Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24

I. Mục đích, yêu cầu:

A. Tập đọc:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

Chú ý các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,.

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối b đi sứ, lọng, bức trướng, chè làm, nhập tâm, bình an vô sự.

- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy cho dân ta.

B. Kể chuyện:

1. Rèn kỹ năng nói: biết khái quát, đặt đúng từ cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn, của câu chuyện, lơ i kể tự nhiên giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.

2. Rèn kỹ năng nghe:

 

doc 20 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 2223Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 3 - Tuần 21 đến tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM SÁNG TẠO
TUẦN 21:	 Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm 2006
 Tiết 61: Tập đọc - Kể chuyện
ÔNG TỔ NGHỀ THÊU
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các từ ngữ: đốn củi, vỏ trứng, triều đình, lẩm nhẩm, mỉm cười, nhàn rỗi,...
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối b đi sứ, lọng, bức trướng, chè làm, nhập tâm, bình an vô sự...
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi Trần Quốc Khái thông minh, ham học hỏi, giàu trí sáng tạo chỉ bằng quan sát và ghi nhớ nhập tâm đã học được nghề thêu của người Trung Quốc và dạy cho dân ta.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: biết khái quát, đặt đúng từ cho từng đoạn của câu chuyện. Kể lại được một đoạn, của câu chuyện, lơ i kể tự nhiên giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện
- Một sản phẩm thêu đẹp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài trên đường mòn Hồ Chí Minh
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
 - Đi sứ, lọng, bức trướng, chè lam, nhập tâm, bình an vô sự
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?
- Nhờ chăm chỉ học tập, Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã (nghĩ ra cách) thành đạt như thế nào?
- Khi Trần Quốc Khái đi sứ Trung Quốc, vua Trung Quốc đã nghĩ ra cách gì để thử tài sứ thần Việt Nam?
- Ở trên lầu cao, Trần Quốc Khái đã làm gì để sống?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để không bỏ phí thời gian?
- Trần Quốc Khái đã làm gì để xuống đất bình an vô sự (không bỏ phí thời gian)
- Vì sao Trần Quốc Khái được suy tôn là ông tổ nghề thêu?
- Nội dung câu chuyện nói gì?
4. Luyện đọc lại
2 HS đọc bài.
- HS tiếp nối đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Trần Quốc Khái học cả khi đốn củi...
- Ông đỗ tiến sĩ, trở thành vị quan to trong triều đình.
- Vua cho dựng lầu cao mời Trần Quốc Khái lên chơi rồi cất thang để xem ông làm thế nào?
- Bụng đói...bẻ dần tượng mà ăn
- Ông mày mò...
- Ông nhìn những...
- Vì ông là người đã truyền dạy nghề thêu...
- Ba, bốn HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả bài.
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ: đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện 
Ông tổ nghề thêu sau đó tập kể một đoạn của châu chuyện
2. Hướng dẫn HS kể chuyện nhắc các em đặt tên ngắn gọn, thể hiện đúng nội dung
- Nhắc Hs suy nghĩ, chuẩn bị lời kể.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn người kể hay.
- Khen ngợi HS biết kể bằng lời của mình
5. Củng cố ,dặn dò:
- Qua câu chuyện này, em hiểu điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.- Nhận xét tiết học
a. Đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS đọc thầm, suy nghĩ làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau đặt tên cho đoạn 1, 2, 3, 4...
b. Kể lại một đoạn của câu chuyện
- Mỗi HS chọn 1 đoạn để kể
- 5 HS tiếp nối nhau kể 5 đoạn
Thứ tư ngày 25 tháng 1 năm 2006
Tiết 62: BÀN TAY CÔ GIÁO
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: cong cong, thoắt cái, trả, dập dềnh, rì rào,...
- Biết đọc bài thơ với giọng ngạc nhiên khâm phục.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Nắm được nghĩa và biết cách dùng từ mới phô.
- Hiểu nội dung bài thơ: Ca ngợi bàn tay kỳ diệu của cô giáo. Cô đã tạo ra biết bao điều lạ từ đôi bàn tay khéo léo.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
 III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể 1,2 đoạn câu chuyện Ông tổ nghề thêu.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm bài thơ
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- GV giúp HS hiểu từ mới: phô, mầu nhiệm.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Từ mỗi tờ giấy cô giáo đã làm ra những gì?
+ Hãy tả bức tranh cắt dán giấy của cô giáo.
+ Em hiểu hai dòng thơ cuối bài như thế nào? (cô giáo rất khéo tay,...)
Bàn tay cô giáo khéo léo, mềm mại, như có phép mầu nhiệm. Bàn tay cô đã mang lại niềm vui và bao điều kỳ lạ cho các em HS...
4. Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài 
- GV đọc lại bài thơ
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng tại lớp từng khổ và cả bài thơ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chọn những bạn thuộc bài nhanh, đọc bài thơ hay...
5. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục HTL bài thơ
- Nhận xét tiết học.
3 HS kể lại 1, 2 đoạn
- Đọc từng dòng thơ
- HS tiếp nối nhau đọc
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Từ một tờ giấy trắng thoắt một cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền 
- Một chiếc thuyền trắng rất xinh dập dềnh trên mặt biển xanh. Mặt trời đỏ ối phô những tia nắng hồng...
- HS phát biểu tự do
- Một, hai HS đọc lại bài thơ.
- Từng tốp 5 HS tiếp nối nhau thi đọc thuộc lòng 5 khổ thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng của bài thơ.
Thứ năm ngày 26 tháng 1 năm 2006
Tiết 63:	 NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ nấm pe-ni-xi-lim, hoành hành, tận tuỵ
- Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục và thương tiếc bác sĩ Đặng Văn Ngữ.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài (trí thức, nấm pê-ni-xi-lin, khổ công, nghiên cứu.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: ca ngợi bác sĩ Đặng Văn Ngữ - một trí thức yêu nước đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp khoa học và sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của Tổ Quốc.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh minh hoạ bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt dộng dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ bàn tay cô giáo.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Học sinh luyện đọc.
Đọc bài với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, biểu lộ thái độ cảm phục kính trọng bác sĩ Đặng Văn Ngữ ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu nước của Bác sĩ Đặng Văn Ngữ
+ Tìm những chi tiết cho thấy Bác sĩ Đặng Văn Ngữ rất dũng cảm.
+ Bác sĩ Đặng Văn Ngữ hi sinh trong hoàn cảnh nào?
+ Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến?
+ Em hiểu gì qua câu chuyện người trí thức yêu nước?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc diễn cảm
- Gọi Hs đọc - GV nhận xét
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi HS đọc tốt, hiểu bài.
3, 4 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS tiếp nối đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
- HS tìm hiểu các từ ngữ mới: trí thức, nấm pê-ni-xi-lin, khổ công, nghiên cứu.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Vì yêu nước, bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã rời Nhật Bản về nước...
- Ông đã tiêm thử thuốc trên cơ thể mình. những liều đầu tiên
- Ông đã hi sinh trong trận bom của kẻ thù.
- Ông đã gây được một va li nấm pe-ni-xi-lim, chế thuốc sốt rét...
- HS phát biểu tự do.
- Vài HS thi đọc đoạn văn
- 1, 2 HS đọc cả bài.
- Cả lớp nhận xét chọn bạn đọc hay.
Tuần 22: 	Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2006
Tiết 64: 	Tập đọc - Kể chuyện
NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục đích yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Chú ý đọc đúng tên riêng nước ngoài: Ê-đi-xơn, các từ ngữ: nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, lóc lên, nảy ra
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật (Ê-đi-xơn, bà cụ)
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới (nhà bác học, cười móm mém)
- Hiểu nội dung câu chuyện: ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-jxơn, (bà cụ) rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai
2. Rèn kỹ năng nghe
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ câu chuyện SGK.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A:Kiểm tra bài cũ :
 Gọi Hs đọc bài người trí thức yêu nước
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Ê-đi-xơn, nhà bác học cười móm mém.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.
- Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra lúc nào?
- Bà cụ mong muốn điều gì?
 + Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo
 + Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơm ý nghĩa gì?
 + Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện?
 + Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người?
4. Luyện đọc lại:
GV đọc mẫu - Hướng dẫn HS luyện đọc
- Hs lắng nghe
- Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Đọc từng đoạn trước lớp 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Nhờ đọc sách báo, truyện hoặc nghe kể...
- Xảy ra vừa lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện...
- Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ...
- Vì xe ngựa rất xốc... 
- Chế tạo một chiếc xe chạy ...  Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: giấy trắng, vầng trán, vờn, nhè nhẹ, khăn quàng...
- Biết đọc bài thơ với giọng trìu mến, thể hiện cảm xúc kính yêu, biết ơn bác Hồ.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Bài thơ kể một em bé vẽ tranh Bác Hồ, qua đó thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn của thiếu nhi Việt Nam với Bác, tình cảm yêu quý của Bác với thiếu nhi, với đất nước, với hoà bình.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài "Em vẽ Bác Hồ"
- Băng nhạc bài hát Ai yêu Bác Hồ...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể lại 1,2 đoạn câu chuyện Nhà ảo thuật
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài thơ
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ và tả lại.
+ Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc, Nam trên tay có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh thiếu nhi theo bước Bác Hồ có ý nghĩa gì?
+ Hình ảnh chim trắng bay trên nền trời xanh có ý nghĩa gì?
+ Em biết những tranh, ảnh, tượng, hay bài hát nào về Bác Hồ?
4. Học thuộc lòng bài thơ. 
- GV hướng dẫn cả lớp HTL bài thơ.
5. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
- Cả lớp hát bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh ... 
2 HS kể.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trước lớp.
- Đọc từng câu trong nhóm
- Ba nhóm tiếp nối nhau đọc bài thơ.
- Bác Hồ có vầng trán cao, tóc râu vờn nhẹ. Bác bế trên tay...
- Thiếu nhi Việt Nam luôn luôn làm theo lời Bác
- Chim trắng bay trên trời xanh biểu hiện cuộc sống hoà bình.
HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
Thứ năm ngày 16 tháng 2 năm 2006
Tiết 69:	 Tập đọc
CHƯƠNG TRÌNH XIẾC ĐẶC SẮC.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ : xiếc, tiết mục, vui nhộn, dí dỏm, thú vị, thoáng mát, phục vụ, quý khách,...
- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo trong bài.
- Bước đầu có những hiểu biết về đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ tờ quảng cáo trong SGK.
- Một số quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu, hợp với trẻ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc thuộc lòng bài Em vẽ Bác Hồ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện đọc.
a. GV đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+ Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?
+ Em thích những nội dung nào trong quảng cáo? Nói rõ vì sao?
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt?
+ Em thường thấy quảng cáo ở những đâu?
+ GV giới thiệu thêm một số tờ quảng cáo đẹp, phù hợp.
4. Luyện đọc lại:
- GV chọn đọc 1 tờ quảng cáo - hướng dẫn HS luyện đọc
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc HS ghi nhớ đặc điểm nội dung và hình thức tờ quảng cáo...
- Nhận xét tiết học.
2,3 HS đọc bài.
- HS đọc từng câu.
- Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong tờ quảng cáo.
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Lôi cuốn mọi người đến rạp xiếc.
- Mỗi em thích một nội dung.
- Có tranh minh hoạ làm cho tờ quảng cáo đẹp và thêm hấp dẫn 
- ở nhiều nơi...
- 1 Học sinh khác đọc cả bài.
- 4, 5 Hs thi đọc đoạn quảng cáo.
- 2 HS thi đọc cả bài.
TUẦN 24: 	Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2006
Tiết 70: 	Tập đọc - Kể chuyện
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
I. Mục đích, yêu cầu:
A. Tập đọc:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: Hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cứng cỏi, biểu lộ, cởi trói.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện: ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
B. Kể chuyện:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
2. Rèn kỹ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng những sai sót, kể tiếp được lời bạn
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ truyện trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc quảng cáo chương trình xiếc đặc sắc.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc.
a. Gv đọc toàn bài.
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó.
+ Vì sao Vua bắt Cao Bá Quát đối?
+ Vua ra vế đối thế nào?
+ Cao Bá Quát đổi lại như thế nào?
+ Nêu nội dung truyện
Truyện ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng xuất sắc và tính cách khảng khái, tự tin
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc đoạn 3
KỂ CHUYỆN
1. GV nêu nhiệm vụ: sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự của câu chuyện đối đáp với vua rồi kể lại toàn bộ câu chuyện
2. Hướng dẫn HS kể chuyện 
a. Sắp xếp lại 4 tranh theo đùng thứ tự trong 4 đoạn
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể chuyện hay.
5. Củng cố, dặn dò
- Em biết câu tục ngữ nào có hai vế đối nhau?
- Về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện 
- Nhận xét tiết học
2 HS đọc lại quảng cáo
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cả lớp đọc ĐT bài văn
- Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây.
- Cao Bá Quát muốn nhìn rõ mặt vua...
- Cậu đã nghĩ ra cách gây chuyện...
vì vua thấy cậu bé tự xưng là học trò nên muốn thử tài...
Nước trong leo lẻo...
- HS phát biểu
- 1 vài HS thi đọc đoạn văn
- 1 HS đọc cả bài
- HS quan sát kỹ 4 tranh
- Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết...
- 4 HS dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh tiếp nối nhau kể chuyện.
- 1, 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện. 
Thứ tư ngày 22 tháng 2 năm 2006
Tiết 71: 	 Tập đọc
MẶT TRỜI MỌC Ở ĐẰNG...TÂY
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài: Đọc đúng tên nhà thơ Nga Pu-skin, đọc đúng các từ ngữ: ứng tác, thuở nhỏ, nghỉ mãi, ngơ ngác, ngộ nghĩnh, hãnh diện...
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc đoạn thơ khác với đoạn văn xuôi.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi tài ứng tác thơ của nhà thơ Pu-Skin
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi Hs đọc truyện đối đáp với vua.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc
a. GV đọc diễn cảm toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đoạn 1: Từ đầu...phía mặt trời
Đoạn 2: Tiếp đến ngủ nữa đây?
Đoạn 3: còn lại...
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
+ Câu chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào?
+ Câu thơ của người bạn Pu-Skin có gì vô lý?
+ Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-Skin hợp lý?
+ Pu-Skin đã chữa thơ giúp bạn như thế nào?
4. Luyện đọc lại:
- GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV và cả lớp chọn bạn đọc hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò:
- Bài đọc giúp em hiểu gì về Pu-Skin?
- HTL 4 dòng thơ trong bài.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc
- HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Trong một giờ văn, thầy giáo bảo một HS làm thơ tả cảnh mặt trời mọc.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
- 1 vài HS thi đọc cả bài
Thứ năm ngày 23 tháng 2 năm 2006
Tiết 72:	 Tập đọc
TIẾNG ĐÀN
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc đúng các từ phiên âm nước ngoài, các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng cách phát âm địa phương: khuôn mặt, ửng hồng, sẫm màu, khẽ rung động, vũng nước, lướt nhanh
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tiếng Đàn của Thuỷ trong trẻo, hồn nhiên và cuộc sống như tuổi thơ của em. Nó hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài mặt trời mọc ở đằng tây.
- Gọi HS đọc thuộc 4 dòng thơ trong bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a. GV đọc toàn bài
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
+ Thuỷ làm những gì? để chuẩn bị vào phòng thi
+ Những từ ngữ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?
+ Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn thể hiện điều gì?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc lại bài văn
5. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu nội dung bài
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
1 HS đọc bài
- 1 HS đọc thuộc 4 dòng thơ.
- HS lắng nghe
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thuỷ nhận đàn, lên dây kéo thử vài nốt...
- Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng
- Thuỷ rất cố gắng tập trung...
- Một vài HS thi đọc đoạn văn
- 2 HS thi đọc cả bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21-24.doc