Giáo án môn lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8

Giáo án môn lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

- Chú ý các từ dễ phát âm sai do phương ngữ loạt đạt, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã,.

- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời ??? nhân vật ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( nứa tép ô quả tranh, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết).

- Hiểu chuyện và điều câu chuyện muốn nói với em. Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.

B. Kể chuyện:

- Dựa vào trí nhớ các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoa truyện trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 128 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn lớp 3 - Tuần 5 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ ngày tháng năm 200
TẬP ĐỌC
 Tiết 13 Tập đọc - Kể chuyện
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
- Chú ý các từ dễ phát âm sai do phương ngữ loạt đạt, hạ lệnh, nứa tép, leo lên, thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng, buồn bã,...
- Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời ??? nhân vật ( chú lính nhỏ, viên tướng, thầy giáo)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài ( nứa tép ô quả tranh, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm giọng, quả quyết).
- Hiểu chuyện và điều câu chuyện muốn nói với em. Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm.
B. Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ các tranh minh hoạ trong SGK, kể lại được câu chuyện.
- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoa truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài Ông ngoại. Trả lời câu hỏi 
GV nhận xét- ghi điểm cho HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học .
- GV ghi tựa bài, giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm và tranh minh hoạ bài học trong SGK. 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài (đọc phân biệt giọng người dẫn truyện, giọng viên tướng, giọng chú lính nhỏ, giọng thầy giáo.
b. GV hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Học sinh tìm hiểu nghĩa những từ ngữ mới được chú giải SGK.
- Tập đặt câu với các từ: thủ lĩnh, quả quyết.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? ở đâu?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào?
- Việc leo rào của các bạn khác đã gây ra hậu quả gì?
- Thầy giáo đang đợi điều gì ở học sinh trong lớp?
- Vì sao chú lính nhỏ run lên khi nghe thầy giáo hỏi?
- Phản ứng của chú lính như thế nào? khi nghe lệnh về thôi của viên tướng? 
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao?
4. Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc mẫu 1 đoạn trong bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc: thi đọc truyện theo vai.
- GV gọi học sinh nhận xét.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ:
- Dựa vào trí nhớ và 4 bức tranh minh hoạ cho 4 đoạn học sinh tập kể lại chuyện trên.
2. Hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh cho học sinh lần lượt xem các tranh minh hoạ và kể lại chuyện.
3. GV gợi ý nội dung 4 bức tranh. GV gọi học sinh xung phong kể lại toàn chuyện.
- Cả lớp-GV nhận xét
- Cách diễn đạt - cách thể hiện.
5. Củng cố-dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp các em hiểu điều gì?
- Về nhà đọc lại bài tập kể chuyện cho gia đình nghe-chuẩn bị bài tới:
“Mùa thu của em”.
- Nhận xét tiết học
2 HS đọc bài
HS quan sát tranh.
HS tiếp nối nhau đọc.
Đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi.
Bốn tổ tiếp nối nhau đọc đoàn thoại 4 đoạn của truyện.
Một HS đọc toàn truyện.
Một HS đọc thành tiếng đoạn 1, cả đọc thầm theo.
- Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
Cả lớp đọc thầm đoạn.2
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
- Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên đám hoa, đè lên chú lính nhỏ.
- Thầy mong học sinh dũng cảm nhận lỗi
- Học sinh tự phát biểu.
- Chú nói: Nhưng như vậy là hèn, rồi quả quyết bước về phía vườn trường.
- Mọi người sững nhìn chú rồi bước nhanh theo chú như bước theo người chỉ huy dũng cảm.
Chú lính đã chui qua hàng rào - vì dám nhận lỗi và sửa lỗi.
Phân nhóm mỗi nhóm 4 em tự phân vai (Người dẫn chuyện, viên tướng, chú lính nhỏ, thầy giáo).
Học sinh quan sát lần lượt 4 bức tranh minh hoạ 4 đoạn.
Học sinh quan sát từng nhóm học sinh xung phong kể.
Tuần 5 TOÁN
Tiết 21: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (CÓ NHỚ)
A: Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Củng cố về giải toán và tìm số bị chia chưa biết
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 6. hỏi học sinh về kết quả của một phép nhân bất kỳ trong bảng.
Nhận xét và cho điểm học sinh.
II. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng. 
26 x 3=?
 - Gọi học sinh lên bảng đặc tính
 - Cho vài học sinh nêu lại cách nhân
 - Làm tượng tự với phép nhân 54 x 6=?
c. Thực hành:
Bài 1: yêu cầu học sinh tự làm bài
Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề toán.
 - Có tất cả mấy tấm vải? Mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?
Vậy, muốn biết cả hai tấm vải dài bao nhiêu mét ta làm như thế nào? yêu cầu học sinh làm bài.
Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Yêu cầu học sinh cả lớp tự làm bài:
III. Củng cố dặn dò:
 - GV có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nối nhanh phép tính với kết quả.
 - Xem bài tới: Luyện tập 
 - Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng trả lời cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh đọc phép nhân.
1 học sinh lên bảng đặt tính (nhân từ phải sang trái)
 26 - 3 nhân 6 bằng 18, viết 8, nhớ 1.
x 3 - 3 nhân 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7,
 78 viết 7
Vậy nêu và viết: 26x 3=78.
4 học sinh lên bảng làm bài viết lại phép tính rồi vừa nêu cách tính vừa viết.
Có 2 tấm vải.Mỗi tấm vải dài 35m
Ta tính tích: 35x 2
1 học sinh làm bài ở bảng
Bài giải
Độ dài của 2 cuộn vải là
35x 2=70(m)
 Đáp số: 70 mét vải
a. x : 6=12 b. x : 4=23
 x = 12x 6 x =23 x 4
 x =72 x = 92
Thứ ngày tháng năm 200
 Tiết 9: Chính tả (nghe - viết)
NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
Phân biệt n/l, en/ng. Bảng chữ
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng viết chính tả.
- Nghe - viết chính xác một đoạn trong bài người lính dũng cảm.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu hoặc vần đề lẫn: n/l
2. Ôn bảng chữ:
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng
- Học thuộc lòng tên 9 chữ trong bảng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp hoặc bảng quay viết nội dung bài tập 2 a,b.
- Bảng phụ hoặc bảng quay kẻ bảng chữ và tên chữ ở bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gv gọi hs viết tiếng chứa âm vần khó.
- Gv nhận xét ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn hs nghe - viết
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Một HS đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- Đoạn văn này kể chuyện gì?
- Đoạn văn trên có mấy câu
- Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa.
- Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì?
- GV đọc các từ khó dễ lẫn : quả quyết, vườn trường, viên tướng, sững lại, khoát tay,...
b. Gv đọc cho hs viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả.
a. Bài tập 2: Lựa chọn.
- Gv mời 2 hs lên bảng làm bài.
- Cả lớp chữa bài trong vở hoặc VBT.
b. Bài tập 3: 1 hs đọc yêu cầu.
Gv gọi hs tiếp nối nhau điền vở 9 chữ và tên chữ. Yêu cầu hs học thuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hai ba HS đọc thuộc lòng theo đúng thứ tự 28 tên chữ.
-Xem bài tới: tập chép:
 + Mùa thu của em, vần oam. 
 + Phân biệt Un, en/eng 
2 HS viết loay hoay gió xoáy, hàng rào, giáo dục.
2 HS đọc thuộc lòng 19 tên chữ.
Cả lớp đọc thầm theo.
HS viết ra nháp những chữ ghi tiếng khó dễ lẫn.
Hs làm bài vào vở hoặc VBT.
3 HS lên bảng làm bài đúng hs đọc lại.
HS cả lớp làm bài vào vở.
Cả lớp viết vào vở
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 22 LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với một chữ số (có nhớ).
- Ôn tập về thời gian (xem đồng hồ và số giờ trong mỗi ngày).
B. Đồ dùng dạy học:
Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, kim chỉ phút.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động : 
Bài cũ : nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ) 
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Luyện tập 
Luyện tập : 
 Bài 1 : tính 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho HS làm bài 
GV : ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên : “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 3 bạn lên thi đua qua trò chơi 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét 
 Bài 2 : đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính ... ø ghi tựa bài lên bảng.
b. Thực hành:
Bài 1: Viết lên bảng bài mẫu:
5
30
6
 Gấp 5 lần Giảm 6 lần
6 gấp 5 lần bằng bao nhiêu?
 - Vậy viết 30 vào ô trống thứ hai.
30 giảm đi 6 lần được mấy?
vậy điền 5 vào ô trống thứ ba.
 - Yêu cầu học sinh tự làm tiếp các phần còn lại của bài.
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề bài.
 - Buổi sáng cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
 - Số lít dầu bán được buổi chiều như thế nào so với buổi sáng?
 - Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tính được số lít dầu bán được trong buổi chiều ta làm như thế nào?
 - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
 - Yêu cầu học sinh tự giải phần b.
 - GV hướng dẫn HS trao đổi ý kiến để nhận ra 60 giảm đi 3 lần được 20. của 60 là 20. Như thế, kết quả của giảm 3 lần cũng là kết quả tìm của số đó.
Bài 3: cho học sinh đọc yêu cầu bài tập rồi nêu cách làm bài.
 - Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về giảm một số đi nhiều lần.
 - Xem bài tới: tìm số chia.
 - Nhận xét tiết học 
 gấp 5 lần bằng 30
30 giảm đi 6 lần được 5
3 học sinh lên bảng làm bài học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Đổi chéo vở để kiểm tra bài của của nhau.
Buổi sáng cửa hàng bán được 60 lít dầu.
Số lít dầu bán được trong buổi chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng.
Buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
Ta lấy số lít dầu bán được trong sáng chia cho 3.
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số dầu là:
60: 3=20(l)
 Đáp số: 20 lít dầu.
Bài giải
Số quả cam còn lại trong rổ là:
60: 3=20 (quả)
 Đáp số: 20 quả cam.
Đo độ dài đoạn thẳng AB được 10cm.
Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được: 10cm:5=2cm.
Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 2cm
TUẦN 8 Tập viết 
Tiết 8 ÔN CHỮ HOA :G
I. Mục đích, yêu cầu:
Củng cố cách viết chữ viết hoa G thông dụng qua BT ứng dụng.
- Viết tên riêng : G ò Bông bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng : Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ G à cùng một mẹ chớ hoài đá nhau bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy - học :
- Mẫu chữ viết hoa G
- Tên riêng G ò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
 - GV KT HS viết bài ở nhà. 
 - GV nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết trên bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa.
- GV viết mẫu - nhắc lại cách viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
G ò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang trước đây là nơi đống quân của ông Trương Định - một lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp.
c.Luyện viết câu ứng dụng . GV giúp HS hiểu lời khuyên câu tục ngữ : Anh em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
3. Hướng dẫn viết vào vở TV.
+ Viết chữ T,Kh : 1 dòng.
+ Viết tên riêng G ò Công : 2 dòng.
+ Viết câu tục ngữ : 2 lần.
4. Chấm, chữa bài:
- GV chấm bài.
- GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- Luyện viết thêm ở nhà.
- HTL câu ứng dụng.
- Xem bài tới : Ôn chữ G ( TT).
- Nhận xét tiết học
3 HS viết bảng, cà lớp viết bảng con Ê -đê, Em.
HS tìm các chữ hoa có trong bài . HS viết bảng con G,K
HS đọc từ ứng dụng G ò Bông.
HS tập viết bảng con.
HS đọc câu ứng dụng.
HS tập viết bảng con các chữ: Khôn, G à.
5- 7 HS mang vở chấm.
 Tiết 16 	 Tự nhiên xã hội
Bài 16 	 VỆ SINH THẦN KINH (tt)
I. Mục tiêu :
	Sau bài học ,HS có khả năng
 	- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
	- Lập được thời gian biểu hằng ngày (thời gian ăn, ngủ, học tập vàvui chơi,...hợp lí )
II. Đồ dùng dạy học :
	Các hình trong SGK trang 34,35
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Thảo luận
Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
 Bước 1: Làm việc theo cặp
 - Khi ngủ những cơ quan nào được nghĩ ngơi ?
 - Có khi nào bạn ngủ ít không ?
 - Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt
 Bước 2 : Làm việc cả lớp
Hoạt động 2:Thực hành lâp thời gian biểu cá nhân hàng ngày
Mục tiêu :Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn ngủ...
 Bước 1:Hướng dẫn cả lớp
 Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục : thời gian , công việc
 Bước 2:Làm việc cá nhân
Bước 3: Làm việc theo cặp
 Bước 4: Làm việc cả lớp
 Gọi vài HS giới thiệu thời gian biểu của mình
 + Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu ?
 + Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì ?
 Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khao học , bảo vệ được hệ thần kinh...
 Làm vở BT bài 16 trang 22
 Xem bài tới :Ôn tập và KT
 Con người và sức khỏe
 HS thảo luận nhóm đôi
 Một số HS trình bày kết quả làmviệc
 1,2 HS lên điền thử vào bảng thời gian
 Các em tự kể và viết vào vở thời gian biểu
 HS trao đổi thời gian biểu của mình với bạn ngồi bên cạnh
Thứ sáu ngày tháng năm 200
 Tiết 16: Chính tả (nhớ viết)
TIẾNG RU
Phân biệt d/gi/r, uôn/uông
I. Mục đích, yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chính tả
1. Nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài tiếng ru, trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể thơ lục bát.
2. Làm đúng bài tập tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/gi/d theo nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to hoặc bảng phụ viết nội dung bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết từ có âm, vần khó.
- GV nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ viết.
a. Hướng dẫn chuẩn bị.
- Gv đọc khổ thơ 1 và 2 của bài tiếng ru.
+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý.
+ Dòøng thơ nào có: dấu chấm phẩy, dấu gạch nối, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
b. Học sinh nhớ viết hai khổ thơ
c. Chấm – chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gv mời HS viết lời giải.
a. rán-dễ-giao thừa
b. Cuồn cuộn-chuồng-luống
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại cho đúng những từ sai chính tả (1 chữ 1 dòng)
- Xem bài tới: chuẩn bị cho tiết tập làm văn và ôn tập GHK 1.
3 HS viết bảng lớp cả lớp viết nháp.
2, 3 HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
HS viết ra nháp những từ khó dễ lẫn.
5 - 7 HS mang vở chấm
1 HS đọc nội dung bài tập.
Cả lớp theo dõi làm bài.
TUẦN 8 Tiết 8: Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Học sinh kể tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2. Rèn kỹ năng viết: Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu, diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS kể lại chuyện
- GV nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
a. Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài SGK gợi ý cho các em 4 câu hỏi để kể về một người hàng xóm.
Các em có thể kể 5 đến 7 câu sát theo những gợi ý đó.
Gv nhận xét - rút kinh nghiệm
b. Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều em vừa kể, có thể viết 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn 7 câu.
- Cho HS viết.
- Gv cho HS đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, chọn những người viết tốt nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khi kể về người hàng xóm ta cần kể về những gì?
- Những em viết chưa xong về nhà viết tiếp.
- Các em đã viết xong có thể viết lại cho hay.
- Xem bài tới:
- Nhận xét tiết học
2 HS kể lại.
1 HS đọc cả lớp đọc thầm.
Một HS khá giỏi kể mẫu một vài câu.
5 HS đọc bài viết.
Toán
Tiết 40: LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về: 
 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số, xem đồng hồ.
B. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài học ghi tên bài
b. Thực hành:
Bài 1: yêu cầu học sinh tự làm bài
 - Chữa bài 
Bài 2: yêu cầu học sinh tự làm bài 
 - Chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3: Gọi 1 học sinh đọc đề bài. Yêu cầu học sinh tự làm bài.
 - Hãy nêu cách tìm một trong các phần bằng nhau của một.
Bài 4: yêu cầu học sinh quan sát đồng hồ và đọc giờ trên đồng hồ.
 - Vậy khoanh vào câu trả lời nào?
3. Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 - Bài tập luyện tập thêm: tìm x:
 x+34=52, x - 27=45
 X x 4=28 x : 7=8.
 - Nhận xét tiết học
6 học sinh lên bảng làm bài. Học sinh cả lớp làm vào vở bài tập. Học sinh nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ, số bị chia, số chia chưa biết.
4 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra bài.
Bài giải
Số lít dầu còn lại là:
36:3=12(l)
 Đáp số: 12 lít dầu
Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần bằng nhau.
Đồng hồ chỉ 1 giờ 25 phút
Khoanh vào câu B 
Hát nhạc 
(Giáo viên bộ môn soạn)
--------------ĩĩĩ---------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn 5-8.doc