Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 28: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 28: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

(Đáp án là phần in đậm)

- Đính bài một nhóm lên bảng, cho HS trình bày.

- HS và GV nhận xét, bổ sung.

- Hỏi HS: Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

- Nhận xét, chốt: BT1 đã cho các em rèn luyện về phép nhân hóa, nhận ra được hiện tượng nhân hóa, biết được tác dụng của phép nhân hóa.

Hoạt động 2: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?

* Mục tiêu: Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”

* Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.

- Hướng dẫn HS cách làm BT2: gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”.

- Cho HS làm vào vở trắng, 1 HS làm vào bảng phụ.

- Chấm vở 1 số HS.

- Đính bảng phụ của HS lên bảng, cho HS trình bày.

- Mời HS nhận xét, đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, hỏi HS: Qua BT2, các em thường thấy bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” thường có đặc điểm gì?

 

docx 3 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 3 - Tuần 28: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học
Luyện từ và câu
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nhận ra đươc hiện tượng nhân hóa, nêu được tác dụng của việc sử dụng phép nhân hóa. (BT1)
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” (BT2)
- Điền được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào nơi thích hợp trong bài đọc. (BT3)
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Powerpoint, phiếu bài tập, bảng phụ.
- Học sinh: SGK, VBT.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Tổ chức cho HS chơi trò “Hái Hoa” để ôn lại nội dung bài Mở rộng vốn từ: Lễ hội. Dấu phẩy. 
	1. Kể tên một số lễ hội.
	2. Kể tên một số hoạt động trong lễ hội và hội.
- HS và Gv nhận xét.
- GV nhận xét bài cũ.
B - Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học luyện từ và câu bài: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.
2. Hoạt động 1: Nhân hóa.
* Mục tiêu: Nhận ra đươc hiện tượng nhân hóa, nêu được tác dụng của việc sử dụng phép nhân hóa.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT1.
- Hỏi HS: Cây cối, sự vật trong câu a, câu b là gì? Chúng tự xưng là gì?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, hoàn thành bảng sau:
Cây cối, sự vật
Từ xưng hô của cây cối, sự vật
Câu a
Bèo lục bình
Tôi
Câu b
Xe lu
Tớ
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Trả lời.
(Câu a. bèo lục bình, tự xưng là tôi;
Câu b. xe lu, tự xưng là tớ).
(Đáp án là phần in đậm)
- Đính bài một nhóm lên bảng, cho HS trình bày.
- HS và GV nhận xét, bổ sung.
- Hỏi HS: Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?
- Nhận xét, chốt: BT1 đã cho các em rèn luyện về phép nhân hóa, nhận ra được hiện tượng nhân hóa, biết được tác dụng của phép nhân hóa.
Hoạt động 2: Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ?
* Mục tiêu: Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.
- Hướng dẫn HS cách làm BT2: gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”.
- Cho HS làm vào vở trắng, 1 HS làm vào bảng phụ.
- Chấm vở 1 số HS.
- Đính bảng phụ của HS lên bảng, cho HS trình bày.
- Mời HS nhận xét, đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, hỏi HS: Qua BT2, các em thường thấy bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” thường có đặc điểm gì?
- Chốt: BT2 cho các em biết bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” thường bắt đầu bằng chữ “để” và sau đó là nêu mục đích của việc làm đó.
4. Hoạt động 3: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào ô trống. 
* Mục tiêu: Điền được dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào nơi thích hợp trong bài đọc. 
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Nêu yêu cầu, cho HS làm bài vào VBT, một HS làm vào phiếu bài tập.
- Chấm bài 1 số HS.
- Đính phiếu bài tập lên bảng, cho HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét, một số HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chốt: Qua BT3, các em đã được ôn lại cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào bài.
5. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò. 
- Củng cố kiến thức vừa học: Cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà làm VBT và chuẩn bị bài mới.
- Trình bày.
- Trả lời: Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Làm bài.
- Trình bày bài làm.
+ Câu a: Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
+ Câu b: Cả một vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
+ Câu c: Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
- Thực hiện.
- Trả lời: Thường bắt đầu bằng chữ “để” và sau đó là nêu mục đích của việc làm đó).
- Lắng nghe.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện.
- Trình bày.
(Phong đi học về [.] Thấy em rất vui, mẹ hỏi:
- Hôm nay con được điểm tốt à [?]
- Vâng [!] Con được điểm 9 nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long [.] Nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.
Mẹ ngạc nhiên:
- Sao con nhìn bài của bạn [?]
- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu ! Chúng con thi thể dục ấy mà !)
- Thực hiện.
- Trả lời câu hỏi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Điều chỉnh - bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_luyen_tu_va_cau_lop_3_tuan_28_nhan_hoa_on_tap_cach_d.docx