Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Hoàng Thị An

Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Hoàng Thị An

Toán:

Luyện tập

I.Mục tiêu:

 - Tính được tổng của ba số và vận dụng 1 số t/c của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

 - Giáo dục H tính linh hoạt, chính xác, khoa học.

II.Hoạt động dạy-học:

 1.Bài cũ: 2 H :

 ? Nêu t/c kết hợp của phép cộng ? Ví dụ ?

 ? Tính bằng cách thuận tiện nhất : 15 + 11 + 39 + 25 =

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Luyện tập:

Bài 1b: (46): H nêu yêu cầu ( Bỏ bài 1 cột a.): Đặt tính rồi tính tổng:

 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài - Lớp thống nhất kết quả.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - Hoàng Thị An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ Hai 
Ngày dạy : 18 / 10 / 2010
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu: 
 - Tính được tổng của ba số và vận dụng 1 số t/c của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 - Giáo dục H tính linh hoạt, chính xác, khoa học.
II.Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ: 2 H :
 ? Nêu t/c kết hợp của phép cộng ? Ví dụ ?
 ? Tính bằng cách thuận tiện nhất : 15 + 11 + 39 + 25 =
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Luyện tập:
Bài 1b: (46): H nêu yêu cầu ( Bỏ bài 1 cột a.): Đặt tính rồi tính tổng:
 - H làm vở nháp - 2 H chữa bài - Lớp thống nhất kết quả.
Bài 2 (dòng 1,2): a. H nêu yêu cầu: Tính bằng cách thuận tiện nhất: – Giải vào vở - 3 H chữa bài:
 178 167 585
Bài 3 ( H khá, giỏi): Tìm x:
 - H làm vào vở - 2 H chữa bài.
a. x = 810 b. x = 426
Bài 4a: 1 H đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm:
 - H tự làm bài vào vở - Chữa bài.
 a. 79 + 71 = 150 ( người) 
 b. (H khá, giỏi). 5256 + 150 = 5406 ( người)
Bài 5( H khá, giỏi nếu còn thời gian): H nêu yêu cầu :
 - H làm vở - Gv chấm bài - 2 H chữa bài.
 - Gv nhận xét, chốt:
 a. ...P = ( 16 cm+ 1 cm ) x 2 = 56 (cm)
 b. P = ( 45 cm + 15 cm ) x 2 = 120 (cm )
 ? Giải thích công thức P = ( a + b ) x 2 
 3.Củng cố, dặn dò: 
 - Thi đua làm đúng, nhanh nhất:
 a. 427 + 3648 +352 b. 133 + 1367+ 377 
 - Nhận xét giờ học.
Tập đọc:
Nếu chúng mình có phép lạ
I.Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên vui tươi.
 - Hiểu nội dung của bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài) – H khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được câu hỏi 3.
 - Giáo dục H có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai.
II.Đồ dùng dạy-học: 
 - Tranh minh họa sgk, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ: 2 nhóm H đọc phân vai 2 màn của vở kịch “ở Vương quốc Tương Lai” - Nêu nội dung của bài ?
 2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 - 4 H đọc nối tiếp 5 khổ thơ ( 2 lượt)
 - Hướng dẫn H đọc từ khó: hạt giống, ngọt lành, mãi mãi.
 Giọng đọc : hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm khát khao.
 Ngắt nhịp (bg’): “Chớp mắt/...đầy quả
	 Tha hồ/...
	 Hóa trái bom /...trái ngon.
	 ........................................
 Chỉ toàn kẹo/...bi tròn”
 - 1 H đọc toàn bài - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
 - 1 H đọc cả bài - Lớp đọc thầm.
 ? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
 ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? (...ước muốn của các bạn rất tha thiết.)
 - H đọc thầm toàn bài.
 ? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
 - H đọc khổ thơ 3, 4:
 ? Hãy giải thích nghĩa của các câu nói sau: (H khá, giỏi)
 - Ước : “Không còn mùa đông” (bg’)? (không còn thiên tai, không còn những tai họa của thiên nhiên dáng xuống cho con người, mong thời tiết dễ chịu...)
 - Ước : “Trái bom thành trái ngon” (bg’) ? ( ...t/ giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh)
 ? Nhận xét về những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ? (...những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới sống trong hòa bình...)
 ? Em thích những ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
 ? Bài thơ có ý nghĩa như thế nào ?
*Hướng dẫn H đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ :
 - 4 H đọc nối tiếp - Chọn bạn đọc đúng, hay ?
 - Hướng dẫn H đọc diễn cảm:
 + Giọng đọc...
 + Nhấn mạnh một số từ ngữ thể hiện niềm mơ ước: nảy mầm nhanh, chớp mắt, đầy quả, tha hồ, trái bom, ...
 - H luyện đọc diễn cảm khổ thơ 3, 4, 5 theo nhóm đôi: Gv đọc mẫu - H luyện đọc theo nhóm đôi - Thi đọc trước lớp.
 - Lớp nhận xét, tuyên dương.
 - H luyện đọc thuộc lòng ( nhẩm) - Thi đọc theo khổ, cả bài.
 (H khá, giỏi đọc thuộc và diễn cảm cả bài thơ)
 3.Củng cố, dặn dò: 
 ? Em có những ước mơ gì để làm thế giới tươi đẹp hơn ?
 ? Để thế giới không còn bị thiên tai khắc nghiệt chúng ta cần làm gì hôm nay ?
 - HTL bài thơ - Chuẩn bị bài sau.
***********************************
Chính tả (Nghe-Viết) :
Trung thu độc lập
I.Mục tiêu: 
 - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. 
 - Làm đúng bài tập 2a.
 - H cẩn thận, thẫm mĩ.
II. Đồ dùng dạy-học: 
 - 3 phiếu, bảng tên từ cần điền.
III. Hoạt động dạy-học: 
 1. Bài cũ: 
 - 1 H viết bảng, lớp viết vở nháp: từ ngữ bắt đầu bằng tr/ ch : phong trào, họp chợ, trợ giúp...
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn H nghe, viết:
 - Gv đọc đoạn viết chính tả - Lớp theo dõi, đọc thầm:
 ? Nêu nội dung của bài ?
T. Qua bài đọc, ta thấy được vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên, của núi rừng Vì vậy chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên để giữ mãi vẻ đẹp của thiên nhiên, cây cỏ
 - Gv đọc - H viết vở nháp - 2 H viết bảng: 
quyền, mươi mười lăm năm nữa, cuộc sống, phấp phới, soi sáng, nông trường
 - Chữa bài.
 - H gấp sgk - Gv đọc - H viết bài.
 - Gv đọc - H dò bài.
 - Gv chấm bài, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2a: (77-sgk):
 H nêu yêu cầu :
 - H đọc thầm truyện vui dân gian, làm bài vào VBT - Phát 3 phiếu cho 3 H.
 - H trình bày phiếu, nêu kết quả, lớp nhận xét .
 - Gv chốt: (giắt, rơi, dấu, rơi, gì, dấu, rơi, dấu )
 ? Nêu nội dung của câu chuyện ?
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét giờ học. Ghi nhớ những từ đã học.
 - Xem bài sau.
***********************************************
Thứ Tư
Ngày dạy : 20 / 10 / 2010
Toán:
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu 
của hai số đó
I. Mục tiêu: Giúp H :
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 - Giáo dục H tính cẩn thận, chịu khó.
II. Hoạt động dạy-học: 
1. Bài cũ: 2H : Tính bằng cách thuận tiện nhất:
 a. 81 + 35 + 19 = b. 78 + 65 + 135 + 122 =
 - 1 H tính chu vi h.c.n biết a = 12 ; b = 25.
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn H tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó:
T. Nêu bài toán: sgk
 - Gv tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 - H tìm hai lần số bé dựa vào sơ đồ :
 ? Nêu cách tìm hai lần số bé ? ( 70 – 10 = 60)
 ? Nêu cách tìm số bé ? ( 60 : 2 = 30)
 ? Tìm số lớn ? ( 30 + 10 = 40 ) 
 ? Nêu cách tìm số bé ?
 Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2
 *Cách hai : Tìm số lớn trước - Thực hiện tương tự.
 ? Nêu cách tìm số lớn :
 Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 
T.Khi giải bài ....ta có thể chọn 1 trong hai cách.
 b.Thực hành:
Bài 1: 1 H đọc đề bài toán - Tự tóm tắt.
 - H giải vào vở nháp - 1 H chữa bài - Lớp thống nhất kết quả bài toán .
Bài 2: 1 H đọc đề - H tự tóm tắt.
 - H nhìn sơ đồ nêu bài toán - Nêu cách giải.
 - Chia lớp thành hai dãy: Dãy 1 : Tìm số bé trước
Dãy 2 : Tìm số lớn trước.
 - Gv chấm bài 1 tổ – Nhận xét.
 - 2 H chữa bài theo hai cách - Lớp nhận xét, thống nhất.
Bài 3 (H khá, giỏi): Thực hiện tương tự.
 - Gv chấm 7-10 bài - 2 H chữa bài - Gv nhận xét .
 3. Củng cố, dặn dò: 
 ? Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm như thế nào ?
 ? Có mấy cách giải ?
 - Nhận xét giờ học .
************************************
Luyện từ và câu:
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Mục tiêu:
 - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND nghi nhớ).
 - Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các bài tập 1, 2(mục III).
 - Giáo dục H tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy-học: 
 - Bút dạ, phiếu: H chơi trò chơi du lịch.
II. Hoạt động dạy-học: 
 1. Bài cũ: 
 - Gv đọc - 2H viết:
 Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
 Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông.
 ( Tố Hữu)
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Nhận xét:
Bài 1( 78): Gv đọc tên riêng nước ngoài - H đọc đồng thanh:
 Mô-rít- xơ Mút-téc-lich; Hy-ma-lay- a.
 - 3, 4 H đọc lại.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu :
 ? Mỗi tên riêng nói trên gồm có mấy bộ phận ? Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ?
 (Tên người : Lép Tôn-xtôi gồm hai bộ phận: Lép/Tôn-xtôi.
 Tên địa lí: Niu Di-lân: có hai bộ phận: Niu/Di-lân.
 ? Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào ?
 ? Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào ? ( ...giữa các tiếng có gạch nối )
Bài 3: H nêu yêu cầu :
 ? Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ? ( ... giống như cách viết riêng VN, tất cả đều...)
 3. Phần Ghi nhớ:
 - 2 H đọc ghi nhớ - H lấy ví dụ minh họa.
 4. Phần Luyện tập;
Bài 1: H nêu yêu cầu: Tìm từ viết sai chính tả, viết lại cho đúng.
 - Gv phát phiếu cho 3 H .
 - Dán bảng phiếu - Lớp nhận xét - Gv chốt: ác- boa; Lu-i Pa-xtơ; ác-boa, Quy-dăng xơ.
 ? Đoạn văn viết về ai ?
 ( ...nơi gia đình Lu-i Pa-xtơ sống, thời ông còn nhỏ. Lu-i Pa-xtơ là nhà bác học nổi tiếng thế giới đã chế tạo ra nhiều loại vắc xin phòng bệnh: bệnh than, bệnh dại...)
Bài 2: H nêu yêu cầu: Viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc.
 - Gv phát phiếu cho 3 H - Lớp làm vở nháp.
 - H dán phiếu, trình bày kết quả - Lớp và Gv nhận xét - Chốt lời giải đúng.
Bài 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô nước ấy (H khá, giỏi).
 - H nêu yêu cầu, quan sát tranh minh họa sgk - Gv giải thích.
 + Bạn gái cầm bảng tên Trung Quốc – viết tên thủ đô : Bắc Kinh.
 + Bạn trai cầm bảng tên Pa- ri – viết tên nước Pháp.
- Gv dán 3 phiếu – 3 H thi tiếp sức : Tìm tên nước hoặc tên thủ đô - H chữa bài.
STT
Tên nước
Tên thủ đô
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Nga
ấn Độ
Nhật bản
Thái Lan
Mĩ
Anh
Lào
Cam-pu-chia
Đức
Mat-xcơ-va
Niu Đê-li
Tô-ki-ô
Băng Cốc
Oa-sinh-tơn
Luân Đôn
Viêng Chăn
Phnôm Pênh
Béc-lin
 3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung ghi nhớ của bài.
 - Tuyên dương những nhà du lịch giỏi.
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện:
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục tiêu:
 - Dựa vào gợi ý sgk, biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một ươvs mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vong, phi lí.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung câu chuyện.
 - Giáo dục H biết ước mơ và có ước mơ đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ viết gợi ý 3 sgk, tiêu chuẩn đánh giá.
 - Sách báo viết về ước mơ .
III.Hoạt động dạy- học: 
 1.Bài cũ: 
 - 2 H kể chuyện “ Lời ước dưới trăng”.
 ? Nêu nội dung,  ... nghe đoạn mẫu ( sgk-188).
Bài 3: H nêu yêu cầu ( làm vở).
 - Gv dán phiếu ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 theo hai cách kể.
 - H nhìn bảng, trả lời - Lớp nhận xét, chốt:
 + Trình tự sắp xếp các sự việc : Có thể kể đoạn "Trong công xưởng xanh" trước rồi đến " Khu ...." hoặc ...
 + Từ ngữ nối đoạn 1, 2 thay đổi:
Theo cách kể 1
Theo cách kể 2
 Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn
 rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. 
Mở đầu đoạn 1:Mi-tin đến khu vườn 
kì diệu.
 Mở đầu đoạn 2:Rời công xưởng
 xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu 
 vườn kì diệu.
Mở đầu đoạn 2:Trong khi Mi-tin 
 đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin
 đến thăm công xưởng xanh. 
3.Củng cố, dặn dò :
 ? Nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện ?
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
*************************************
Sinh hoạt
I.Yêu cầu: 
 - Nhận xét những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần về: học tập, lao động và các hoạt động khác.
- HS có ý thức sửa chữa và phát huy những mặt tốt đã đạt được.
II.Lên lớp:
1.Lớp trưởng nhận xét các hoạt động trong tuần:
2.GV nhận xét chung:
- HS đã có ý thức thi đua học tập, sôi nổi xây dựng bài hơn những tuần trước. 
 - Còn một số em đọc, viết yếu: em Trà, Thành, Hiờ̀n 
 - Nhìn chung các em viết chữ còn xấu
- Các hoạt động khác:
 Vệ sinh: Vệ sinh lớp sạch sẽ.
 Vệ sinh cá nhân sạch.
 Vợ̀ sinh khuụn viờn sạch
3.Kế hoạch tuần tới:
- Tiếp tục học chương trình tuần 9. 
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng 20 -11(Thi đua nhiều điểm tốt,)
- Phụ đạo HS yếu và bồi dưỡng HS giỏi. 
 - LĐ vệ sinh trường, lớp sach sẽ. 
*********************************************************
Địa lí:
Hoạt động sản xuất 
của người dân ở Tây Nguyên.
I.Mục tiêu:
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: 
 + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, ) trên đất đỏ ba dan .
 + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
 - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
 - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
 - Giáo dục H ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.
 - Tranh ảnh về vùng trồng cà phê.
III.Hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ:
 ? Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên ? (Ba na, Eđê, Gia rai, Xơ đăng ngoài ra còn có một số dân tộc)
 ? Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào thời gian nào ? Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên ? (Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Lễ hội đặc sắc như: Lễ hội cống chiêng, lễ hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới)
 - Gv nhận xét – Ghi điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Qua các bài học trước chúng ta biết được vị trí, khí hậu cũng như những dân tộc nào sinh sống ở Tây Nguyên và mỗi dân tộc họ có một tiếng nói riêng, phong tục, tập quán nếp sinh hoạt riêng. Vởy hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên thì như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua bài : Một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây nguyên.
 b.Giảng bài:
1)Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan:
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 2: Đọc sgk và quan sát lược đồ hình 1:
 ? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ? (Cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,)
 ? Cây công nghiệp nào được trồng nhiều ở Tây Nguyên ? (cà phê)
 ? Tại sao ở Tây Nguyên thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ? (Phần lớn các cao nguyên ở Tây Nguyên được phủ lớp đất ba dan. Đất màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu nên thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm)
 - Đại diện các nhóm nêu kết quả - Lớp nhận xét.
 - Gv giải thích về sự hình thành đất ba dan: Xưa kia nơi này đã từng có hiện tượng núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài (gọi là dung nham) nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan, Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đã ba dan trên mặt đất vụn bở tạo thành đát đỏ ba dan.
*Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
 - H quan sát tranh, ảnh vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột (H2 sgk).
 ? Nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột ?
 - Gv treo bản đồ địa lí VN, H chỉ vị trí Buôn Ma Thuột.
T.Không những Buôn Ma Thuột mà ở Tây Nguyên hiện nay có nhiều vùng chuyên trồng cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, chè, hồ tiêu.
 ? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột ? (Cà phê Buôn Ma Thuột thơm ngon nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà còn ở ngoài nước.)
 ? Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì? Họ đã làm gì để khắc phục tình trạng này? (Vào mùa khô, khi nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng. Để khắc phục người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây)
T. Để khắc phục tình trạng thiếu nước vào mùa khô người dân Tây Nguyên cần có kế hoạch trồng cây cà phê với diện tích hợp lí nhằm đảm bảo cho việc chăm sóc cây, tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định đồng thời hạn chế tình trạng thiếu nước, khô hạn vào mùa khô.
2)Chăn nuôi trên đồng cỏ:
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
 - H dựa vào H1, bảng số liệu sgk.
 ? Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên ? (Trâu, bò)
 ? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
 - H nêu kết quả - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
 ? Qua bài học em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên ?
 (Thuận lợi: Đất đai: màu mở, tơi xốp; Khí hậu: hai mùa mưa nắng thuận lợi cho cây trồng phát triển nên việc chăn nuôi cũng thuận lợi.
 Khó khăn: Thiếu nước về mùa khô do diện tích đất trồng cà phê ngày càng mở rộng nhiều)
3.Củng cố, dặn dò:
 - H đọc bài học (sgk) – H hệ thống lại bài.
 Chơi trò chơi: Đoán ô chữ:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau.
Toán:
Hai đường thẳng vuông góc
I.Mục tiêu: 
 Giúp H :
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông gốc. 
 - Kiểm tra được 2 đường thẳng có vuông góc với nhau bằng ê ke.
 - Giáo dục H cẩn thận, khoa học.
II.Đồ dùng dạy-học:
 Gv và H : Êke.
III.Hoạt động dạy-học:
 1.Bài cũ:
 ? Vẽ 1 gốc nhọn, 1 góc tù, 1 góc bẹt và đặt tên cho góc ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Giảng bài:
Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc:
T. Vẽ hình chữ nhật ABCD (bg') - cho H thấy 4 gốc A, B, C, D đều là góc vuông.
T. Kéo dài cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng ( tô màu hai đường thẳng đó) 
 - 2 đường thẳng đó vuông góc với nhau. 	A B
	C
 ? Hai đường thẳng BC và DC tạo thành	D
bao nhiêu góc vuông ? ( 4) - Kiểm tra lại bằng ê ke
T. Dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông thành hai đường thẳng vuông góc với nhau:
	 M
	 O	N
 ? Xung quanh ta có những đồ vật nào có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau ?
 2)Thực hành:
Bài 1( 50): H nêu yêu cầu : Dùng ê ke để kiểm tra...
 - H kiểm tra vào sgk và nêu kết quả - Lớp nhận xét .
Bài 2: H nêu yêu cầu: Hãy nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình
 - Làm theo nhóm 2 - Nêu, thống nhất kết quả .
Bài 3a: H nêu yêu cầu :
 - Lớp làm vào vở – Gv chấm bài 1 tổ.
 - 2 H chữa bài - Lớp nhận xét thống nhất.
Bài 4 (H khá, giỏi): H nêu yêu cầu - Lớp làm vở, thi đua - Gv chấm, nhận xét.
 - 1 H chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Hai đường thẳng như thế nào thì vuông góc với nhau ?
 - Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử:
Ôn tập
I.Mục tiêu: 
 - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
 + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
 + Năm 179 TCN đến năm 938 : Hơn 1000 năm đấu tranh dành lại độc lập.
Kể lại một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về:
 + Đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 + Hoàn cảnh và diễn biến của cuộc khởi nghĩa của Ha Bà Trưng.
 + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
II.Đồ dùng dạy-học: 
 - Băng giấy và hình vẽ trục thời gian, phiếu.
III.Hoạt động dạy-học: 
 1.Bài cũ:
 ? Thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 - Gv treo băng thời gian (sgk) - yêu cầu H gắn nội dung của mỗi giai đoạn .
 - Trình bày kết quả - Lớp nhận xét.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm:
 - Gv phát phiếu cho các nhóm: Ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục thời gian khoảng năm 700 trước Công nguyên. 179 TCN, 938.
 - H ghi, trình bày kết quả.
 *Hoạt động 3: H làm việc theo dãy: 3 dãy.
 - 1 H nêu yêu cầu theo mục 3 sgk - Gv giao nhiệm vụ.
 - H làm việc - Trình bày kết quả.
 ? Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về đời sống của người Lạc Việt ?
 ? Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
 ? Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng ?
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Ôn tập về lịch sử đất nước qua 2 giai đoạn lịch sử.
 - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Thực hành làm sạch đẹp trường lớp
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được những ưu, khuyết điểm của tuần qua.
 - H thực hành làm sạch đẹp trường lớp, nắm được kế hoạch tuần tới.
 - Giáo dục H ý thức vươn lên trong mọi hoạt động.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Sinh hoạt lớp
 - Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua - Gv bổ sung:
 + Lớp đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị bài cũ, bài mới. Đã có ý thức hơn trong mọi hoạt động. 
 - Lớp bình chọn bạn xuất sắc nhất trong tuần.
 2.Hoạt động 2: Gv nêu kế hoạch tuần tới: 
 + Tích cực trong học tập, đi học đúng giờ, chuyên cần.
 + Tăng cường luyện viết các kiểu chữ, luyện đọc .
 + Thi đua dành nhiều điểm tốt gắn vào “Hoa điểm tốt”chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Thuộc và vận dụng nhanh bảng cửu chương đối với bạn Hùng, Phương Anh,
 + Đi học phải đầy đủ đồ dùng, sách vở.
 + Hăng say xây dựng bài, chuẩn bị bài mới chu đáo.
 + Tập văn nghệ.
 + Thu nộp đầy đủ. Tham gia đủ, đúng thời gian các loại hình bảo hiểm. 
 + Tham gia giao thông an toàn. Luôn đi về bên phải.
 + VSQC sạch, đúng giờ.
 3.Thực hành là sạch đẹp trường lớp:
 + GV chia tổ - Phân công công việc:
Tổ 1: Quét nhà; Tổ 2: Lau bàn ghế; Tổ 3: Lau cửa sổ, quét mạng nhện.
Nhận xét kết quả làm việc.
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc