Giáo án môn học Lớp 5 Tuần 33, 34, 35

Giáo án môn học Lớp 5 Tuần 33, 34, 35

Môn: Đạo đức

T . 33: Tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương

I/ Mục tiêu:

 Học xong bài này, HS biết:

- Một số di tích lịch sử địa phương.

- Thể hiện lòng biết ơn và gìn giữ các di tích lịch sử ; biết ơn các anh hùng liệt sĩ.

II/ Đồ dng:

Gv: Các tư liệu về di tích lịch sử địa phương.

Hs: Vở ghi chép

III/ Hoạt động dạy và học:

 

doc 77 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Lớp 5 Tuần 33, 34, 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
THỨ
MÔN
TIẾT
BÀI DẠY
HAI
26/4/
2010
Đạo đức 
33
Dành cho địa phương
Tập đọc
65
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Toán
161
Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
 Lịch sử
33
Ôn tập
SH đầu tuần
33
BA
27/4/
2010
Chính tả
33
N – V: Trong lời mẹ hát
Anh văn
65
Chuyên
Toán 
162
Luyện tập
L.từ và câu 
65
MRVT: Trẻ em
Khoa học
65
Tác động của con người đến môi trường rừng
Kĩ thuật
33
Lắp ghép mô hình tự chọn
TƯ
28/4/
2010
Kể chuyện 
33
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tập đọc
66
Sang năm con lên bảy
Mĩ thuật
33
Vẽ trang trí.
Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi
Thể dục
65
Chuyên
Toán
163
Luyện tập chung
NĂM
29/4/
2010
T.Làm văn
65
Ôn tập về tả người
Âm nhạc
33
-Tập biểu diễn 2 bài hát : Tre ngà bên lăng Bác và Tiếng hát bạn bè mình.
-Ôn tập TĐN số 6
L.từ và câu 
66
Ôn tập về dấu câu (Dấu ngoặc đơn)
Toán
164
Một số dạng bài toán đã học.
Khoa học
66
Tác động của con người đến môi trường đất
SÁU
30/4/
2010
T.Làm văn
66
Tả người (Kiểm tra viết)
Anh văn
66
Chuyên
Địa lí 
33
Ôn tập cuối năm
Thể dục
66
Chuyên
Toán
165
Luyện tập
SH Lớp
33
Tuần 33
TUẦN 33
THỨ HAI NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2010
Môn:	 	Đạo đức	
T . 33:	Tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương	
I/ Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS biết:
- Một số di tích lịch sử địa phương.
- Thể hiện lòng biết ơn và gìn giữ các di tích lịch sử ; biết ơn các anh hùng liệt sĩ. 	
II/ Đồ dùng:
Gv: Các tư liệu về di tích lịch sử địa phương.
Hs: Vở ghi chép
III/ Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/KTBC: Nêu tên những nhân vật lịch sử ở AG mà em biết ?
-Nhận xét cho điểm
3/ Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương	
 b/ Bài mới:
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
- Thảo luận : Em hãy cho biết quê hương AG có những di tích lịch sử nào ?
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
-Nhận xét chốt lại: chùa Bà Lê, Cột Dây Thép , 
Hoạt động 2: Hoạt động cả lớp 
- Em biết gì về các di tích mà em đã nêu ở trên. 
4.Củng cố:
Giáo dục hs: Kính trọng và có ý thức bảo vệ, gìn giữ di tích lịch sử. 
5.Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu về những người lớn tuổi đã cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
- 2 hs TB(Y) trả lời. HS K, G bổ sung
Nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- Hs phát biểu cá nhân: Đây là những địa điểm quan trọng cho các càn bộ cách mạng hoạt động, 
( chùa Bà Lê, Cột Dây Thép) 
Môn:	 	Tập đọc	
T . 35:	Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
( Trích )
I/ Mục tiêu
-Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
-Hiểu ND 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. (Trả lời được các CH trong SGK
II/ CHUẨN BỊ:
GV: SGK
HS: SGK	
III/ Hoạt động dạy và học: 
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/KTBC: Những cánh buồm
Nhận xét cho điểm
3/ Dạy bài mới:
 A/ Giới thiệu bài: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 B/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a/ Luyện đọc:
-Cho hs khá- giỏi đọc nối tiếp toàn bài.
-Cho hs quan sát tranh(sgk)
- chia đoạn : 4 điều luật
–Cho hs đọc nối tiếp từng điều luật
 . Đọc lần 1: kết hợp sửa lỗi phát âm,giọng đọc
 . Đọc lần 2: kết hợp giảng nghĩa từ
- Luyện đọc theo nhóm 
- GV đọc diễn cả cả bài.
b/ Tìm hiểu bài:
+ Câu 1: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam?
+ Câu 2: Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
+ Câu 3: Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
+ Câu 4: Em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng để thực hiện?
c/ Luyện đọc lại
- hd hs đọc các bổn phận 1-2-3 của điều 21
-Cùng cả lớp bình chọn
4/ Củng cố: 
-Cho hs nêu ý nghĩa bài
* Nhận xét tiết học 
- 2 hs TB(Y), G đọc bài + TLCH
- 2 hs đọc nối tiếp
- cả lớp quan sát tranh MH trong sgk
- hs đọc nối tiếp từng đoạn
- nhóm 2
- 2 hs K, G đọc cả bài
-hs TB(Y) trả lời. HS K, G bổ sung
- Điều 15,16,17
- .Điều 15 : Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ.
 . Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em
 . Điều 17 : Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em
- 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21
- hs đọc 5 bổn phận, tự liên hệ bản thân, tiếp nối nhau phát biểu ý kiến
- hs đọc nối tiếp 4 điều luật
- nhóm 2
- HS luyện đọc theo nhóm.
- Một số hs đại diện thi đọc, cả lớp chọn bạn đọc hay nhất.
- một số hs K, G nêu
Môn:	 	Toán	
T . 161:	Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình 	
I/ Mục tiêu: 
-Thuộc công thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học. 
- Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế	
II/Chuẩn bị:
GV: SGK
HS: vở
III/ Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/KTBC: Luyện tập
-Gọi hs lên làm
-Nhâïn xét cho điểm
3/ Dạy bài mới:	
 a/ Giới thiệu bài: Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
 b/ Nội dung:
 1/ Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- cho hs nêu lại các công thức ( theo hình vẽ tóm tắt trong sgk)
 2/ Thực hành
Bài 2: Cho hs tự làm bài rồi chữa bài
-Cùng cả lớp nhận xét và chữa bài đúng
Bài 3: hs tự làm bài rồi chữa bài
-Cùng cả lớp nhận xét và chữa bài đúng
4.Củng cố:
Cho hs nêu lại công thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
5.Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Về xem lại các công thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
-HS TB(Y) làm B1
- hs K, G làm lại bt 2
- hs (đủ trình độ) nêu miệng và nhớ lại
-hs TB(Y) đọc đề bài.
-HS TB(Y) lên làm câu a. HS K(G) làm câu b. Cả lớp làm vở
 Bài giải
a) Thể tích cái hộp hình lập phương là :
 10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)
b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần hình lập phương. Diện tích giấy màu cần dùng là :
 10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
-hs TB(Y) đọc đề bài.
-HS TB(Y) lên làm câu a. HS K(G) làm câu b. Cả lớp làm vở
 Bài giải 
Thể tích bể là :
 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là :
 3 : 0,5 = 6 (giờ)
 Đáp số : 6 giờ 
-hs TB(Y) nêu
Môn:	 	Lịch sử	
T . 33:	Ôn tập 	
I/ Mục tiêu:
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
+Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp.
+Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo c mạng nước ta; Cách mạng tháng tám thành công; ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc tháng lợi cuộc kháng chiến.
+Giai đoạn 1954 – 1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, dồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
II/ Chuẩn bị : 
-GV: sgk, ND thảo luận nhóm
-HS: SGK
III/ Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/KTBC: Lịch sử địa phương
GV nhận xét sự hiểu biết về lịch sử địa phương của hs
3/ Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay
 b/ Bài mới:
Hoạt động 1 : làm việc cả lớp
- Cho hs nêu bốn thời kì lịch sử đã học 
Hoạt động 2 : thảo luận nhóm
- các nhóm thảo luận một thời kì, theo bốn nội dung :
+ Nội dung chính của thời kì ;
+ Các niên đại quan trọng ;
+ Các sự kiện lịch sử chính.
+ Các nhân vật tiêu biểu.
-Cho đại diện nhóm trình bày kết quả.
Chốt lại : Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4/Củng cố:
Cho nêu lại 4 thời kì lịch sử đã học
5/Nhận xét dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
-Về xem lại ND bài vừa học
+ Từ năm 1858 đến năm 1945 
+ Từ năm 1945 đến năm 1954 
+ Từ năm 1954 đến năm 1975 
+ Từ năm 1975 đến nay.
-Thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
-Các nhóm khác bổ sung:
* Từ năm 1858 đến năm 1945: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đứng lên chống Pháp.
* Từ năm 1945 đến năm 1954: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng tám thành công; ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Từ năm 1954 đến năm 1975: 
+Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ (do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến .
+Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, dồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
+ Từ năm 1975 đến nay: Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. 
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
 ... g bài thơ.
(HS K, G cảm nhận được vẻ đẹp của một số hình ảnh trong bài thơ; miêu tả được một trong những hình ảnh vừa tìm được.)
II/ Chuẩn bị:
-GV: sgk
-HS: SGK
III/ Hoạt động dạy và học: 
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/Bài cũ:
3/Dạy bài mới:
 A/ Giới thiệu bài: Ôn tập CHKII
 B/ Kiểm tra TĐ ( số hs còn lại )
- Gv ghi phiếu tên từng bài tập đọc từ tuần ở HKII.
- Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc.
Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- Gv cho điểm.
- Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
 C/ Bài tập 2
- GV giải thích : Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai – nơi xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã được biết qua KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
4/Củng cố-dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
-Về chuẩn bị tiết 6 
 Hs lên bốc thăm bài tập đọc.
Hs đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- cho hs TB(Y) đọc nội dung bt.
- hs G đọc bài thơ Trẻ con ở sơn Mỹ.
- cả lớp đọc thầm bài thơ
- hs đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hình ảnh rất sống động về trẻ em:
 “Tóc bết .....
 ........... của trời”
 “ Tuổi thơ ........
 .......... cá chuồn”
- hs đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển ( từ Hoa xương rồng .... đến hết).
- hs đọc từng câu hỏi ; chọn một hình ảnh mình thích nhất ;miêu tả hình ảnh đó ; suy nghĩ trả lời miệng bt2.
- hs tiếp nối phát biểu ý kiến, mỗi em trả lời 2 câu hỏi.
- cả lớp nhân xét , tuyên dương.
MĨ THUẬT
T.35: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM
I.MỤC TIÊU:
_HS thấy được kết quả học tập trong năm
_Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước qua tranh.
II.HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
-Chọn bài vẽ đẹp (vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh đề tài)
-Trưng bày ở nơi thuận tiện cho nhiều người xem
- Dán theo từng thể loại của tranh:
+ Vẽ trang trí.
+ Vẽ tranh,
III.ĐÁNH GIÁ:
_Tổ chức cho HS xem và gợi ý để các em nhận xét các bài vẽ
_Tuyên dương HS có bài vẽ đẹp
..
THỂ DỤC
.
Môn:	 	Toán
T . 173:	Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
Biết tính tỉ số phần trăm và giải bài toán về tỉ số phần trăm. Tính diện tích, chu vi của hình tròn.
II/Chuẩn bị:
-GV: SGK
-HS: vở
III/ Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/KTBC: cho hs nêu công thức tính diện tích, chu vi hình tròn
Nhận xét cho điểm
3/ Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung
 b/ Nội dung:
Phần 1 :
Bài 1: 
Bài 2: 
Phần 2 :
Bài 1 : 
4/Củng cố:
Cho thi đua: 
5/Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Về làm các BT còn lại 
- 2 hs TB(Y) nêu
-hs TB(Y) nêu yêu cầu
-Cả lớp suy nghĩ, sau đó vài em phá biểu.
Khoanh vào C
Khoanh vào C
-hs TB(Y) nêu yêu cầu.
-hs G giải thích, hs K lên bảng làm. Cả lớp làm vở
 Bài giải 
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là :
 10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là :
 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
 Đáp số : a) 314 cm3 ; b) 62,8 cm
-Đại diện 3 dãy lên thi đua
THỨ NĂM NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2010
TẬP LÀM VĂN
Ôn tập cuối HK II
Tiết 6
I/ Mục đích , yêu cầu:
-Nghe – viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ. Tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng thể thơ tự do
-Viết đoạn văn khoảng 5 câu (dợa vào nội dung và những hình ảnh gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ).
II/ Chuẩn bị:
GV: sgk
HS: vở
III/ Hoạt động dạy và học: 
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/Bài cũ
3/ Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học
 b/ Nghe – viết : Trẻ con ở Sơn Mỹ - 11 dòng đầu
- gv đọc mẫu
- viết chữ khó : Sơn Mỹ, chân trời, bết,...
- đọc cho hs viết bài.
- chấm, chữa bài
 3/ Bài tập 2
- gợi ý cho hs hiểu yêu cầu bt. – chọn 1 trong 2 đề.
 a) Đám trẻ chăn bò, bạn nào bạn nấy tóc đỏ như râu ngô, da đen nhẻm vì ngâm mình trong nước biển, phơi mình trong nắng gió. Các bạn đang thung thăng trên mình trâu, nghêu ngao hát trên đồi cỏ non.
 b) Mới khoảng 9 giờ tối mà trong làng đã im ắng. Đâu đó có tiếng mẹ ru con; tiếng sóng rì rầm từ xa vẳng lại. Thỉnh thoảng lại rộ lên tiếng chó sủa râm ran.
4/Củng cố-dặn dò: 
 Nhận xét tiết học
-Về chuẩn bị cho tiết kiểm tra
- hs theo dõi
- hs viết b
- cả lớp viết bài
- hs TB(Y) đọc yêu cầu bt.
- hs nêu đề tài em đã chọn
- hs viết bài.
- hs đọc bài viết của mình, cả lớp nhận xét.
ÂM NHẠC
T.35: TẬP BIỂU DIỄN
I/ Mục tiêu:
Tập biểu diễn một số bài hát đã học
(Nếu có điều kiện: Tập biểu diễn những bài hát đã học.)
II/ Chuẩn bị:
-GV: Động tác của các bài hát
-HS: Nhạc cụ quen dùng
III/ Hoạt động dạy học:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Ổn định: 
-Khởi động giọng
-Nhắc dụng cụ học tập
-GV ghi các nốt 
-Lớp chuẩn bị bộ gõ.
-HS đọc theo 
2)Bài mới:
Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu và ghi tựa
-1HS lặp lại
a)Hoạt động 1: Tập biểu diễn một số bài hát đã học
+Tập biểu diễn 
-Gõ đệm. Chọn những bài HS chưa nắm vững để chỉnh sửa.
Sau đó cho hs chọn bài hát để hát +vận động nhịp nhàng theo bài hát
-Hát lần lượt các bài từ đầu chương trình
+Trò chơi chim bay, cò bay
-GV hát và tổ chức trò chơi
-GV đứng điều khiển và hát bài Chim bay, cò bay. Hát hết 1 lần, GV hô “chim bay” hoặc “Cò bay”, các em phải nhanh chóng giơ tay làm ĐT bay. Khi GV hô nhà bay thì phải đứng im
3)Kết thúc
-GV Đệm đàn
-Hát+VĐPH bài ôn tập
-Nhận xét tiết học.
.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 7
Kiểm tra 
Môn:	 	Toán	
T . 174:	Luyện tập chung	
I/ Mục tiêu: 
Biết giải bài toán về chuyển động cùng chiều, tỉ số phần trăm, thể tích hình hộp chữ nhật	
II/Chuẩn bị:
-GV: SGK
-HS: vở
III/ Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/Bài cũ:
Nhận xét cho điểm
3/Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung
 b/ Nội dung:
Phần 1
Bài 1: 
Bài 2: 
Bài 3: 
4/Củng cố:
Cho thi đua: 
5/Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét tiết học 
-Về làm các BT còn lại 
-hs K lên làm BT3
 Bài giải 
Ghép các mảnh đã tô màu của hình vuông ta được một hình tròn có bán kính là 10cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a) Diện tích của phần đã tô màu là :
 10 x 10 x 3,14 = 314 (cm2)
b) Chu vi của phần không tô màu là :
 10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
 Đáp số : a) 314 cm3 ; b) 62,8 cm
Chọn C
Chọn A
Chọn B
-Đại diện 3 dãy lên thi đua.
Môn:	 	Khoa học	
T. 70:	Ôn tập và kiểm tra cuối năm	
I/ Mục tiêu:
 Ôn tập về :
-Sự sinh sản của động vật, bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
-Sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.	
-Vận dụng một số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt những con vật có hại cho sức khỏe con người.
- Nêu được 1 số nguồn năng lượng sạch.
II/ Chuẩn bị :
GV & HS: SGK
III/ Hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1/Ổn định
2/Bài cũ:
Nhận xét cho điểm
3/Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Nêu MT tiết học
b.Hoạt động:
HD hs kàm BT trong SGK
4/Củng cố:
Liên hệ giáo dục hs biết bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
5/Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Về thực hiện tốt những điều đã học
-hs TB(Y) nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường
- hs làm bài tập trong sgk
Đáp án :
Câu 1 : 
 Gián đẻ trứng vào tủ ; bướm đẻ trứng vào cây bắp cải ; ếch đẻ trứng dưới nước, ao, hồ ; muỗi đẻ trứng vào chum, vại đựng nước ; chim đẻ trứng vào tổ ở cành cây.
 Để diệt trừ gián và muỗi ngay từ trứng hoặc ấu trùng của nó cần giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ ; chum, vại đựng nước cần có nắp đậy, ...
Câu 2 : a) Nhộng ; b) Trứng ; c) Sâu
Câu 3 : g) lợn
Câu 4 : 1 – c ; 2 – a ; 3 – b
Câu 5 : b
Câu 6 : Đất ở đó sẽ bị xói mòn, bạc màu.
Câu 7 : Khi rừng đầu nguồn bị phá huỷ, không cây cối giữ nước, nước thoát nhanh gây lũ lụt.
Câu 8 : d
Câu 9 : Năng lượng sạch hiện đang được sử dụng ở nước ta : năng lượng mặt trời, gió, nước chảy.
THỨ SÁU NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2010
TẬP LÀM VĂN
Kiểm tra
Tập làm văn
Đề bài : BGH phát
ANH VĂN
..
Địa lí
T. 35: Kiểm tra cuối năm 
Chọn câu trả lời đúng:
1. Châu Á
 a) nằm ở bán cầu Nam, có diện tích lớn nhất trong các châu lục
	b) nằm ở bán cầu Bắc , có diện tích lớn nhất trong các châu lục
	c) cả 2 câu trên đều sai
2. Châu Âu
	a) có diện tích lớn nhất trong các châu lục, đa số dân cư là người da trắng
	b) diện tích 10 triệu km2, đa số dân cư là người da trắng
	c) có diện tích nhỏ nhất trong các châu lục, đa số dân cư là người da đen.
3. Châu Phi
	a) có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
	b) dân cư chủ yếu là người da đen.
	c) cả 2 ý trên đều đúng
4. Châu Mĩ
	a) có diện tích hàng thứ nhất trong các châu lục.
	b) có diện tích hàng thứ hai trong các châu lục.
	c) có diện tích hàng thứ ba trong các châu lục.
5. Trên thế giới có :
	a) 4 đại dương đó là : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Châu Đại Dương
	b) 3 đại dương đó là : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.
 c) 4 đại dương đó là : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương
.
THỂ DỤC
.
Toán
Kiểm tra cuối năm học
Đề bài : BGH phát
.
SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docKHANH.33-35.doc