Giáo án Mĩ thuật 3 - Năm học 2007-2008

Giáo án Mĩ thuật 3 - Năm học 2007-2008

I- MỤC TIÊU:

 - HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.

 - Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.

 - Có ý thức bảo vệ môi trường.

II – CHUẨN BỊ:

GV: - Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.

 - Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài.

HS: - Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.

 - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ

 - Bút chì, màu vẽ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 Vẽ tranh hoặc xem tranh đề tài về môi trường là một đề tài quen thuộc trên đường tới trường thì ta có thể có những cảnh với lứa tuổi quét nhà, thu gom rác.

 ? Vẽ về môi trường ta có những nội dung ?

 Trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ môi trường.

GV: Có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.

HĐ1: Xem tranh

HS quan sát nhận xét tranh

? Tranh vẽ hoạt động gì

? Hình ảnh chính ở đâu ?

? Hình ảnh phụ ở đâu ?

? Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? ở đâu ?

? Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?

GV vừa hướng dẫn vừa bổ sung.

+ Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp.

+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình

HĐ2: Nhận xét, đánh giá

 - Nhận xét chung tiết học

 - Khen ngợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét

 Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau:

 Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.

 

doc 34 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 3 - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 12 tháng 9 năm 2007
Mĩ thuật (k3)
Thưởng thức mỹ thuật
 Xem tranh thiếu nhi
I- mục tiêu:
	- HS tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.
	- Biết cách mô tả, nhận xét hình ảnh, màu sắc trong tranh.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II – Chuẩn bị:
GV: 	- Sưu tầm một số tranh thiếu nhi về bảo vệ môi trường và đề tài khác.
	- Tranh của hoạ sĩ vẽ cùng đề tài.
HS: 	- Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.
	- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
	- Bút chì, màu vẽ.
III – các hoạt động dạy học chủ yếu:
	Vẽ tranh hoặc xem tranh đề tài về môi trường là một đề tài quen thuộc trên đường tới trường thì ta có thể có những cảnh với lứa tuổi quét nhà, thu gom rác.
	? Vẽ về môi trường ta có những nội dung ?
	Trồng cây, chăm sóc cây, bảo vệ môi trường...
GV:	Có ý thức bảo vệ môi trường nên các bạn đã vẽ được những bức tranh đẹp để chúng ta cùng xem.
HĐ1:	Xem tranh
HS quan sát nhận xét tranh
? Tranh vẽ hoạt động gì 
? Hình ảnh chính ở đâu ?
? Hình ảnh phụ ở đâu ?
? Hình dáng, động tác của các hình ảnh chính như thế nào ? ở đâu ?
? Những màu sắc nào có nhiều ở trong tranh ?
GV vừa hướng dẫn vừa bổ sung.
+ Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp.
+ Xem tranh cần có những nhận xét của riêng mình
HĐ2:	Nhận xét, đánh giá
	- Nhận xét chung tiết học
	- Khen ngợi, động viên những HS và các nhóm có nhiều ý kiến nhận xét
	Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau:
	Tìm và xem những đồ vật có trang trí đường diềm.
Thứ 4 ngày 19 tháng 9 năm 2007
mĩ thuật(k3)
 Bài ôn: Vẽ theo mẫu
Vẽ quả
I – mục tiêu:
	- HS biết phân biệt màu sắc, hình dáng một vài loại quả.
	- Biết cách vẽ và vẽ được hình một vài loại quả và vẽ màu theo ý thích.
	- Cảm nhận vẻ đẹp của các loại quả.
II – chuẩn bị:
GV:	- Một vài loại quả sẵn có ở địa phương
	- Hình gợi ý cách vẽ quả
	- Bài vẽ quả của học sinh các lớp trước
HS:	- Mang theo quả hoặc tranh, ảnh về quả
	- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ 
	- Bút chì, tẩy, màu vẽ
III – các hoạt động dạy học chủ yếu:
	HĐ1:	Quan sát, nhận xét
	- GV giới thiệu một vài loại qủa và đặt câo hỏi:
	? Những loại qủa này là quả gì ?
	? Đặc điểm, hình dáng, loại quả ?
	- Quả tròn, dài, to nhỏ..
	? Có những bộ phận nào ?
	Cuống, thân
	? Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận (phần to, phần nhỏ)
	? Màu sắc của các loại quả ?
	HS trả lời GV tóm tắt
	Những Đ2 về hình dáng, màu sắc của một số loại quả và nêu yêu cầu.
HĐ2:	Cách vẽ quả
	GV đặt mẫu vẽ ở vị trí thích hợp
	- So sánh, ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của quả để vẽ hình dáng chung, cho vừa phần giấy.
	- Vẽ, phác hình quả
	- Sửa hình cho giống quả mẫu.
	- Vẽ màu theo ý thích
HĐ3:	Thực hành
	- Yêu cầu HS quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ.
	- HS ước lượng chiều cao, chiều ngang
	 GV theo dõi HS làm bài
HĐ4:	Gợi ý HS nhận xét, khen ngợi một số bài đẹp
	Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau. Quan sát quang cảnh trường học.
 Thứ 6 ngày 19 tháng 9 năm 2008
mĩ thuật(k3)
Bài ôn ( T3): Vẽ tranh 
 Đề tài trường em
Ngời soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I – mục tiêu:
	- HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp
	- Vẽ được tranh về đề tài trường em
	- HS thêm yêu mến trường, lớp
II – chuẩn bị:
GV:	- Tranh của học sinh về đề tài nhà trường
	- Tranh về đề tài khác
	- Hình gợi ý vẽ tranh
HS:	- Sưu tầm tranh về trường học (nếu có)
	- Giấy vẽ hoặc vở vẽ
	- Màu vẽ (màu sáp, màu lông, màu nước, màu bột...)
III -	các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1:	Tìm, chọn nội dung đề tài	
	GV treo tranh và đặt câu hỏi giới thiệu nhà trường lấy ví dụ trường mình giới thiệu.
	- Đề tài nhà trường có thể vẽ những gì ?
	- Giờ học trong lớp, hoạt động trong giờ ra chơi ...
	- Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính ?
	- Nhà, cây, người, vườn hoa ...
	- Cách sắp xếp hình vẽ, màu vẽ như thế nào để rõ được nội dung ?
	- Nhóm chính vẽ lớn hơn vẽ ở giữa, màu sắc sáng hơn.
HĐ2:	Cách vẽ tranh
	GV gợi ý một số hoạt động HS chọn nội dung phù hợp khả năng.
HĐ3:	Thực hành:
	- GV đến từng bàn để quan sát HS vẽ và hướng dẫn bổ sung .
	- Nhắc HS sắp xếp hình ảnh chính, phụ cho cân đối
	- Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác của mảng chính trong tranh màu sắc vẽ cho phù hợp.
HĐ4: Nhận xét đánh giá
	- GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại một số bài
	- Khen ngợi những học sinh hoàn thành và có bài vẽ đẹp.
Thứ 4 ngày 3 tháng 10 năm 2007
mĩ thuật(k3)
Bài ôn: Vẽ tranh theo đề tài
vẽ tự do
I – mục tiêu: 
	- Học sinh biết chọn đề tài mà mình thích
	- Biết cách thể hiện bài vẽ cụ thể
	- HS vẽ được tranh theo ý thích, rõ nội dung
II – chuẩn bị:
GV:	- Một số tranh về đề tài khác nhau
HS:	- Vở ô li, vỡ tập vẽ
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
	? Thế nào là vẽ tự do ?
	Vẽ tranh về đề tài tự chọn mà mình thích, không phụ thuộc vào đề tài cho trước, phải chú ý chọn đề tài, chọn hình ảnh và sắp xếp các hình ảnh phù hợp với chủ đề với nội dung như vẽ phong cảnh, vẽ chân dung, vẽ tỉnh vật, vẽ tranh vui chơi, học tập, ôn bài, các con vật...
2. Hướng dẫn cách vẽ:
	? Vẽ tranh tự do như thế nào cho đẹp ?
	- Tự chọn cho mình một đề tài ưng ý, phù hợp với khả năng 
	VD: Phong cảnh thành thị, phố phường, công viên, quảng trường... phong cảnh nông thôn, cánh đồng, con nương, ngõ xóm, góc sân, đình chùa... phong cảnh biển, biển vào buổi sáng, bãi biển mùa hè.
3. Thực hành:
	HS làm bài GV theo dõi
4. Nhận xét đánh giá:
 Treo bài lên bảng tranh của từng nhóm GV gợi ý HS nhận xét GV đúc rút
	Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2007
mĩ thuật(k3)
Bài ôn: vẽ trang trí
trang trí hình vuông
i. Mục tiêu:
	- Học sinh nhận biết về trang trí hình vuông
	- Thấy được vẻ đẹp trang trí hình vuông
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vuông
ii. Chuẩn bị
	GV: Một số hình vuông đẹp và không đẹp để so sánh 
	- Một số bài cả học sinh năm trước
	- Phấn màu
	HS: Giấy vở ôli, màu, tẩy, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
	Kiểm tra đồ dùng học tập
	Giới thiệu bài mới
HĐ1: Quan sát, nhận xét
	GV: cho học sinh xem một số hình vuông và đặt câu hỏi
	? Nhận xét gì về hai hình vuông này?
	- Hình 1 đẹp hơn hình 2
	? Vì sao? hoạ tiết cân đối, màu sắc tươi sáng hài hoà
	? Vẽ hình vuông ta dùng hoạ tiết gì ?
	- Hoa, lá, các con vật
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
	GV vừa vẽ vừa đặt câu hỏi vừa hướng dẫn
	Vẽ hình vuông , chia trục dọc, ngang để vẽ hoạ tiết 
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi
	- Hướng dẫn cách tìm màu
HĐ4: Nhận xét đánh giá
	Cuối tiết chọn bài, giáo viên gợi ý, học sinh nhận xét, hình, màu
Dặn dò: Vẽ trang trí hình vuông tiếp.
Thứ 6 ngày 19 tháng 10 năm 2007
Mĩ thuật( k3)
Bài ôn: Vẽ theo mẫu
vẽ cái cốc
I. Mục tiêu:
	- Học sinh quan sát mẫu thực
	- Biết cách vẽ được cái cốc gần giống mẫu
II. Chuẩn bị
	GV: Chọn một số cái cốc, chất liệu khác nhau
	- Một số bài vẽ của học sinh năm trước
	HS: Vở ôli, giấy, tẩy
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
	Xung quanh chúng ta có rất nhiều đồ vật, mỗi vật có màu sắc và hình dáng khác nhau, nhưng ta chọn một vật thường được sát như cái cốc
HĐ1: Quan sát, nhận xét
	GV: Giới thiệu mẫu về tranh ảnh
	? Cái cốc nằm trong khung hình gì ?
Khung hình chữ nhật
? Cái cốc có những bộ phận nào ?
- Miệng, đáy, thân
? Miệng và đáy bằng nhau không? ( Bằng nhau)
? Được làm bằng chất liệu gì ?
- Thuỷ tinh
? Nó tác dụng như thế nào đối với chúng ta ?
- Để đừng nước uống
HĐ2: Cách vẽ cốc
	- Giáo viên cho từng nhóm học sinh chọn mẫu
	- Bố cục phần giấy phải cân đối
	GV hướng dẫn vẽ lên bảng
+ Vẽ khung hình của cốc và đường trục
+ Quan sát mẫu để so sánh tỷ lệ các phần chính của cốc
+ Vẽ nét mờ hình dáng cốc
+ Sửa chi tiết cho cân đối
HĐ3: Thực hành
	Học sinh làm bài, giáo viên gợi ý nhắc nhở
	- Điều chỉnh vị trí mẫu cho cả lớp nhìn thấy
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
	Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét
	 ? Bài vẽ nào giống mẫu hơn ?
	? Bài nào có bố cục đẹp và bố cục chưa đẹp
	Dặn dò: Về nhà quan sát một số cái cốc khác.
Thứ 6 ngày 26 tháng 10 năm 2007
Mĩ thuật (k3)
Bài ôn: Vẽ theo mẫu
Vẽ lá cây
I- mục tiêu:
	- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây	- Biết cách vẽ lá cây.	
	- Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
II- chuẩn bị:
GV:	- Tranh một vài lá cây
	- Hình minh họa hướng dẫn cách vẽ lá cây
	- Bài vẽ của học sinh năm trước
	- Bộ đồ dùng dạy học.
HS:	- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ, một số lá cây, bút chì, màu vẽ.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 Trong thiên nhiên có vô vàn loại cây, mỗi cây có một màu sắc khác nhau
HĐ1:	Quan sát, nhận xét
GV	Giới thiệu một số lá cây (tranh, ảnh,lá thật) thấy được vẻ đẹp, hình dáng và màu sắc.
GV gợi ý để học sinh vẽ
	VD: Lá bưởi, lá bàng, lácây hoa hồng, lá trầu ...
GVkết luận: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
HĐ2:	 Cách vẽ lá cây 
GV vừa vẽ lên bảng vừa hướng dẫn HS cách vẽ.
HĐ3: Thực hành
	- GV gợi ý học sinh làm bài
	+ Hình vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vỡ tập vẽ.
	+ Vẽ hình dáng và chiếc lá
	+ Vẽ màu theo ý thích.
HĐ4:	Nhận xét, đánh giá
GV 	Gợi ý học sinh nhận xét một số bài:
	- Hình dáng (rõ đặc điểm)
	- Màu sắc (phong phú)
Thứ 6 ngày 2 tháng 11 năm 2007
Mĩ thuật (k3)
Bài ôn: Vẽ tranh
 Vẽ chân dung
I. Mục tiêu:
	- HS tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người
- Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
- Yêu quý người thân hoặc bạn bè
II. Chuẩn bị:
GV: 	- Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Một số bài vẽ chân dung của HS năm trước
HS:	 Giấy hoặc vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Mỗi người đều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng: khuôn mặt tròn, trái xoan, vuông, dài... mắt to, nhỏ, lông mày đen, đậm... tóc có kiểu ngắn, có kiểu dài, tóc búi, tóc xoăn...
HĐ1: Tìm hiểu về tranh chân dung
GV giới thiệu và gợi ý HS nhận xét một số tranh chân dung của các hoạ sĩ và của thiếu nhi.
HĐ2: Cách vẽ chân dung:
- Giới thiệu hình gợi ý HS nhớ lại cách vẽ hoặc vẽ lên bảng
HĐ 3: Học sinh thực hành
- GVgợi ý HS chọn vẽ những ngưòi thân như: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn trai, bạn gái, cô giáo...
- HS chọn cách vẽ (vẽ khuôn mặt hoặc bản thân...)
- GV hướng dẫn trong tờ giấy
- GV vừa vẽ vừa hướng dẫn vừa đặt câu hỏi
- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn, động viên, nhắc nhở.
 ... 
	Đặt câu hỏi
2. Hướng dẫn HS cách xé dán lọ hoa:
	- Cách xé dán 
	 Gấp đôi tờ giấy màu
	Xé hình thân lọ
3.Thực hành:
	HS làm bài GV theo dõi
	- Xé dán được lọ hoa phù hợp
	GV gợi ý một số HS 
4. Nhận xét, đánh giá
	- GV hướng dẫn HS nhận xét đánh giá
5. Dặn dò: 
	Quan sát ngôi nhà của em.
Thứ 6 ngày 7 tháng 3 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T25): Vẽ trang trí
Trang trí hình vuông
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I- mục tiêu:
	- Học sinh nhận biết được hình vuông.
	- Biết tô màu hài hoà và đẹp.
II- chuẩn bị:
GV:	- Khai thác họa tiết
	- Một số hình vuông.
	- Phấn màu
	- Bộ đồ dùng dạy học.
HS:	- Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ
	- Vở ô li, phấn màu, bút chì 
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	- Kiểm tra đồ dùng
	- Giảng bài mới	
HĐ1:	Quan sát, nhận xét
GV	Giới thiệu hình vuông và đặt câu hỏi
	- Hai hình này hình nào đẹp và hình nào không đẹp ?
	- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
	+ tươi sáng, hài hoà
	- Nhóm chính ở đâu ?
	+ Chính giữa
	- Nhóm phụ nằm ở đâu ?
	+ Xung quanh
HĐ2:	Hướng dẫn cách vẽ :
	GV vừa vẽ vừa hướng dẫn
HĐ3: Thực hành
	Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi.
HĐ4:	Nhận xét, đánh giá
	GV hướng dẫn học sinh nhận xét
Thứ 6 ngày 14 tháng 3 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T26): Vẽ tranh
 đề tài tự do
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I- mục tiêu:
	- Biết tìm đề tài vẽ theo ý thích
	- Vẽ được bức tranh có nội dung phù hợp đề tài đã chọn
II. Đồ dùng dạy học
GV: 	- Sưu tầm một số tranh của các hoạ sỹ
	- Tìm một số tranh của học sinh về các thể loại
HS: Vở tập vẽ, bút chì, màu, giây ô li	
iii- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1, Giới thiệu bài
	Vẽ tranh tự do là mỗi em có thể chọn và vẽ một đề tài mình thích như: Phong cảnh, chân dung, tĩnh vật.......
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh
GV:	đặt câu hỏi
	? Tranh vẽ những gì ?
	? Màu sắc trong tranh như thế nào ?
	? Đâu là hình ảnh chính, hình ảnh phụ của bức tranh?
3. Thực hành
	- GV gợi ý để học sinh chọn đề tài
	- GV nhắc nhở học sinh 
4. Nhận xét, đánh giá
	GV hướng dẫn học sinh nhận xét một số bài có hình vẽ
	- Hình vẽ:
	- Màu sắc:
	- Nội dung: Phù hợp với đề tài
5. Dặn dò 
Thứ 6 ngày 21 tháng 3 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T27): Vẽ trang trí
trang trí hình vuông
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
i. Mục tiêu:
	- Học sinh nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông
- Biết cách vẽ hoạ tiết
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích
ii. Chuẩn bị
GV: 	Vẽ to hoạ tiết dạng hình vuông
	- Một số bài cả học sinh năm trước
HS:	 Giấy vở hoặc vở tập vẽ, màu, tẩy, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
	 Giáo viên giới thiệu
HĐ1: Quan sát, nhận xét
	GV: Giới thiệu một số hoạ tiết và gợi ý quan sát nhận xét.
HĐ2: Cách vẽ hoạ tiết dạng hình vuông
	Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ
	- Vẽ hình vuông
	- Vẽ các đường trục chia hình ra phân nhiều mảnh 
	- Có thể vẽ nhiều họa tiết khác nhau ở hình vuông
	+ Giáo viên vẽ lên bảng omột số hoạ tiết
	+ Các hình giống nhau vẽ cùng màu
	+ Có thể vẽ hai màu xen kẽ nhau ở một hoạ tiết
HĐ3: Thực hành
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi
	- Hướng dẫn thêm những học sinh yếu
HĐ4: Nhận xét đánh giá
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài
- Giáo viên bổ sung và chỉ ra một số bài đẹp
Thứ 6 ngày 28 tháng 3 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T28): Vẽ tranh đề tài
Thiếu nhi vui chơi
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I. Mục tiêu:
- HS tìm hiểu nội dung bức tranh
- Hiểu được vẻ đẹp của bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
- Vẽ được bức tranh đẹp
II. Chuẩn bị:
GV: 	- Một số tranh về thiếu nhi
HS: 	- Giấy A4, vở ôli, màu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Quan sát, nhận xét
GV treo tranh và đặt câu hỏi
- Những bức tranh này có nội dung gì ?
- Các bức tranh này có gì giống nhau và khác nhau? 
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
GV vẽ lên bảng và hướng dẫn
HĐ3:Thực hành:
HS làm bài GV theo dõi
HĐ4:Nhận xét, đánh giá:
Cuối tiết chọn một số bài để nhận xét
Thứ 6 ngày 4 tháng 4 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T29): Vẽ tranh
 Đề tài trường em
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I – mục tiêu:
	- HS biết tìm, chọn nội dung phù hợp
	- Vẽ được tranh về đề tài trường em
	- HS thêm yêu mến trường, lớp
II – chuẩn bị:
GV:	- Tranh của học sinh về đề tài nhà trường
	- Tranh về đề tài khác
	- Hình gợi ý vẽ tranh
HS:	- Sưu tầm tranh về trường học (nếu có)
	- Giấy vẽ hoặc vở vẽ
	- Màu vẽ (màu sáp, màu lông, màu nước, màu bột...)
III -	các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1:	Tìm, chọn nội dung đề tài	
	GV treo tranh và đặt câu hỏi giới thiệu nhà trường lấy ví dụ trường mình giới thiệu.
	? Đề tài nhà trường có thể vẽ những gì ?
	- Giờ học trong lớp, hoạt động trong giờ ra chơi ...
	? Các hình ảnh nào thể hiện được nội dung chính ?
	- Nhà, cây, người, vườn hoa ...
	? Cách sắp xếp hình vẽ, màu vẽ như thế nào để rõ được nội dung ?
	- Nhóm chính vẽ lớn hơn vẽ ở giữa, màu sắc sáng hơn.
HĐ2:	Cách vẽ tranh
	GV gợi ý một số hoạt động HS chọn nội dung phù hợp khả năng.
HĐ3:	Thực hành:
	- GV đến từng bàn để quan sát HS vẽ và hướng dẫn bổ sung .
	- Nhắc HS sắp xếp hình ảnh chính, phụ cho cân đối
	- Gợi ý HS tìm hình dáng, động tác của mảng chính trong tranh màu sắc vẽ cho phù hợp.
HĐ4: Nhận xét đánh giá
	- GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại một số bài
	- Khen ngợi những học sinh hoàn thành và có bài vẽ đẹp.
Thứ 6 ngày 11 tháng 4 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T30): vẽ trang trí
trang trí hình vuông
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
i. Mục tiêu:
	- Học sinh nhận biết về trang trí hình vuông
	- Thấy được vẻ đẹp trang trí hình vuông
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình vuông
ii. Chuẩn bị
	GV: Một số hình vuông đẹp và không đẹp để so sánh 
	- Một số bài cả học sinh năm trước
	- Phấn màu
	HS: Giấy vở ôli, màu, tẩy, bút chì
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
	Kiểm tra đồ dùng học tập
	Giới thiệu bài mới
HĐ1: Quan sát, nhận xét
	GV: cho học sinh xem một số hình vuông và đặt câu hỏi
	- Nhận xét gì về hai hình vuông này?
	- Hình 1 đẹp hơn hình 2
	- Vì sao? hoạ tiết cân đối, màu sắc tươi sáng hài hoà
	- Vẽ hình vuông ta dùng hoạ tiết gì ?
	- Hoa, lá, các con vật
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ
	GV vừa vẽ vừa đặt câu hỏi vừa hướng dẫn
	Vẽ hình vuông , chia trục dọc, ngang để vẽ hoạ tiết 
HĐ3: Hướng dẫn thực hành
	- Học sinh làm bài, giáo viên theo dõi
	- Hướng dẫn cách tìm màu
HĐ4: Nhận xét đánh giá
	Cuối tiết chọn bài, giáo viên gợi ý, học sinh nhận xét, hình, màu
Dặn dò: Vẽ trang trí hình vuông tiếp.
Thứ 6 ngày 18 tháng 4 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T31): Vẽ tranh
 Vẽ chân dung
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS tập quan sát, nhận xét đặc điểm khuôn mặt người
- Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
- Yêu quý người thân hoặc bạn bè
II. Chuẩn bị:
GV: 	- Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi.
	- Hình gợi ý cách vẽ.
	- Một số bài vẽ chân dung của HS năm trước
HS:	 Giấy hoặc vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Mỗi người đều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng: khuôn mặt tròn, trái xoan, vuông, dài... mắt to, nhỏ, lông mày đen, đậm... tóc có kiểu ngắn, có kiểu dài, tóc búi, tóc xoăn...
HĐ1: Tìm hiểu về tranh chân dung
GV giới thiệu và gợi ý HS nhận xét một số tranh chân dung của các hoạ sĩ và của thiếu nhi.
HĐ2: Cách vẽ chân dung:
- Giới thiệu hình gợi ý HS nhớ lại cách vẽ hoặc vẽ lên bảng
HĐ 3: Học sinh thực hành
- GVgợi ý HS chọn vẽ những ngưòi thân như: ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bạn trai, bạn gái, cô giáo...
- HS chọn cách vẽ (vẽ khuôn mặt hoặc bản thân...)
- GV hướng dẫn trong tờ giấy
- GV vừa vẽ vừa hướng dẫn vừa đặt câu hỏi
- Trong khi HS làm bài, GV đến từng bàn, động viên, nhắc nhở.
HĐ4: Nhận xét, đánh giá
	- Khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài vẽ ở lớp và gợi ý cho một số học sinh.
Thứ 6 ngày 25 tháng 4 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T32): Vẽ trang trí
Trang trí hình chữ nhật
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I. Mục tiêu:
- HS biết được hình chữ nhật.
- Tìm được họa tiết để trang trí.
- Trang trí được hình chữ nhật.
II. Chuẩn bị:
GV: 	Một số hình chữ nhật hoạ tiết khác nhau.
- Một số bài của học sinh năm trước
HS: 	Giấy A4, vở ôli
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Quan sát, nhận xét
	- GV treo những hình chữ nhật.
	- Hình chữ nhật này có gì giống nhau và khác nhau ?
	- Màu sắc của các hình như thế nào ?
	- Nhóm chính đặt ở đâu ?
	- Thông qua xem có nhiều họa tiết không ?
HĐ2: Hướng dẫn cách vẽ:
	Giáo viên vẽ lên bảng và hướng dẫn.
	GV cho HS xem bài HS năm trước 
	+ Cách sắp xếp hoạ tiết 
	+ Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích
HĐ3:	Thực hành:
	HS làm bài GV theo dõi
	Nhắc nhở những học sinh còn yếu
HĐ4:	Nhận xét, đánh giá:
GV nêu HS nhận xét và xếp loại bài mình.
	Dặn dò: Tập nặn tạo dáng tự do.
Thứ 6 ngày 2 tháng 5 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T33): Tập nặn tạo dáng tự do
Nặn hoặc vẽ xé dán hình con vật
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của các con vật.
	- Nặn hoặc vẽ, xé dán được hình con vật và tạo dáng theo ý thích.
	- Biết chăm sóc và yêu mến các con vật.
II. Chuẩn bị:
GV: 	- Sưu tầm tranh ảnh một số con vật.
- Đất nặn, giấy màu.
HS: 	Giấy , đất, màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1: Quan sát, nhận xét
	- GV giới thiệu ảnh hoặc bài tập nặn.
	- Tên con vật ?
	- Hình dáng màu sắc của chúng ?
	- Các bộ phận chính của con vật ? đầu, mình, đuôi...
	- Màu sắc.
HĐ2: Cách nặn, cách vẽ, cách xé dán hình con vật:
GV hướng dẫn các bước về cách nặn, vẽ, xé dán trên bảng.
HĐ3:	Thực hành:
	HS tùy có thể xé dán, có thể vẽ, có thể nặn GV hướng dẫn.
HĐ4:	Nhận xét, đánh giá:
GV giới thiệu HS nhận xét
GV tóm tắt bổ sung.
Thứ 6 ngày 9 tháng 5 năm 2008
Mĩ thuật (K3)
Bài ôn (T34): Vẽ tự do
vẽ một bức tranh mà em yêu thích
Người soạn: Nguyễn Trọng Nguyên
I – mục tiêu:
	- HS quan sát được một số bài
	- Biết cách vẽ được bức tranh đẹp
II – chuẩn bị:
GV:	- Tranh thể loại khác nhau.
	- Bài vẽ HS năm trước
HS:	Vở ô li, giấy A4, màu
III – Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
	Chấm bài
	Giới thiệu bài
HĐ1:	Quan sát, nhận xét
	GV treo tranh và đặt câu hỏi
HĐ2:	Hướng dẫn cách vẽ
	GV vẽ bảng
HĐ3:	Thực hành
	HS làm bài GV theo dõi

Tài liệu đính kèm:

  • docG A MI THUAT 3CA NAMBUOI CHIEU.doc