài.
 * Giáo dục: Các em làm bài cẩn thận, chính xác.
 - Chấm điểm - sửa sai.
4/ Củng cố- dặn dò: ( 3’)
 - Kể tên một số lề hội mà em biết ? 
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà làm bài, chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- 2 hs lên làm bài tập 1 và 2.
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- 3 hs đọc lời giải đúng.
 Lễ 
Hoạt động tập thể có cả phần lễ và lễ hội.
 Hội 
 Cuộc vui tổ chức cho đông người dự theo phong tục.
 Lễ hội
 Các nghi thức nhằm đánh dấu một sự kiện có ý nghĩa.
- Hs trao đổi nhóm viết nhanh vào phiếu.
- Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng lớp và trình bày.
 Tên lễ hội
Lễ hội Đền Hùng, đền Gióng, Tháp Bà, núi Bà, Chùa Keo, Phủ Giấy, Kiếp Bạc, Cổ Loa. . . 
Tên một số hội 
Hội vật, bơi trải, đua thuyền, chọi trâu, thả diều, đua voi, đua ngựa, chọi gà 
Tên một số hoạt động lễ hội và hội
Cúng phật, lễ phật, thắp hương, tưởng niệm, đua thuyền, đua mô tô, đua xe đạp, kéo co, cướp cờ, đánh đu
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a/ Vì thương dân, Chữ Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trống lúa, nuôi tằm, dệt vải. 
b/ Vì nhớ lời mẹ dặn không làm phiền người khác, chị em Xô- phi đã về ngay.
c/ Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm đen đã bị thua.
d/ Nhờ ham học và hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp đời, Lê Quí Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta ngày xưa.
- Hs tự kể.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁ
I. MỤC TIÊU:
 1/ Sau bài học hs biết: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của cá quan sát được.
 2/ Hs nêu được ích lợi của cá trong cuộc sống hằng ngày.
 3/ Thái độ: Hiểu biết về việc đánh bắt và nuôi cá ở nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 
 1/ Gv: Sgk, tranh.
 2/ Hs: Sgk, sưu tầm tranh đánh bắt cá. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ 
1- Ổn định:
2-Bài cũ: ( 5’) 
 - Bên ngoài cơ thể tôm, cua có gì bảo vệ ?
 - Nêu ích lợi của tôm cua ? 
 - Nhận xét đánh giá.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài mới: “ Cá” . 
Hoạt động 1: ( 15’)
 + Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các con cá được quan sát.
 * Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 - Gv đua tranh ảnh sưu tầm được.
1/ Chỉ và nói tên các con cá trong 
hình ? 
2/ Bên ngoài cơ thể của những con cá có gì bảo vệ ?
3/ Bên trong cơ thể của chúng có xương sống không ?
4/ Cá sống ở đâu ? Chúng di chuyển bằng gì ? Và thở bằng gì ? 
Bước 2: Làm việc cả lớp.
 * Kết luận: Cá là động vật có xương sống, sống ở dưới nước, thở bằng mang. Cơ thể chúng gồm có vảy bao phủ, có vây.
Hoạt động 2: ( 10’)
 + Mục tiêu: Nêu ích lợi của cá.
 * Cách tiến hành:
 - Gv đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận.
1/ Kể tên một số cá sống ở nước ngọt và nước mặn ? 
2/ Nêu ích lợi của cá ?
3/ Giới thiệu về hoạt động nuôi và đánh bắt cá mà em biết ? 
 * Kết luận: Phần lớn các loài cá được sử dụng làm thức ăn. Cá là thức ăn ngon và bổ, chứa nhiều chất đạm cần cho cơ thể con người.
Ở nước ta có nhiều sông hồ và biển đó là những môi trường thuận tiện để nuôi và đánh bắt cá. Hiện nay nghề nuôi cá khá phát triển và cá đã trở thành mặt hàng xuất khẩu ờ nước ta.
 * Liên hệ: Nơi em ở có nuôi cá không ?
 * Giáo dục: Nên ăn cá tươi mới đủ chất, không nên ăn cá ươn sẽ không tốt cho sức khoẻ.
4/ Củng cố- dặn dò: ( 3’)
 - Cho hs chơi trò chơi.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà xem bài học, chuẩn bị bài mới.
- Hát 
- Hs trả lời.
- Hs nhắc lại tên bài học. 
> Quan sát và thảo luận. 
- Hs quan sát.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. 
- Cá vàng, cá chép, cá rô phi, cá quả, cá chim, cá ngừ, cá đuối, cá mập. . . .
- Bên ngoài cơ thể cá có những lớp vẩy để bảo vệ.
- Cá có xương sống.
- Cá sống ở dưới nước, chúng di chuyển bằng vây. Và thở bằng mang.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Mỗi nhóm giới thiệu về 1 con cá.
- Cả lớp nhận xét. 
- Nước ngọt: Cá rô phi, cá chép, cá quả, cá vàng, cá lăng
 Nước mặn: Cá chim cá ngừ, cá đuối, cá heo, cá mập
 - Cá dùng làm thức ăn, kho, nấu canh, phơi khô, làm nước mắn
- Hiện nay nghề nuôi cá phát triển, người dân nuôi và đánh bắt cá rất nhiều để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Cá trở thành mặt hàng xuất khẩu ở nước ta.
- Chia lớp làm 2 đội
 Cá nước ngọt Cá nước mặn
Cá chép, cá lăng Cá thu, cá nục
THỨ 6:
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GK II
CHÍNH TẢ
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU:
 1/ Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết đúng một đoạn văn trong bài “ Rước đèn ông sao”
 - Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ viết sai r/ d/ gi hoặc ên/ ênh
 2/ Hs viết đúng chính tả và làm BT đúng theo yêu cầu sgk
 3/ Thái độ: Hs viết cẩn thận, sạch đẹp, ngồi cho ngay ngắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Sgk, 3 tờ phiếu to . 
 2/ Hs: Vở, bút, bảng con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
 - Cho hs lên làm bài tập.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Rước đèn ông 
sao ”.
Hướng dẫn hs nghe viết: ( 22’)
 - Gv đọc lần 1 đoạn chính tả.
1/ Đoạn văn tả gì?
2/ Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa?
 - Cho hs viết vào bảng con.
 + Gv đọc hs viết:
 * Giáo dục: Các em viết nắn nót, sạch đẹp, thẳng hàng, đúng chính tả.
 - Gv đọc lại bài chính tả.
 - Chấm điểm- nhận xét.
Hướng dẫn hs làm BT: ( 8’)
Bài 2:Yêu cầu hs đọc đề bài.
 - Gv dán 3 tờ phiếu mời 3 hs lên bảng.
 - Nhận xét – tuyên dương.
- Hát 
- 2 em lên bảng làm bài tập 2, 3.
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- 2 hs đọc lại, cả lớp theo dõi.
- Mâm cỗ đón tết Trung Thu của Tâm.
- Các chữ đầu tên bài, đầu đoạn, đầu câu, tên riêng.
- Hs viết từ khó.
- Tâm,Trung Thu, mâm cỗ, sắm, quả bưởi, chuối ngự.
- Hs viết vào vở.
- Hs đổi vở soát lỗi.
- Mỗi bàn 1 em. 
 Làm xong đọc kết quả.
- Cả lớp làm bài vào vở.
Âm đầu
 B 
 Đ 
 L 
 M 
 R 
 S 
 T 
 Vần 
 Ên 
Bền bển,bến
bện
Đền đến
Lên
Mền mến
Rèn, rên rĩ
Sên
Tên 
Ênh
Bênh bệnh
lệnh
mệnh
sểnh
Tênh 
4/ củng cố- dặn dò; (5’)
 - 2 hs lên bảng viết một số từ sai.
 - Nhận xét đánh giá tiết học
 - Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài mới.
R 
Rá, rổ, rựa,rương, rùa, rắn
D 
Dao, dây,dẻ, dê, dế
Gi 
Giường, giá sách, giáo mác, giáp, giẻ..
Tâm, mâm cỗ, bưởi, nải chuối
TẬP LÀM VĂN
KỂ VỀ LỄ HỘI
I. MỤC TIÊU:
 1/ Rèn kĩ năng nói: biết kể về ngày hội theo các gợi ý, lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội
 2/ Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn mạch lạc.
 3/ Thái độ: Các em dùng từ hay viết thành câu, sạch đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 1/ Gv: Sgk, bảng phụ.
 2/ Hs : sgk , phấn, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 THẦY TRÒ
1/ Ổn định
2/ Bài cũ: ( 5’)
 - Gọi 2 hs lên bảng.
 - Nhận xét - ghi điểm.
3/ Bài mới:
 - Giới thiệu bài: “ Kể về lễ hội”.
Hướng dẫn hs kể:( 30’)
Bài 1: Kể miệng. 
 - Em chọn kể về ngày hội nào?
 - BT yêu cầu kể về một ngày hội nhưng có thể các em kể về một lễ hội gì trong lễ hội có cả phần hội.
Có thể kể về ngáy hội em trực tiếp tham gia, chỉ trên ti vi hoặc xem phim.
- Nhận xét - sửa sai.
Bài 2: Yêu cầu hs viết vào vở.
 - Nhắc nhở các em chú ý, chỉ viết những điều em vừa kể.
 - Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.
 - Gv giúp đỡ hs yếu.
 - Thu bài chấm điểm – nhận xét.
4/ Củng cố – dặn dò: (5’)
 - 1 hs giỏi đọc lại bài văn.
 - Nhận xét đánh giá tiết học.
 - Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài mới.
Hát 
- 2 hs lên kể lễ hội. 
- 2 hs nhắc lại tên bài.
- Hs tự chọn.
- 2 hs giỏi, khá kể mẫu.
- 2 hs tiếp nối nhau thi kể.
Ví dụ: Quê em có hội đua thuyền, hội được tổ chức hàng năm vào đầu xuân sau ngày tết đến ngày hội khắp nơi đổ về. Trên đồi và những bãi cát rộng, từng đám đông tụ họp để xem đua thuyền. Trên những chiếc thuyền là những chàng thanh niên lực lưỡng tay cầm chèo chuẩn bị tư thế xuất phát, phía trước thuyền có một người đứng điều khiển. Khi có hiệu lệnh các thuyền lao nhanh vun vút, những mái chèo đều tay và nhịp nhàng nhìn trông rất thích mắt. Hội đua thuyền thật đông vui. Em thích nhất ngày hội này.
 Năm nào em cũng mong đến sớm để được xem ngày hội đua thuyền.
- 1 hs nêu yêu cầu của BT.
- Hs viết bài vào vở.
- 3 hs đọc lại bài viết.
- Hs lên đọc bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3(106).doc