Giáo án môn Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2020-2021

2.1. Các bộ phận của máy tính.

- Y/C HS đọc thầm thông tin về máy tính để bàn trong SGK và thảo luận nhóm đôi về những điều mà em biết.

? Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?

- GV vừa cho HS quan sát máy tính để bàn vừa giới thiệu.

+ Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:

Màn hình: là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.

 Phần thân: là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính.

 Bàn phím: gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.

 Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.

?Em có thể học làm toán, học vẽ, trên máy tính không?

? Có thể chơi các trò chơi trên máy tính không?

? Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không?

=> GV chốt

+ Máy tính có 4 bộ phận (Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình).

+ Máy tính giúp em học tập, giải trí, liên lạc với bạn bè, tìm hiểu thế giới xung quanh.

 

doc 10 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 651Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 3 - Chủ đề 1, Bài 1: Người bạn mới của em - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3
Ngày duyệt: 17/09/2020
BGH kí duyệt:
Khối 3
 Tin học
Chủ đề 1- Làm quen với máy tính
Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS nắm được những nội dung sau:
+ Gọi đúng tên các bộ phận của máy tính.
+ Biết chức năng cơ bản của các bộ phận máy tính.
+ Biết máy tính có thể giúp em học tập, giải trí, liên lạc với mọi người.
- Kĩ năng: Nhận biết được một số loại máy tính thường gặp.
- Giáo dục: Giúp học sinh biết được vai trò của máy tính trong cuộc sông hiện nay.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, tranh ảnh, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút viết.
II. Đồ dùng dạy - học
1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, tranh ảnh, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút viết.
III. Hoạt động dạy và học
Ổn định tổ chức lớp 
Lớp
Sĩ số
Vắng
Lý do
3A
3B
3C
3D
3E
III. Hoạt động dạy và học
A. Ổn định tổ chức lớp 
Tiến trình dạy 
1. Giới thiệu bài: Bắt đầu từ lớp 3 các em sẽ làm quen với một môn học mới. Môn học mới này có tên là “Tin Học”. Môn học này sẽ theo các em tới các cấp học sau này và được ứng dụng nhiều trong thực tế.
2. Giảng bài:
2.1. Các bộ phận của máy tính.
- Y/C HS đọc thầm thông tin về máy tính để bàn trong SGK và thảo luận nhóm đôi về những điều mà em biết.
? Máy tính để bàn gồm mấy bộ phận chính?
- GV vừa cho HS quan sát máy tính để bàn vừa giới thiệu.
+ Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:
°Màn hình: là nơi hiển thị kết quả làm việc của máy tính.
° Phần thân: là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính.
° Bàn phím: gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
° Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
?Em có thể học làm toán, học vẽ, trên máy tính không?
? Có thể chơi các trò chơi trên máy tính không?
? Em có thể liên lạc với bạn bè nhờ máy tính không? 
=> GV chốt
+ Máy tính có 4 bộ phận (Thân máy, bàn phím, chuột, màn hình).
+ Máy tính giúp em học tập, giải trí, liên lạc với bạn bè, tìm hiểu thế giới xung quanh.
- HS đọc thầm, sau đó thảo luận thông tin với bạn trước lớp.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
2.2. Một số loại máy tính thường gặp
- Y/C HS đọc sách,thảo luận kể tên một số loại máy tính khác ngoài máy tính để bàn.
- GV nhận xét, giới thiệu một số loại máy tính thường gặp sau: máy tính xách tay , máy tính bảng.
?Em hãy so sánh máy tính để bàn với máy tính xách tay và máy tính bảng?
=> GV nhận xét, chốt:
Máy tính xách tay và máy tính bảng nhỏ gọn hơn, tiện lợi hơn, các bộ phận được gắn liền với nhau,...
? Nhà bạn nào có máy tính? Ai là người sử dụng? Sử dụng máy tính để làm gì?
GV chốt: vai trò, sự cần thiết của máy tính trong đời sống.
- HS thảo luận nhóm, trả lời.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe. 
- Gọi một số HS trả lời
- HS lắng nghe
C. Củng cố , dặn dò
- GV tóm tắt lại ý chính của bài học.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
- Nhắc HS về nhà xem lại bài, xem trước phần B. Hoạt động thực hành.
Tiết 2
Tin học
Chủ đề 1- Làm quen với máy tính
Bài 1: Người bạn mới của em (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS phân biệt được thông tin vào và thông tin ra. Biết được quy trình hoạt động của máy tính.
- Gọi đúng tên các bộ phận, chức năng từng bộ phận của máy tính.
- Giúp học sinh say mê, thích tìm hiểu về máy tính.
II. Đồ dùng dạy - học
 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút viết.
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ 
- Máy tính gồm mấy bộ phận, kể tên từng bộ phận?
- HS trả lời.
- Lớp, GV nhận xét.
Bài mới: 
1. Hoạt động thực hành (HĐ cá nhân)
*TH1.Sau khi thầy, cô giáo mở chương trình WordPad, em thử gõ một vài phím trên bàn phím rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
- GV nhận xét kết quả quan sát của HS.
*TH2 . Y/C HS làm bài 2,3,4 – SGK/8+9
- GV nhận xét kết quả của HS.
=> GV chốt lại các đặc điểm và ứng dụng của máy tính. 
- HS thực hành trên máy tính.
- HS quan sát, nêu được sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
- HS làm bài vào sách.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động ứng dụng, mở rộng ( HĐ nhóm)
- GV gợi ý, hướng dẫn HS phân loại và sắp xếp các thẻ vào hộp để phân loại thông tin.
? Thế nào là thông tin?
? Thông tin vào là gì và thông tin ra là gì?
=> GV chốt: Bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
	+ Đưa tín hiệu vào: bàn phím, chuột
	+ Xử lí tín hiệu: thân máy
	+ Đưa tín hiệu ra: màn hình
- HS thảo luận rồi giải thích cách sắp xếp của mình
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS báo cáo kết quả
- HS lắng nghe.
* Ngoài những thông tin trên em hãy tìm hiểu thêm một số thông tin khác về máy tính như: Sự ra đời của máy tính, chiếc máy tính đầu tiên có tên là gì? Nặng bao nhiêu? Ra đời năm nào?,
C. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
- HS đọc: Em cần ghi nhớ.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
- Nhắc HS về nhà xem lại bài và đọc trước bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính.
Khối 4
Tin học
Chủ đề 1- Khám phá máy tính
Bài 1: Những gì em đã biết (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS nắm được những nội dung sau:
+ Ôn tập các kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học về máy tính
+ Biết tạo thư mục, mở thư mục, xóa thư mục, đóng cửa sổ thư mục
- Kĩ năng: Gọi tên đúng các bộ phận của máy tính, tạo được thư mục.
- Giáo dục: Giúp học sinh biết được vai trò của máy tính trong cuộc sống hiện nay.
II. Đồ dùng dạy - học
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, tranh ảnh, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút viết.
III. Hoạt động dạy và học
A. Ổn định tổ chức lớp 
Lớp
Sĩ số
Vắng
Lý do
4A
4B
4C
4D
4E
B. Tiến trình dạy 
III. Hoạt động dạy và học
A. Ổn định tổ chức lớp 
B. Tiến trình dạy 
1. GV giới thiệu bài: 
2. Giảng bài:
2.1. Các bộ phận của máy tính
Bài tập 1. SGK/7.
- Cho HS quan sát máy tính, làm bài tập.
a. Điền tên các bộ phận chính của máy tính để bàn vào chỗ chấm ().
- Y/C HS đọc kết quả.
=> GV chốt: Các bộ phận chính: Thân máy, màn hình, chuột, bàn phím.
b. Trao đổi với bạn, điền từ: tín hiệu vào, xử lí, hiển thị kết quả vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
- Thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả theo từng nhóm. 
- GV nhận xét, nêu lại chức năng các bộ phận của máy tính và tuyên dương các nhóm trả lời đúng.
c. Điền các từ di chuyển, con trỏ chuột, bàn phím, cảm ứng chuột vào chỗ chấm (...) để được câu đúng.
=> GV nhận xét, đưa ra kết quả lần lượt: con trỏ chuột, di chuyển, cảm ứng chuột, bàn phím.
- HS quan sát, làm bài.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS thảo luận nhóm đôi và nêu kết quả theo từng nhóm. 
- HS kiểm tra, đối chiếu chéo
HS làm việc cá nhân rồi đọc kết quả để cả lớp nhận xét.
HS chú ý quan sát, so với kết quả của mình
2.2. Các thao tác với thư mục
- GV giới thiệu và cho HS quan sát thư mục
- GV hướng dẫn học sinh cách tạo thư mục: 
Nháy chuột phải --> New --> Folder -->gõ tên thư mục --> Enter.
- GV làm mẫu tạo thư mục. Gọi 2 - 3 HS làm mẫu
- Yêu cầu HS tạo thư mục trên máy của mình, GV kiểm tra lại.
Bài tập 2: (SGK - 8) Em tạo thư mục LOP4A trên màn hình nền
- Yêu cầu HS làm các bài 2a, 2b. 
 - Ở mỗi bài GV kiểm tra kết quả của HS, gọi HS khác nhận xét sau đó GV chốt ý.
HS chú ý lắng nghe.
HS lắng nghe, quan sát và thực hiện thao tác trên máy GV.
- Làm trên máy theo nhóm.
- HS thực hiện trên máy tính của mình dưới sự quan sát của GV
C. Củng cố , dặn dò
- Nhắc lại các bộ phận chính của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
- Tìm hiểu thêm thông tin về máy tính trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, sách tin học, ...
- Chuẩn bị bài Những gì em đã biết (tiết 2).
 Tiết 2
Tin học
Chủ đề 1- Khám phá máy tính
Bài 1: Những gì em đã biết (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Kiến thức: HS nắm được những nội dung sau:
+ Ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã học về máy tính
+ Biết tạo thư mục, tạo thư mục con
- Kĩ năng: Nhận biết được thư mục là nơi lưu trữ thông tin, tạo thư mục khoa học hợp lí sẽ tìm kiếm thông tin dễ dàng và nhanh chóng.
- Giáo dục: Giúp học sinh say mê tìm tòi cái mới, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học
 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút viết.
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ 
- Máy tính gồm mấy bộ phận, kể tên từng bộ phận?
- HS trả lời.
- Lớp, GV nhận xét.
Bài mới: 
1. Hoạt động thực hành (HĐ cá nhân)
*TH1.Sau khi thầy, cô giáo mở chương trình WordPad, em thử gõ một vài phím trên bàn phím rồi quan sát sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
- GV nhận xét kết quả quan sát của HS.
*TH2 . Y/C HS làm bài 2,3,4 – SGK/8+9
- GV nhận xét kết quả của HS.
=> GV chốt lại các đặc điểm và ứng dụng của máy tính. 
- HS thực hành trên máy tính.
- HS quan sát, nêu được sự thay đổi trên màn hình chương trình WordPad.
- HS làm bài vào sách.
- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung.
2. Hoạt động ứng dụng, mở rộng ( HĐ nhóm)
- GV gợi ý, hướng dẫn HS phân loại và sắp xếp các thẻ vào hộp để phân loại thông tin.
? Thế nào là thông tin?
? Thông tin vào là gì và thông tin ra là gì?
=> GV chốt: Bốn bộ phận cơ bản của máy tính được phân loại thành:
	+ Đưa tín hiệu vào: bàn phím, chuột
	+ Xử lí tín hiệu: thân máy
	+ Đưa tín hiệu ra: màn hình
- HS thảo luận rồi giải thích cách sắp xếp của mình
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS báo cáo kết quả
- HS lắng nghe.
* Ngoài những thông tin trên em hãy tìm hiểu thêm một số thông tin khác về máy tính như: Sự ra đời của máy tính, chiếc máy tính đầu tiên có tên là gì? Nặng bao nhiêu? Ra đời năm nào?,
C. Củng cố, dặn dò.
- GV hệ thống lại các ý chính của bài học thông qua phần ghi nhớ.
- HS đọc: Em cần ghi nhớ.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
- Nhắc HS về nhà xem lại bài và đọc trước bài 2: Bắt đầu làm việc với máy tính.
Khối 5
Tin học
Chủ đề 1- Khám phá máy tính
Bài 1: Khám phá computer
I. Mục tiêu
- Ôn lại khái niệm tệp, thư mục. Cách tạo thư mục, sao chép thư mục.
- Học sinh tạo được thư mục, sao chép thư mục.
- Giúp học sinh có tính ngăn nắp, gọn gàng, biết vận dụng cái có sẵn để tiết kiệm thời gian.
II. Đồ dung dạy - học
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
2. Học sinh: Vở, SGK, bút.
III. Hoạt động dạy - học
 A. Ổn định tổ chức lớp 
Lớp
Sĩ số
Vắng
Lý do
5A
5B
5C
5D
III. Hoạt động học tập
A. Những gì em đã biết
1. Khái niệm thư mục, tệp.
- Cho HS làm bài tập a, b SGK/7
- Y/C HS báo cáo kết quả
- GV chữa bài
? Thế nào là tệp?
? Thư mục là gì? Thư mục có đặc điểm gì?
? Thư mục ngoài cùng gọi là gì? Thư mục bên trong gọi là thư mục gì?
- GV nhận xét, chốt khái niệm tệp, thư mục.
2. Tạo thư mục
- GV chia nhóm theo máy tính.
- Y/C HS thảo luận, thực hiện trên máy tính, tìm ra các bước tạo thư mục.
- Y/C HS báo cáo kết quả.
- GV thực hiện tạo thư mục mẫu.
- Y/C HS nhắc lại các bước tạo thư mục theo các bước GV vừa thực hiện.
=> Giáo viên chốt lại các bước tạo thư mục.
- Y/C HS tạo thư mục với tên và lớp của mình.
- GV quan sát hỗ trợ HS thực hiện.
? Tại sao lại phải tạo thư mục?
Thư mục sẽ giúp em lưu trữ được dữ liệu gọn gàng, ngăn nắp. Từ đó sẽ giúp em tìm kiếm dữ liệu được dễ hơn.
=> GV liên hệ thực tế về cách sắp xếp đồ dùng học tập cũng như lớp học được gọn gàng,
3. Sao chép thư mục
- GV thự hiện mẫu cách sao chép thư mục
- Cho HS thảo luận, nêu các bước
- Gọi HS lên làm mẫu
=> GV chốt lại các bước sao chép thư mục.
- HS làm bài tập cá nhân
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ngồi theo nhóm
- HS thảo luận nhóm
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- 01 HS lên bảng, thi với bạn dưới lớp.
- HS trả lời
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát
- HS thảo luận, trả lời
- 01 HS lên bảng, lớp quan sát, làm theo.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
B. Thực hành
- GV nêu yêu cầu thực hành.
+ Em hãy tạo cây thư mục theo mẫu sau
1Lớp.
1Tổ 1
1Tổ 2
1Tổ 3
1Tổ 4
1 Hoa
1 Hồng
+ Sao chép thư mục Hoa, Hồng trong thư mục Tổ 4 sang thư mục Tổ 3.
- Các bước tiến hành.
? Kể tên thư mục gốc? Thư mục con?
? Em hãy nêu các bước thực hiện?
- GV hướng dẫn các bước thực hiện.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện.
- Y/C HS nhận xét thao tác thực hiện của bạn cùng nhóm.
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn làm tốt.
? Việc sao chép mang lại lợi ích gì?
- Giúp em tiết kiệm được thời gian và công sức.
=> GV liên hệ tới việc sử dụng thời gian trong cuộc sống hàng ngày.
- HS lắng nghe yêu cầu, quan sát cây thư mục.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS thực hành trên máy tính.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
C. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại các bước tạo thư mục? Sao chép thư mục?
- Nhắc học sinh về học bài cũ, đọc và tìm hiểu về các thao tác với cửa sổ chương trình quản lí tệp.
Tiết 2
 Tin học
Chủ đề 1- Khám phá máy tính
Bài 1: Khám phá computer
I. Mục tiêu
- HS biết được các đặc điểm trên của sổ quản lý tệp và thư mục. Biết được cách hiển thị được các tệp và thư mục sang ngăn bên phải.
- Học sinh thành thạo với các nút lệnh tắt, thu nhỏ màn hình quản lý. Hiển thị được tệp và thư mục sang ngăn bên phải.
- Giúp học sinh có tính khoa học trong các hoạt động hàng ngày.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, phòng máy.
2. Học sinh: Vở, SGK, bút.
III. Hoạt động học tập
A. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy tạo thư mục riêng của em với tên và lớp của em?
- HS thực hiện tạo thư mục trên máy tính.
- GV quan sát xem ai làm nhanh, ai làm chậm. Nhận xét.
B. Bài mới
1. Khám phá Coputer
- Y/C HS khởi động máy tính, mở Mycomputer.
- GV tổ chức HS theo nhóm, HS quan sát trên máy tính, đọc thông tin trong SGK rồi làm bài tập 2 SGK/8,9.
- GV Y/C HS báo cáo kết quả
- GV chữa bài.
- GV mở cửa sổ computer => giới thiệu các nút lệnh trên cửa sổ quản lý này.
- GV thay đổi kích thước ngăn trái và ngăn phải của cửa sổ Computer HS quan sát.
? Cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục có mấy ngăn?
=> GV chốt:
+ Cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục có 2 ngăn (ngăn trái và ngăn phải).
+ Đây cũng là một cách mở thư mục từ ngăn trái cửa sổ quản lý tệp và thư mục.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện thay đổi kích thước, tắt, mở, thu nhỏ, phóng to của sổ chương trình quản lý tệp và thư mục.
 - HS thực hiện mở máy tính.
- HS làm bài tập
- HS báo cáo kết quả, nhận xét
- HS đối chiếu bài.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS trả lời, bổ sung.
- HS lắng nghe
- HS thực hành.
2. Thực hành - Ứng dụng, mở rộng.
* TH1. Em hãy mở thư mục Lớp hôm trước đã tạo.
- Quan sát, thảo luận để làm bài tập 3/SGK – 10, 11.
- GV Y/C các nhóm báo cáo kết quả.
- GV mở cây thư mục lớp, cho HS quan sát, chữa bài.
? Em thấy dữ liệu trên máy tính sắp xếp thành cây thư mục có khoa học không? Việc sắp xếp như vậy có lợi ích gì?
=> Giáo viên liên hệ tới việc học tập của học sinh và các hoạt động khác trong cuộc sống.
*TH2. Em quan sát cửa sổ chương trình quản lý tệp và thư mục, thảo luận xem làm thể nào mở được hộp thoại More Options, như mẫu. Thay đổi các biểu tượng và cho biết ý nghĩa của chúng.
- Y/C HS thảo luận, thực hành trên máy tính.
- Gọi HS lên bảng làm và chỉ ra ý nghĩa của từng biểu tượng.
=> GV nhận xét, chốt lại.
Extra large icons: các biểu tượng cỡ rất lớn.
Large icons: các biểu tượng cỡ lớn.
Medium icons: các biểu tượng cỡ trung bình
Small icons: các biểu tượng cỡ nhỏ
List: các biểu tượng sắp xếp kiểu danh sách
Details: các biểu tượng sắp xếp kiểu chi tiết
- Y/ C HS làm phần b- SGK/12.
- Cho HS đổi chéo bài để kiểm tra.
- GV chữa bài.
- GV nhận xét, tuyên dương những bạn thực hành tốt, làm bài chăm chỉ,
- HS mở cây thư mục.
- HS quan sát, làm bài tập.
- Nhóm cử đại diện báo cáo.
- HS quan sát, đối chiếu bài.
- HS trả lời, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nhắc lại yêu cầu.
- HS thảo luận, thực hành.
- HS lên bảng thực hiện, lớp quan sát.
- HS lắng nghe
- HS làm bài, kiểm tra, nhận xét
- HS lắng nghe, đối chiếu.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhắc HS về nhà xem lại bài, thực hành nhiều hơn. Đọc trước bài 2- Luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tin_hoc_lop_3_chu_de_1_bai_1_nguoi_ban_moi_cua_e.doc