Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân

Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân

* Hoạt động 1:Tìm hiểu

- GV cho HS xem hình 4.1/ SGK.

- Cho HS thảo luận để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau:

+ Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?

+ Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hb) được vẽ như thế nào?

+ Màu sắc được thể hiện như thế nào?

- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.Yêu cầu nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, chốt ý

- GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là vẽ chân dung biểu cảm

- GV cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn .

* Hoạt động 2: Cách thực hiện

 2.1. Trải nghiệm và vẽ không nhìn giấy

- Cho HS quan sát hình 4.3/4.4 SGK, giới thiệu cách vẽ không nhìn giấy

 

docx 6 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 1964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 4: Chân dung biểu cảm - Năm học 2019-2020 - Phan Thế Luân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ 4. CHÂN DUNG BIỂU CẢM
Thời lượng: 2 tiết. Tuần dạy: 8, 9
 I.MỤC TIÊU:
HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm.
HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân.
HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
GDHS: Yêu mến bạn, người thân, biết đoàn kết giúp đỡ mọi người.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
- Phương pháp: Có thể vận dụng quy trình: Vẽ biểu cảm.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
III.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên : 
 + Một số tranh, ảnh, bài vẽ chân dung biểu cảm của họa sĩ và của học sinh.
 + Một số bài chân dung, tranh vẽ về mẹ hoặc cô giáo .
 + Hình minh họa các quy trình thực hiện.
 + Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,.
2. Học sinh : 
 Giấy vẽ A3 ( A4), bút chì, màu, giấy màu, keo dán,...
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2019
Giáo viên
Học sinh
-Kiểm tra đồ dùng học tâp.
-Khởi động: Cho học sinh chơi trò chơi: nêu cảm xúc của từng khuôn mặt bạn.
* Hoạt động 1:Tìm hiểu
- GV cho HS xem hình 4.1/ SGK.
- Cho HS thảo luận để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau:
+ Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau?
+ Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hb) được vẽ như thế nào?
+ Màu sắc được thể hiện như thế nào?
- Gọi đại diện một số nhóm trình bày.Yêu cầu nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý
- GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là vẽ chân dung biểu cảm 
- GV cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn . 
* Hoạt động 2: Cách thực hiện
 2.1. Trải nghiệm và vẽ không nhìn giấy
- Cho HS quan sát hình 4.3/4.4 SGK, giới thiệu cách vẽ không nhìn giấy
- Vừa hướng dẫn vừa vẽ minh hoạ lên bảng để HS rõ hơn cách bước
- Cho HS tham khảo hình 4.4 / SGK
- Yêu cầu HS trải nghiệm vẽ bảng con hoặc giấy
- GV theo dõi, nhắc nhỡ HS tập không nhìn giấy, giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng
- Cho HS trưng bày, GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để cho HS nhận xét, gv nhận xét, lưu ý thêm về cách vẽ, bố cục,...
2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc tranh chân dung biểu cảm
- Cho HS quan sát hình 4.5/ 4.6 SGK, thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của đường nét 
- Gọi đại diện một vài nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung, chốt ý 
- Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để nêu các bước thực hiện
- GV nhắc lại, hướng dẫn HS trang trí theo cảm xúc
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Cho HS tham khảo H4.7/ SGK và bài vẽ đã chuẩn bị để lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo.
- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau
- HS quan sát.
- HS thảo luận theo nhóm 2 để trả lời các câu hỏi.
+ Giống: đều vẽ chân dung người, đầy đủ các bộ phận trên khuôn mặt.
+ Khác: Hình a vẽ hình, các bộ phận trên khuôn mặt, màu sắc rõ ràng còn hình b vẽ các nét và màu chưa rõ hình
+ Các bộ phận trên khuôn mặt đặt sai lệch vị trí, trông rất hài hước
+ Màu sắc tươi sáng.
 - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu thêm
- Quan sát, lắng nghe, nhận biết
- HS nhắc lại các bước thực hiện
- Tham khảo
- Từng cặp HS ngồi đối diện thực hành ở bảng con ( giấy vẽ A4)
- Trưng bày, nêu cảm nhận về hoạt động và sản phẩm tạo ra
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm
- Thảo luận
- Đại diện trình bày: vẽ các nét liền mạch, có nét mảnh, nét đậm,...
- Nhận xét, bổ sung
- Quan sát, phát biểu các bước thực hiện
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Vài HS đọc ghi nhớ
- Tham khảo, lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo tranh chân dung biểu cảm cho bản thân
 Bổ sung:
 Thứ hai ngày 14 tháng 10 năm 2019
 TIẾT 2
-Khởi động: Cho học sinh hát.
-Kiểm tra đồ dùng học tâp.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV phân công và ổn định chổ ngồi cho HS
- Nhắc lại cách thực hiện. Nêu lưu ý để có bức trang chân dung sinh động và bộc lộ rõ trạng thái cảm xúc của người được vẽ
- Quan sát HS thực hành, giúp đỡ, nhắc nhỡ thêm với từng đối tượng HS
* Hoạt động 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
- Tổ chức cho HS trưng bày và giới thiệu về bức tranh
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS tự đánh giá bài của nhóm mình và nhóm bạn theo 3 mức độ: 
+ Hoàn thành tốt
+ Hoàn thành
+ Chưa hoàn thành
- GV đánh giá 
- Tuyên dương các HS có bài vẽ đẹp, sáng tạo
- GV nhận xét cụ thể từng bài và hướng dẫn HS ghi lời nhận xét .
- GV nhận xét tiết học. 
*Tổng kết-Dặn dò: (5’) 	
 Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích các hs chưa hoàn thành bài.
GDHS: yêu mến bạn, người thân, biết đoàn kết giúp đỡ mọi người. 
* Vận dụng – Sáng tạo: 
- Hướng dẫn HS dùng sản phẩm của chủ đề làm khung tranh trang trí lớp hay đóng thành an- bum để lưu niệm như hình 4.10 / SGK.
- Vẽ chân dung biểu cảm của một người mà em yêu quý
*Chuẩn bị bài sau: Chủ đề 5: Tạo hình tự do và trang trí bằng nét.
- Hai HS ngồi cùng bàn ngồi đối diện nhau
- Thực hành cá nhân vào Tập vẽ: Tập trung quan sát khuôn mặt của bạn và vẽ chân dung biểu cảm không nhìn giấy theo các bước và theo cảm nhận riêng của HS.
- HS trưng bày ,giới thiệu, chia sẽ về bức tranh của mình và của bạn.
- HS nhận xét.
- Lắng nghe
- HS tự đánh giá.
- HS lắng nghe
- Tuyên dương
- HS ghi lời nhận xét và đánh giá của GV vào phần đánh giá ở trang 23/ SGK
- Lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_3_chu_de_4_chan_dung_bieu_cam_nam_hoc_2.docx