Giáo án môn học Tuần 17 Lớp 3

Giáo án môn học Tuần 17 Lớp 3

 TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

MỒ CÔI XỬ KIỆN

I. MỤC TIÊU

A/. Tập đọc

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ :vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nảy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử, .

-Phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:

Hiểu nghĩa các từ khó

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng ách sử kiện rất thông minh, tài chí và công bằng.

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Tuần 17 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010
Chào cờ 
***********************
Thể dục 
(GV chuyên soạn dạy )
***************************
	Tập đọc – kể chuyện
Mồ côi xử kiện 
I. Mục tiêu
a/. tập đọc 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
	- Đọc rõ ràng ,rành mạch ,trôi chảy toàn bài.Chú ý các từ ngữ :vùng quê nọ, nông dân, công đường, vịt rán, miếng cơm nắm, hít hương thơm, giãy nảy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử, ...
-Phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật, đọc đúng lời thoại giữa ba nhân vật
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
Hiểu nghĩa các từ khó
	Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng ách sử kiện rất thông minh, tài chí và công bằng. 
3.Giáo dục: học sinh biết tài chí thông minh 
B/. Kể chuyện
	1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại toàn bộ câu chuyện ,kể lại trôi chảy, mạch lạc câu chuyện, phân biệt lời các nhân vật. 
	2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể; học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót; kể tiếp được lời bạn
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ, bảng phụ viết câu đoạn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.Các hoạt động dạy học
Tiết 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
GVnhận xét.
HS đọc và trả lời câu hỏi bài : Về quê ngoại 
2 . Bài mới ( 30 phút )
a) Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài 
HS quan sát tranh
b) Luyện đọc
 *Giáo viên đọc toàn bài
*Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài kết hợp giải nghĩa từ
 + Đọc từng câu 
GV hướng dẫn đọc 
GV sửa sai cho HS phát âm sai khi đọc
HS tiếp nối nhau đọc từng câu
GV cho cả lớp luyện phát âm các từ mà HS hay sai
Đọc cá nhân, đọc đồng thanh
+ Đọc từng đoạn
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
GV lưu ý cho học sinh đọc câu giọng cảm động, nhấn giọng....
Bài chia làm mấy đoạn ?
3 đoạn
GV kết hợp cho giải nghĩa từ được chú giải ở cuối bài
HS giải nghĩa
+ đọc từng đoạn trong nhóm
HS đọc theo nhóm 3
Thi đọc theo nhóm
2 nhóm thi đọc
1 HS đọc cả bài 
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài ( 8 phút )
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi 
Câu chuyện có những nhân vật nào ?
Chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi.
Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
Về tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.
Đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi
Tìm câu nêu rõ lí lẽ của bác nông dân ?
Tôi chỉ vào quán ngòi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả .
Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào ?
Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà phân xử.
Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán xử ?
Bác giãy nảy lên: Tôi có đụng trạm vào thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền?
Đọc thầm đoạn 2và đoạn 3 trả lời câu hỏi
Sóc đồng bạc 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng.
Mồ Côi đã nói gì khi kết thúc phiên toà?
Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền: Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc thế là công bằng.
Em hãy thử đặt tên khác cho chuyện ?
HS nêu 
GV liên hệ cho học sinh 
4. Luyện đọc lại ( 6 phút )
GV đọc đoạn 3
4 HS một nhóm đọc phân vai ( Người dẫn chuyện, chủ quán, bác nông dân, Mồ Côi) 
Thi trong nhóm 
2 nhóm thi đọc 
Lớp nhận xét, bình chọn
1 HS đọc cả bài 
Kể chuyện (18 phút )
* Giáo viên nêu nhiệm vụ 
* Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh 
HS quan sát 4 tranh ứng với 3 đoạn của chuyện 
Kể theo cặp 
Thi kể trước lớp theo cặp 
2 cặp thi kể 
4 HS kể nối tiếp theo 4 tranh 
Nhận xét về nội dung, về diễn đạt, về cách thể hiện .
5. Củng cố : ( 2 phút )
 Nêu nội dung chuyện 
6 . dặn dò : ( 1 phút )
Giáo viên nhận xét giờ học, dăn dò chuẩn bị bài sau.
 *******************************************
âm nhạc 
(GV chuyên soạn dạy )
=================================@===========================================
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010
Toán
luyện tập 
I.Mục tiêu
 	 Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị các biểu thức có dấu ngoặc 
 Biết áp dụng tính giá trị biểu thức vào điền dấu “ ”, “=”. 
 	 Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, các hình tam giác 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức đã học trogn 4 trưlờng hợp
2 Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
Rèn luyện kĩ năng tính giá trị các biểu thức có dấu ngoặc
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách làm
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa bài.
a) 238 – ( 55- 35 ) = 238 - 20
 = 218
Bài 2:
GV chốt lại các ý nhận xét như : Hai biểu thức có các số và các phép tính giống nhau nhưng trong biểu thức đầu có dấu ngoặc nên phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước, phéop nhân sau. Biểu thức thứ hai phải thực hiện phép nhân trước rồi trù sau. Kết quả tính giá trị hai biểu thức khác nhau 
Rèn luyện kĩ năng tính giá trị các biểu thức đúng quy tắc thì mới có kết quả đúng
Nêu lại quy tắc
HS làm bài
HS so sánh kết quả hai biểu thức
a) ( 421 – 200 ) x 2 = 221 x 2
 = 442
 421 – 200 x 2 = 421 - 400
 = 21
 Bài 3:
Biết áp dụng tính giá trị biểu thức vào điền dấu “ ”, “=”. 
HS nêu cách làm bài
HS làm cá nhân, chữa bài.
HS làm rồi so sánh điền dấu .
( 12 + 11 ) x 3 > 45 30 < ( 70 + 23 ) : 3
11 + ( 52 – 22 ) = 41 120 < 484 : (2 + 2)
Bài 4:
Thi xếp hình
HS làm theo nhóm đôi
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS nhắc lại các quy tắc tính giá trị biểu thức.
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn dò chuẩn bị bài sau
 ******************************************
 chính tả (nghe viết)
vầng trăng quê em 
I .Mục tiêu 
Nghe viết chính xác trình bày đúng đoạn văn Vầng trăng quê em. 
Làm đúng các bài tập phân biết tiếng có âm đầu hoặc vàn dễ lẫn: d/ r/ gi, vào chỗ trống.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV cho HS viết bảng : viết 2 từ có âm tr, hoặc ch 
GV nhận xét
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc đoạn viết
2- 3 HS đọc lại đoạn viết
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ?
Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già , thao thức như canh gác trong đêm.
Bài chính tả gồm mấy đoạn ?
2 đoạn
Những chữ nào trong bài viết hoa ?
Chữ đầu mỗi dòng viết hoa lùi vào một ô.
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
GV đọc cho HS viết bài
HS viết bài 
GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Chọn tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? Giải câu đố. 
a)HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt r/ d/ gi 
HS làm theo nhóm tiếp sức 
gì- dẻo – ra- duyên. 
gì - ríu ran
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại bài tập 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
**********************************
Tự nhiên và xã hội an toàn khi đi xe đạp
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS hiểu quy định chung khi đi xe đạp:
+ Đi bên phải, đi đúng phần đường dành cho đi xe đạp
+ Không đi vào đường ngược chiều
+ Nêu được các trường hợp đi xe đạp đúng luật và sai luật giao thông
+ Thực hành đi xe đạp đúng quy định
+ Có ý thức tham gia giao thông an toàn
II/ Phương pháp:
	- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề,....
III/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh hoạ trong SGK phóng to
	- Giấy A4 cho HS vẽ và phiếu thảo luận
IV/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Làng quê và đô thị khác nhau ở điểm nào?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
* Khởi động:
+ Hàng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì?
- Để giúp các em an toàn chúng ta học bài tìm hiểu luật giao thông nói chung và an toàn khi đi xe đạp nói riêng
b) Hoạt động 1: Đi đúng, sai luật giao thông
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- Cho HS quan sát tranh và trả lời nội dung
- Nhận xét các ý kiến của HS, đưa ra đánh giá đúng
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi
- GV giao nhiệm vụ:
+ Đi xe đạp thế nào là đúng luật? Thế nào là sai luật?
- Nhận xét, đưa ra ý kiến
c) Hoạt động 2: Trò chơi: “ Em tham gia giao thông”
- GV hướng dẫn trò chơi
 Nhận xét trò chơi
- Cho HS quan sát một số biển báo giao thông
- Gọi HS đọc điều cần biết trong SGK
- 2 HS nêu: 
-> HS nêu: Xe máy, xe đạp, đi bộ,...
- Nghe giới thiệu
- HS chia nhóm 4 thảo luận: Quan sát tranh trong SGK, mỗi nhóm thảo luận 1 bức tranh
- Các nhóm thảo luận đưa ra ý kiến đúng
+ H1: Người đi xe máy đi đúng luật giao thông vì đèn xanh, còn ngừơi đi xe máy và em bé đi sai luật giao thông vì sang đường lúc không đèn báo hiệu
+ H2: Ngừơi đi xe đạp sai luật giao thông vì họ đã đi vào đường ngược chiều
+ H3: Người đi xe đạp phía trước là sai luật vì đó là bên trái đường
+ H4: Các bạn HS đi sai luật vì đi trên vỉa hè dành cho người đi bộ
+ H5: Anh thanh niên đi xe đạp là sai luật vì chở hàng cồng kềnh vướng vào người khác dễ gây tai nạn
+ H6: Các bạn HS đi đúng luật hàng một và đi bên tay phải
+ H7: Các bạn sai luật chở 3,lại còn đùa nhau giữa đường, bỏ tay ra khi đi xe đạp
- Đại diện các nhóm đưa ra ý kiến
- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra ý kiến đúng trình bày trước lớp
Đi xe đạp
Đúng luật
Sai luật
- Đi về phía tay phải
- Đi hàng một
- Đi đúng phần đường dành cho xe đạp mình đi
- Không đi vào đường ngược chiều
- Đi vào đường ngược chiều
- Đèo quá số người quy định từ 3 trở lên
- Chở hàng quá cồng kềnh
- HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV:
Xếp hàng đi theo biển báo mà GV đưa ra: Đèn xanh, đèn đỏ. Từng cặp HS làm động tác quan sát đèn đỏ, xanh và thực hiện:
+ Đèn xanh được qua
+ Đèn đỏ dừng lại
- Bạn quản trò hô, theo dõi, HS sai thì phải hát một bài
- HS quan sát biển báo mà GV giới thiệu để ghi nhớ
- HS đọc cá nhân, đồng thanh 
4. Củng cố, dặn dò:
	- Về nhà tập quan sát biển báo và tự tìm hiểu luật giao thông
	- Thực hiện chấp hành luật giao thông
Đạo đức
Biết ơn thương binh, liêt sỹ ( T)
I. Mục ti ...  Củng cố và rèn luyện kĩ năng tính giá trị các biểu thức 
 Biết áp dụng tính giá trị biểu thức vào điền dấu “ ”, “=”. 
 	 Giáo dục học sinh yêu môn học.
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ, các hình tam giác 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
 Hoạt động của thầy 
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Nêu quy tắc tính giá trị biểu thức đã học trong 4 trường hợp
2. Bài mới ( 28 phút )
a). Giới thiệu bài
b). Hướng dẫn nội dung bài 
Bài 1:
Rèn luyện kĩ năng tính giá trị các biểu thức có dấu ngoặc
HS đọc yêu cầu bài toán
HS nêu cách làm
HS làm cá nhân, đổi chéo vở để chữa 
Bài 2:
GV chốt lại các ý nhận xét như : Hai biểu thức có các số và các phép tính giống nhau nhưng trong biểu thức đầu có dấu ngoặc nên phải thực hiện phép tính trong ngoặc trước, phéop nhân sau. Biểu thức thứ hai phải thực hiện phép nhân trước rồi trừ sau. Kết quả tính giá trị hai biểu thức khác nhau 
Nêu lại quy tắc
HS làm bài
HS so sánh kết quả hai biểu thức
 Bài 3:
Biết áp dụng tính giá trị biểu thức vào điền dấu “ ”, “=”. 
HS nêu cách làm bài
HS làm cá nhân, chữa bài.
HS làm rồi so sánh điền dấu .
Bài 4:
Thi xếp hình
HS làm theo nhóm đôi
3.Củng cố ( 2 phút )
GV hỏi lại nội dung bài
HS nhắc lại các quy tắc tính giá trị biểu thức.
4. Dặn dò (1 phút )
GV nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau
 ***********************************
 Thứ năm ngày 18 tháng 12năm 2008
chính tả (nghe viết)
vầng trăng quê em 
I .Mục tiêu 
Nghe viết chính xác trình bày đúng đoạn văn Vầng trăng quê em. 
Làm đúng các bài tập phân biết tiếng có âm đầu dễ lẫn: d/ r/ gi, vào chỗ trống.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV cho HS viết bảng : viết 2 từ có âm tr, hoặc ch 
GV nhận xét
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc đoạn viết
2- 3 HS đọc lại đoạn viết
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào ?
Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già , thao thức như canh gác trong đêm.
Bài chính tả gồm mấy đoạn ?
2 đoạn
Những chữ nào trong bài viết hoa ?
Chữ đầu mỗi dòng viết hoa lùi vào một ô.
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
GV đọc cho HS viết bài
HS viết bài 
GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Chọn tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? Giải câu đố. 
a)HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt r/ d/ gi 
HS làm theo nhóm tiếp sức 
gì- dẻo – ra- duyên. 
gì - ríu ran
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại bài tập 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
 *************************
******************************
ôn tiếng việt: ôn về Từ chỉ đặc điểm.ôn tập câu ai thế nào ? dấu phẩy 
I.mục tiêu
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm của người và vật
Ôn tập câu Ai thế nào ? Ôn luyện về dấu phảy
Giáo dục học sinh biết dùng từ chỉ đặc điểm của người đúng .
II. đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
GV viết bảng 
HS làm miệng bài tập 3 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 
2 HS đọc yêu cầu của bài 
HS làm theo cặp 
GV củng cố các từ chỉ đặc điểm của người, vật cho HS 
 HS nêu kết quả trước lớp 
Bài 2: 
HS đọc yêu cầu của bài, 
HS làm vào vở 
GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
3 HS chữa bài
GV củng cố cho HS đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
Bài 3 :
1HS đọc yêu cầu 
HS làm vào vở , chữa bài 
Cả lớp và GV nhận xét 
GV củng cố cho HS ôn luyện về dấu phảy 
a)sau chữ ngoãn
b)sau chữ ong
c) sau chữ cao, trong 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
 HS đọc lại các bài tập đã làm 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
ôn tiếng việt
 luyện viết : mồ côI xử kiện 
I .Mục tiêu 
Nghe viết chính xác trình bày đúng đoạn 1
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầudễ lẫn: d/ r/ givào chỗ trống.
Giáo dục học sinh có ý thức rèn chữ viết
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ( 4 phút )
3 học sinh lên bảng, lớp viết bảng con
GV cho HS viết bảng : viết 2 từ có âm tr, hoặc ch 
GV nhận xét
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn học sinh nghe viết
- GV đọc đoạn viết
2- 3 HS đọc lại đoạn viết
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
HS quan sát trả lời
Nêu chữ khó viết trong bài 
HS nêu miệng 
GV đọc cho HS viết bảng một số tiếng khó.
HS viết bảng con
GV đọc cho HS viết bài
HS viết bài 
GV chấm chữa bài
HS soát lỗi và chữa lỗi
GV chấm 2 bàn nhận xét về : nội dung, chữ viết, cách trình bày.
c)Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Chọn tiếng nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống? Giải câu đố. 
a)HS nêu yêu cầu của bài
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt r/ d/ gi 
HS làm theo nhóm tiếp sức 
gì- dẻo – ra- duyên. 
gì - ríu ran
b)HS làm cá nhân 
GV nhận xét bài củng cố cho HS phân biệt ăt/ âc
Chữa bài 
Mắc- bắc- gặt- mặc- Ngắt.
3.Củng cố ( 2 phút ) 
2-3 HS đọc lại bài tập 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học ,dặn về làm BT vào vở BT
ôn tiếng việt 
tập làm văn viết về thành thị nông thôn 
I.mục tiêu
Dựa vào tiết tập làm văn miệng viết một lá thư cho bạn kể về điều em biết về thành thị nông thôn 
Trình bày đúng thể thức thư
Giáo dục học sinh biết yêu quý cảnh vật và con người ở nông thôn
 II. đồ dùng dạy học
Bảng phụ 
III. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ (4 phút )
HS đọc lại bài 
GV nhận xét 
2. Bài mới ( 28 phút )
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
HS nêu yêu cầu 
GV cho HS đọc trình tự một bức thư GV viết trên bảng phụ 
GV nhắc HS viết đúng trình tự , đúng thể thức , nội dung hợp lí .
HS đọc gợi ý 
1 HS khá giỏi làm mẫu 
GV quan sát sửa sai 
HS viết vào vở 
HS đọc thư trước lớp 
GV nhận xét cho điểm 
3.Củng cố ( 2 phút ) 
1 HS giỏi đọc lại bài 
4. Dặn dò ( 1 phút )
GV nhận xét giờ học dặn chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt
Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 
I.Mục tiêu
 -Nắm được ưu khuyết điểm của mình trong tuần 
 - Có phương hướng phát huy và sửa chữa 
 - Giáo dục học sinh biết phê và tự phê 
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét lớp về mọi mặt 
2.Giáo viên nhận xét bổ sung 
a) Nền nếp 
 - Ra vào lớp tốt, xếp hàng nhanh nhẹn truy bài trật tự 
b) Học tập 
 - Đồ dùng sách vở đầy đủ 
 - ý thức học tập tốt 
 -Em Thắng, còn mất trật tự trong lớp 
c) Thể dục 
 - Nhanh nhẹn có ý thức 
d) Vệ sinh 
 - Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
3. Phương hướng tuần 18
 Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm duy trì tốt nền nếp học tập tốt 
 Thi đua học tập tốt , ôn tập tốt để chuẩn bị thi định kì lần 2
4. Múa hát tập thể 
 HS hát cá nhân tập thể các bài hát đã học 
Tự nhiên và xã hội Làng quê và đô thị 
I/ Mục tiêu:
 - Giúp HS phân biệt được sự khác nhau giữa làng quê và đô thị về mặt phong cảnh ,nhà của hoạt động sống chủ yếu của nhân dân.
- Đường xá, và hoạt động giao thông
- Kể tên được một số phong cảnh, công việc đặc trưng ở làng quê và đô thị, yêu quí và gắn bó với nơi mình đang sống
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Hình minh hoạ trong SGK phóng to
	- Giấy A4 cho HS vẽ và phiếu thảo luận
	- Vở bài tập tự nhiên và xã hội
III/ Hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: 
2. Bài cũ:
- Nêu các hoạt động công nghiệp?
- Đánh giá, nhận xét 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 
* Hoạt động 1: Sự khác nhau giữa làng quê và đô thị
- Yêu cầu hoạt động cả lớp:
+ Em đang sống ở đâu? Hãy miêu tả cuộc sống xung quanh em bằng 3, 4 câu?
- GV nhận xét 
* Yêu cầu thảo luận nhóm với nhiệm vụ: Phân biệt làng quê và đô thị. Quan sát tranh để phân biệt
 Gọi các nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, chốt lại ghi nhớ, yêu cầu HS đọc
* Hoạt động 2: Hoạt động nơi em sinh sống
- Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung sau: Dựa vào hiểu biết của em, hãy kể tên những việc thông thường mà em gặp ở nơi em sinh sống?
- Tổng hợp ý kiến của HS
* Hoạt động 4: Em yêu quê hương
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân 
- Giao nhiệm vụ: Vẽ nơi em đang sống
- Nhận xét, đánh giá
+ Quê hương nơi em sống ngày càng tươi đẹp, em phải làm gì?
Hát
- 2 HS trả lời: Khai thác than, dầu khí, luyện thép,....
- Nghe giới thiệu, nhắc lại tên bài
- HS nêu ý kiến của mình. VD:
- Em đang sống ở .... Nhà em ở trong xóm nên có rất nhiều vườn cây, ao cá, nhà ngói đỏ tươi, đi xa có chợ nhỏ bán rất nhiều sản phẩm nông nghiệp...
- HS thảo luận và đưa ra đáp án đúng khi đã cùng nhau quan sát tranh:
Sự khác biệt
Đô thị
Làng quê
1
Phong cảnh
Chật hẹp, ít cây cối
Nhiều cây cối ruộng vườn
2
Nhà cửa
Nhà cao tầng san sát nhau không có vườn rau
Nhà mái ngói có vườn cây, ao cá, ruộng vườn vật nuôi nhiều
3
 Đường xá
Đường bê tông, lát gạch, đường nhựa
Đường làng, bờ ruộng
4
Hoạt động giao thông
Nhiều xe cộ, xe máy
Chủ yếu là đi bộ, ít xe, xe bò, xe máy, xe công nông
* Sự khác nhau về hoạt động của con người:
+ Làng quê: Làm ruộng, trồng rau, nuôi lợn gà,....
+ Đô thị: Làm việc ở công sở, nhà máy, xí nghiệp, buôn bán,...
- Các nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung, nhận xét 
- HS theo dõi, đọc ghi nhớ cá nhân, đồng thanh ( SGK)
- HS thảo luận nhóm đôi và ghi ra giấy nháp kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu ý kiến của nhóm mình. VD:Làng quê: Làm ruộng,các nghề thủ công, trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá,....
+ Đô thị: Làm ở công sở, nhà máy, bán hàng ở cửa hàng, siêu thị, làm xây dựng,....
- Theo dõi
- HS làm việc cá nhân: Vẽ tranh nơi mình đang sống
- HS vẽ xong dán lên bảng, giới thiệu trước lớp về tranh của mình
- Mỗi HS nêu một ý kiến, VD: 
+ Em phải làm gì? Em phải bảo vệ môi trường, học tốt, trồng cây xanh
+ Dù sống ở nơi đâu, làng quê hay đô thị chúng ta đều phải biết yêu thương, gắn bó với quê hương
4. Củng cố, dặn dò:
	- Về nhà học bài, làm bài trong vở bài tập
	- Chuẩn bị bài sau: “ An toàn khi đi xe đạp”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 17.doc