Giáo án mĩ thuật lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 35

Giáo án mĩ thuật lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 35

I. MỤC TIÊU:

- Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

- Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

- Yêu cầu phát triển: Tạo được 3 sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.

II. CHUẨN BỊ:

GIÁO VIÊN:

 - Sưu tầm tranh ảnh bài vẽ trang trí có độ đậm nhạt.

 - Hình minh họa 3 sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt.

HỌC SINH:

 - Dụng cụ học vẽ

 

doc 36 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án mĩ thuật lớp 2 - Tuần 1 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 1 
BÀI 1: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
MỤC TIÊU:
Hs nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
Yêu cầu phát triển: Tạo được 3 sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
CHUẨN BỊ:
GIÁO VIÊN:
 - Sưu tầm tranh ảnh bài vẽ trang trí có độ đậm nhạt.
 - Hình minh họa 3 sắc độ đậm, đậm vừa, nhạt.
HỌC SINH:
 - Dụng cụ học vẽ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: quan sát nhận xét (5’)
 - GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để hs nhận biết: độ đậm, đậm vừa và nhạt.
 - GV tóm tắt và bổ sung.
2.Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt (5’)
- GV YC hs mở vở tập vẽ, xem hình 5 để nhận ra cách làm bài.
- YC của bài tập:
+ Dùng 3 màu tự chọn để vẽ hoa, nhụy, lá.
Vẽ theo thứ tự : Đậm- Đậm vừa-Nhạt
GV minh họa lên bảng để HS nhận ra cách vẽ
3.Hoạt động 3: Thực hành (20’)
- Yêu cầu cần đạt:
 + Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
 + Tạo được 3 sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, vẽ tranh.
- HS làm bài vẽ đậm nhạt theo cảm nhận riêng.
- GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài
4.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (5’)
GV yc hs nhận xét để tìm ra bài vẽ đẹp mà mình yêu thích.
GV nhận xét, bổ sung.
 *Dặn dò:
Sưu tầm tranh thiếu nhi.
Phần bổ sung:
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 2 
Bài 2: Thường thức mỹ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI
I.MỤC TIÊU:
Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động, màu sắc trên tranh.
Bước đầu có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
Yêu cầu phát triển: mô tả các hình ảnh, các hoạt động, màu sắc trên tranh. có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
II.CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh ảnh của thiếu nhi
HS: - Vở tập vẽ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Xem tranh (30’)
GV giới thiệu tranh đôi bạn và nêu câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ những gì ?
+ Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Em có thích bức tranh này không ? tại sao ?
Gv bổ sung ý kiến trả lời của hs và hệ thống lại nội dung:
+ Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là 2 bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây cỏ, bướm và 2 chú gà làm bức tranh thêm sinh động và hấp dẫn hơn.
+ Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Màu sắc trong tranh có màu đậm và màu nhạt. Tranh của bạn Phương Liên, hs lớp 2 trường TH Nam Thành Công là bức tranh đẹp vẽ đề tài học tập.
2.Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá. (5’)
GV nhận xét:
Tinh thần, thái độ học tập của lớp.
Khen ngợi hs có ý kiến phát biểu hay.
* Dặn dò:
Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên.
Phần bổ sung:
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 3 
Bài 3: VẼ THEO MẪU
VẼ LÁ CÂY
Mục tiêu:
Hs nhận biết được hính dáng, đặc điểm, vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
Biết cách vẽ lá cây.
Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
Biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Yêu cầu phát triển:Sắp xếp được hình vẽ cân đối,biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Chuẩn bị:
GV:- Một số lá cây thật
- Bài vẽ của HS lớp trước
HS:- Dụng cụ học vẽ
Hoạt động dạy học:
 Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. (5’)
GV giới thiệu một số hình ảnh các loại lá cây hoặc lá thật.
GV gợi ý để hs nói lên được đặc điểm của một vài loại lá cây và màu sắc của chúng.
Cho HS biết được lợi ích của cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
GV kết luận.
2.Hoạt động 2: Cách vẽ lá cây (5’)
GV YC hs quan sát minh họa cách vẽ lá cây.
+ Vẽ hình dáng chung.
+ Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- GV gợi ý HS nhận ra cách vẽ.
3.Hoạt động 3: Thực hành(20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được một lá cây và vẽ màu theo ý thích.
+ Sắp xếp được hình vẽ cân đối,biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
GV gợi ý hs làm bài.
HS làm bài và hoàn thành bài
4.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (5’)
Gv gợi ý hs nhận xét một số bài vẽ đã hoàn thành .
GV bổ sung và xếp loại các bài vẽ.
	*Dặn dò:
Quan sát hình dáng màu sắc của một vài loại cây.
- Sưu tầm tranh ảnh về cây.
Phần bổ sung:
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ 
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
Tuần 4: 
Bài 4: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
Mục tiêu.
- Hs nhận biết hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp một số loại cây.
- Biết cách vẽ hai hoặc ba cây đơn giản.
- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản ( hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích.
- Yêu mến thiên nhiên, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
- Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Chuẩn bị
*GV:
+ Một số tranh ảnh về các loại cây.
+ Bộ ĐDDH.
* HS: +Dụng cụ học vẽ
Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. (5’)
- Gv giới thiệu tranh ảnh và đặt các câu hỏi gợi ý HS quan sát và nhận xét:
+ Trong tranh ảnh này có cây gì?
+ Em hãy kể những loại cây mà em biết? (tên cây, hình dáng, đặt điểm).
Cho HS biết được lợi ích của cây xanh, biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
* GV tóm tắt và bổ sung
2.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’)
- Gv gợi ý để hs nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- GV hướng dẫn hs cách vẽ.
3.Hoạt động 3: Thực hành. (20’)
- Yêu cầu phát triển:
+ Vẽ được tranh vườn cây đơn giản ( hai hoặc ba cây) và vẽ màu theo ý thích.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
- GV nhắc hs vẽ vườn cây vừa với phần giấy.
- Hs vẽ màu theo ý thích.
4.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (5’)
- Gv cùng hs chọn một số bài vẽ vườn cây đà hoàn thành và gợi ý để các em nhận xét.
- Gv gợi ý để hs tìm ra các bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học
*Dặn dò:
 Quan sát con vật
Phần bổ sung: 
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
 THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 5: 
Bài 5: Tập nặn tạo dáng: 
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CON VẬT
Mục tiêu.
Hs nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật.
Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
Biết chăm sóc và bảo vệ các con vật.
Yêu cầu phát triển: Hình cân đối, màu phù hợp
Chuẩn bị.
Giáo viên
Tranh ảnh về một số con vật quen thuộc.
Một số bài vẽ mẫu
Học sinh
Dụng cụ học vẽ
Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
1.Hoạt đông 1: Quan sát nhận xét (5’)
GV giới thiệu một số tranh vẽ con vật và gợi ý để hs nhận xét.
+ Tên con vật.
+ Hình dáng, đặc điểm.
+ các phần chính của con vật.
Gv yc hs kể ra một vài con vật quen thuộc và giáo dục HS biết chăm sóc và bảo vệ các con vật có ích.
GV tóm tắt và bổ sung.
2.Hoạt động 2: cách vẽ, nặn, xé dán các con vật. (5’)
GV minh họa cách vẽ hoặc nặn, xé dán và gợi ý HS nhận ra cách thể hiện.
YC hs nhớ lại hình dáng, đặc điểm, và các phần chính của con vật.
3.Hoạt động 3: Thực hành. (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Nặn hoặc vẽ, xé dán được con vật theo ý thích.
+ Hình cân đối, màu phù hợp
Hs thực hành theo hướng dẫn của GV
4.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’)
GV cùng HS nhận xét và chọn ra các bài vẽ,nặn, xé dán đẹp
Gv nhận xét chung và xếp loại 
*Dặn dò:
Tìm và xem tranh dân gian.
Phần bổ sung: 
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜ 
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 6: 
Bài 6: Vẽ trang trí
MÀU SẮC, CÁCH VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
Mục tiêu.
Biết thêm các màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây.
Hs sử dụng được 3 màu cơ bản đã học ở lớp 1.
Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
Yêu cầu phát triển: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.
Chuẩn bị.
Giáo viên.
Bộ ĐDDH.
Học sinh.
Dụng cụ học vẽ.
Hoạt động dạy học.
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Quan sát nhận xét. (5’)
GV gợi ý để hs nhận ra các màu
+ Đỏ, vàng, lam.
+ Da cam, tím xanh lá cây.
GV yc hs tìm các màu ở hộp chì màu, viết màu.
GV chỉ vào hình minh họa cho hs thấy:
+ Màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng.
+ Màu tím do màu đỏ pha với màu lam.
+ Màu xanh lá cây do màu lam pha với màu vàng.
2.Hoạt động 2: Cách vẽ màu. (5’)
GV yc hs xem hình vẽ và gợi ý để hs nhận ra các hình: Em bé, con gà trống, bông hoa cúc.
GV gợi ý cách vẽ màu vào hình.
3.Hoạt động 3: Thực hành. (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được màu vào hình có sẵn theo ý thích.
+ Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.
GV yc cầu hs chọn màu và vẽ màu vào hình theo ý thích.
4.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (5’)
GV hướng dẫn hs nhận xét và chọn ra các bài vẽ màu đẹp
GV gợi ý hs tìm ra bài vẽ đẹp.
GV nhận xét chung và xếp loại một số bài vẽ
*Dặn dò:
Quan sát và gọi tên màu ở hoa, lá.
Phần bổ sung: 
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
 THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 7 
Bài 7: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI EM ĐI HỌC
MỤC TIÊU
Học sinh hiểu được nội dung đề tài Em đi học.
Biết cách vẽ tranh đề tài Em đi học.
Vẽ được tranh đề tài Em đi học.
Yêu cầu phát triển:Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp
CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài Em đi học.
HỌC SINH
- Dụng cụ học vẽ
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. (5’)
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh cùng với các câu hỏi ngắn, gợi ý học sinh nhớ lại hình ảnh lúc đến trường.
Giáo viên bổ sung một số hình ảnh để hiểu rõ hơn đề tài.
2.Hoạt động 2: Cách vẽ tranh. (5’)
Giáo viên gợi ý học sinh nhận ra cách vẽ.
+ Chọn một hình ảnh cụ thể về đề tài em đi học.
+ Cách sắp xếp hình vẽ trong tranh.
+ Có thể vẽ một hoặc nhiều bạn cùng đi đến trường.
+ Vẽ thêm các hình ảnh khác cho tranh sinh động.
+ Vẽ màu tự do có đậm, nhạt sao cho rõ nội dung.
3.Hoạt động 3: Thực hành. (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được tranh đề tài Em đi học.
+Yêu cầu phát triển:Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp
Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ hình, vẽ màu thay đổi để bài vẽ thêm sinh động.
GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài
4.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá. (5’)
Giáo viên chọn một số bài vẽ và gợi ý học sinh nhận xét đánh giá :
+ Bố cục
+ Hình vẽ
+ Màu sắc
GV nhận xét chung và xếp loại một số bài vẽ
*Dặn dò:
Sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi.
Phần bổ sung: 
 —–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
 THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN MĨ THUẬT LỚP 2
TUẦN 8 
Bài 8: Thường thức mỹ thuật
XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
I/ MỤC TIÊU
Làm quen tiếp xúc tìm hiểu về tranh của họa sĩ
Mô tả được hình ảnh, màu sắc trên tranh
YCPT: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh mà mình thích.
II/ CHUẨN BỊ .
GIÁO VIÊN:
Chuẩn bị vài bức tranh của họa sĩ ... xem hình vẽ ở vở tập vẽ 2. Hs nhận xét.
Giáo viên gợi ý để học sinh:
+ Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh sinh động
+ Nhớ lại và tưởng tựơng ra màu sắc con gà và các hình ảnh khác.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách thêm hình, vẽ màu (5’)
- GV hướng dẫn HS:
*Cách vẽ hình.
*Cách vẽ màu.
- HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (21’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được hình và vẽ màu theo yêu cầu của bài.
+ Vẽ tiếp được hình, tô màu đều, gọn trong hình, màu sắc phù hợp.
GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài.
Học sinh tự thực hành.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
GV cùng Học sinh chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp gợi ý HS nhận xét về:
+ Hình vẽ thêm.
+ Màu sắc trong tranh.
+ Chọn ra bài vẽ đẹp nhất.
Học sinh tìm ra bài vẽ đẹp theo ý thích.
GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về các con vật.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 29
Bài 29.TẬP NẶN TẠO DÁNG
NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CÁC CON VẬT
I/ MỤC TIÊU
Học sinh nhận biết hình dáng đặc điểm của con vật.
Nặn được con vật theo trí tưởng tượng.
Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
Yêu cầu phát triển: Hình nặn, vẽ, xé dán cân đối phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
GV: - Tranh ảnh một số con vật
- Hình minh họa cách nặn, vẽ, xé dán.
- Bài vẽ của HS lớp trước.
HS: Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(5’)
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình ở bộ ĐDDH: hình ảnh gà trống, gà mái, gà con và các con vật khác.
GV chỉ cho học sinh thấy bài nặn các con vật khác nhau về hình dáng và màu sắc.
HS chọn con vật để vẽ, nặn, xé dán theo ý thích.
GV tóm tắt và bổ sung, giáo dục HS có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong nhà.
Hoạt động 2: Cách nặn con vật.(5’)
Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về cấu tạo hình dáng của con vật.
Học sinh mô tả theo sự quan sát của mình.
Gv hướng dẫn Hs cách nặn. hoặc vẽ, xé dán.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Nặn được con vật theo trí tưởng tượng.
+ Hình nặn, vẽ, xé dán phù hợp.
Giáo viên cho học sinh xem hình các con vật thông qua tranh ảnh.
Học sinh chọn con vật theo ý thích để nặn.
Giáo viên quan sát và gợi ý cho học sinh.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Học sinh quan sát và liên hệ với sản phẩm của mình.
GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học.
Dặn dò học sinh:
Sưu tầm tranh ảnh về đề tài môi trường, tranh phong cảnh.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 30
Bài 30.VẼ TRANH
ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU
Học sinh hiểu về đề tài vệ sinh môi trường.
Biết cách vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường.
Vẽ được tranh đơn giản về đề tài vệ sinh môi trường.
Biết bảo vệ môi trường xung quanh.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp
II/ CHUẨN BỊ
GV: - Tranh, Ảnh về đề tài
- Hình minh họa gợi ý cách vẽ
- Bài vẽ của HS lớp trước
HS : Dụng cụ học vẽ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung. (5’)
Gv giới thiệu tranh ảnh phong cảnh và các tranh có nội dung về môi trường và gợi ý hs nhận biết.
+ Vẻ đẹp của môi trường xung quanh.
+ Sự cần thiết phải giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
Giáo viên đặc câu hỏi để học sinh thấy những công việc phải làm để cho môi trường sạch đẹp.
HS tự chọn nội dung phù hợp với khả năng của mình để vẽ.
Giáo viên cho học sinh xem tranh của học sinh năm trước.
GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.(5’)
Gợi ý học sinh tìm ra những hình ảnh cần vẽ cho từng nội dung.
Giáo viên gợi ý học sinh cách vẽ tranh.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được tranh đơn giản về đề tài vệ sinh môi trường.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
Giáo viên cho hs xem thêm một số tranh về đề tài này.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
Giáo viên cùng học sinh chọn ra các bài vẽ hoàn thành và gợi ý HS nhận xét.
Học sinh tự tìm ra bài vẽ mình thích.
GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò học sinh:
- Sưu tầm tranh phong cảnh.
- Xem lại bài vẽ trang trí.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 31
Bài 31.VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I/ MỤC TIÊU
Học sinh hiểu cách trang trí hình vuông đơn giản.
Biết cách trang trí hình vuông đơn giản.
Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
Yêu cầu phát triển: Vẽ được họa tiết cân đối, vẽ màu đều, phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
GV: - Một số bài trang trí hình vuông
	- Bài vẽ của HS lớp trước
	- Hình gợi ý minh họa cách vẽ
HS: - Dụng cụ học vẽ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(5’)
Giáo viên gợi ý để học sinh tìm các đồ vật có dạng hình vuông có trang trí.
Giáo viên giới thiệu các bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý để nhận xét.
+ Cách sắp xếp họa tiết trong trang trí hình vuông.
+ Màu sắc trong trang trí hình vuông.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông.(5’)
GV cho HS xem hình minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ.
Giáo viên dùng họa tiết rời sắp xếp vào hình vuông cho học sinh quan sát.
HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
+ Vẽ được họa tiết cân đối, vẽ màu đều, phù hợp.
Học sinh thực hành.
Giáo viên theo dõi và hướng dẫn.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá (5’)
GV yêu cầu học sinh chọn ra các bài vẽ đẹp và chưa đẹp theo ý thích của mình.
GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học, khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò học sinh:
- Sưu tầm ảnh chụp về các loại tượng ở sách báo.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 32
Bài 32.THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I/ MỤC TIÊU
Học sinh bước đầu tiếp xúc, tìm hiểu các thể loại tượng.
Yêu cầu phát triển: Chỉ ra các bức tượng mà mình yêu thích.
II/ CHUẨN BỊ
GV;Tranh về một số pho tượng.
HS: Vở tập vẽ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về tượng.(5’)
Giáo viên giới thiệu một số tranh và tượng để cho học sinh nhận biết.
+ Tranh được vẽ trên giấy, vải, bằng chì màu.
+ Tượng được nặn, tạc bằng gổ, thạch cao, xi măng, đồng, đá.
Gv cho hs kể tên một vài tượng mà em biết.
Gv tóm tắt bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu vể tượng.(25’)
Yêu cầu cần đạt:
+Bước đầu tiếp xúc, tìm hiểu về các thể loại tượng.
+Chỉ ra các bức tượng mà mình yêu thích.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh 3 pho tượng ở ĐDDH và giới thiệu để các em biết:
+ Tượng vua Quang Trung
+ Tượng phật Hiếp Tôn Giả
+ Tượng Võ Thị Sáu
Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý HS tìm hiểu về các pho tượng:
+ Tên bức tượng?
+ Chất liệu dùng để tạc, đúc, chạm khắc tượng?
+ Nội dung của bức tượng.?
- HS nhận xét theo cảm nhận của mình.
- GV tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá.(5’)
Giáo viên nhận xét giờ học, khen ngợi học sinh.
Dặn dò học sinh:
Xem tượng ở công viên, chùa.
Quan sát các loại bịnh đựng nước.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 33
Bài 33.VẼ THEO MẪU
VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC (VẼ HÌNH)
I/ MỤC TIÊU
Học sinh nhận biết được hình dáng, màu sắc của cái bình đựng nước.
Biết cách vẽ cái bình đựng nước theo mẫu
Vẽ được cái bình đựng nước.
Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II/ CHUẨN BỊ
GV: - Mẫu vẽ ( cái bình đựng nước )
	- Hình gợi ý minh họa cách vẽ
HS: - Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.(5’)
Gv giới thiệu mẫu và gợi ý để học sinh nhận xét.
Yêu cầu học sinh nhìn cái bình từ nhiều hướng khác nhau để các em thấy hình dáng của nó sẽ có sự thay đổi, không giống nhau.
Gv tóm tắt và bổ sung.
Hoạt động 2: Cách vẽ (5’)
- Giáo viên vẽ phác hình bình đựng nước có kích thước khác nhau lên bảng và đặt câu hỏi: hình vẽ nào đúng so với mẫu?
Giáo viên nhắc học sinh cách bố cục: vẽ cái bình vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
GV cho HS xem hình gợi ý minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành(20’)
Yêu cầu cần đạt;
+ Vẽ được cái bình đựng nước.
+ Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- GV quan sát vá hướng dẫn HS làm bài
- HS làm bài vả hoàn thành bài.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá(5’)
Giáo viên cùng học sinh chọn và nhận xét những bài vẽ đẹp, khen ngợi một số học sinh có bài vẽ tốt.
GV nhận xét chung tiết học.
Dặn dò học sinh:
- Quan sát khung cảnh xung quanh nơi em ở.
- Sưu tầm tranh ảnh phong cảnh.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 34
Bài 34.VẼ TRANH
ĐỀ TÀI PHONG CẢNH
I/ MỤC TIÊU
Học sinh hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
Biết cách vẽ tranh phong cảnh.
Vẽ được một bức tranh phong cảnh đơn giản.
Biết yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên đất nước
Yêu cầu phát triển: Nội dung tranh rõ ràng, màu sắc phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ
GV: - Tranh ảnh về phong cảnh
	- Hình minh họa cách vẽ tranh 
HS: - Dụng cụ học vẽ.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài.(5’)
Giáo viên giới thiệu tranh ảnh và gợi ý hs nhận biết:
+ Các hình ảnh trong tranh.
+ Màu sắc trong tranh 
- GV tóm tắt và bổ sung. Giáo dục HS biết yêu mến và bảo vệ cảnh đẹp quê hương đất nước.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh.(5’)
Giáo viên minh họa cách vẽ và gợi ý học sinh nhận ra cách vẽ tranh.
- HS quan sát và nhận ra cách vẽ.
Hoạt động 3: Thực hành (20’)
Yêu cầu cần đạt:
+ Vẽ được một bức tranh phong cảnh đơn giản.
+ Bài vẽ rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
- GV quan sát và hướng dẫn HS nhận ra cách vẽ.
Giáo viên có thể gợi ý một vài hình ảnh cụ thể để học sinh liên tưởng dễ dàng.
Hoạt động 4: Nhận xét – đánh giá(5’)
GV cùng HS chọn nững bài vẽ đẹp và chưa đẹp, gợi ý HS nhận xét về;
+ Nội dung
+ Hình vẽ
+ Màu sắc.
GV nhận xét chung tiết học. khen ngợi và động viên HS.
Dặn dò học sinh:
Hoàn thành tốt bài vẽ để chuẫn bị cho trưng bày kết quả năm học.
—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—–—˜—˜—˜
TUẦN 35
BÀI 35.TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I/ MỤC TIÊU
Giáo viên và học sinh thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm.
Học sinh yêu thích môn mĩ thuật.
II/ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Chọn bài vẽ đẹp ở các loại bài.
Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
III/ ĐÁNH GIÁ
Tổ chức cho học sinh xem và gợi ý để các em nhận xét đánh giá về các bài vẽ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem và tổng kết.
- Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án mĩ thuật lớp 2.doc