Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 15 - Trường tiểu học An Phú A

Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 15 - Trường tiểu học An Phú A

TẬP ĐỌC

TIẾT 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ý nghĩa, nội dung bài: Niềm vui sướng & những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

2.Kĩ năng:

- HS đọc lưu loát toàn bài.

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ mục đồng khi chơi thả diều.

3. Thái độ:

- Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.

 

doc 21 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc + Chính tả + Luyện từ và câu + Kể chuyện + Tập làm văn 4 tuần 15 - Trường tiểu học An Phú A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/12
Ngày dạy : 13/12
TẬP ĐỌC
TIẾT 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu ý nghĩa, nội dung bài: Niềm vui sướng & những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài. 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ mục đồng khi chơi thả diều. 
3. Thái độ:
Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Chú Đất Nung (tt) 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi 
GV nhận xét & chấm điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
GV yêu cầu HS xem tranh minh hoạ & 
nêu những hình ảnh có trong tranh
GV giới thiệu: Bài đọc Cánh diều tuổi 
thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em. 
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
 GV chia đoạn 
 GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV yêu cầu HS đặt câu với từ huyền ảo 
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
GV đọc giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của những cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng & khát vọng của đám trẻ khi chơi thả diều: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
GV chia lớp thành 3 nhóm để các em đọc thầmvà trả lời câu hỏi.
N1: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
N2:Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? 
Đoạn 1 cho ta biết điều gì?
GV hỏi thêm: Khi miêu tả cánh diều tác giả sử dụng những giác quan nào?
N3: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
Qua các câu mở bài & kết bài,tác giả muốn nói lên điều gìvề cánh diều tuổi thơ?
Đoạn 2 muốn nói về điều gì?
Bài văn muốn nói về điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV hướng dẫn, nhắc nhở HS tìm đúng giọng đọc của bài văn & thể hiện diễn cảm 
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tuổi thơ của chúng tôi  những vì sao sớm) 
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố 
Em hãy nêu nội dung bài văn?
Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và ước mơ gì cho đám trẻ mục đồng?
Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Tuổi Ngựa 
Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi
HS nhận xét
HS xem tranh minh hoạ bài đọc & nêu
HS tiếp nối đọc đoạn trong bài ( 2 lượt
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu 
+ Đoạn 2: phần còn lại 
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
+ Những ngôi sao nhấp nhánh trên bầu trời huyền ảo.
HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
Các nhóm đọc thầm bài, thảo luận trong nhóm - đại diện nhóm trả lời câu hỏi 
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời 
Ý đoạn 1: Giới thiệu về con diều và niềm vui khi chơi thả diều.
+ Khi miêu tả cánh diều tác giả sử dụng những giác quan : mắt, tai.
+ Nhìn lên bầu trời đem huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng( Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanhbay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin: Bay đi diều ơi! Bay đi!)
+ Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ 
Ý đoạn 2: Niềm vui và ước mơ đẹp khi chơi thả diều.
Nội dung chính: Niềm vui sướng & những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. 
HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
HS nêu – HS khác nhận xét
HS nhận xét tiết học
Ngày soạn:10/12
Ngày dạy : 13/12
TẬP ĐỌC
TIẾT 27 : TUỔI NGỰA 
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu các từ ngữ trong bài
Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. 
2.Kĩ năng:
HS đọc lưu loát toàn bài.
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng đọc nhẹ nhàng, hào hứng, trải dài ở khổ thơ (2, 3) miêu tả ước vọng lãng mạn của cậu bé tuổi Ngựa. 
Học thuộc lòng bài thơ. 
3. Thái độ:
Yêu mến cuộc sống, biết thể hiện những ước vọng của mình. 
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ 
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
8’
8’
8’
3’
1’
Khởi động: 
Bài cũ: Cánh diều tuổi thơ 
GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài & trả lời câu hỏi SGK
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Giới thiệu bài
Hôm nay các em sẽ học bài thơ Tuổi 
Ngựa. Các em có biết một người tuổi Ngựa là người như thế nào không?
Chúng ta sẽ xem bạn nhỏ trong bài thơ 
mơ ước được phóng ngựa đi đến những đâu.
Hoạt động1: Hướng dẫn luyện đọc
GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp
GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài
GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
 GV yêu cầu HS đọc thầm từng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
Bạn nhỏ tuổi gì?
Mẹ bảo bạn ấy tính nết thế nào?
GV nhận xét & chốt ýkhổ thơ 1
“Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu?
-GV nhận xét & chốt ý khổ thơ 2
Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa?
GV nhận xét & chốt ý khổ thơ 3
Trong khổ thơ cuối,“ngựa con” nhắn nhủ điều gì với mẹ?
- Nếu vẽ một bức tranh minh hoạ bài thơ này, em sẽ vẽ như thế nào?
Bài thơ nói lên điều gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
GV mời HS tiếp nối nhau đọc bài thơ 
GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc & thể hiện đúng nội dung các khổ thơ 
GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (- Mẹ ơi, con sẽ phi  ngọn gió của trăm miền) 
GV sửa lỗi cho các em
GV cùng HS nhận xét - tuyên dương
4. Củng cố 
Nêu nhận xét của em về tính cách của cậu bé tuổi Ngựa trong bài thơ?
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò: 
Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài thơ, học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài: Kéo co 
Hát 
HS nối tiếp nhau đọc bàivà trả lời câu hỏi
HS cả lớp theo dõi nhận xét
Là người sinh năm Ngựa, theo âm lịch, có đặc tính là rất thích đi đây đi đó. 
HS tiếp nối đọc từng khổ thơ trong bài (2 lượt)
+ HS nhận xét cách đọc của bạn
+ HS đọc thầm phần chú giải
HS luyện đọc theo cặp
2 HS đọc lại toàn bài
HS nghe
HS đọc thầm từng khổ thơ và trả lời câu hỏi.
Tuổi Ngựa
Tuổi ấy không chịu ở yên một chỗ, là tuổi thích đi.
Ý khổ thơ 1: Lời đối đáp giữa hai mẹ con cậu bé. 
“Ngựa con” rong chơi qua miền trung du xanh ngắt, qua những cao nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đen triền núi đá. “Ngựa con” mang về cho mẹ ngọn gió của trăm miền. 
Ý khổ thơ 2 : Ngựa con rong chơi qua nhiều nơi.
Màu sắc trắng loá của hoa mơ, hương thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió & nắng xôn xao trên cánh đồng tràn ngập hoa cúc dại 
Ý khổ thơ 3: Vẻ đẹp của những cánh đồng hoa.
Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển, con cũng nhớ đường tìm về với mẹ. 
Ý khổ thơ 4: Tình yêu mẹ của Ngựa con.
HS phát biểu tự do hoặc vẽ thành bức tranh 
Nội dung chính:Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. 
HS tiếp nối đọc từng khổ thơ trong bài 
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ theo cặp
HS đọc trước lớp
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (khổ thơ, bài) trước lớp
Cậu bé giàu mơ ước / Cậu bé không chịu ở yên một chỗ, rất ham đi / Cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng tìm đường về với mẹ. 
HS nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 29: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể.
2.Kĩ năng:
HS luyện tập phân tích cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật; trình tự mi ...  bài cá nhân, phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét
+ Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
+ Từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: lời gọi: mẹ ơi 
HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ viết vào vở nháp.
HS tiếp nối nhau đọc câu hỏi của mình: 
Những HS làm bài trên phiếu dán bài làm trên bảng lớp, đọc những câu hỏi mà mình đã đặt.
+ Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ?
+ Bạn có thích nhảy dây không?
HS sửa câu hỏi đã viết trong vở 
HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật ý người khác.
+ Khi hỏi chuyện người khác cần thưa gửi, xưng hôcho phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi.
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập - Cả lớp đọc thầm từng đoạn văn, trao đổi nhóm đôi
Những HS làm bài trên phiếu trình bày -Cả lớp nhận xét, bổ sung
Đoạn a) + Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy – trò.
+ Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò.
+ Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu làmột đứa trẻ ngoan,biết kính trọng thầy giáo.
Đoạn b)
+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước & em bé yêu nước bị giặc bắt.
+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
+ Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược. 
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS đọc lại các câu hỏi, suy nghĩ, trả lời. 
+ Câu hỏi của các bạn là câu hỏi thích hợp thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm sẵn lòng giúp đỡ cụ già.
+ Nếu các bạn hỏi cụ già bằng câu hỏi các bạn tự hỏi nhau thì câu đó hơi tò mò hoặc chưa tế nhị.
Ngày soạn:8/12
Ngày dạy :11/12
CHÍNH TẢ`
TIẾT 15 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
PHÂN BIỆT : tr / ch; thanh hỏi / thanh ngã
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn :Cánh diều tuổi thơ
2.Kĩ năng: 
 - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu tr/ch hoặc có tiếng chứa thanh hỏi/ thanh ngã.
3. Thái độ:
Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ. Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi nội dung BT2a
Phiếu bài tập ghi nội dung bài tập 3
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
15’
12’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con các từ ngữ bắt đầu âms/x; vần có chứa vần ât/âc.
GV nhận xét bài cũ
Bài mới: 
- GV giới thiệu bài ghi tựa bài. 
Hoạt động1: HDHS nghe -viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
 - GV mời 1 HS đọc lại đoạn văn & yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+Tác giả tả cánh diều như thế nào?
 -GV yêu cầu HS đọclại đoạn văn &tìm những từ dễ viết sai - GV viết bảng- nhắc HS chú ý viết tên riêng theo đúng quy định.
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
Hoạt động 2:HDHS làmbài tậpchính tả 
Bài tập 2: GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2a
GV treo bảng phụ sửa bài:
GV nhận xét kết quả bài làm của HS (có đối chiếu với vở viết)
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 3, yêu cầu HS chọn 1đồ chơi, 1 trò chơi đã nêu ở BT2 để miêu tả
GV nhận xét tuyên dương HS làm động tác miêu tả đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả trong bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị bài : “Cánh diều tuổi thơ”
- Hát.
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: sản xuất, vất vả, xây dựng, gió bấc, phần phật, tấc đất, . . .
HS nhận xét
HS nhắc lại tựa bài 
HS theo dõi trong SGK
1 HS đọc đoạn văn & nêu nội dung đoạn văn:
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm.Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè,Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết, nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: mềm mại, phát dại, trầm bổng, sao sớm, 
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm bài HS tự đọc bài và làm bài vào vở nháp
Từng cặp HS đổi bài cho nhau để sửa chéo
Những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp
+ Đồ chơi:chong chóng, chó bông, que chuyền, trống cơm, cầu trượt, . . .
+ Trò chơi:trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, . . .
Cả lớp nhận xét 
- HS đọc yêu cầu bài tập 3,chọn 1đồ chơi, 1 trò chơi mình định tả – trình bày trước lớp:
- HS trao đổi trong nhóm – tiếp nối nhau minh hoạ bằng động tác trò chơi mình chọn.
- Cả lớp theo dõi nhận xét 
 HS nhắc lại
HS nhận xét tiết học
KỂ CHUYỆN
TIẾT 15: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Rèn kĩ năng nói:
Biết kể tự nhiên bằng lời của mình câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
Hiểu truyện, trao đổi với các bạn về tính cách của nhân vật & ý nghĩa câu chuyện (đoạn truyện) 
2.Rèn kĩ năng nghe:
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
Có ý thức giữ gìn đồ chơi. 
II.CHUẨN BỊ:
Một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em 
Bảng lớp viết đề bài
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
5’
1’
23’
3’
Khởi động: 
Bài cũ: Búp bê của ai? 
Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Búp bê của ai? bằng lời kể của búp bê.
GV nhận xét - ghi điểm
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào)GV mời một sốHS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể chuyện 
HD HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. 
(Lưu ý: bài Cánh diều tuổi thơ không phải là truyện kể, không có nhân vật là đồ chơi, con vật gần gũi với các em) 
GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK & kể 3 truyện đúng với chủ điểm 
Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của em? 
GV nhắc HS: Trong 3 câu chuyện được nêu làm ví dụ, chỉ có chuyện Chú Đất Nung có trong SGK, 2 truyện kia ở ngoài SGK, các em phải tự tìm đọc. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể chuyện đã học (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Chim sơn ca & bông cúc trắng, Voi nhà, Chú sẻ & bông hoa bằng lăng ). Kể câu chuyện đã có trong SGK, các em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện. 
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình 
+ Chú ý kể tự nhiên. Nhớ kể chuyện với giọng kể (không phải giọng đọc)
+ Với những truyện khá dài, các em có thể chỉ kể 1, 2 đoạn.
HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
GV theo dõi, giúp đỡ nhóm gặp lúng túng.
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
+ Nội dung câu chuyện có mới, có hay không? (HS nào tìm được truyện ngoài SGK được tính thêm điểm ham đọc sách)
+ Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
+ Khả năng hiểu truyện của người kể.
+ Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- GV viết lần lượt lên bảng tên những HS tham gia thi kể & tên truyện của các em (không viết sẵn, không chọn trước) để cả lớp nhớ khi nhận xét, bình chọn
Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học .
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện được chứng kiến, tham gia (Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn ).
Hát 
HS kể & trả lời câu hỏi 
HS nhận xét
HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
HS quan sát tranh minh hoạ & kể 3 truyện đúng với chủ điểm
Truyện có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em: Chú lính chì dũng cảm (An- đéc-xen), Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên)– nhân vật là những đồ chơi của trẻ em; Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài)– nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. 
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. 
Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3
HS nghe
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
HS xung phong thi kể trước lớp
Mỗi HS kể chuyện xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật & ý nghĩa câu chuyện hoặc đối thoại với bạn về nội dung câu chuyện. 
HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
HS chú ý nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTD - TLV - LTVC - CT - KC.doc