Giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật - Bài 19 đến bài 35

Giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật - Bài 19 đến bài 35

. Mục tiêu:

- HS hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân

- Biết cách vẽ tranh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân

- HS vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.

Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp.

II. Chuẩn bị:

GV:

- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội.

- 1 số bài vẽ của HS năm trước.

HS:

- SGK, vở, bút chì, tẩy màu.

III. Hoạt động dạy học

 

doc 26 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật - Bài 19 đến bài 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Bài 19: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I. Mục tiêu:
- HS hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
- Biết cách vẽ tranh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
- HS vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp.
II. Chuẩn bị:
GV:
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội.
- 1 số bài vẽ của HS năm trước.
HS:
- SGK, vở, bút chì, tẩy màu...
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’)
- GV giới thiệu tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và gợi ý HS nhận ra:
+ Không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân
+ Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hình ảnh màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- GV gợi ý HS kể về một số hoạt động của ngày tết và lễ hội diễn ra ở quê em.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- GV giới thiệu hình minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ
- HS quan sát và nhận ra cách vẽ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt: 
+Vẽ được tranh về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽmau2 phù hợp.
- GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài. Gợi ý cụ thể đối với một số HS còn lúng túng trong khi làm bài.
- HS làm bài và hoàn thành bài
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (5’)
GV cùng HS chọn một số bài vẽ hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về:
+ Bố cục, nội dung tranh.
+ Hình vẽ và màu sắc.
- GV tóm tắt chung và nhận xét chung tiết học. Khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò
Chuẩn bị bài học sau.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
..
..
..
...
 Tuần 20 Bài 20: Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I. Mục tiêu:
- Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu.
- Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu.
- HS vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần giống mẫu.
II. Chuẩn bị:
GV:
- Mẫu vẽ, lọ quả... có hình dáng và màu sắc khác nhau
- Bài vẽ của HS lớp trước.
HS: 
SGK, vở, bút, màu...
III. Hoạt động dạy- học
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
GV bày mẫu để HS quan sát nhận xét:
+ Khung hình chung của mẫu 
+ Vị trí của các vật mẫu 
+ Hình dáng, màu sắc, đặc điểm... của mẫu
+ So sánh tỉ lệ giữa các mẫu.
- GV bổ sung, tóm tắt ý kiến. GV phân tích để HS cảm thụ được vẽ đẹp của mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ.
- HS quan sát và gới ý HS nhận ra cách vẽ.
- GV cho HS xem 1 số bài của HS lớp trước để các em tham khảo
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt: 
+ Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.
- GV nhắc nhở HS bố cục của hình vẽ phù hợp với trang giấy, vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu, chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- GV cùng HS lựa chọn 1 số bài hoàn thành ở mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét về:
+ Bố cục, hình vẽ, đậm nhạt...
- HS: Nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng
- GV bổ sung, cùng HS xếp loại và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
Dặn dò:
Chuẩn bị bài học sau.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
..
..
..
...
Tuần 21 Bài 21: Tập nặn tạo dáng
Đề tài tự chọn
I. Mục tiêu:
- HS biết cách nặn các hình khối.
- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật...và tạo dáng theo ý thích
Yêu cầu phát triển: Hình nặn can đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động
II. Chuẩn bị:
GV:
- Sưu tầm 1 số tượng, đồ gốm, đồ mỹ nghệ, 1 vài con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp...
- Đất nặn và dụng cụ để nặn.
HS: SGK, đất nặn hay giấy màu, hồ dán...để thực hành xé dán
III. Hoạt động dạy- học
 Hoạt động 1: Quan sát nhận xét(5’)
- GV giới thiệu các hình minh hoạ ở SGK và ĐDDH để HS thấy được sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình này.
- GV gợi ý HS nhận ra các đặc điểm của hình nặn.
Hoạt động 2: Cách nặn(5’)
- GV minh họa cách nặn và gợi ý HS nhận ra cách nặn.
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Nặn từ một thỏi đát thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết
+ Tạo dáng cho sinh động.
- GV cho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ý trong SGK và phân tích để các em biết cách nặn
- Hướng dẫn HS cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn.
Hoạt động 3: Thực hành(20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Nặn được hinh người hoặc đồ vật, con vật,và tạo dáng theo ý thích.
+ Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc con vật.
- Cho HS chọn hình định nặn.
- Nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm 
- GV quan sát và gợi ý HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’)
- Các nhóm và cá nhân bày bài nặn trên bàn, giáo viên gợi ý HS nhận xét, xếp loại: 
+ Hình nặn 
+ Tạo dáng 
- HS chọn ra các bài vẽ theo ý thích.
- GV nhận xét bài học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có bài nặn đẹp.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài học sau.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
..
..
..
...
Tuần 22 Bài 22.Vẽ trang trí
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm
- HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
Yêu cầu phát triển: Kẻ đúng các chữ A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ.
II. Chuẩn bị:
GV: - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- 1 số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo, tạp chí...
- 1 vài dòng chữ kẻ đúng đẹp và chưa đẹp
HS: SGK, giấy, vở, màu...
III. Hoạt động dạy-học 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét(5’)
- GV giới thiệu 1 số kiểu chữ khác nhau và gợi ý HS nhận xét:
+ Sự khác nhau và giống nhau giữa các kiểu chữ.
+ Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
+ Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ?
- GV tóm tắt và bổ sung để HS nhận ra được các đặc điểm của kiểu chữ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ(5’)
- GV có thể minh hoạ bằng phấn trên bảng hoặc hình minh họa cách vẽ đã chuẩn bị và gợi ý HS nhận ra cách vẽ.
- HS quan sát và nhận ra cách kẻ chữ.
Hoạt động 3: Thực hành(20’)
- GV yêu cầu của bài tập:
+ Kẻ các chữ A, B, M, N
+ Vẽ màu vào các con chữ và nền
Yêu cầu cần đạt:
+Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
+ Kẻ đúng các chữ A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ.
- GV theo dõi và gợi ý HS làm bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’)
- GV lựa chọn 1 số bài và gợi ý các em về:
+ Hình dáng chữ 
+ Màu sắc của chữ và nền
+ Cách vẽ màu 
Dặn dò:
Chuẩn bị bài học sau.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
..
..
..
...
Tuần 23 Bài 23. Vẽ tranh
 Đề tài tự chọn
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn.
- HS Biết cách tìm chọn nội dung đề tài.
- Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn.
Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài
II. Chuẩn bị: 
GV: - Tranh của các hoạ sĩ và của HS về những đề tài khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ
HS: - SGK, giấy, vở, bút, màu...
III. Hoạt động dạy-học
 Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’)
- GV cho HS xem 1 số bức tranh về những đề tài khác nhau và gợi ý HS trả lời 1 số câu hỏi:
+ Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì ?
+ Trong tranh có những hình ảnh nào ?
+ Hình ảnh nào thể hiện rõ được nội dung tranh?
+ Màu sắc trong tranh được như thế nào?
- GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về nội dung ở mỗi đề tài. 
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh(5’)
- GV gợi ý HS cách vẽ tranh qua hình minh họa cách vẽ.
- HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Lưu ý: Các hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho cân sự phong phú hấp dẫn.
Hoạt động 3: Thực hành(20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn.
+Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài
- Trong khi HS làm bài GV quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những em chưa chọn được nội dung đề tài 
- Động viên, khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp để tạo không khí thi đua học tập trong lớp.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’)
- GV cùng HS nhận xét và đánh giá: 
+ Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh
+ Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ màu, vẽ hình.
- GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học.
Dặn dò: 
Về nhà quan sát cái ấm tích và cái bát.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
..
..
..
Tuần 24 Bài 24.Vẽ theo mẫu
Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
I. Mục tiêu:
- HS hiểu hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt , đặc điểm của mẫu.
- HS biết cách vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu.
- HS vẽ được hai vật mẫu.
Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình gần với mẫu.
II. Chuẩn bị:
GV: - Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu ( ấm tích, ấm pha trà, cái chén... )
- Hình gợi ý cách vẽ 
HS: - SGK, mẫu vẽ để vẽ theo nhóm
- Bút, chì, tẩy, màu...
III. Hoạt động dạy-Học
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’)
- GV hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS tự bày mẫu. Gợi ý cho các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét.
+ Vị trí của các vật mẫu.
+ Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà và cái bát hoặc các vật khác 
+ Đặc điểm các bộ phận của mẫu 
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu và giữa 2 vật mẫu với nhau
+ Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu. 
- Trên cơ sở những nhận xét của HS, GV tóm tắt và hệ thống những ý chính.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- GV có thể cho HS xem hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách vẽ.
- GV có thể vẽ lên bảng hình 1 vài vật mẫu. 
- HS quan sát và nhận ra cách vẽ. 
Hoạt động 3: Thực hành(20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ HS vẽ được hai vật mẫu.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình gần với mẫu.
- GV dựa vào thực tế bài vẽ của HS để góp ý bổ sung và điều chình những thiếu sót 
- GV nhắc nhở HS: không nên vẽ mảng tối bằng độ đen đậm ngay, mà vẽ nhẹ nhàng rồi so sánh độ đậm nhật giữa các phần để nhấn đậm dần. 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’)
- GV cùng HS nhận xét:
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình
+ Vẽ đậm nhạt...
- GV tóm tắt và bổ sung. Nhận xét chung tiết học.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài học sau.
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬
..
..
..
Tuần 25 Bài 25.Thường thức mỹ thuật
 Xem tranh bác hồ đi công tác
I. Mục tiêu:
- HS hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình vẽ, màu sắc.
- HS biết  ... ất mãi mãi hoà bình ; muốn du lịch khắp hành tinh... Đối với HS, ước mơ học giỏi để trở thành kỹ sư, bác sỹ, hoạ sĩ, phi công...là những ước mơ đẹp có thể thực hiện được.
- Yêu cầu 1 số HS nêu ước mơ của mình.
Hoạt động 2: Cách vẽ
- GV phân tích cách vẽ ở 1 vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài. VD: 
+ Cách chọn hình ảnh.
+ Cách bố cục.
+ Cách vẽ hình. 
+ Cách vẽ màu
- Nhắc HS cách vẽ tranh như ở hướng dẫn các bài đã học.
- Cho HS xem 1 số bài của HS lớp trước
Hoạt động 3: Thực hành
- GV có thể tổ chức hoạt động thực hành cho HS như sau:
+ Vẽ cá nhân ( vẽ vào vở hay vào giấy )
+ 1 vài nhóm vẽ chung trên khổ giấy lớn 
+ 2 nhóm ( mỗi nhóm 2 HS vẽ lên bảng )
- GV yêu cầu HS trao đổi để chọn nội dung, tìm hình ảnh và tự phân công người vẽ hình, vẽ màu.
- GV khuyến khích các nhóm thi đua xem nhóm nào vẽ nhanh, vẽ đẹp.
- Hướng dẫn cụ thể để những HS còn lúng túng hoàn thành được bài.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ theo cá nhân, theo nhóm và gợi ý các em nhận xét:
+ Cách tìm chọn nội dung ( độc đáo, có ý nghĩa ) 
+ Cách bố cục ( chặt chẽ, cân đối ) 
+ Cách vẽ hình ảnh chính, phụ ( sinh động )
+ Cách vẽ màu ( hài hoà, có đậm, có nhạt )
- GV nhận xét tổng kết tiết học
Dặn dò HS: Quan sát lọ, hoa và quả
Bài 32: Vẽ theo mẫu
vẽ tĩnh vật, vẽ màu
I. Mục tiêu:
- HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu.
- HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
- HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. Chuẩn bị:
GV: 
- SGK, SGV
- Mẫu vẽ 2 hoặc 3 mẫu lọ, hoa, quả khác nhau để HS quan sát vẽ theo nhóm.
- Hình gợi ý cách vẽ
- 1 số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ ; 1 số bài vẽ của HS năm trước
HS:
- SGK.
- Giấy, vở, màu...
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu 1 số tranh tĩnh vật đẹp để tạo cho HS hứng thú với bài học. GV đặt 1 số câu hỏi gợi ý để HS nhận xét các bức tranh, thông qua đó để các em hiểu thêm khái niệm về tranh tĩnh vật ( tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh như cái bát, chai, lọ, hoa, quả... )
- GV cùng HS bày mẫu chung hoặc hướng dẫn HS bày mẫu theo nhóm và gợi ý các em nhận xét: 
+ Vị trí của các vật mẫu ( trước, sau, che khuất hay tách biệt nhau )
+ Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật mẫu.
+ Hình dáng của lọ, hoa, quả.
+ Màu sắc, độ đậm nhạt ở mẫu.
- HS quan sát và tập nhận xét mẫu chung hoặc mẫu của nhóm.
- GV yêu cầu 1 số HS quan sát mẫu rồi nêu nhận xét của mình ( nhắc HS ở những vị trí quan sát khác nhau, hình vẽ phải khác nhau )
Hoạt động 2: Cách vẽ
- ở bài này, GV có thể cho HS vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng theo trình tự: 
+ Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu và vẽ phác khung hình chung ( bố cục trên tờ giấy theo chiều ngang hay chiều dọc cho phù hợp ).
+ Phác khung hình của lọ, hoa, quả ( chú ý tỉ lệ, vị trí các vật mẫu )
+ Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình lọ, hoa, quả.
+ Vẽ màu theo cảm nhận riêng
- GV giới thiệu theo cách cắt, xé dán giấy:
+ Chọn giấy màu có màu sắc đậm nhạt phù hợp với mỗi hình.
+ Vẽ phác các hình mảng lên giấy màu.
+ Cắt hoặc xé theo hình vẽ 
+ Sắp xếp các hình đã được cắt, xé sao cho bố cục hợp lí rồi dán lên nền giấy ( giấy trắng hoặc màu ) 
Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu và vẽ như đã hướng dẫn.
- Gợi ý cụ thể hơn với 1 số HS về cách ước lượng tỉ lệ, cách bố cục, cách vẽ hình...
- HS tự cảm nhận vẽ đẹp về hình, màu sắc của mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng.
- Khi góp ý hoặc nhận xét, yêu cầu HS quan sát mẫu để thấy những phần đạt, chưa đạt ở bài vẽ của mình về hình, đậm nhạt về màu sắc.
- Giành nhiều thời gian cho thực hành
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS nhận xét 1 số bài về:
+ Bố cục ( phù hợp với khổ giấy
+ Hình vẽ ( rõ đặc điểm )
+ Màu sắc ( có đậm, có nhạt )
- HS tự xếp loại các bài vẽ
- GV bổ sung và điều chỉnh xếp loại
- GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò HS: Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo, tạp chí...
Bài 33: Vẽ trang trí
Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
I. Mục tiêu:
- HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi.
- HS biết cách trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích.
- HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
GV: 
- SGK, SGV.
- ảnh chụp cổng trại và lều trại ; băng, đĩa hình về hội trại (nếu có).
- Hình gợi ý cách trang trí.
- 1 số bài vẽ của HS năm trước
HS:
- Sưu tầm hình ảnh về trại thiếu nhi
- SGK.
- Giấy, vở, màu...
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
GV cho HS xem băng, đĩa hình hoặc ảnh về hội trại, cảnh cắm trại và tìm cách giới thiệu phù hợp để lôi cuốn HS vào bài.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu 1 số hình ảnh về trại và đặt các câu hỏi gợi ý HS:
+ Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào ? ở đâu ?
+ Trại gồm có những phần chính nào ?
+ Những vật liệu cần thiết để dựng trại gồm những gì ?
- GV tóm tắt và bổ sung:
+ Vào dịp lễ, Tết hay nghỉ hè, các trường thường tổ chức hội trại ở nơi có cảnh đẹp như sân trường, công viên, bãi biển... Hội trại là hình thức sinh hoạt tập thể vui tươi và bổ ích.
+ Các phần chính của trại gồm có:
* Cổng trại: Cổng là bộ mặt của trại, có thể được tạo bằng nhiều kiểu dáng khác nhau ( đối xứng, không đối xứng ). Cổng trại gồm có: cổng, hàng rào được trang trí bằng chữ, hình vẽ, cờ, hoa...
* Lều trại: Là trung tâm của trại, nơi tổ chức các sinh hoạt chung. Lều trại cũng có nhiều kiểu dáng như hình chữ nhật, hình tam giác, hình lục giác... ; được trang trí ở mái, nóc, bên trong và xung quanh cho đẹp.
Khu vực phía ngoài trại cũng được bố trí hài hoà, phù hợp với không gian của trại.
+ Vật liệu thường được dùng để dựng trại: tre, nứa, lá, vải, pa nô, giấy màu, hồ dán, dây...
Hoạt động 2: Cách trang trí trại
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách trang trí:
+ Trang trí cổng trại:
* Vẽ hình cổng, hàng rào ( đối xứng hay không đối xứng ).
* Vẽ hình trang trí theo ý thích ( hình vẽ, chữ, cờ, hoa... ).
* Vẽ màu ( tươi, vui, rực rỡ ).
+ Trang trí lều trại:
* Vẽ hình lều trại cân đối với phần giấy.
* Trang trí lều trại theo ý thích ( lựa chọn hình trang trí như hoa, lá, chim, cá, mây trời... hoặc cảnh sinh hoạt của thiếu nhi như múa hát, đá bóng... cho lều trại vui tươi, sinh động ).
- GV nhắc HS không nên chọn quá nhiều hình ảnh trang trí khác nhau mà cần có ý thức lựa chọn để các hình ảnh trên lều trại hài hoà, có nội dung. Khi trang trí cần chú ý tới các mảng hình sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ tạo nên nhịp điệu và sự thay đổi hấp dẫn.
- GV cho HS quan sát 1 số hình tham khảo trong SGK.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu yêu cầu của bài tập: tự chọn chủ đề để vẽ cổng trại hoặc lều trại của lớp, trang trí theo ý thích.
- GV gợi ý HS cách vẽ hình và cách trang trí:
+ Tìm hình dáng chung cho cổng trại hoặc lều trại.
+ Cách trang trí: bố cục, hoạ tiết, màu sắc.
- ở bài này, GV có thể cho HS làm bài theo cá nhân trên giấy vẽ hoặc vở thực hành hay làm bài theo nhóm ở trên bảng, trên giấy khổ lớn.
- Có thể cho HS vẽ hoặc xé dán bằng giấy màu.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét, xếp loại.
- GV tổng kết, khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp và động viên chung cả lớp. Chọn 1 số bài làm ĐDDH.
Dặn dò HS: Tìm hiểu và quan sát các hình ảnh về 1 đề tài mà em yêu thích.
Bài 34: Vẽ tranh
đề tài tự chọn
I. Mục tiêu:
- HS biết cách tìm, chọn nội dung đề tài.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
- HS quan tâm đến cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị:
GV: 
- SGK, SGV
- Sưu tầm tranh của các hoạ sĩ ( về 1 số đề tài khác nhau )
- 1 số bài vẽ của HS năm trước.
HS:
- SGK.
- Giấy, vở, màu...
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu 1 số bức tranh của hoạ sĩ và HS về các đề tài khác nhau và gợi ý HS quan sát, nhận ra:
+ Có rất nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn để vẽ tranh.
+ Có rất nhiều cách vẽ tranh khác nhau.
- GV phân tích để HS thấy được vẽ đẹp và tính sáng tạo về nội dung cũng như cách bố cục, vẽ hình, vẽ màu ở 1 số bức tranh ; từ đó tạo cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng giúp HS hình thành những ý tưởng tốt cho bài vẽ của mình.
- GV yêu cầu 1 vài HS phát biểu chọn nội dung và nêu các hình ảnh chính, phụ sẽ vẽ ở tranh.
Hoạt động 2: Cách vẽ
GV nêu yêu cầu của bài và dành thời gian cho HS thực hành.
Hoạt động 3: Thực hành
- HS tự chọn nội dung và vẽ theo cảm nhận riêng.
- GV quan sát lớp, nhắc HS tập trung làm bài. Gợi ý cho 1 số em còn lúng túng trong cách chọn đề tài, cách vẽ ; khích lệ những HS khá để các em tìm tòi, sáng tạo, có cách thể hiện riêng về bố cục, hình, màu...
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV gợi ý HS tự nhận xét và xếp loại các bài vẽ theo cảm nhận riêng.
- Khen ngợi, động viên những HS học tập tốt.
- Chọn 1 số bài vẽ đẹp để làm ĐDDH.
Dặn dò HS: Tự chọn các bài vẽ đẹp trong năm để chuẩn bị cho trưng bày kết quả học tập cuối năm.
Bài 35: Tổng kết năm học
Trưng bày các bài vẽ, bài nặn đẹp
I. Mục tiêu:
- đây là năm học cuối của bậc tiểu học, GV và HS cần thấy được kết quả dạy-học mĩ thuật trong năm học và trong bậc học.
- Nhà trường thấy được công tác quản lý dạy-học mĩ thuật.
- GV rút kinh nghiệm cho dạy-học ở những năm tiếp theo.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong các năm học tiếp theo ở bậc THCS.
- Phụ huynh HS biết kết quả học tập mĩ thuật của con em mình.
II. Hình thức tổ chức:
- GV và HS chọn các bài vẽ đẹp ở các phân môn.
- Dán bài vẽ vào bảng hoặc vào giấy A0.
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
Lưu ý
+ Dán bài theo phân môn vào giấy khổ lớn, có nẹp, dây treo ;
+ Trình bày đẹp, có kẻ bo, có tiêu đề. Ví dụ : Tranh vẽ của HS lớp 5A,
tên bài vẽ, tên HS dưới mỗi bài ;
+ Bày các bài tập nặn vào khay, ghi tên sản phẩm, tên HS ;
+ Chọn các bài vẽ, bài tập nặn đẹp, tiêu biểu của các phân môn để làm
đồ dùng dạy học ;
+ Chọn một số bài vẽ đẹp treo để trang trí ở lớp học.
III. Đánh giá:
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn cha mẹ HS xem vào dịp tổng kết năm học của lớp.
- Khen ngợi những HS có nhiều bài vẽ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAMT lop 5 kỳ2.doc