Giáo án môn học Khối 3 Tuần 2

Giáo án môn học Khối 3 Tuần 2

Môn: Tập đọc- Kể chuyện

Tiết: 4,5 bài: Ai có lỗi ( sgk/ 12 )

Thời gian: 80

I. Mục tiêu:

1. Tập đọc

1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng

- Đọc đúng các từ ngữ: Khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, lát nữa, nổi giận,.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật

1.2 Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài:

- Hiểu nội dung của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.

 2. Kể chuyện

 2.1 Rèn kĩ năng nói: Biết dựa vào tranh minh hoạ, kể lại câu chuyện với giọng phù hợp

 2.2 Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.

 

doc 23 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1228Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Khối 3 Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tập đọc- Kể chuyện
Tiết: 4,5 bài: Ai có lỗi ( sgk/ 12 ) 
Thời gian: 80
I. Mục tiêu:
1. Tập đọc	
1.2 Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc đúng các từ ngữ: Khuỷu tay, nguệch ra, nắn nót, lát nữa, nổi giận,...
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của các nhân vật
1.2 Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ khó được chú giải ở cuối bài: 
- Hiểu nội dung của câu chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt với bạn.
 2. Kể chuyện
 2.1 Rèn kĩ năng nói: Biết dựa vào tranh minh hoạ, kể lại câu chuyện với giọng phù hợp
 2.2 Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II Đồ dùng dạy học:
 Tranh trong sách giáo khoa
III Hoạt động dạy học
 Tập đọc 
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài
 b. Luyện đọc
 b.1 Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
 b.2 Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
 - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu (nhắc nhở, sửa lỗi cho học sinh )
 - Đọc từng đoạn trước lớp
	 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài
	 - GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ, phân biệt lời của các nhân vật
 - Giáo viên kết hợp giải nghĩa từ mới:Tập đặt câu nhanh với từ kiêu căng, hối hận, can đảm
	 - Đọc đoạn trong nhóm
	 +Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn 2, 3, 4, 5 của bài 
 b.3 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
 * Đọc thầm đoạn 1 & đoạn 2 của bài để trả lời câu hỏi
- Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì ?
- Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau.
 * Gọi H đọc đoạn 3 , cả lớp theo dõi trong sách giáo khoa
- Vì sao En- ri- cô hối hận, muốn xin lỗi Cô- rét- ti?
 ( sau cơn giận, En- ri- cô bình tĩnh lại, nghĩ là Cô- rét- ti không cố ý chạm vào khuỷu tay mình. Nhìn thấy vai áo bạn sứt chỉ, cậu thấy thương bạn, muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm. )
- Một học sinh đọc to đoạn 4, cả lớp theo dõi trong SGK để trả lời câu hỏi:
	+ Hai bạn đã làm lành với nhâu như thế nào?
	+ Học sinh phát biểu ý kiến, học sinh nhận xét, GV nhận xét và bổ xung.
- Em đoán xem Cô- rét -ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?
 	- Học sinh đọc thầm đoạn 5 và trả lời câu hỏi:
+ Bố trách mắng En- ri- cô như thế nào?
+ Lời bố mắng có đúng không ?
	+ Theo em, mỗi bạn có điểm gì đáng khen?
	( Học sinh trả lời, học sinh nhận xét và bổ xung.GV nhận xét và bổ xung nếu cần )
 * Luyện đọc lại
 - GV chọn đọc mẫu đoạn 1
 - Hai tốp học sinh ( mỗi tốp 3 em) đọc phân vai 
 - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
Kể chuyện
I. Giáo viên giao nhiệm vụ: 
	Dựa vào tranh minh hoạ 4 đoạn của câu chuyện Ai có lỗi, kể lại câu chuyện 
II. Hướng dẫn học sinh kể chuyện 
	- Học sinh quan sát tranh, nhận ra nội dung truyện trong từng tranh, sắp xếp thứ tự các tranh.
	- Bốn học sinh dựa vào trí nhớ và 5 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện
 	- Học sinh nhận xét
 	- GV nhận xét 
 	- Bốn học sinh đại diện của 5 nhóm nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
 	- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bình chọn nhóm kể hay nhất
 củng cố, dặn dò
- GV hỏi: Em học được điều gì qua câu chuyện này?
- Nhận xét giờ học.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau: Cô giáo tí hon 
** Rút kinh nghiệm: 
	Thứngàythángnăm 201
Môn: Toán
Tiết: 6 bài: Trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần) ( sgk/ 7 ) 
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Biết cách trừ các số có ba chữ số ( Có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm)
- Vận dụng giải các bài toán có lời văn về phép trừ.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
 2. Bài mới
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nội dung
 	 1. Giới thiệu phép trừ 432 - 215
	- GV nêu phép tính 432 -215 = ? , cho học sinh đặt tính theo cột dọc rồi hướng dẫn học sinh thực hiện ( như SGK )
- Một học sinh đọc to lại các tính phép trừ trên 
*Lưu ý: Phép trừ này khác phép trừ đã học, đó là phép trừ có nhớ ở hàng chục.
	2. Giới thiệu phép trừ 627 - 143
	- Hướng dẫn học sinh thực hiện như trên, lưu ý ở hàng đơn vị: 7 trừ 3 bằng 4 (không nhớ) nhưng ở hàng chục: 2 không trừ được cho 4, lấy 12 trừ cho 4 bằng 8 ( có nhớ 1 ở hàng trăm ).
	3. Thực hành 
	Bài 1: Tính
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài, GV vết yêu cầu lên bảng.
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài và nêu rõ cách tínhcủa mình. Học sinh theo dõi để nhận xét bài của bạn.
	- Chữa bài và cho điểm học sinh.
	Bài 2. Tính
	- Hướng dẫn học sinh làm tương tự như bài 1
	Bài 3.
	- Gọi học sinh đọc đề bài.
	- Hướng dẫn học sinh giải:
	+ Tổng số tem của hai bạn là bao nhiêu? Trong đó bạn Bình có bao nhiêu con tem?
	+ Bài toán yêu cầu ta làm gì ?
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
	- GV nhận xét và chữa bài, học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học 
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau: Luyện tập 
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Đạo đức
Tiết: 2 bài: Kính yêu Bác Hồ (tiết 2) ( sgk/ 2 ) 
Thời gian: 35 
I. Mục tiêu: (Như tiết 1)
II. Chuẩn bị
	Vở bài tập đạo đức
III. Hoạt động dạy học
	Tiết 2
1. Hoạt động 1: học sinh tự liên hệ
- T yêu cầu học sinh suy nghĩ và trao đổi với bạn ngồi bên cạnh về các câu hỏi sau:
	+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy?
	+ Còn điều nào em chưa thực hiện tốt? Vì sao?
	- Học sinh từng cặp tự liên hệ
	- GV gọi một vài học sinh lên liên hệ trước lớp.
	- GV khen những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
	2. Hoạt động 2: học sinh trình bày, giới thiệu những tư liệu đã sưu tầm được về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
 	- Học sinh trình bày kết quả đã sưu tầm được.
- HS cả lớp thảo luận, nhận xét về kết quả sưu tầm của bạn.
	3. Hoạt động 3: Trò chơi phóng viên
- Một số học sinh lần lượt thay nhau đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn về Bác Hồ, về Bác Hồ với thiếu nhi.
- Các câu hỏi gợi ý:
	+ Bác Hồ quê ở đâu?
	+ Thiếu nhi chúng ta cần làm gì để bày tỏ lòng kính yêu đối với Bác?
	+ Bạn hãy đọc năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng?
	+ Hãy kể những việc bạn đã làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu đối với Bác?
	+ Bạn hãy kể một tấm gương cháu ngoan Bác Hồ mà bạn biết.
	+ Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác Hồ.
- GV kết luận: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành lại độc lập, thống nhất Tổ quốc. Bác Hồ rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi. Các cháu thiếu nhi cũng rất kính yêu Bác Hồ. )
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau: Giữ lời hứa 
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Chính tả
Tiết: 3 Ai có lỗi ( sgk/ 14 ) 
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
	- Nghe và viết chính đoạn ba trong truyện Ai có lỗi
	- Làm đúng các bài tập phân biệt s/x hoặc& uêch/ uyu
II. Đồ dùng dạy học
	Sách bài tập Tiếng Việt
III. Hoạt động dạy học
	1. Giới thiệu bài
	2. Hướng dẫn nghe viết
	a. Chuẩn bị
	*Giáo viên đọc chuẩn bị viết cho học sinh nghe, 2 học sinh đọc lại, cả lớp theo dõi
	* Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài
	 - Đoạn văn nói nên điều gì?
	 ( En- ri- cô ân hận khi bình tĩnh lại. Nhìn vai áo bạn sứt chỉ, cậu muốn xin lỗi bạn nhưng không đủ can đảm)
	 - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con những chữ khó dễ viết sai. Cho học sinh phát âm.
	 - Những chữ nào trong bài được viết hoa
	 ( Những chữ đầu câu, tên riêng .)
	b. GV đọc cho học sinh viết bài
	c. Chấm và chữa bài
	3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
	Bài 2
	- Học sinh đọc yêu cầu của bài và mẫu.
	- Chia lớp thành 5 nhóm. Học sinh chơi trò chơi thi tiếp sức tìm những từ có vần uêch/ uyu. Trong thời gian nhất định, nhóm nào tìm được nmhiều từ có những vần trên là nhóm thắng cuộc.
	- GV cùng cả lớp kiểm tra các từ mà các nhóm tìm được. Chốt từ tìm đúng.
	- Học sinh chữa bài vào vở theo lời giải đúng :
	Bài 3a
	-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập
	- Gọi học sinh lên bảng làm bài, chữa bài.
	- GV hnận xét và bổ xung ( nếu cần )
	- HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. 
Củng cố, dặn dò
 - Nhận xét giờ học
 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau: Cô giao tí hon 
** Rút kinh nghiệm: 
Thứngàythángnăm 201
Môn: Toán
Tiết: 7 bài: Luyện tập ( sgk/ 8 ) 
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
	Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần hoặc không có nhớ) .
- Vận dụng vào giải toán có lời văn liên quan đến cộng, trừ.
II. Hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ
 2. Nội dung
	Bài 1:Học sinh đặt tính rồi tính.
	- Học sinh nêu yêu cầu của bài và các phép tính.
- HS lên bảng làm bài và nêu rõ cách thực hiện.
	- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. 
	- Học sinh chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
	Bài 2: Đặt tính rồi tính
	( Học sinh làm tương tự như đối với bài 1)
	Bài 3:
	- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài
	- Hướng dẫn học sinh phân tích yêu cầu của bài:
	+Bài yêu cầu làm gì?
	- Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vàog vở
	- HS nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
	? Muốn tìm số bị trừ, ( số trừ, hiệu ) ta làm như thế nào.
	- HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng.
	Bài 4:
	- GV đọc và tóm tắt đề bài.
	- Hướng dẫn học sinh giải:
	+ Bài toán hỏi gì?
	+ Bài toán cho biết gì?
	- Học sinh lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở .
	- Học sinh nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét và chữa bài.	 	Củng cố, dặn dò
	- Nhận xét giờ học.
	+ Ưu điểm.
	+ nhược điểm.
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: Ôn bảng nhân 
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Tập đọc
Tiết: 6 bài: Cô giáo tí hon ( sgk/ 17 ) 
Thời gian: 40
I. Mục tiêu:
	1.Đọc thành tiếng
	- Đọc đúng các từ, tiếng khó có trong bài: Khoan thai, khúc khích, ngọng líu, núng nính, bắt chước
	- Ngắt, nghỉ hơi đúng giữa các câu, giữa các cụm từ.
	- Đọc trôi chảy, rõ ràng
	2. Đọc hiểu:
	 - Hiểu nội dung của bài: Bài văn tả trò chơi lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em. Qua trò chơi này, có thể thấy bạn nhỏ yêu cô giáo, ước mơ trở thành cô giáo.
II. Đồ dùng: Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	2. Bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Luyện đọc
	b.1 GV đọc mẫu
	b.2 GV hướng dẫn luyện đọc - giải nghĩa từ
 * Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó 
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu trong bài. Theo dõi và hướng dẫn học sinh đọc đúng.
* Đọc đoạn trước lớp. GV chia đoạn ( như SGV)
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Giúp HS hiểu nghĩa của các từ được chú giải ở cuối ... n HS làm việc chi tiết hơn:
+ Hình 1 và 2: Nam (mặc áo trắng) đang đứng nói chuyện với bạn của Nam. GV gợi ý cho HS hỏi và trả lời nhau. Ví dụ: Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam đã khuyên Nam khuyên Nam điều gì?...
+ Hình 3: Cảnh bác sĩ đang nói chuyện với Nam sau khi đã khám bệnh cho Nam. HS có thể đặt câu hỏi: Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì? Bạn có thể khuyên Nam thêm điều gì? Nam phải làm gì để chóng khỏi bệnh?
+ Hình 4: Cảnh thày giáo khuyên một HS cần mặc đủ ấm. GV có thể gợi ý cho HS đặt câu hỏi: Tại sao thày giáo lại khuyên bạn HS phải mặc thêm áo ấm, đội mũ, quàng khăn và đi bít tất?
+ Hình 5: Cảnh một người đi qua đang khuyên hai bạn nhỏ không nên ăn quá nhiều đồ lạnh. Điều gì đã khiến một bác đi qua phải dừng lại khuyên hai bạn nhỏ đang ngồi ăn kem?
+ Hình 6: Cảnh bác sĩ vừa khám vừa nói chuyện với bệnhh nhân. Khi đã bị bệnh viêm phế quản, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh gì? Bệnh viêm phế quản và viêm phổi thường có biểu hiện gì? Nêu tác hại của bệnh viêm phế quản và viêm phổi?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi đại diện một số cặp trình bày những gì các em đã thảo luận khi quan sát các hình (mỗi nhóm chỉ nói về một hình, các nhóm khác bổ sung).
- GV giúp HS hiểu:
Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị hon, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không trữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được 
- HS thảo luận câu hỏi trong SGK: Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? 
- Sau đó, GV yêu cầu HS liên hệ xem các em đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa.
* Kết luận:
	- Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,...
	- Nguyên nhân chính: do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc bị biến chứng của các bệnh truyền nhiễm (cúm, sởi...)
	- Cách đề phòng: giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi, họng; giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa; ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi: Một số HS đóng vai bệnh nhân và một số HS đóng vai bác sĩ. Yêu cầu HS đóng vai bệnh nhân kể được một số biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp; HS đóng vai bác sĩ nêu được tên bệnh.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
GV cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó sẽ mời một cặp lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ. Cả lớp xem và góp ý bổ sung. 
 4. Củng cố, dặn dò
 	- Nhận xét giờ học :
	- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau: Bệnh lao phổi 
** Rút kinh nghiệm: 
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết: 2 bài: VIẾT ĐƠN ( sgk/ 18 )
Thời gian: 40 
I. MỤC TIU
Viết được đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo mẫu đơn đ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Giấy trắng kẻ ô li từng tờ rời để HS viết đơn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bi cũ (4’)
2 HS lên bảng nói những điều em biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Kiểm tra vở của 3 đến 4 HS viết đơn xin cấp thẻ đọc sách.
2. Dạy - học bi mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bi (1’)
- Năm nay, các em đ được 9 tuổi, đủ tuổi vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Để dược kết nạp vào Đội, các em phải cố gắng phấn đấu, phải là con ngoan trị giỏi, v một điều không thể thiếu là em phải viết được đơn xin vào Đội. Bài tập làm văn hôm nay sẽ hướng dẫn các em biết cách viết đơn xin vào Đội.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết đơn (4’)
a) Nu lại những nội dung chính của đơn 
- GV : Chúng ta đ được học về Đơn xin vào Đội trong giờ tập đọc tuần trước. Hy nu lại những nội dung chính của đơn xin vào Đội. GV nghe HS trả lời viết lại lên bảng.
- Trong cc nội dung trn, nội dung cần viết theo đúng mẫu, nội dung nào không cần viết hoàn toàn theo đơn mẫu ?
- HS tiếp nối nhau trả lời, mỗi HS chỉ cần nêu một nội dung của đơn :
+ Mở đầu viết tên Đội.
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn.
+ Tên của đơn : Đơn xin vào Đội.
+ Nơi nhận đơn.
+ Người viết đơn tự giới thiệu tên, ngày, tháng, năm sinh, lớp, trường.
+ Trình by lí do, nguyện vọng của người viết đơn.
+ Chữ kí, họ tên người viết đơn.
- Phần trình by lí do v nguyện vọng của người viết đơn không cần viết theo khuôn mẫu vì khi viết đơn mỗi người có một lí do, nguyện vọng khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Các nội dung cịn lại cần viết theo khuơn mẫu r rng, cụ thể.
b) Tập nói theo nội dung đơn
- Gọi một số HS tập nói trước lớp về lá đơn của mình theo cc nội dung cụ thể đ ghi trn bảng. Ch ý tập trung vo phần trình by nguyện vọng.
- Một số HS thực hành nói trước lớp.
- GV nhận xt v sửa lỗi cho HS.
- Hướng dẫn HS đơn viết phải đúng mẫu nhưng cần thể hiện được những hiểu biết của em về Đội, tình cảm tha thiết của em muốn được vào Đội.
c) Thực hành viết đơn
- Yêu cầu HS cả lớp viết đơn vào vở bài tập.
- Viết đơn.
- Gọi một số HS đọc đơn trước lớp, khi HS đọc GV chú ý chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Một số HS đọc đơn của mình trước lớp. Cả lớp theo di v nhận xt.
- Chấm điểm một số bài, thu các bài cịn lại để chấm sau.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dị (3’)
- Hỏi : Đơn dùng để làm gì ?
- Đơn dùng để trình by nguyện vọng của mình với tập thể hay c nhn no đó.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS chú ý tham gia xy dựng bi, nhắc nhở những HS cịn chưa chú ý trong giờ học.
 ** Rút kinh nghiệm: 
MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 4 BÀI: ÔN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
TRÒ CHƠI : “ TÌM NGƯỜI CHỈ HUY ” 
Thời gian: 35 
I./ Mục tiêu :
-Ôn tập đi đều theo 1-4 hàng dọc, đi kiểng gót hai tay chống hông, dang ngang, đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Học trò chơi “ Tìm người chỉ huy”. Yêu cầu học sinh biết cách chơi bước đầu biết tham vào trò chơi.
II./ Địa điểm phương tiện :
-Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
-Phương tiện : Chuẩn bị còi. Kẻ sân cho trò chơi “Tìm người chỉ huy”.
III./ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
Đ- LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1) Phần mở đầu :
-Lớp trưởng tập hợp báo cáo. GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . 
Nhắc nhở những quy định khi tập luyện .
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp. Hát.
-Chạy quanh sân tập khởi động.
-Chơi trò chơi “Có chúng em”.
2) Phần cơ bản :
-Ôn đi đều theo 1-4 hàng dọc : GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh .
 +Chia tổ tập luyện . GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh .
 +Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét – GV nhận xét tuyên dương.
-Ôn phối hợp đi theo vạch kẻ thẳng, đi nhanh chuyển sang chạy. Cho lớp tập theo đội hình 2-4 hàng dọc .
-Học trò chơi : “Tìm người chỉ huy”. GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử sau đó cho cả lớp chơi.
* Trò chơi “ Chạy tiếp sức”. Chia lớp thành 2 đội, hướng dẫn lại cách chơi và luật chơi, cho lớp chơi thử . Lớp thi đua chạy giữa 2 đội.
- Nhận xét tuyên dương.
3) Phần kết thúc: 
-Cho học sinh thả lỏng .
-GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học .
-Về nhà :Ôn động tác ĐHĐN đã học.
4 - 6 phút
1 - 2 phút
1 phút
1 phút
1 - 2 phút
19 -25phút
5 - 7 phút
4 –5 phút
6 - 8 phút
2 - 5 phút
3 4 phút
1 - 2 phút
2 phút
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
Lớp tập theo sự điều khiển của GV.
x x x x x x x x
x x
x x
x x
x x x x x x x x
Chia tổ tập luyện.
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x
 ** Rút kinh nghiệm: 
MÔN: THỂ DỤC
TIẾT: 3 BÀI:ÔN ĐI ĐỀU
TRÒ CHƠI : “ KẾT BẠN ” 
Thời gian: 35 
I./ Mục tiêu :
-Ôn tập đi đều theo 1-4 hàng dọc . Yêu cầu thực hiện động tác ở mức cơ bản đúng và theo nhịp hô của GV .
-Chơi trò chơi “ Kết bạn”. Các em đã học ở lớp 2 . Yêu cầu học sinh biết cách chơi và cùng tham gia một cách chủ động .
II./ Địa điểm phương tiện :
-Địa điểm : Sân trường vệ sinh an toàn tập luyện .
-Phương tiện : Chuẩn bị còi. Kẻ sân cho trò chơi “Kết bạn”.
III./ Nội dung và phương pháp lên lớp :
NỘI DUNG
Đ- LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1)Phần mở đầu :
-Lớp trưởng tập hợp báo cáo. GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học . 
Nhắc nhở những quy định khi tập luyện .
-Giậm chân tại chỗ vỗ tay theo nhịp. Hát.
-Chạy quanh sân tập khởi động.
-Chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”.
2)Phần cơ bản :
-Tập đi đều theo 1-4 hàng dọc : GV cho lớp tập đi thường theo nhịp, rồi đi đều theo nhịp hô 1-2,1-2
+Chia tổ tập luyện . GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh .
 +Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét – GV nhận xét tuyên dương.
-Trò chơi : “Kết bạn”. GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho HS chơi thử sau đó cho cả lớp chơi.
3) Phần kết thúc: 
-Cho học sinh thả lỏng .
-GV hệ thống bài .Nhận xét tiết học .
-Về nhà :Ôn động tác đi đều.
4 - 8 phút
2 - 3 phút
1 phút
1 phút
19 -25phút
6 - 8 phút
4 – 5 phút
3 - 4 phút
6-8 phút
3 - 4 phút
1 - 2 phút
2 phút
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
Lớp tập theo sự điều khiển của GV.
x x x x x x x x
x x
x x
x x
x x x x x x x x
Chia tổ tập luyện.
x x x x x x x x x
x x x x x x x x x
x x x x x x x x
 ** Rút kinh nghiệm: 
Môn: Thủ công
Tiết: 2 bài: GẤP TÀU THỦY HAI ỐNG KHÓI ( tt ) 
Thời gian: 35 
- HS biÕt c¸ch gÊp tµu thuû hai èng khãi.
- GÊp ®îc tµu thuû hai èng khãi. C¸c nÕp gÊp t¬ng ®èi th¼ng, ph¼ng. Tµu thñy t¬ng ®èi c©n ®èi.
III. §å dïng d¹y -häc:
	- MÉu tµu thuû hai èng khãi ®îc gÊp b»ng giÊy.
	- Tranh quy tr×nh gÊp tµu thñy hai èng khãi.
- GiÊy nh¸p, giÊy thñ c«ng. Bót mµu, kÐo thñ c«ng.
IIII. C¸c ho¹t ®éng d¹y -häc:
Ho¹t ®éng cña GV
Ho¹t ®éng cña HS
Hoạt động 3: HS thực hành gấp tàu thủy hai ống khói.
- GV gọi HS thao tác gấp tàu thủy hai ống khói theo các bước đã hướng dẫn.
- GV gợi ý: Sau khi gấp được tàu thuỷ, có thể dùng bút màu trang trí xung quanh tàu cho đẹp.
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV quan sát, uốn nắn để các em hoàn thành sản phẩm.
- GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
* Nhận xét- dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS.
- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Gấp con ếch”.
- 2 HS nh¾c l¹i quy tr×nh gÊp tµu thuû hai èng khãi vµ thùc hµnh gÊp tríc líp.
- HS thùc hµnh.
- HS trng bµy s¶n phÈm.
 ** Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 2.doc