Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 2: Mặt nạ con thú - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 2: Mặt nạ con thú - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân

Hoạt động 1: Tìm hiểu

- HS hoạt động theo nhóm.

- GV cho HS quan sát hình 2.1 SGK/Tr36 và thảo luận về vẽ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự phong phú, đa dạng của các loại mặt nạ con thú.

* Trong hình có mặt nạ của con vật gì?

* Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ kg?

* Màu sắc, chất liệu gì?

* Em thường thấy trên mặt nạ có những nét biểu cảm gì?

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày

* GV nhận xét, chốt ý.

- GV cho HS đọc phần tóm tắt ở SGK/Tr37

 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện

- YC quan sát h 2.2 để tìm hiểu cách làm mặt nạ.

* Để làm mặt nạ con thú em cần chuẩn bị những vật liệu gì?

* Em sẽ làm con thú nào? Nó có đặc điểm gì, tính cách gì? Em vẽ ntn để thể hiện tính cách đó?

* Em sẽ làm ntn để sử dụng mặt nạ mũ này?

 * GV tóm tắt:

+ Gập đôi hoặc kẻ trục dọc lên tờ giấy khổ a4 hoặc tờ bìa để vẽ hình mặt nạ vừa với khuôn mặt của mình, lưu ý nét biểu cảm thể hiện tính cách nhân hóa của con thú đó.

 

doc 6 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 1605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 2: Mặt nạ con thú - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chủ đề 2: MẶT NẠ CON THÚ
 Số tiết dạy: 3 tiết. Tuần dạy: 3,4,5
 TIẾT 1 Ngày 4 tháng 9 năm 2019
I. Mục tiêu:
Nêu được tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.
Tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích .
Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn.
GDMT: biết yêu thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường các loài động thực vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình: Xây dựng cốt truyện, Tiếp cận theo chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên: 
 - Vở Dạy- Học mĩ thuật.
 - Một số hình ảnh mặt nạ hoặc mặt nạ thật. 
 - Một số bài vẽ của học sinh.
 - Giấy vẽ, màu vẽ, kéo.
2. Học sinh: - Vở học Mĩ thuật. 
 - Giấy vẽ, màu vẽ, keo dán, giấy bìa, kéo.
IV. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: Cho cả lớp hát bài: “ Rước đèn ông sao”
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh
Bài mới: 
GV dẫn dắt vào bài mới : Gợi ý HS liên tưởng đến tết trung thu và các món đồ chơi dân gian. 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu 
- HS hoạt động theo nhóm.
- GV cho HS quan sát hình 2.1 SGK/Tr36 và thảo luận về vẽ đẹp, hình dáng, chất liệu và sự phong phú, đa dạng của các loại mặt nạ con thú.
* Trong hình có mặt nạ của con vật gì?
* Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ kg?
* Màu sắc, chất liệu gì?
* Em thường thấy trên mặt nạ có những nét biểu cảm gì?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
* GV nhận xét, chốt ý.
- GV cho HS đọc phần tóm tắt ở SGK/Tr37
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện
- YC quan sát h 2.2 để tìm hiểu cách làm mặt nạ.
* Để làm mặt nạ con thú em cần chuẩn bị những vật liệu gì?
* Em sẽ làm con thú nào? Nó có đặc điểm gì, tính cách gì? Em vẽ ntn để thể hiện tính cách đó?
* Em sẽ làm ntn để sử dụng mặt nạ mũ này?
 * GV tóm tắt:
+ Gập đôi hoặc kẻ trục dọc lên tờ giấy khổ a4 hoặc tờ bìa để vẽ hình mặt nạ vừa với khuôn mặt của mình, lưu ý nét biểu cảm thể hiện tính cách nhân hóa của con thú đó.
+ Vẽ màu theo ý thích.
+ Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ giấy bìa,có thể thêm đai vòng bằng bìa để đội đầu, đính khuy 2 bên để luồn dây đeo hoặc làm tay cầm cho mặt nạ.
- YC HS tham khảo h2.3 để có thêm ý tưởng sáng tạo.
 * GV nhận xét tiết học
- Nhận xét một số bài về cách vẽ hình nét, màu sắc.
- Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích hs trong học tập.
 * Dặn dò tiết học sau: Chuẩn bị giấy, màu vẽ, keo dán, bìa, kéo 
- HS quan sát hình 2.1 và thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
* HS lắng nghe
- HS đọc tóm tắt
- HS quan sát hình 2.2 và thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày
* HS lắng nghe. HS đọc tóm tắt
- HS quan sát tham khảo.
* HS lắng nghe.
*BỔ SUNG:	
 -------------------------**************------------------------
 TIẾT 2 Ngày 11 tháng 9 năm 2019
I. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: Cho cả lớp hát bài: “ Rước đèn ông sao”
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh
Bài mới:
* Hoạt động 3: Thực hành
- YC HS:
+ Vẽ và trang trí một chiếc mặt nạ vào giấy vẽ.
+ Dán mặt nạ đã tạo hình vào giấy bìa để tạo độ cứng cho mặt nạ.
 + Cắt hình mặt nạ ra khỏi tờ bìa (có thể trang trí thêm bằng các vật liệu khác ). Làm dây đeo cho mặt nạ.
- Lưu ý HS: Thể hiện được đặc điểm của con thú mà mình lựa chọn làm mặt nạ. Thể hiện tính cách đã được nhân hóa của con thú đó.
 Tạo hình mặt nạ vừa với khuôn mặt. Vị trí hai mắt trên mặt nạ vừa với vị trí mắt của người sử dụng.
* GV nhận xét tiết học
- Nhận xét một số bài về cách vẽ hình nét, màu sắc.
- Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích hs trong học tập.
 * Dặn dò tiết học sau: Chuẩn bị giấy, màu vẽ, keo dán, bìa, kéo 
+ HS làm việc cá nhân
- HS nhắc lại cách thực hiện
- HS lắng nghe
- HS ghi nhớ
*BỔ SUNG:	
 --------------------------************----------------------
TIẾT 3 Ngày 18 tháng 9 năm 2019
 I. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: Cho cả lớp hát bài: “ Rước đèn ông sao”
Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của học sinh
Bài mới: 
 Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm:
- GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm và ghi tên nhóm mình ở phía dưới tranh.
- GV lần lượt gọi đại diện từng nhóm lên giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.
Hoạt động 5: Trưng bày, giới thiệu, Đánh giá sp
- GV cho HS các nhóm nhận xét bài vẽ của nhóm bạn.
- GV nhận xét bài của từng nhóm 
* Tổng kết chủ đề:
- Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích hs trong học tập.
* Vận dụng – Sáng tạo
- GV đưa ra một số ý tưởng mở rộng để các nhóm có thể thực hiện. Đồng thời hướng dẫn HS cách thực hiện các ý tưởng trên
* GV nhận xét tiết học
- HS trưng bày sản phẩm của nhóm
- HS các nhóm có thể trình bày câu chuyện của nhóm mình giống như một vở kịch ngắn.
- HS nhận xét bài vẽ của nhóm bạn
- HS lắng nghe, ghi vào phần đánh giá
- HS có thể thực hện một số ý tưởng mở rộng sau:
 + Sao chép và tô màu các phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện
 + Viết thành một câu chuyện cho mỗi bức tranh và tập hợp các câu chuyện của cả lớp thành một cuốn sách.
- HS lắng nghe
 4. Củng cố, dặn dò:
* GV nhận xét về hoạt động của cả lớp ở chủ đề này. Nêu điểm cần khắc phục cho HS
* Dặn dò hôm sau: Học bài 3 – CON VẬT QUEN THUỘC./.
*BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_2_mat_na_con_thu_nam_hoc_2019.doc