Giáo án môn Toán 4 tuần 5

Giáo án môn Toán 4 tuần 5

TOÁN

Tiết 21: LUYỆN TẬP

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức: Giúp HS

- Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm

- Nắm được năm thường có 365 ngày & năm nhuận có 366 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.

2.Kĩ năng:

- Biết cách tìm thời gian

- Biết so sánh số đo thời gian

3. Thái độ:

 - Có ý thức tiết kiệm thời gian trong học tập và lao động.

II.CHUẨN BỊ:

- VBT

 - Lịch treo tường – Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.

 

doc 10 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán 4 tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN
Tiết 21: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
Củng cố về số ngày trong từng tháng của một năm
Nắm được năm thường có 365 ngày & năm nhuận có 366 ngày.
Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
2.Kĩ năng:
Biết cách tìm thời gian
Biết so sánh số đo thời gian
3. Thái độ:
 - Có ý thức tiết kiệm thời gian trong học tập và lao động. 
II.CHUẨN BỊ:
VBT
 - Lịch treo tường – Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
5’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Giây – thế kỉ
GV yêu cầu HS làm lại bài tập 3 .
GV sửa bài- nhận xét
Bài mới: 
GV giới thiệu bài – ghi tựa. 
Hoạt động : Luyện tập, thực hành
Bài tập 1:
GV giới thiệu lịch treo tường chỉ cho HS biết: năm thường (tháng 2 có 28 ngày), năm nhuận (tháng 2 có 29 ngày)
- GV theo dõi –nhận xét tuyên dương HS nêu ý đúng.
Bài tập 2:
 -Gọi HS đọc yêu cầu bài- treo bảng phụ tổ chức cho HS thi “tiếp sức”
 - GV cùng HS cả lớp nhận xét tuyên dương 
Bài tập 3:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bàivà thảo luận theo cặp –trình bày trước lớp.
 - GV cùng HS cả lớp theo dõi- nhận xét 
Bài tập 5:Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở. 
- GV chấm một số vở –nhận xét,
 Củng cố 
 Kể tên các đơn vị đo thời gian đã học?
 1thế kỉ = năm? 
Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Tìm số trung bình cộng
Nhận xét tiết học .
Hát 
HS lên bảng sửa bài
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc đề bàivà nêu miệng kết quả.
Những tháng có 30 ngày: 4; 6; 9; 11.
 Những tháng có 31 ngày:1; 3; 5; 7; 8; 10; 12.
 b. Năm nhuận có 366 ngày. Năm thường có 365 ngày.
HS đọc đề bàivà thảo luận nhanh trong nhóm, cử đại diện lên bảng thi đua.
 3ngày = 72giờ ngày = 8giờ 
 4giờ = 240phút giờ =15phút.
 8phút = 480 giây phút = 30giây
 3giờ 10phút = 190phút 
 2phút 5giây = 125giây
 4phút20giây = 260giây
 HS đọc yêu cầu bài – thảo luận cặp đôi.
 Đại diện HS trình bày trước lớp.
 a.Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Năm đó thuộc thế kỉ 18.
 b. Nguyễn Trãi sinh năm 1380 ( 1980- 600= 1380). Năm đó thuộc thế kỉ 14.
 HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào vở. 
 a.Đồng hồ chỉ: 8giờ 40phút (B)
 b. 5kg8g = 5008g(C)
HS kể – HS khác nhận xét.
TOÁN
Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
Có hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng của nhiều số
2.Kĩ năng:
Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
3. Thái độ:
 - Rèn kĩ năng làm toán đúng và nhanh.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Tranh minh hoạ can dầu
Bìa cứng minh hoạ tóm tắt bài toán b trang 29
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
15’
5’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Luyện tập
GV yêu cầu HS làm lại bài tập 2.
GV nhận xét
3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài – ghi tựa bài : 
Hoạt động1: Giới thiệu số trung bình cộng & cách tìm số trung bình cộng
 Bài toán 1
GV cho HS đọc đề toán, quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung đề toán.
Đề toán cho biết có mấy can dầu?
Có tất cả bao nhiêu lít dầu?
Nếu rót đều số dầu đó vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu?
Gọi HS lên bảng ghi bài giải.
GV nêu nhận xét:
Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Ta nói rằng: trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 gọi là số trung bình cộng của hai số 6 và 4
Số 5 là sốtrung bình cộng của hai số nào?
Nêu cách tính số trung bình cộng của hai số 6 và 4 
GV viết (6 + 4) : 2 = 5
GV nêu: Lời giải thứ 2 có thể thay là: Trung bình mỗi can có là:
Để tìm số trung bình cộng của hai số, ta làm như thế nào?
GV lưu ý : 2 ở đây là số các số hạng.
Bài toán 2
GV hướng dẫn tương tự để HS tự nêu được.
Đề toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 - Em hiểu câu hỏi bài toán thế nào?
Gọi HS lên bảng ghi bài giải.
 Trung bình mỗi lớp có số HS là 28 em. Vậy số trung bình cộng của 25; 27; 32.là bao nhiêu? 
Muốn tìm số trung bình cộng của ba số, ta làm như thế nào?
GV lưu ý: 3 ở đây là số các số hạng.
GV nêu ví dụ: Tìm số trung bình cộng của bốn số: 32; 48; 64; 72, hướng dẫn HS làm tương tự như trên
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào phiếu học tập .
GV cùng HS sửa bài –nhận xét.
Bài tập 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài 	
 Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 Yêu cầu HS nêu cách giải và làm bài vào vở.
 GV chấm một số vở –nhận xét,
Bài tập 3: ( hướng dẫn HS làm ở nhà)
Củng cố 
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
Dặn dò: 
Làm bài 3 trang 27
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Hát 
3 HS lên bảng làm bài
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc đề toán, quan sát tóm tắt.
Hai can dầu
- Có tất cả( 6 + 4 = 10) 10lít dầu.
- Nếu rót đều số dầu đó vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu( 10:2 = 5)
 Bài giải 
 Số lít dầu cả hai can có là:
 6 + 4 = 10(l)
 Số lít dầu rót đều vào mỗi can thì có là:
 10 : 2 = 5 (l)
 Đáp số : 5lít
 Số 5 là số trung bình cộng của hai số 6 & 4. 
 HS nhắc lại.
Muốn tìm trung bình cộng của hai số 6 & 4, ta tính tổng của hai số đó rồi chia cho 2.
HS thay lời giải
Để tìm số trung bình cộng của hai số, ta tính tổng của 2 số đó, rồi chia tổng đó cho 2
 HS đọc đề toán, quan sát tóm tắt
 -Số HS 3 lớp lần lượt là:25 em, 27 em, 32em. 
 - Trung bình mỗi lớp có bao nhiêu HS. 
 - nếu chia đều số HS cho 3 lớp thì mỗi lớp có bao nhiêu em?
 Bài giải 
 Trung bình mỗi lớp có số HS là:
 ( 25 + 27 +32 ): 3 = 28( em)
 Đáp số: 28 em
 - Số trung bình cộng của 25; 27; 32 là 28.
Để tìm số trung bình cộng của ba số, ta tính tổng của 3 số đó, rồi chia tổng đó cho 3
HS tính vào vở nháp + 1HS lên bảng tính .
 ( 32 +48 + 64 + 72) : 4 = 54
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng
- HS đọc yêu cầu bài và làm bài vào phiếu học tập -Đại diện HS trình bày trước lớp.
 a. ( 42 + 52) : 2 = 47.
 b. ( 36 + 42 + 57) : 3 = 45
 c. ( 34 + 43 + 52 + 39): 4 = 42
 HS đọc yêu cầu bài, ghi tóm tắt và làm bài vào vở + 1 HS lên bảng giải.
 Bài giải 
 Trung bình mỗi bạn cân nặng là:
 ( 36 + 38 + 40 +34) :4 = 37(kg)
 Đáp số : 37kg.
 HS trả lời: Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi lấy tổng đó chia cho số các số hạng
HS nhận xét tiết học 
 Ngày soạn : 23/9. TOÁN
 Ngày dạy :26/9 
Tiết 23: LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS củng cố về:
Hiểu biết ban đầu về số trung bình cộng & cách tìm số trung bình cộng.
2.Kĩ năng:
Giải bài toán tìm số trung bình cộng
Thái độ:
 - Aùp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
VBT + Bảng 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
28’
5’
1’
1. Khởi động: 
2.Bài cũ: Tìm số trung bình cộng
GV yêu cầu HS sửa bài tập 5 làm ở nhà. 
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
 GV giới thiệu bài – ghi tựa bài : 
Hoạt động :thực hành
Bài tập 1:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 - Đây là dạng toán nào đã học?
- Hãy nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số?
 Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp. 
 GV cùng HS sửa bài –nhận xét
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu bài, nêu cách giải và giải vào vở nháp. 
Gọi 2 HS lên bảng thi đua giải.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét tuyên dương 
Bài tập 4:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài
 Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
 - Muốn tìm trung bình mỗi ô tô chuyển được bao nhiêu ta làm thế nào?
- Một tấn bằng mấy tạ?
 GV hướng dẫn cách giải- yêu cầu HS giải vào vở.
 GV theo dõi nhắc nhở cho những HS yếu.
 GV chấm một số vở sửa bài.
Củng cố 
Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta làm như thế nào?
Dặn dò: 
Làm bài 3 trang 28
Chuẩn bị bài: Biểu đồ
Hát 
1HS lên bảng sửa bài và trả lời câu hỏi.
 Bài giải
 Số trung bình cộng của các số tự nhiên từ 1 đến 9 là:
 ( 1+2+3+4+5+6+7+8+9):9= 5.
 Đáp số : 5
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa.
HS đọc yêu cầu bài ø 
 - Tìm số trung bình cộng.
 HS nêu và làm bài vào vở nháp. 
( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
( 35 + 12 + 24 +21+ 43) :5 = 27.
HS đọc yêu cầu bài, nêu cách giải 
 Bài giải
 Trung bình mỗi năm dân xã đó tăng:
 ( 96 + 82 + 71) :3 = 83(người)
 Đáp số: 83 người.
 HS đọc yêu cầu bài ghi tóm tắt và giải vào vở.
 Tóm tắt 
 Có 9 xe ô tô 
 1 ô tô chở 36 tạ,5 ô tô : .. . .tạ?
 1 ô tô chở 45 tạ,4 ô tô : .. . .tạ?
 Trung bình mỗi ô tô chở: . . .tạ?
 Bài giải 
 Mỗi ô tô chở 36tạ thì 5 ô tô chở được là:
 36 x 5 = 180 (tạ)
 Mỗi ô tô chở 45 tạ thì 4 ô tô chở được là:
 45 x 4 = 180 (tạ)
 Tổng số thực phẩm 9 xe ô tô chuyển được là:
 180 + 180 = 360 (tạ)
 Trung bình mỗi xe ô tô chở được là: 
 360 : 9 = 40(tạ)
 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn.
 2 HS nêu – HS khác nhận xét.
HS nhận xét tiết học 
TOÁN
BÀI: BIỂU ĐỒ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
Làm quen với biểu đồ tranh vẽ
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết cách “đọc” biểu đồ tranh vẽ
3.Thái độ:
 -Aùp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Phóng to biểu đ ...  là một biểu đồ nói về các con của 5 gia đình
Biểu đồ có mấy cột?
Cột bên trái ghi gì?
Cột bên phải cho biết những gì?
GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ.
+ Yêu cầu HS quan sát hàng đầu từ trái sang phải & trả lời câu hỏi: 
 - Hàng đầu cho biết về gia đình ai?
 - Gia đình này có mấy người con?
 - Bao nhiêu con gái? Bao nhiêu con trai?
- Gia đình cô Lan có mấy con ? Đó là con trai hay con gái?
- Gia đình cô Hồng có mấy con ? 
- Gia đình cô Đào, cô Cúc thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài và thảo luận cặp đôi.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét tuyên dương 
Bài tập 2:
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 - Biểu đồ biểu diễn nội dung gì?
 -Hướng dẫn HS làm bài vào vở.
 GV chấm một số vở sửa bài- nhận xét.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Biểu đồ (tt) 
Làm lại bài 1 trang 29.
Hát 
HS lên bảng sửa bài.
 Bài giải 
 Trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là: (138+132+130+136+134):5 = 134(cm)
 Đáp số : 134cm.
HS cả lớp theo dõi nhận xét
HS nhắc lại tựa
HS quan sát
 - Biểu đồ gồm có 2 cột 
 - Cột bên trái ghi tên của các gia đình.
 - Cột bên phải cho biết số con, mỗi con của từng gia đình là trai hay gái.
HS hoạt động theo sự hướng dẫn & gợi ý của GV
- Hàng đầu cho biết về gia đình cô Mai.
- Gia đình này có 2 người con.
- Gia đình cô Mai có hai con đều là con gái.
 - Gia đình cô Lan có 1 con. Đó là con trai.
 - Gia đình ông Hồng có 2 con. Một con trai và 1 con gái. 
- Gia đình cô Đào có 1 con gái, gia đình cô Cúc có 2 con trai.
- HS đọc yêu cầu bài thảo luận cặp đôi các câu hỏi trong bài – Đại diện nhóm trình bày.
 a. Những lớp đựoc nêu tên trong biểu đồ: 4A; 4B; 4C.
 b. Khối lớp Bốn tham gia 4 môn thể thao. Đó là các môn: bơi , nhảy dây, cờ vua, đá cầu.
 c. Môn bơi có 2 lớp tham gia đó là lớp : 4A; 4C.
 d. Môn cờ vua có ít lớp tham gia nhất.
 e. Hai lớp 4Bvà 4C tham gia tất cả 3 môn thể thao. Hai lớp đó cùng tham gia môn đá cầu.
HS đọc yêu cầu bài 
 - Biểu đồ biểu diễn số thóc gia đình bác Hà thu hoạch trong ba năm: 2000;2001; 2002.
 HS trả lời các câu hỏi vào vở.
 Đổi 10 tạ = 1 tấn 
 a. Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch đựơc 5 tấn.
 b. Năm 2002 gia đình bác Hà thu hoạch được nhiều hơn năm 2000 số thóc la 10tạ:
 c. Năm2001 gia đình bác Hà thu hoạch được : 
 10 x3 = 30 (tạ)
 Cả ba năm gia đình bác Hà thu hoạch được :
 4 + 3 + 5 = 12 (tấn)
 Năm 2000 gia đình bác Hà thu hoạch đựơc nhiều thóc nhất. Năm 2001 gia đình bác Hà thu hoạch được ít thóc nhất.
HS nhận xét tiết học 
TOÁN
BÀI: BIỂU ĐỒ (tt)
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Giúp HS
Làm quen với biểu đồ cột
2.Kĩ năng:
Bước đầu biết cách “đọc” biểu đồ cột
3. Thái độ: HS ham thích học toán.
II.CHUẨN BỊ:
VBT
Phóng to biểu đồ “Số chuột 4 thôn đã diệt được
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
T.G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
15’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Biểu đồ
GV yêu cầu HS làm lại bài tập 1.
GV nhận xét
Bài mới: 
 GV giới thiệu bài – ghi tựa bài : 
Hoạt động1: Giới thiệu biểu đồ cột
 Yêu cầu HS quan sát biểu đồ SGK và trả lời. 
 + Biểu đồ có dạng hình gì?
 + Biểu đồ biểu diễn nội dung gì?
 + Bốn thôn đó là những thôn nào?
 + Tên các thôn ghi ở hàng nào?
 + Các cột bên trái biểu đồ cho biết gì?
 + Mỗi cột biểu thị gì?
 + Số ghi ở đỉnh cột cho biết gì?
 + Số chuột mỗi thôn diệt được là bao nhiêu?
 + Thôn nào có số chuột nhiều nhất?
 + Thôn nào có số chuột ít nhất?
 + GV yêu cầu HS dùng tay kéo theo hàng & cột.
GV tổng kết lại thông tin
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Gọi HS đọc yêu cầu bài và thảo luận cặp đôi.
Bài tập 2:
 Gọi HS đọc yêu cầu bài 
 + Bài tập có mấy yêu cầu?
GV treo bảng phụ vẽ biểu đồ ,tổ chức cho HS thi đua “tiếp sức” (phần a)
 Gọi HS đọc yêu cầu bài 2b và làm bài vào vở.
 GV chấm một số vở nhận xét -sửa bài.
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
Làm lại bài 1 trang 31
Hát 
 1HS lên bảng sửa bài
HS cả lớp theo dõi nhận xét. 
HS nhắc lại tựa
 HS quan sát biểu đồ SGK.
 - Biểu đồ có dạng hình cột 
 - Biểu đồ nói về số chuột mà4 thôn đã diệt được
 - Bốn thôn đó là thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng.
 - Tên các thôn ghi ở hàng ngang. 
 - Các cột bên trái biểu đồ cho biết số chuột. 
 - Mỗi cột biểu thị số chuột thôn.
 - Số ghi ở đỉnh cột cho biết số chuột biểu diễn ở cột đó.
 - Số chuột mỗi thôn diệt được là thôn Đông 2000con, thôn Đoài 2200 con, thôn Trung1600 con, thôn Thượng 2750 con.
 - Thôn Thượng có số chuột nhiều nhất.
 - Thôn Trung có số chuột ít nhất
 2 HS đọc yêu cầu bài và thảo luận cặp đôi các câu hỏi trong bài – Đại diện nhóm trình bày.
 a. Những lớp tham gia trồng cây: 4A; 4B; 5A; 5B; 5C.
 b. Lớp 4A trồng được 35 cây. Lớp 5B trồng được 40 cây. Lớp 5C trồng được 23 cây.
 c. Khối lớp Năm có 3 lớp tham gia trồng cây, đó là: 5A; 5B; 5C.
d. Có 3 lớp trồng được trên 30 cây, đó là các lớp : 4A; 5A; 5B.
 e. Lớp trồng được nhiều cây nhất là 5A. Lớp trồng được ít cây nhất là 5C.
HS đọc yêu cầu bài và thảo luận nhóm.
 - Bài tập có 2 yêu cầu.
 Mỗi nhóm cử 4 bạn lên bảng điền số vào đỉnh cột biểu đồ:
 HS đọc yêu cầu bài 2b và làm bài vào vở.
 - Số lớp Một của năm học 2003-2004 nhiều hơn năm học 2002-2003 là: 6 -3 = 3(lớp). 
 - Số lớp Một của năm học 2002-2003 của trường đó là: 35 x 3 = 105(học sinh)
 - Số lớp Một của năm học 2004-2005 nhiều hơn năm học 2002-2003 là:
 ( 32 x 4) – 105 = 23(học sinh)
HS nhận xét tiết học 
KĨ THUẬT
Tiết 1: VẬT LIỆU , DỤNG CỤ CẮT , KHÂU , THÊU 
MỤC TIÊU :
HS biết được đặc điểm , tác dụng và cách sử dụng , bảo quản những vật liệu , dụng cụ đơn giản để cắt , khâu , thêu . 
 Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và gút chỉ . Gíao dục HS có ý thức thực hiện an toàn LĐ . 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Giáo viên : 
 Mẫu vải và chỉ các màu ; Kim ; Kéo ; Khung thêu cầm tay ;
 Phấn màu ; Thước dẹt , thước dây , đê , khuy cài , khuy bấm ; 1 số sản phẩm may, khâu , thêu 
Học sinh : 1 số mẫu vật liệu và dụng cụ cắt , khâu , thêu như GV . 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
5’
3’
Khởi động:
Bài cũ:
 Giới thiệu phân môn Kĩ thuật 4.
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Giới thiệu một số sản phẩm may, khâu, thêu (túi vải, khăn tay, vỏ gối)và nêu: đây là những sản phẩm được hoàn thành từ cách khâu, thêu trên vải. Để làm được những sản phẩm này, cần phải có những vật liệu, dụng cụ nào và phải làm gì?
2.Phát triển:
*Hoạt động 1:GV hướng dẫn hs quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu 
a) Vải:
-GV hướng dẫn hs quan sát và nêu đặc điểm của vải.
+ Vải gồm những loại nào?
-Nhận xét các ý kiến.
-Hướng dẫn hs chọn loại vải để khâu, thêu. Chọn vải trắng sợi thô như vải bông, vải sợi pha.
b) Chỉ:
-HS đọc SGK trả lời câu hỏi hình 1.
-Giới thiệu một số mẫu chỉ khâu, chỉ thêu.
*Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo 
-Yêu cầu HS quan sát hình 2 và trả lời các câu hỏi 
 + Kéo có những loại nào?
 + So sánh sự giống, khác nhau giữa kéo cắt vải và kéo cắt chỉ?
Cho hs quan sát thêm một số loại kéo..
-Yêu cầu hs quan sát tiếp hình 3 để trả lời câu hỏi về cách cầm kéo cắt vải. Chỉ định vài HS thao tác mẫu.
* Hoạt động 3:Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
-Yêu cầu hs quan sát hình 4 và các mẫu kim khâu, kim thêu cỡ to, cỡ vừa, cỡ nhỏ để trả lời các câu hỏi trong SGK.
 + Hãy mô tả cấu tạo của kim?
-Bổ sung cho HS những đặc điểm của kim khâu, kim thêu khác nhau.
-Yêu cầu HS quan sát hình 5a, 5b, 5c để nêu cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. Sau đó chỉ định HS thao tác mẫu.
GV kiểm tra giúp đỡ.
*Hoạt động 4:Hướng dẫn hs quan sát nhận xét một số vật liệu và dụng cụ khác 
 Yêu cầu HS quan sát hình 6 kể tên các dụng cụ trong hình?
-Đưa ra các dụng cụ và yêu cầu HS nêu tên và tác dụng của chúng.
Củng cố - Dặn dò:
Kể tên các vật liệu, dụng cụ cắt may thêu.
Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau.
 Hát 
-Quan sát và lắng nghe.
-Quan sát vải,và nêu.
 + Vải gồm những loại vải bông, vải sợi pha,xa tanh, lụa, vải sợi tổng hợp. 
- HS xem các loại vải cần dùng cho môn học.
-Đọc SGK và quan sát các mẫu chỉ.
-Quan sát hình 2, trả lời câu hỏi.
 + Kéo có những loại : kéo cắt vải và kéo cắt chỉ.
 + Kéo cắt vải và kéo cắt chỉ đều có lưỡi kéo và tay cầm, nhưng kéo cắt vải to hơn kéo cắt chỉ.
 HS thực hành cách cầm kéo.
 + Đầu kim nhọn sắc, thân kim tròn, đuôi kim dẹt có lỗ để xỏ chỉ
HS thực hành cách xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
Các dụng cụ trong hình:thước may, thước dây, khung thêu cầm tay, khuy cài, khuy bấm, phấn may.
Thước may:dùng để đo vải và vạch dấu trên vải.
-Thước dây:làm bằng vải tráng nhựa, dài 150 cm, dùng để đo các số đo trên cơ thể
-Khung thêu cầm tay:Gồm hai khung tròn lồng vào nhau. Khung tron to có vít để điều chỉnh có tác dụng giữ cho vải căng khi thêu.
-Khuy cài, khuy bấm:dùng để đính vào nẹp áo, quần và nhiều sản phẩm may mặc khác.
-Phấn may: dúng để vạch dấu trên vải.
HS nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docT5-toan.doc